1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Biện Pháp Chế Tài Trong Giao Dịch Dân Sự Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam

12 1,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Bộ Luật Dân sự năm 2005 là sự kế thừa của Bộ Luật Dân sự 1995. Pháp luật Dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội cho đất nước. Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay cụ thể hóa hiến pháp năm 1992. Bộ luật Dân sự có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự. Bộ luật Dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng bằng xã hội, quyền con người về dân sự, Bộ luật dân sự đảm bảo góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong lịch sử lâu dài, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ yếu thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng văn minh. Đặc biệt trong thực tiễn thì áp dụng pháp luật khi xét xử; giải quyết tranh chấp trong giao dịch dân sự là hết sức cần thiết, chúng được xác lập, thực hiện rất đa dạng, một khi giao dịch được xác lập, thực hiện và ký kết và nếu giao dịch đó vô hiệu hay vi phạm điều cấm của pháp luật thì biện pháp xử lý vấn đề đó được pháp luật quy định như thế nào? Đâu là biện pháp chế tài? Áp dụng biện pháp chế tài đó có đảm bảo quyền và lợi ích của các bên không? Đó là những câu hỏi mà người viết tập trung làm rõ, Chính vì thế chế tài trong giao dịch dân sự là hết sức cần thiết. Mặt khác việc quy định rõ cách thức áp dụng và xác định chế tài nhằm đảm bảo thực thi pháp luật một cách dễ dàng hơn. Với những lý do trên việc nghiên cứu đề tài “ Các biện pháp chế tìa trong giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam” là rất cần thiết. Khi nghiên cứu về vấn đề này người viết tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật khác có liên quan. Về mục đích nghiên cứu thì khi tập trung vào việc nghiên cứu đề tài này và người viết mong muốn tạo cho người đọc hiểu một cách cơ bản và khái quát những quy định pháp luật cũng như tầm quan trọng của biện pháp chế tài trong luật Dân sự Việt Nam. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài người viết đã sử dụng phương pháp: phương pháp nghiên cứu và phân tích, tổng hợp so sánh. Từ đó xây dựng đề tài như sau: Đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát chung về các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự của pháp luật Việt Nam Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng các biện pháp chế tài – Thực tiễn và một số ý kiến đề xuất. Hoàn thành việc nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã được sự tận tình hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyền đã tạo điều kiện giúp đở em trong thời gian qua để hoàn thành tốt niên luận này./. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 1 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI TRONG GIAO DICH DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1 Những vấn đề cơ bản của chế tài trong giao dịch dân sự: Như đã nói việc quy định của Bộ luật Dân sự về các biện pháp chế tài nhằm đảm bảo cho các chủ thể đều bình đẳng với nhau trước pháp luật theo đó người vi phạm nghĩa vụ dân sự phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình, không phân biệt địa vị pháp lý và các yếu tố khác. Từ đó, tạo cho các bên tham gia giao dịch dân sự có hành lang pháp lý chung, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Những chế định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về các biện pháp chế tài cũng được mở rộng về nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự. Chẳng hạn chế tài bồi thường thiệt hại, trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp đồng, buộc chấm dứt thực hiện hành vi xâm phạm, phạt vi phạm, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. 1.1.1 Khái niệm giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự là việc bày tỏ ý chí của một hay nhiều người nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quyền. Người bày tỏ ý chí gọi là bên giao dịch. Trong trường hợp chỉ có một người bày tỏ ý chí, ta có giao dịch một bên, có khi một bên cũng được ghi nhận trong luật Việt Nam, dù có đến 2 người bày tỏ ý chí, như khi vợ chồng cùng lập một di chúc để định đoạt tài sản chung. song, thông thường với sự bày tỏ ý chí của nhiều người , ta có giao dịch nhiều bên. Giao dịch nhiều bên được xác lập, một khi có sự gặp gỡ (sự thống nhất) ý chí của nhiều người, bởi vậy ta gọi giao dịch nhiều bên là sự thỏa thuận. Theo động cơ kinh tế của người bày tỏ ý chí, ta có giao dịch có đền bù ( mua bán trao đổi) hoặc không có đền bù ( tặng, cho, di chúc). Theo tầm quan trọng của giao dịch ta có giao dịch định đoạt và giao dịch quản trị, giao dịch quản trị thì người giao dịch bảo quản và khai thác lợi ích từ các quyền có tính chất tài sản của mình (giao kết hợp đồng sửa chữa, bán hoa lợi từ tài sản gốc) Giao dịch dân sự được quy định từ điều 121 đến 138 của Bộ luật dân sự 2005. Theo quy định Bộ luật dân sự 2005 thì “giao dịch dân sự” là hợp đồng hoặc hành vi pháp đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều 121 Bộ luật Dân sự 2005. 1.1.2 Khái niệm chế tài trong giao dịch dân sự: Là một trong 3 bộ phận của quy phạm pháp luật dân sự. Chế tài dân sự là bộ phận quy định các hình thức xử lí, các hậu quả pháp lí khi có hành vi vi phạm những quy tắc xử sự, những hướng dẫn đã ghi trong phần giả định và quy định. Hình thức thực thi chế tài dân sự gồm có: buộc chấm dứt hành vi dân sự; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; phạt vi phạm; bồi thường các thiệt hại đã xảy ra và cầm giữ tài sản, buộc xin lỗi, cải chính công khai. 1.1.3 Đặc điểm và ý nghĩa của chế tài trong giao dịch dân sự: * Đặc điểm: Chế tài dân sự hay trách nhiệm dân sự đều là thuật ngữ nói đến trách nhiệm của người không thực hiện nghĩa vụ dân sự và sẽ bị pháp luật cưỡng chế bằng các biện pháp chế tài nhất định trong một lĩnh vực cụ thể. Giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Đây là căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, việc áp dụng các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự chỉ được đặt ra khi một trong các bên vi phạm hợp đồng. Chẳng hạn hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng dịch vụ…bên cạnh đó cũng có các quyền và nghĩa vụ dân sự GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 2 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam được lập thông qua cam kết đơn phương của một bên, tức là giao dịch thể hiện ý chí của một bên. Ví dụ: Tuyên bố của chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản, di chúc để lại tài sản của mình cho người khác từ khối quyền nhận di sản thừa kế, chủ nợ tuyên bố xóa nợ cho con nợ. Vậy khi tất cả những giao dịch dân sự đó được xác lập và có đầy đủ điều kiện xác lập nhưng khi có một lý do nào đó làm cho giao dịch bị vô hiệu thì biện pháp chế tài bắt đầu xuất hiện và can thiệp của pháp luật được phát sinh. - Chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch dân sự và bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm - Là một hình thức cưỡng chế nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. - Luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch dân sự. * Ý nghĩa: Biện pháp chế tài cơ bản là nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự hay giao dịch dân sự. Khi nói đến dân sự thì sự thỏa thuận được đặt trên nguyên tắc hàng đầu vì nếu trong giao dịch dân sự hay những thỏa thuận trong hợp đồng nếu có tranh chấp phát sinh hoặc vi phạm nghĩa vụ thực hiện, nếu có sự thỏa thuận thì áp dụng theo sự thỏa thuận đó, nếu không thỏa thuận thì sẽ áp dụng các biện pháp chế tài mà luật quy định. Có thể nói những biện pháp chế tài tạo sự cân bằng cho các bên khi tham gia vào quan hệ dân sự nói chung và giao dịch dân sự nói riêng, chế tài là công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự. Ngoài ra khi có quy định về biện pháp chế tài thì bảo đảm tính kỷ luật và tuân theo pháp luật được nâng cao, có cơ chế để bảo đảm thi hành tránh gây tình trạng “ sáo trộn” trong xã hội. Đặc biệt chế tài là biện pháp cưỡng chế khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hay bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý gây ra làm cho bên được bồi thường bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình. Ngành luật nào cũng vậy, cũng cần có chế định quy định về chế tài khi xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật trên thực tế, nếu chế định về chế tài không được xây dựng thì những quy định pháp luật đó chỉ là lý thuyết xuông và không có đảm bảo thi hành. khi môt bên bị xâm hại, Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định đối với người có hành vi xâm hại trái pháp luật nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. 1.2 Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự Việt Nam: 1.2.1 Quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995: Bộ luật Dân sự 1995 quy định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự. Đây là hai chế định cơ bản, quan trọng nhất của Bộ luật Dân sự quy định về việc xác lập, thực hiện chấm dứt, nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại… các quy định của Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc khẳng định quyền tự do hợp đồng, tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao lưu dân sự. Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 chủ yếu là điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng dân sự cũng như quy định những biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự. Quy định về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm thực hiện quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, thỏa thuận của các bên đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về cam kết, GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 3 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam thỏa thuận của mình. Bộ Luật Dân sự năm 1995 cũng quy định về các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự như: nghĩa vụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, hủy bỏ hợp đồng. Về mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Tại Điều 377 Bộ Luật dân sự năm 1995 phạt vi phạm đây là một chế tài khi thực hiện giao dịch dân sự “ phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ nộp một khoản tiền cho bên có quyền lợi bị vi phạm. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại điều 602 Bộ luật Dân sự 1995 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể. Nói chung, Bộ Luật Dân sự năm 1995 đưa ra các biện pháp chế tài nhằm đảm bảo cho các bên khi tham gia giao dịch dân sự có nghĩa vụ và tư chịu trách nhiệm về hành vi xác lập của mình. 1.2.2 Quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Nhằm khắc phục hạn chế nêu trên chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân trong bộ luật dân sự năm 2005 đã được sửa đổi theo hướng các nguyên tắc, các quy định chung, về hợp đồng được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự, kinh tế hay thương mại, so với Bộ luật dân sự 1995 thì có quy định rộng hơn về các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự. Những biện pháp chế tài trong Bộ luật Dân sự 2005 gồm có: Buộc chấm dứt hành vi dân sự, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, cầm giữ tài sản. Có thể thấy quy định tại điều 305 Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, chất nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc quy định các biện pháp chế tài nhằm nhằm xác định đúng được các biện pháp bảo đảm, từ đó Bộ luật Dân sự 2005 không quy định phạt vi phạm là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mà các bên có thể thỏa thuận về phạt vi phạm là một trong các nội dung của hợp đồng. Với quan điểm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự do cam kết, thỏa thuận của các bên, đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về cam kết thỏa thuận của mình, do đó khi xây dựng chế tài trong giao dịch dân sự nhằm đảm bảo cho các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và bị ràng buộc bởi chế tài được pháp luật quy định cho một hành vi vi phạm đối với bên kia. Như đã nói giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự thong thường chế tài dân sự là hành vi vi phạm trong khi giao kết hoặc trong khi thực hiện hợp đồng.Bộ luật Dân sự 2005 đã bổ sung một số biện pháp chế tài rõ ràng và cụ thể hơn so với Bộ luật Dân sự 1995. như quy định về phạt vi phạm tại điều 422, cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ điều 416 là một quy định mới của Bộ luật Dân sự 2005. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đặc biệt là bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại điều 628. Tóm lại so với Bộ Luật Dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 có những biện pháp chế tài kế thừa và cũng có bổ sung một số biện pháp khác nhằm đem lại sự công bằng của các bên tham gia giao dịch, bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch dân sự được mở rộng trong giai đoạn hội nhập kinh tế, đảm bảo thi hành, thực thi pháp luật. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 4 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI – THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 2.1. Những quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự: Chế tài dân sự hay còn gọi là trách nhiệm dân sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm dân sự bao gồm: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, hủy bỏ hợp đồng. Giao dịch dân sự được quy định tại điều 121 Bộ luật Dân sự năm 2005. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự thì trong đó nghĩa vụ phát sinh nghĩa vụ dân sự thì trong đó nghĩa vụ phát sinh có phát sinh từ hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương và sự kiện pháp lý là tạo ra nghĩa vụ dân sự nhưng do ý chí ngoài khách quan đó là cách phân chia theo pháp luật Việt Nam. Như đã nói giao dịch dân sự được thực hiện thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt nghĩa vụ phát sinh. Do đó khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì trách nhiệm dân sự hay chế tài dân sự của nó là bồi thường thiệt hại hoặc là các biện pháp chế tài khác như phạt vi phạm, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, cầm giữ tài sản. 2.1.1 Bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra và chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại những nghĩa vụ trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, tạo ra nghĩa vụ dân sự nằm ngoài ý chí của người có nghĩa vụ hoặc có sự tham gia ý chí của các bên. Bồi thường thiệt hại là một chế tài dân sự khá phổ biến ta có bồi thường trong hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại gồm có hai hình thức bồi thường là bồi thường bằng hiện vật và bồi thường băng tiền. Bồi thường bằng hiện vật: Thực hiện bồi thường bằng hiện vật, người có nghĩa vụ phải làm cho tài sản bị xâm hại trở lại tình trạng như trước khi có sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ. Một người xây dựng trái phép trên phần đất của người khác tiến hành phá vỡ vật kiến trúc và trả lại mặt bằng cho người có quyền sử dụng đất. Trên nguyên tắc, nếu ngưới có nghĩa vụ bồi thường đề nghị bồi thường băng hiện vật và việc bồi thường là có thể thực hiện được thì người có quyền không được phép từ chối và yêu cầu thay thế bằng việc trả tiền bồi thường, thì người có quyền có thể chủ động yêu cầu bồi thường bằng hiện vật, một khi việc bồi thường theo cách này có thẻ thực hiện được. Trên thực tế, việc bồi thường cho dù có bằng hiện vật, không bao giờ có thể bù đắp thiệt hại một cách trọn vẹn. Bồi thường bằng hiện vật không bao giờ là việc tái lập tình trạng ban đầu mà chỉ là sự cố gắng vươn tới tình trạng ban đầu trong chừng mực cho phép Bồi thường bằng tiền: Tất nhiên các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường. Một khi thỏa thuận đáp ứng dầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định về giao kết hợp đồng, thì sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, vấn đề mức bồi thường theo thỏa thuận có thể bù đắp tương xứng hay không đối với thiệt hại không được đặt ra, trong trường hợp các bên không thỏa thuận đạt được sự thỏa thuận cần thiết, thì thẩm phản xác định mức bồi thường. Các tham số xác định mức bồi thường được xây dựng tại Bộ luật Dân sự các điều từ 608 đến 611 tùy theo đặc điểm của đối tượng bị xâm hại. ví dụ, nếu đối tượng bị xâm hại là tài sản, thì thiệt hại được bồi thường bao gồm tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gằn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Nếu đối tượng bị xâm hại là tính mạng của con người thì thiệt hại bồi thường bao gồm chi phi` hợp lý cho GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 5 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam việc cứu chữa bồi dượng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí hợp lý cho việc mai tang, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Luật không có quy định về thời điểm mà chỉ số giá cả của thời điểm đó, phải dùng làm căn cứ để ấn định mức bồi thường. Điều 307 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định rõ hơn về bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn thất tinh thần và bồi thường này trên thực tế có thể tính được bằng tiền bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý, ngăn chặn hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Bộ luật dân sự cũng quy định rõ trách nhiệm của người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Vậy khi có trách nhiệm dân sự được xác định trên thực tế thì vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra và giải quyết vấn đề đó. Thông thường các quan hệ dân sự được thành lập trên quan hệ hợp đồng do đó có một số vấn đề riêng liên quan đến trách nhiệm dân sự theo hợp đồng, sự tồn tại của quan hệ hợp đồng, trách nhiệm dân sự theo hợp đồng được quy kết trên cơ sở, thừa nhận tính hữu hiệu các hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì trách nhiệm dân sự chỉ có thể được quy kết ngoài hợp đồng. Có trường hợp trách nhiệm dân sự theo hợp đồng đã được quy kết nhưng sau đó hợp đồng đã bị tuyên bố vô hiệu, thì trách nhiệm dân sự cũng bị quy kết lại ngoài hợp đồng. Ví dụ như Chủ công trình giao kết hợp đồng với nhà thầu chính (thường gọi là bên B) nhà thầu chính lại giao kết việc xây dựng một hạng mục hoặc thực hiện một công việc nào đó trong khuôn khổ dự án xây dựng với nhà thầu phụ ( thường gọi là bên B’) cuối cùng nhà thầu phụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và chủ công trình chịu thiệt hại. Giả sử nhà thầu chính bị mất khả năng thanh toán, thì nhà thầu chính có quyền kiện trực tiếp nhà thầu phụ để yêu cầu bồi thường thiệt hại, mặc dù luật không có quy định rõ ràng về điều này nhưng trên thực tế thì vẫn có thể thừa nhận điều này Nhìn chung các quy định của Bộ luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự, được quy định từ điều 280 đến điều 317 Bộ luật Dân sự 2005 thể hiện quan điểm cơ bản đó là người có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình, nếu vi phạm thì phải chịu trách nhiệm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2.1.2 Phạt vi phạm: Phạt vi phạm là việc bên vi phạm yêu cầu trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận. Phạt vi phạm trong giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2005 có thể coi là một biện pháp chế tài và biện pháp đó chỉ được đặt ra chỉ khi các bên có thỏa thuận trước nếu bên vi phạm không thực hiện thì bên có quyền bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 cụ thể tại khoản 7 điều 402 về nội dung của hợp đồng dân sự thì có quy định điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, nếu hai bên có thỏa thuận nội dung trong hợp đồng là phạt vi phạm thì một trong hai bên vi phạm cam kết thực hiện hợp đồng thì sự thỏa thuận phạt vi phạm đó được xem như là biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự và nếu bên vi phạm không thực hiện thì sẽ được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc thực hiện nghĩa vụ. Tại điều 422 của Bộ luật Dân sự 2005 thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm đó là một điều luật chứng minh phạt vi phạm là một biện pháp chế tài do các bên có thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 6 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam Chẳng hạn như Ông A giao kết hợp đồng mua bán 500 lít dầu với ông B mà trong nội dung hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, mức phạt vi phạm là 1.000.000 đồng khi một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết thì phải chịu phạt cho bên bị vi phạm, khi đó ông A giao hàng không đúng số lượng như đã thỏa thuận thì ông A sẽ chịu mức phạt vi phạm là 1.000.000 đồng cho ông B. Tuy nhiên quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật dân sự năm 1995 thì phạt vi phạm là một biện pháp chế tài dân sự mà các bên không cần phải thỏa thuận với nhau đó là nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự. Mặt khác, Luật Thương mại năm 2005 qui định các biện pháp chế tài trong thương mại để giải quyết tranh chấp cũng có hình thức chế tài là phạt vi phạm quy định tại điều 300 Luật Thương mại năm 2005, nhưng mức phạt vi phạm trong chế tài phạt vi phạm của Luật Thương mại 2005 là mức phạt do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Còn theo Bộ Luật Dân sự 2005 mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không quy định mức phạt cụ thể. Chính vì thế phạt vi phạm là một biện pháp chế tài nhằm bảo về quyền và lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch dân sự thể hiện nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền dân sự của các bên tham gia giao dịch dân sự. 2.1.3 Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự: Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ quyền dân sự của những người tham gia giao dịch tại điểm d khoản 2 điều 9 Bộ luật Dân sự năm 2005. Khi các bên tham gia xác lập giao dịch dân sự bằng một hợp đồng thì khi hai bên giao kết một hợp đồng như hợp đồng song vụ, quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giao kết đó hai bên phải có nghĩa vụ qua lại với nhau, quyền của người này là nghĩa vụ của người kia và ngược lại. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh khi một bên có nghĩa vụ thực hiện lại không thực hiện đối với bên có quyền, nhằm bảo vệ quyền nhân sự cho bên có quyền thì bắt buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp chế tài bắt buộc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nhưng lại không thực hiện trách nhiệm đó đối với bên có quyền Ví dụ: Công ty quảng cáo X muốn sử dụng vách tường căn nhà 4 tầng của bà Y để giới thiệu sản phẩm mới của hang bia A sẽ có mặt trên thị trường khu vực Đồng bằng sông cửu long. Trong hợp đồng thỏa thuận rõ công ty X sẽ sử dụng bức tường để thể hiện nội dung quảng cáo trong 2 năm, hết thời hạn hợp đồng công ty quảng cáo X phải trả lại hiện trạng bức tường màu trắng. Công ty X sẽ trả quảng cáo cho bà Y số tiền 5 triệu đồng/ tháng và trả tiền làm 2 đợt. Mỗi đợt 60 triệu đồng, hợp đồng được bên giao kết ngày 01/6/2007. Hết hạn hợp đồng công ty vẫn để nguyên hình ảnh quãng cáo trên bức tường mà không trả lại hiện vật bức tường màu trắng. đến ngày 01/10/2009 bà Y đòi công ty X trả them 4 tháng tiền sử dụng bức tường vì bà cho rằng công ty X vẫn sử dụng bức tường để truyền bá hình ảnh đến công chúng. Công ty X không đồng ý vì cho rằng đã hết hạn hợp đồng và đã hết trách nhiệm, họ sẽ cho người đến quét vôi tường xó hết hình ảnh quảng cáo. Xác định trách nhiệm của công ty X. Trong tình huống nêu trên thì trách nhiệm của công ty X là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng buộc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tại khoản 1 điều 304 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán hợp lý và bồi thường thiệt hại. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 7 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam Mặt khác có những trường hợp người có nghĩa vụ có các quyền về tài sản, nhưng lại không muốn thực hiện các quyền ấy, bởi gì người này cho rằng nếu mình có làm gì đi nữa thì các lợi ích tài sản được tạo ra cũng sẽ phải được dùng để thực hiện các nghĩa vụ đối với những người có quyền yêu cầu đối với mình. Để ngăn ngừa ảnh hưởng đó luật cho phép người có quyền yêu cầu thay người có nghĩa vụ để thực hiện các quyền có nghĩa vụ sau này. Tóm lại buộc thực hiện nghĩa vụ chỉ được đặt ra khi một bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình đáng lẻ ra phải thực hiện mà không thực hiện thì bên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp vào để bắt buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó đối với mình 2.1.2 Buộc chấm dứt hành vi vi phạm: Là tổng hợp những biện pháp, cách thức tác động vào người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm đó. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm được áp dụng trong trường hợp bảo vệ các quyền về tài sản, quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức. Mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó và không được có bất cứ hành vi nào ngăn cản người có quyền thực hiện quyền của mình. Người có quyền có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình nếu quyền đó bị xâm phạm. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Một hành vi vi phạm có thể ảnh hưởng đến quyền nhân thân, quyền tài sản mà bên bị vi phạm khẳng định những hành vi đó sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình, trong trường hợp khi các bên tham gia vào giao dịch dân sự được xác lập trên quan hệ hợp đồng, khi hợp đồng được thực hiện mà có một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc có những hành vi gây thiệt hại cho bên bị vi phạm, và có căn cứ cho rằng bên vi phạm đã có hành vi ảnh hưởng đến nội dung của hợp đồng và sẽ dẫn đến thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm gây ra, thì bên bị vi phạm yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Ngoài ra, trong Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ quyền sở hữu yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm cụ thể tại điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Vd: Ông A là một Nhà văn sáng tác ra một tác phẩm văn học nghệ thuật và chưa được công bố trong thời gian đó thì ông B đã sao chép tác phẩm của Ông A mà không được sự đồng ý của Ông A, nhưng trên thị trường thì tác phẩm của ông A đã được bán, khi đó thì ông A có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc Ông B phải chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm của ông B là việc thu hồi lại các tác phẩm. 2.2 Thực tiễn – Một số ý kiến đề xuất: 2.2.1 Thực tiễn áp dụng biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự Trong điều kiện nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng, sâu rộng, thì hơn bao giờ hết phải có hành lang pháp lý vững chắc để có thể hợp tác đầu tư kêu gọi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, khi nước ngoài đầu tư thì luôn phải có các hợp đồng phát sinh trong giao dịch dân sự. Mà nói đến hợp đồng không thể không nói đến điều khoản cơ bản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Đây là sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự, đồng thời, cũng là các chế định của pháp luật; nó tồn tại đã lâu nhưng cũng còn nhiều bất cập đối với những người tham GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 8 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam gia vao giao dịch dân sự và những người làm công tác pháp lý nói chung và luật sư nói riêng còn một số điểm phải trao đổi làm rõ. Về lý luận và khoa học pháp lý: Pháp luật quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại như sau: Theo các quy định của pháp luật hiện hành: (i Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2005 cho phép các bên trong giao dịch dân sự được thoả thuận về mức phạt vi phạm; có thể thoả thuận vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. còn đối với luật thương mại quy định: Mức phạt vi phạm đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (Điều 301) đó là nói đến phạt vi phạm; đối với bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302); Chỉ với quy định tại hai luật nói trên đã thấy có sự khác nhau về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng tùy theo đó là hợp đồng gì: Dân sự, thương mại. Có nghĩa là, việc đầu tiên các bên muốn thoả thuận về phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại thì phải xác định rõ quan hệ giữa các bên là quan hệ gì, khi có thiệt hại do hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại hay không. Trường hợp không xác định rõ loại quan hệ và pháp luật điều chỉnh sẽ dẫn đến khó giải quyết khi có tranh chấp: Bên vi phạm muốn áp dụng luật theo hướng bị phạt ở mức thấp và/hoặc không muốn bồi thường thiệt hại; ngược lại, bên bị vi phạm muốn áp dụng luật theo hướng yêu cầu phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại ở mức cao nhất có thể. Chắc chắn rằng, nếu giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự, vụ án sẽ kéo dài: sơ thẩm, phúc thẩm và có thể giám đốc thẩm. Để thấy rõ tình trạng trên, ta dẫn chứng một trường hợp cụ thể sau: Trong một hợp đồng chế tạo, lắp đặt thiết bị, dây truyền nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản giữa Công ty Cơ khí T với Công ty Thức ăn thủy sản H. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận nếu bên lắp đặt không thực hiện đúng hợp đồng về lắp đặt thiết bị đúng các chi tiết kỹ thuật, hoặc không đúng tiến tiến độ thì chịu phạt và bồi thường 100% giá trị hợp đồng, thực tế giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng. Quá trình thực hiện, bên lắp đặt không thực hiện đúng tiến độ lắp đặt (theo biên bản giám định thì tỷ lệ hoàn thành mới chỉ đạt 53% khối lượng). Vì vậy, Công ty Thức ăn thủy sản H đã khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng và đòi tiền phạt và bồi thường theo thoả thận tại hợp đồng (100% giá trị hợp đồng hay 10 tỷ đồng). Tranh chấp được giải quyết qua hai cấp xét xử của tòa án, với các bản án tuyên buộc Công ty cơ khí T phải trả một khoản tiền về phạt vi phạm bằng 100% giá trị hợp đồng cho Công ty H đúng như thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký. Xung quanh phán quyết của toà án các cấp còn có các quan điểm khác nhau. Toà án quyết định như vậy nhưng không làm rõ bị đơn phải trả khoản tiền đó là tiền gì: tiền bồi thường hay tiền phạt. Nếu là tiền phạt thì mức phạt được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự hay áp dụng theo quy định của Luật Thương mại. Trường hợp coi hợp đồng đã ký là hợp đồng thương mại thì mức phạt không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Bên cạnh đó, phải lưu ý rằng, Luật Thương mại cũng đã quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 9 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3) và hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 4). Từ đó, có ý kiến cho rằng, hợp đồng giữa giữa công ty Cơ khí T với Công ty Thức ăn thủy sản H là hợp đồng mua bán và lắp đặt thiết bị dây truyền nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản – một dạng hợp đồng thương mại, do vậy, nếu có vi phạm toàn bộ hợp đồng cũng chỉ có thể phạt tối đa 8% x 10 tỷ đồng = 800 triệu đồng. Quan điểm này khác, đối lập với quan điểm của tòa án chấp nhận thoả thuận mức phạt vi phạm của các bên (100% hay 10 tỷ đồng) theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự. 2.2.2 Một số ý kiến đề xuất Trong thực tế, điều khoản phạt vi phạm là điều khoản thường xuyên được các chủ thể của hợp đồng áp dụng (điều khoản ưa thích cho hợp đồng). Tuy nhiên, các quy định của luật pháp hiện hành còn khá cứng nhắc, mâu thuẫn. Nguyên nhân, một phần do khoa học pháp lý của nước ta đang phát triển theo hướng thị trường, hội nhập; quá trình xây dựng pháp luật của Việt Nam có yếu tố đặc thù, và chúng ta chưa thực hiện rộng rãi việc công bố công khai bản án, không áp dụng hệ thống án lệ. Những vấn đề này không những gây khó khăn về định hướng và áp dụng pháp luật đối với những người làm công tác pháp lý, mà còn làm cho những bên tham gia vào giao dịch dân sự khó có thể hiểu và vận dụng hiệu quả quy định của pháp luật trong giao dịch dân sự. Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 422 quy định phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên thỏa thuận (không còn sự áp đặt của nhà làm luật vào sự tự do thỏa thuận như trong các quy định trước). Bộ luật không quy định giới hạn các bên có thể thỏa thuận (nếu hiểu một cách thông thường thì thỏa thuận mức phạt bao nhiêu là tùy các bên); Là một luật chuyên ngành, Luật Thương mại đặt ra tỷ lệ phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Đây là giới hạn tối đa của pháp luật thương mại về phạt vi phạm. Bộ luật Dân sự 2005 chưa quy định rõ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường ấn định một khoản tiền dẫn đến việc tòa chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường mà trong bản án không có những chứng minh về thiệt hại của nguyên đơn (chỉ căn cứ vào thỏa thuận các bên). Người tham gia giao dịch dân sự khi thỏa thuận về những khoản bồi thường hay tiền phạt trong hợp đồng, cần thỏa thuận rõ và tách biệt đâu là tiền bồi thường, đâu là tiền phạt. Bởi nếu không rõ ràng hoặc mô tả rằng đó là khoản tiền phạt vi phạm mà số tiền phạt vượt quá mức quy định thì phần vượt quá như vậy không có giá trị pháp lý. Từ những vần đề trên người viết có một số ý kiến sau. Để có những quy định hợp lý và phù hợp với thực tế hơn, các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nên chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đặc biệt, bằng biện pháp thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, các chủ thể có thể hạn chế được một phần các rủi ro có thể xảy ra với mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn như, các bên có thể thỏa thuận cả điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong đó, các điều khoản về phạt vi phạm nên được quy định rõ ràng và nằm trong giới hạn pháp luật quy định, để khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án có thể chấp nhận thỏa thuận trên một cách dễ dàng với tư cách là sự thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật. Điều khoản bồi thường thiệt hại trên thực tế rất khó được thực thi do phải chứng minh các điều kiện để được bồi thường. Khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án cũng sẽ cân nhắc rất kỹ vấn đề này. Vì vậy, các bên có thể hạn chế rủi ro bằng các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì sẽ hạn chế việc vi phạm hợp đồng bấy nhiêu. Đồng thời cũng dễ dàng cho việc xác định thiệt hại GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Trần Lê Anh Tuấn 10 [...]... tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều kiện khác khi có vi phạm xảy ra để có thể được bồi thường thiệt hại một cách chính đáng nhất./ GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11 SVTH: Trần Lê Anh Tuấn Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Với sự phát triển của xã hội các giao dịch dân sự. .. Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự là việc quan trọng và cần thiết để tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện cho các giao dịch dân sự đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh theo pháp luật Đồng thời việc quy định các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ trật tự xã hội khi các tham gia giao dịch đó vi phạm sẽ có một chế tài để xử lý trong khuôn khô của pháp luật Xác định vai trò của các biện pháp chế tài trong. .. như hợp đồng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác lập rất đa dạng, do đó việc quy định các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự là rất cần thiết, đặc biệt các biện pháp chế tài là những công cụ pháp lý để bảo vệ quy n, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu đề tài những biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự của pháp luật Việt Nam, người viết... pháp chế tài trong giao dịch dân sự là rất quan trọng đối với các bên khi tham gia giao dịch dân sự, việc quy định các biện pháp chế tài đó nhằm bảo đảm các bên khi tham gia giao dịch dân sự, bảo đảm quy n lợi ích hợp pháp của các bên khi thực hiện giao kết hợp đồng Bộ Luật Dân sự 2005 đã cơ bản phần nào điều chỉnh được các chế tài cũng như trách nhiệm dân sự trong giao dịch dân sự Tuy nhiên xã hội... mới đòi hỏi luật phải đi sát và đôi khi phải đi trước thực tế Luật quy định về các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự cũng như các trách nhiệm dân sực có vị trí rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay và đặc biệt với sự đa dạng hóa của hình thức hợp đổng tronggiao dịch dân sự, đòi hỏi các biện pháp chế tài phải là những công cụ mang tính chất pháp lý nhằm... quy n Thông qua việc giới thiệu và phân tích các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra nhũng nhận xét và kiến nghị để góp phần hoàn thiện pháp luật hơn về vấn đề trên Vấn đề các biện pháp chế tài trong giao dich dân sư là một vấn đề tuy không mới nhưng là vấn đề không bao giờ cũ Nếu như hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này còn chưa được hoàn thiện Vì... lý nhằm bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau Những quy định của luật không chỉ là sự giải quy t những tranh chấp được phát sinh trong hợp đồng nói riêng, và trong giao lưu dân sự nói chung Những quy định của luật là nhằm hướng các bên khi tham gia giao kết hợp đồng nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình cũng như nghĩa vụ mà mình phải thực hiện đối với bên có quy n Thông qua... hoàn thiện Vì vậy, việc hoàn thiện vấn đề này luôn cần thiết Với thời gian và năng lực hiện tại, khi làm đề tài nghiên cứu về vấn đề này, người viết chắc hẳn sẽ gặp những sai sót nhất định Vì vậy, người viết mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để người viết có thể hoàn chỉnh đề tài. / GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 SVTH: Trần Lê Anh Tuấn . Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Bộ Luật Dân sự năm 2005 là sự kế thừa của Bộ Luật Dân sự 1995. Pháp luật Dân sự Việt Nam. Tuấn 1 Đề tài: Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CHẾ TÀI TRONG GIAO DICH DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. 1.2 Các biện pháp chế tài trong giao dịch dân sự Việt Nam: 1.2.1 Quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995: Bộ luật Dân sự 1995 quy định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự. Đây là hai chế định

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w