Chuẩn mực kế toán gọi đầy đủ là chuẩn mực kế toán tài chính hiểu theo nghĩa hẹp, là một hệ thống các quy định kế toán bắt nguồn từ các quốc gia Anglo-Saxon, bao gồm các nguyên tắc và hướ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN LỚP KẾ TOÁN ĐÊM - KHÓA 20
LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
Chuẩn mực chung và khuôn mẫu lý thuyết
của IASB, FASB
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4
Ngày 01/7/2012 và 08/7/2012, nhóm làm việc để làm 2 bài tiểu luận môn lý thuyết kế toán với đề tài 1 là so sánh chuẩn mực chung VAS 01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB, đề tài 2 là sự giảm sút của các số liệu kế toán cơ bản và sự tăng lên của cổ phiếu Để thuận tiện và hoàn thành bài đúng tiến độ, nhóm đã phân chia thành 2 nhóm nhỏ để phụ trách 2 đề tài
Các thành viên trong nhóm được phân công như sau:
STT Họ và tên Công việc được phân
công Đánh giá Ghi chú
1 Tống Thị Mai Anh Đề tài 2: dịch;
câu 1,3,4 100%
2 Trần Thị Mỹ Linh Đề tài 1: tìm tài liệu,
lập dàn ý, so sánh IASB và FASB
100%
3 Nguyễn Hoàng Mai
Đề tài 1: tìm tài liệu, tổng hợp tài liệu, đánh word
100%
4 Trịnh Thị Thu Nhung Đề tài 1: tìm tài liệu 100%
5 Nguyễn Thị Hoài Thương Đề tài 2: dịch; câu 1,2 100%
6 Bùi Trần Ánh Vân Đề tài 2: dịch;
câu 1,3,4 100%
Trang 5Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết kế toán trang 1 1.1 Lịch sử phát triển của lý thuyết kế toán trang 1 1.1.1 Thời kỳ tiền lý thuyết trang 1 1.1.2 Thời kỳ khoa học cơ bản trang 1 1.1.3 Thời kỳ quy chuẩn trang 1 1.1.4 Thời kỳ thực chứng trang 2 1.1.5 Thời kỳ hiện đại trang 2 1.2 Khái niệm và bản chất của kế toán trang 3 1.2.1 Khái niệm trang 3 1.2.2 Bản chất của kế toán trang 3 1.3 Các phương pháp tiếp cận của lý thuyết kế toán trang 5 1.3.1 Khái niệm lý thuyết kế toán trang 5 1.3.2 Lịch sử phát triển trang 6 1.3.3 Các phương pháp tiếp cận trang 6 Chương 2: Khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam trang 8 2.1 Khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 8 2.1.1 Khái niệm khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 8 2.1.2 Sự cần thiết khuôn mẫu lý thuyết trang 8 2.1.3 Quá trình phát triển của khuôn mẫu lý thuyết kế toán trang 9 2.1.4 Mục tiêu của khuôn mẫu lý thuyết trang 10 2.2 Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam trang 11 2.2.1.Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01) trang 11 2.2.2 Yêu cầu xây dựng chuẩn mực chung của Việt Nam trang 11 2.2.3 Những vấn đề phải quyết khi xây dựng chuẩn mực chung trang 11 2.2.4 Những đặc điểm của Chuẩn mực chung trang 13 2.2.5 Vận dụng chuẩn mực chung trang 13 2.3 So sánh chuẩn mực chung (VAS 01) với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB trang 15
2.3.1 Điểm giống nhau giữa VAS01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB trang 15
Trang 62.4 Mối quan hệ giữa VAS 01 và các VAS còn lại trang 22 Chương 3: Nhận xét, đề xuất trang 23 3.1 Nhận xét trang 23 3.1.1 Chuẩn mực chung VAS 01 trang 23 3.1.2 IASB trang 23 3.1.3 FASB trang 24 3.2 Đề xuất trang 26 Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 7Chuẩn mực kế toán (gọi đầy đủ là chuẩn mực kế toán tài chính) hiểu theo nghĩa hẹp, là một hệ thống các quy định kế toán bắt nguồn từ các quốc gia Anglo-Saxon, bao gồm các nguyên tắc và hướng dẫn trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính Chuẩn mực kế toán thường được phát triển theo kiểu: Các chuẩn mực không ra đời cùng một lúc như một hệ thống, mà hình thành theo yêu cầu của thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tổ chức lập quy, và mỗi chuẩn mực chỉ giải quyết một hoặc một số vấn đề
kế toán
Chính vì lý do trên mà khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã ra đời để tạo lập một nền tảng cho các chuẩn mực, một mặt giảm thiểu khả năng mâu thuẫn về phương pháp luận giữa các chuẩn mực và mặt khác, tạo cơ sở xử lý những vấn đề mà chuẩn mực chưa quy định
Những năm gần đây, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và một số tổ chức lập quy ban hành chuẩn mực kế toán với tên gọi “chuẩn mực báo cáo tài chính”
Về thực chất không có sự khác biệt, ngoại trừ định hướng hội tụ kế toán quốc tế, theo hướng hình thành một hệ thống chuẩn mực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vốn quốc tế
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB) gần đây đã tổng hợp các chuẩn mực kế toán tài chính riêng biệt, thay thế bằng một hệ thống gọi là Accounting Standards Codification
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành từ năm 2001 như một nỗ lực hội nhập quốc tế về kế toán Trong những năm qua, có 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được biên soạn trên nền tảng chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam Để có thể áp dụng vào thực tế phù hợp với các chế độ kế toán Việt Nam (được ban hành dưới tên gọi Hệ thống kế toán doanh nghiệp), các chuẩn mực được hướng dẫn bởi các thông tư của Bộ Tài chính
Sự khác biệt giữa chuẩn mực chung kế toán Việt Nam với khuôn mẫu lý thuyết
kế toán IASB và FASB, được trình bày cụ thể thông qua nội dung bài tiểu luận
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
1.1 Lịch sử phát triển của lý thuyết kế toán
1.1.1 Thời kỳ tiền lý thuyết
Thời kỳ này được coi là bắt đầu từ khi có những hình thức sơ khai của kế toán cho đến hết thế kỷ 18
Những đóng góp chính trong giai đoạn này vào thực tiễn kế toán báo gồm:
Sự hình thành các loại nhật ký chuyên dùng cho việc ghi nhận các nghiệp vụ khác nhau
Tạo lập các báo cáo kế toán định kỳ
Mở rộng áp dụng hệ thống kế toán kép cho các tổ chức kinh tế khác như tu viện, nhà nước …
Sử dụng các tài khoản riêng biệt để theo dõi các loại hàng tồn kho khác nhau
Hình thành các khái niệm về hoạt động liên tục, niên độ và dồn tích
Một số phương pháp kế toán tài sản cố định …
1.1.2 Thời kỳ khoa học cơ bản
Thời kỳ khoa học cơ bản bao gồm toàn bộ thế kỷ 19 và kéo dài đến thập kỷ 1950 Trong giai đoạn này, các kỹ thuật và thông lệ kế toán bắt đầu được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học và nhiều giáo trình kế toán được hình thành Nhiều đóng góp lớn cho kế toán trong giai đoạn này như sự phát triển phương pháp khấu hao, kỹ thuật dồn tích, hệ thống kế toán chi phí … Sự phát triển của kinh tế học trong thời kỳ cũng đặt nền móng cho sự liên kết giữa lĩnh vực này với kế toán
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số tổ chức nghề nghiệp được thành lập tại Anh và Hoa Kỳ cùng với sự hình thành nghề kế toán chuyên nghiệp
1.1.3 Thời kỳ quy chuẩn
Những năm cuối thập niên 1960, dựa trên ứng dụng kinh tế học vào kế toán, các
nghiên cứu kế toán quy chuẩn phát triển mạnh
Trang 9 Hai nội dung cơ bản của kế toán quy chuẩn là:
Phê phán giá gốc và đi tìm các lý thuyết định giá mới trong kế toán, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế lạm phát Các mô hình định giá ngoài giá gốc ra đời trong bối cảnh này
Đề xuất một khuôn mẫu lý thuyết kế toán như một lý thuyết cấu trúc về kế toán
Sang thập niên 1970, kế toán quy chuẩn bị phê phán vì:
Các giả thuyết không được kiểm định bằng thực nghiệm
Các lập luận mang tính diễn dịch phụ thuộc vào sự xét đoán chủ quan
1.1.4 Thời kỳ thực chứng
Các nghiên cứu kế toán thực chứng được phát triển từ thập niên 1970 Lý thuyết thực chứng dựa trên nền tảng nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải thích và dự đoán thực tiễn kế toán
Các nghiên cứu thực chứng bị phê phán vì cách tiếp cận của nó có thể dẫn đến việc dựa quá nhiều vào các quan hệ bên ngoài mà bỏ qua những góc nhìn khác
Sang thập kỷ 1980, một hướng tiếp cận được phát triển trong các nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu hành vi trong kế toán Các nghiên cứu hành vi quan tâm đến ảnh hưởng của con số kế toán trong một phạm vi xã hội rộng hơn và phản ứng của các bên đối với thông tin kế toán bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, chính phủ …
1.1.5 Thời kỳ hiện đại
Mặc dù có một số ý kiến phê phán, các lý thuyết thực chứng và nghiên cứu hành vi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các nghiên cứu kế toán hiện nay trong lĩnh vực học thuật Bên cạnh đó, sau sự sụp đổ của các công ty lớn (WorldCom, Enron …) và khủng hoảng tài chính vào đầu thế kỷ 21, các vấn đề cơ bản của kế toán được tranh luận lại và các lý thuyết quy chuẩn trở nên một trào lưu mạnh mẽ Hai lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm và quy chuẩn mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng không mâu thuẫn; trái lại sự hiểu biết về các ảnh hưởng kế toán qua các
Trang 10nghiên cứu học thuật là một nhân tố quan trọng cho việc phát triển các quy định về
kế toán trong thực tiễn
Như vậy, qua quá trình phát triển, lý thuyết kế toán ngày càng mang lại cho kế toán một nội hàm sâu sắc hơn là những quy trình nghiệp vụ đơn thuần hay các quy định pháp lý
1.2 Khái niệm và bản chất của kế toán
Kế toán là hoạt động dịch vụ, chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng, nhất là bản chất tài chính của tổ chức kinh tế, cái mà có ích trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, trong việc đưa ra lựa chọn trong số những hành động khác nhau (APB, 1970)
1.2.2 Bản chất của kế toán
Bản chất kế toán được nghiên cứu theo những giác độ và cho những hình ảnh khác nhau do đó ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển lý thuyết kế toán
Bản chất kế toán được nghiên cứu theo những giác độ sau:
Giác độ thông tin
Kế toán là một hồ sơ có tính lịch sử: là công cụ cung cấp lịch sử của một tổ chức và ghi nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành trên cơ sở các nguyên tắc kế toán dùng để lập báo cáo tài chính trung thực
Kế toán là một hiện thực kinh tế: là công cụ phản ánh hiện thực kinh tế, cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh cần phải dựa trên những
Trang 11cơ sở đánh giá phản ánh hiện thực kinh tế (theo giá hiện hành và giá tương lai) hơn là đánh giá theo giá lịch sử Mục tiêu chính của quan điểm này là xác định thu nhập thực - một khái niệm phản ánh tình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp qua một kỳ
Kế toán là một hệ thống thông tin: Thông tin đầu vào … >… Xử lý thông tin
…> Thông tin đầu ra …> Đối tượng sử dụng thông tin …> Ra quyết định…>…nghiệp vụ kinh tế…Thông tin đầu vào
Kế toán được xem là một ngôn ngữ dùng để chuyển tải các sự kiện và nghiệp
vụ kinh tế thành điều mà người sử dụng báo cáo kế toán có thể hiểu được phân tích số liệu kế toán có thể biết tình hình tài chính, kinh doanh của DN
Kế toán tương đồng với ngôn ngữ
Giác độ kinh tế
Kế toán là một loại hàng hóa của nền kinh tế:
Kế toán là một phân hệ trong hệ thống thông tin mở rộng Nó bao gồm thông tin kinh tế vĩ mô, chính trị, thuế và thông tin đặc thù khác ảnh hưởng đến hoạt độngcủa doanh nghiệp
Để tạo ra thông tin kế toán cần không ít chi phí
Muốn có thông tin kế toán người sử dụng thông tin cũng phải bỏ ra chi phí
Xuất hiện thị trường thông tin kế toán với cung - cầu được xác định
Nhà quản lý sẽ vận động ủng hộ hoặc chống lại các chuẩn mực kế toán đã được đưa ra, họ sẽ chọn quy tắc kế toán mà giúp tối thiểu hóa chi phí thông tin
Cổ đông và người cho vay sẽ tác động mạnh vào các nguyên tắc nhằm cải thiện khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý
Giác độ chính trị
Kế toán phản ánh và ủng hộ những giá trị và nhu cầu của các nhóm lợi ích Thông tin kế toán được tạo ra và sử dụng như một nguồn lực nhằm thảo ra chính sách công ty
TỪ NGỮ THUẬT NGỮ
CÚ PHÁP CẤU TRÚC
Trang 12 Các nhà quản lý vận động ủng hộ những chuẩn mực kế toán làm tăng tính hợp lệ những yêu cầu kế toán phục vụ lợi ích riêng của họ, thuế thấp, tăng giá Họ chọn những kỹ thuật kế toán nhằm tối đa hóa lợi ích
Vì vậy chuẩn mực kế toán được xem như kết quả của quá trình xử lý chính sách và không chỉ là sản phẩm của hiệu quả kỹ thuật
Giác độ xã hội
Kế toán là một vật phẩm của xã hội:
- Kế toán ảnh hưởng đến phúc lợi của những nhóm khác nhau trong xã hội
và thể hiện những thay đổi xã hội
- Những con số kế toán của doanh nghiệp và những con số kế toán của cơ quan lập quy sẽ thúc đẩy hoặc ngăn cản các khoản đầu tư Chúng có thể gây trở ngại hoặc bổ sung chính sách của chính phủ
Kế toán như là một câu lạc bộ xã hội (Social club) :
Chuẩn mực kế toán, nguyên tắc và những quan hệ xã hội thoát ra từ: thúc đẩy lợi ích nhóm và nhằm vào kế toán, tạo ra văn hóa chuyên nghiệp và nâng cao tính độc quyền tri thức chuyên nghiệp nâng cao hình ảnh năng lực chuyên nghiệp của kế toán
Kế toán như là một hệ tư tưởng
- Hệ tư tưởng là thế giới quan
- Kế toán được nhìn nhận như là một hiện tượng tư tưởng, là công cụ chống đỡ, hợp pháp hóa những vấn đề xã hội, kinh tế và những sắp xếp chính trị
- Là một phần trong bộ máy tư tưởng của xã hội tư bản Nó chống đỡ và củng cố cấu trúc xã hội, cung cấp kỹ thuật bóc lột, bòn rút của cải trong việc hỗ trợ các nhóm lợi ích nhắm vào tiền lương công nhân và xã hội nói chung
1.3 Các phương pháp tiếp cận của lý thuyết kế toán
1.3.1 Khái niệm lý thuyết kế toán
Lý thuyết kế toán là những lập luận logic dưới hình thức một bộ các nguyên tắc có tính khái quát nhằm cung cấp một khuôn mẫu tham chiếu tổng quát mà dựa vào đó
Trang 13thông lệ kế toán có thê được đánh giá và hướng dẫn sự phát triển của các thông lệ và thủ tục mới (E.Hendriksen, Accounting theory, Irwin, 1970, p1)
1.3.2 Lịch sử phát triển
Thời kỳ những năm 1400 trở về trước: đây là thời kỳ bắt đầu phát triển thực hành
Thời kỳ từ 1450 - 1750s (thời kỳ tiền lý thuyết): đây là thời kỳ tiếp tục phát triển thực hành, năm 1494 kế toán kép ra đời và phát triển cho đến ngày nay
Thời kỳ từ 1750 - 1920s (thời kỳ tiền lý thuyết): chính thức hóa thực hành kế toán, toàn bộ thời kỳ 1450 -1920 không có lý thuyết kế toán được thừa nhận (Goldberg, 1949)
Thời kỳ 1800 - 1955s (thời kỳ khoa học cơ bản): thời kỳ giải thích thực hành kế toán và phát triển các khuôn mẫu để giải thích
Thời kỳ quy chuẩn 1956 - 1970s: gọi là thời kỳ quy chuẩn do nó là thời kỳ mà các nhà lý thuyết kế toán cố gắng thiết lập những tiêu chuẩn (“norms”) cho việc thực hành kế toán tốt nhất Thời kỳ của báo cáo thực hành theo quy chuẩn và những cơ
sở để đạt được việc thực hành kế toán như vậy
Thời kỳ từ 1970 - 2000s (thời kỳ thực chứng là thời kỳ của lý thuyết kế toán thực chứng - khuôn mẫu để giải thích và dự đoán hành vi
Thời kỳ từ 2000 đến nay: thời kỳ phát triển hỗn hợp giữa lý thuyết thực chứng và
Trang 14 Tiếp cận thực dụng tâm lý: là tiếp cận dựa trên cơ sở quan sát sự phản ứng lại của người sử dụng đối với những cái mà kế toán tạo ra như báo cáo tài chính
Lý thuyết cấu trúc và ngữ nghĩa
Lý thuyết cấu trúc: là lý thuyết dựa trên lập luận logic hơn quan sát thực tế
Lý thuyết ngữ nghĩa: là lý thuyết dựa trên mối quan hệ giữa lý thuyết và thế giới thực
Lý thuyết quy chuẩn: là lý thuyết tập trung vào việc thu được “thu nhập thực” (true income) trong một kỳ kế toán và thảo luận các loại thông tin kế toán hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh
Lý thuyết thực chứng: là lý thuyết nhấn mạnh đến việc kiểm định theo chủ nghĩa kinh nghiệm (thử nghiệm) một vài giả thuyết tạo bởi các nhà lý thuyết quy chuẩn (qua bảng câu hỏi, các bảng khảo sát); khảo sát quan điểm của các nhà phân tích tài chính, nhân viên ngân hàng và kế toán về tính hữu ích của các phương pháp kế toán lạm phát khác nhau; kiểm định những sản phẩm của kế toán trên thị trường…
Trang 15CHƯƠNG 2 KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT CỦA IASB, FASB VÀ CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN VIỆT NAM
2.1 Khuôn mẫu lý thuyết kế toán
2.1.1 Khái niệm khuôn mẫu lý thuyết kế toán
Khuôn mẫu lý thuyết kế toán (IAS Framework) được xem như các khái niệm cơ bản nhất của báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán, bảo đảm rằng các chuẩn mực này nhất quán với nhau Đặc điểm của khuôn mẫu lý thuyết
kế toán là các vấn đề được trình bày thành một hệ thống các khái niệm và nguyên tắc quan hệ hữu cơ với nhau và mang tính lý luận cao, thể hiện một tầm nhìn bao quát với toàn bộ một hệ thống kế toán
Khuôn mẫu lý thuyết kế toán có các cấp độ sau:
Cấp độ lý thuyết cao nhất: Chỉ rõ phạm vi và mục tiêu của báo cáo tài chính Cụ thể là trả lời câu hỏi báo cáo tài chính nhằm mục đích gì và ranh giới các đối tượng mà nó phản ánh
Cấp độ lý thuyết căn bản tiếp theo: Xác định và định nghĩa đặc điểm chất lượng thông tin kế toán (như thích hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh, kịp thời và có thể hiểu được) và các yếu tố cơ bản của báo cáo kế toán (như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
Cấp độ hoạt động thấp hơn: Quan hệ với các nguyên tắc và quy định về ghi nhận và đo lường các yếu tố và các loại thông tin cần trình bày trên báo cáo tài chính
2.1.2 Sự cần thiết khuôn mẫu lý thuyết
Tạo cơ sở vững chắc cho cho quá trình soạn thảo chuẩn mực kế toán, để đưa ra các giải pháp mang tính chất tình thế hơn là giải quyết một cách căn cơ Mặt khác, khuôn mẫu lý thuyết sẽ làm gia tăng tính nhất quán giữa các chuẩn mực được ban hành cho những vấn đề khác nhau trong những thời kỳ khác nhau
Giảm thiểu ảnh hưởng chính trị trong quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực Khi đã có các nguyên tắc mang tính chất nền tảng, các chuẩn mực không thể phát triển tùy tiện trái với các nguyên tắc đã đưa ra
Trang 16 Cung cấp thông tin cho các bên hiểu biết (đơn vị, kiểm toán viên, nhà đầu tư, chủ nợ…) về những yêu cầu cơ bản của báo cáo tài chính Những người quan tâm đến
kế toán tài chính cũng hiểu được nội dung và những hạn chế của các báo cáo tài chính cũng như độ tin cậy của nó, làm cơ sở cho các quyết định của mình
Ngoài ra, khuôn mẫu lý thuyết kế toán còn được coi là cơ sở vận dụng cho những vấn đề mới phát sinh.mà các chuẩn mực kế toán chưa đề cập đến
2.1.3 Quá trình phát triển của khuôn mẫu lý thuyết kế toán
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên ban hành các khuôn mẫu lý thuyết kế toán trên cơ sở phát triển các nghiên cứu trước đó, thực hiện trong 22 năm từ 1978 - 2000 với 7 SFAC
SFAC 1 Mục đích BCTC của doanh nghiệp 1978
SFAC 2 Tiêu chuẩn chất lượng của TT kế toán 1980
SFAC 3 Các yếu tố của báo cáo tài chính 1980
SFAC 4 Mục đích BCTC của tổ chức phi lợi nhuận 1980
SFAC 5 Ghi nhận và đánh giá trong BCTC DN 1984
SFAC 6 Các yếu tố của báo cáo tài chính (thay thế SFAC 3) 1985
SFAC 7 Sử dụng các dòng tiền và hiện giá để đánh giá trong kế toán 2000
Sau Hoa Kỳ, các quốc gia Anglo – Saxon cũng hình thành các khuôn mẫu lý thuyết kế toán của mình:
- Australia: ban hành Công bố về các khái niệm kế toán bắt đầu từ năm 1985 bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán Australia (AASB)
- Canada: Hội đồng chuẩn mực kế toán (ACSB) ban hành các khái niệm cơ bản của báo cáo tài chính từ năm 1988
Trang 17- New Zealand : Hội đồng chuẩn mực kế toán New Zealand ban hành công bố
về các khái niệm của báo cáo tài chính cho mục đích chung từ năm 1993
- Anh: Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) ban hành Công bố về các nguyên tắc báo cáo tài chính từ năm 1999
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
Năm 1989, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC – nay là IASB) ban hành khuôn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày báo cáo tài chính Khác với FASB, khuôn mẫu của IASB được ban hành toàn bộ một lần, trong đoa tạp trung vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp Các vấn đề về tổ chức không vì lơị nhuận không được đề cập trong khuôn mẫu của IASB
Dự án hội tụ kế toán IASB – FASB
Năm 2004, Dự án hội tụ kế toán IASB – FASB được tiến hành, trong đó có một
dự án về khuôn mẫu lý thuyết kế toán Trong dự án này, IASB và FASB cùng tìm kiếm một khuôn mẫu lý thuyết kế toán đầy đủ hơn làm nền tảng cho việc hướng đến một hế thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao mang tính toàn cầu Hiện nay, một số phần hành của Dự án đã công bố dự thảo
2.1.4 Mục tiêu của khuôn mẫu lý thuyết
Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin để đề ra quyết định kinh doanh: cung cấp một bộ giả thuyết chung như là cơ sở cho các cuộc thảo luận; cung cấp thuật ngữ rõ ràng ; giúp đặt ra các câu hỏi đúng; giới hạn lĩnh vực phê phán, tự do hành động, loại trừ sự xem xét những giải pháp mâu thuẫn với chuẩn mực
Tiếp cận lý thuyết - quyết định
Lý thuyết kế toán toàn bộ
Hệ thống kế toán riêng
Mô hình dự báo của người sử dụng
Mô hình quyết định của người sử dụng
Trang 18 Người sử dụng thông tin kế toán: mọi người trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi
dữ liệu kế toán
2.2 Sự ra đời của chuẩn mực kế toán Việt Nam
2.2.1 Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01):
Chuẩn mực chung ra kế toán Việt Nam (VAS 01) đời nhằm mục đích quy định
và hướng dẫn các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu
tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thống nhất theo xu hướng hội nhập quốc tế
Vì vậy, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung” theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 Đây là một chuẩn mực khá đặc biệt
vì nó không đi vào một vấn đề kế toán cụ thể nào mà đưa ra các khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán tài chính Việc tiếp cận với chuẩn mực chung sẽ giúp người làm công tác kế toán hiểu rõ cơ sở lý luận của toàn bộ các phương pháp
xử lý kế toán cụ thể trong các chuẩn mực khác, và xa hơn nữa có thể là căn cứ để tự đưa ra các phương pháp xử lý kế toán chưa được giải quyết trong một chuẩn mực kế toán cụ thể
2.2.2 Yêu cầu xây dựng chuẩn mực chung của Việt Nam
Việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết kế toán cho Việt Nam là một yêu cầu cần thiết vì:
Làm cơ sở cho việc xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam mang tính hệ thống và nhất quán
Khẳng định về các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản mà Việt Nam thừa nhận Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc hội nhập kinh tế của Việt Nam
2.2.3 Những vấn đề phải quyết khi xây dựng chuẩn mực chung
Dù đã có một khuôn mẫu lý thuyết của chuẩn mực quốc tế, thực sự khuôn mẫu lý thuyết vẫn là sản phẩm riêng của các quốc gia thuộc trường phái kế toán Anglo-Saxon như Hoa Kỳ, Canada, Australia … Hầu hết các quốc gia không thuộc