Lý thuyết tương tác “ba ngôi” của George Mead.1.Tiểu sử: - George Mead 1863- 1931, là nhà triết học thực dụng, nhà tâm lý học hình vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ, là một trong những
Trang 1CÁC LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI
Giảng viên: Lê Ngọc Hùng
Nhóm 21:
Nguyễn Nhật Linh ( K52 XHH)( nhóm trưởng)
Đặng Đình Soạn ( K52 XHH)
Lý Bá Vũ ( K52 XHH)
Bảng phân công công việc cụ thể giữa các thành viên trong nhóm:
Họ tên thành viên
trong nhóm
Công việc cụ thể
1 Nguyễn Nhật Linh Tổng hợp bài, đọc và vẽ sơ đồ, giải thích sơ
đồ, chỉnh sửa nội dung bài tập
2 Đặng Đình Soạn Tìm tài liệu, làm tiểu sử, vẽ sơ đồ
3 Lý Bá Vũ Đọc tài liệu, tìm tài liệu, vẽ và giải thích sơ
đồ tương tác ba ngôi
Mục lục:
1.Tiểu sử.
2.Quan niệm cái tôi.
3 Sơ đồ lý thuyết tương tác ba ngôi.
4 Kết luận.
Trang 2Lý thuyết tương tác “ba ngôi” của George Mead.
1.Tiểu sử:
- George Mead (1863- 1931), là nhà triết học thực dụng, nhà tâm lý học hình vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ, là một trong những người đứng đầu trường phái Chicago, là một trong những người sáng lập thuyết tương tác biểu trưng
- Năm 1887 ông học triết học ở trường đại học tổng hợp Harvard, sau đó một năm ông chuyển đến Đức học triết học và tâm lý học của Wilhelm Wundt tại trường đại học Leipzig
- Mead chịu ảnh hưởng đáng kể từ phía các nhà tâm lý học ý thức và chủ nghĩa thực dụng Sau một thời gian ở châu âu ông trở về Mỹ nam 1891 và dạy tại trường đại học tổng hợp Michigan 1894 ông chuyển về giảng dạy tại đại học tổng hợp Chicago
- Các tác phẩm chính của ông là: tâm trí, tôi và xã hội (Mind, Self and Society)
- Đóng góp lý luận và phương pháp của Mead với lý thuyết xã hội học hiện đại thể hiện ở việc ông xây dựng và phát triển những khái niệm như “ cái tôi”, “nhân cách”, “tương tác”,
“biểu tượng”
Trang 32.Quan niệm về cái tôi
Cái tôi là hạt nhân của thuyết tương tác biểu trưng của Mead “Cái tôi” mà tâm lý học gọi
là “bản ngã” thực chất là cấu trúc xã hội mà cá nhân trải qua trong mối quan hệ “ba ngôi”:
-Cá nhân với bản thân
-Cá nhân với người khác
-Cá nhân với xã hội
Mọi hành động của nó được quy định bởi các yếu tố kinh tế- văn hóa- xã hội- tâm lý Mead cho rằng cơ chế hành động của cá nhân là sự hình thành “cái tôi” và sự “tự tương tác” Cá nhân tương tác với bản thân qua cơ chế độc thoại, tự “nói một mình”, tự mình tác động tới chính
Bản thân
Cá nhân
Cái tôi- Bản ngã - Cấu trúc xã hội
Trang 4bản thân qua cơ chế tương tác với người khác Biểu hiện là việc tự đặt mình vào vị trí của người khác và đóng vai nhập vai vào sự vật
3.Sơ đồ lý thuyết tương tác “3 ngôi”
Giải thích:
Trong mối quan hệ với người khác mỗi cá nhân đều xuất hiện dưới 3 hình thái “ba ngôi”: Tôi (I), bản thân (Me), tự mình (Self), Mead cho rằng cấu trúc của “cái tôi” gồm ít nhất hai thành phần: chủ thể (I) và khách thể (Me) mà ông còn gọi là hai “pha” Mead cho rằng thái độ của người khác tạo thành “tôi”- khách thể (Me) mà con người với tư cách “tôi”- chủ thể tương tác với nó
“Tôi- chủ thể” bao gồm các phản ứng chưa được định hình, chưa được tổ chức của cơ thể đối với hành vi, thái độ của người khác Nó biểu hiện ra thành những hành động tự phát, những hành vi tức thời và đặc biệt là ở những hoạt động tự giác
Tôi – tôi chủ thể(I) Tự mình Bản thân- tôi khách thể
Hành
Vi
Tức
thời
Hành Động tự giác
Cái tôi
Hành
Động
tự
phát
Trang 5- Tôi khách thể gồm các thái độ có tính định hình của người khác mà cá nhân nhận được về phía mình, tức là sự hình dung về bản thân mà cá nhân đó học được từ người khác, là sự hình dung bản thân qua con mắt của người khác
- Tôi chủ thể có khả năng đem lại cảm giác độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hành động khác hẳn với “tôi- khách thể” đóng vai trò định hướng, điều chỉnh và kiểm soát xã hội với hành vi của cá nhân Nhờ vào cấu trúc kép này mà cái tôi thực chất là một cấu trúc
xã hội, là một quá trình xã hội đang diễn ra với sự đan xen của hai phía “tôi- chủ thể”
và “tôi- khách thể”
- Thành phần thứ 3 là tôi “tự mình” Cái tôi này xuất hiện khi “tôi- chủ thể” phân thân
để tự nhìn nhận, xem xét và đánh giá bản thân nó Cái tôi tự mình xuất hiện khi ta quyết định tự mình làm lấy, tự mình luôn răn dạy mình
“Tôi tự mình” và “tôi chủ thể” đều nằm trong mối tương tác với bản thân của cá nhân, do
đó thuộc về một phía, một phe và đối lập với tôi khách thể luôn hướng đên người khác, luôn tương tác với người khác
Trong cấu trúc ba ngôi thì cái “tôi” và cái “nó” đứng về một phe chủ động, chủ thể và cái
“ siêu tôi đứng về phe khách thể, chế ngự, kiểm soát hành độn của các nhân
Trong mối quan hệ với xã hội nhờ cái tôi mà con người có được các hành động quan trọng, cá nhân có thể phối hợp, thống nhất hoặc đối lập với hành động của người khác, con người có thể tự đặt mình vào vị trí người khác, đóng vai, nhập vai để hiểu nguaoaif khác, tham gia vào các quá trình xã hội và hội nhập xã hội
Từ các điệu bộ của cá nhân mang ý nghĩ xã hội, Mead cũng đã đưa ra định nghĩa về “biểu tượng” theo kiểu chủ nghĩa hành vi: biểu tượng là một loạt kích thích mà phản ứng đapx lại nó đã đem lại từ trước
4.Kết luận:
Như vậy thông qua thuyết tương tác ba ngôi của G.Mead đã nêu ra chủ đè về sự thống nhất của quá trình cá nhân hóa và quá trình xã hội hóa cá nhân
Mead đã dặt nền móng phát triển cho hướng nghiên cứu xã hội học định tính, xã hội học
vi mô và thuyết tương tác biểu trong xã hội học hiện đại
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-1 Lịch sử & lý thuyết xã hội học, Lê Ngọc Hùng, Nxb Khoa học xã hội, 2008.
2 Xã hội học, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.