1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khuôn mẫu lý thuyết và lý thuyết thực chứng , lý thuyết hành vi

19 3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Khuôn mẫu lý thuyết là một hệ thống chặt chẽ các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản có quan hệ tương hỗ, nhằm hướng đến các chuẩn mực nhất quán, quy định bản chất, chức năng và những giới hạn

Trang 1

Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Khoa Cao Học Kế Toán Lớp Cao học K20 – Kế Toán Kiểm Toán - Đêm

  

KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT VÀ

LÝ THUYẾT THỰC CHỨNG, LÝ

THUYẾT HÀNH VI

Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Văn Thảo

Nhóm thực hiện: Nhóm 05

1 Võ Thị Thắm

2 Nguyễn Thị Minh Thu

3 Phạm Đức Thắng

4 Lâm Huỳnh Phương

Trang 2

5 Thái Thị Nhã

MỤC LỤC

TIỂU LUẬN 1: CHUYÊN ĐỂ KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT Trang 3 Câu 1: Hãy so sánh chuẩn mực chung (VAS1) với khuôn mẫu lý thuyết của

IASB và FASB ? Trang 3

- Giới thiệu chung về IASB, FASB, VAS1 Trang 3

- Điểm giống nhau Giữa khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB và chuẩn mực

chung (VAS1) Trang 4

- Sự khác nhau giữa chuẩn mực chung (VAS1) và khuôn mẫu lý thuyết: Trang 5

CÂU 2: Mối quan hệ giữa VAS1 và các VAS còn lại, nhận xét và đề xuất Trang

7

- Mối quan hệ giữa VAS1 và các VAS còn lại Trang 7 Nhận xét và đề xuất Trang 8

TIỂU LUẬN 2: CHUYÊN ĐỂ LÝ THUYẾT THỰC CHỨNG VÀ NGHIÊN

CỨU HÀNH VI TRONG KẾ TOÁN Trang 13 CÂU 1: Mặc dù LN giảm 23%,cổ tức và doanh thu đều giảm nhưng giá cổ

phiếu của Wan vẫn tăng Bạn có thể giải thích điều này như thế nào? Trang 12 CÂU 2: Bằng chứng nào được đưa ra trong bài này nhất quán với thị trường

hiệu quả Trang 14 CÂU 3: Báo cáo kế toán có vai trò gì trong trong việc xác định giá cố phiếu?

Trang 16

CÂU 4: Bạn có nghĩ có thể có mức lạc quan hợp thành trong giá cổ phiếu? Tại

sao có, tại sao không? Trang 17

  

Trang 3

TIỂU LUẬN 1: CHUYÊN ĐỂ KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT

CÂU 1: Hãy so sánh chuẩn mực chung (VAS1) với khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB?

Khuôn mẫu lý thuyết là một hệ thống chặt chẽ các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản có quan hệ tương hỗ, nhằm hướng đến các chuẩn mực nhất quán, quy định bản chất, chức năng và những giới hạn của kế toán tài chính

và báo cáo tài chính

Khuôn mẫu lý thuyết ra đời đầu tiên ở Hoa Kỳ và được phát triển ở các quốc gia Anglo-Saxon Sau đó, năm 1989, nó được IASB chuẩn hoá dưới dạng một khuôn mẫu lý thuyết của các chuẩn mực quốc tế

 Ở Anh: Chuẩn mực kế toán doỦy Ban Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (IASB) công bố

 Ở Mỹ: Chuẩn mực kế toán do HộI Đồng Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính (FASB) ban hành

 Ở Việt Nam: Chuẩn mực kế toán do BộTài Chính ban hành Khuôn mẫu lý thuyết ra đời nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quá trình soạn thảo chuẩn mực kế toán, giảm thiểu ảnh hưởng chính trị trong quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực, đồng thời cung cấp thông tin cho các bên hiểu biết về những yêu cầu cơ bản của báo cáo tài chính

Khuôn mẫu lý thuyết của FASB do FASB ban hành dưới dạng một loạt các công bố về các khái niệm của kế toán tài chính

Trang 4

Khuôn mẫu lý thuyết của IASB do IASB ban hành năm 1989 dưới dạng một khuôn mẫu lý thuyết của các chuẩn mực quốc tế IASB đã soạn thảo một tài liệu, khuôn mẫu cho việc lập và trình bày các BCTC (gọi tắt là khuôn mẫu) Khuôn mẫu có ảnh hưởng đến khuôn mẫu các khái niệm mà tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế được dùng làm cơ sở, và do vậy để xác định các BCTC được lập như thế nào và các thông tin mà nó cần

Trong hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam không có bộ khung riêng biệt như IAS, tuy nhiên chuẩn mực chung (VAS1) được ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định các vấn đề chung như là bộ khung để xây dựng các chuẩn mực mới và xem xét các chuẩn mực hiện hành

Giữa khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB và chuẩn mực chung (VAS1) có những điểm giống nhau nhất định.

Xét về mục tiêu, khuôn mẫu lý thuyết và chuẩn mực chung (VAS1) đều tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo khuôn mẫu thống nhất Chúng đều là khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính Nếu không có khuôn mẫu báo cáo tài chính, mỗi tổ chức làm khác nhau, không thể so sánh báo cáo tài chính giữa các tổ chức, và cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin để ra quyết định kinh doanh

Xét về nội dung, VAS1 đưa ra "Các nguyên tắc kế toán cơ bản, các yêu cầu cơ bản đối với kế toán" có khái niệm tương đồng với các khái niệm trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán như cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, tính phù hợp, trọng yếu, nhất quán, thận trọng, trung thực, khách quan, đầy đủ, có thể hiểu được, và có thể so sánh được

Trang 5

Đối với các yếu tố cơ bản của báo cáo tài chính, báo cáo tài chính theo VAS1 và khuôn mẫu lý thuyết của IASB đều có 5 yếu tố: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, đồng thời đưa ra điều kiện ghi nhận

và đánh giá từng yếu tố

Xác định mục đích của báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin tài chính về doanh nghiệp báo cáo Các thông tin này hữu ích cho nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định

Điểm khác nhau giữa chuẩn mực chung (VAS1) và khuôn mẫu lý thuyết:

Chuẩn mực chung (VAS1) là một chuẩn mực chứ không tách rời như khuôn mẫu lý thuyết Mặc dù mục đích của VAS1 tương tự với khuôn mẫu lý thuyết nhưng VAS1 không có vai trò tương đương như khuôn mẫu lý thuyết

kế toán Điều này sẽ giúp giải quyết mối quan hệ giữa chuẩn mực chung và luật kế toán một cách thuận lợi Khi có sự mâu thuẫn giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và khuôn mẫu lý thuyết, chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ được áp dụng Riêng trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, khi thực hiện thì tuân thủ theo chuẩn mực kế toán cụ thể, trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể không quy định thì tuân thủ theo chuẩn mực chung

 Sự khác nhau về đối tượng sử dụng thông tin của báo cáo tài chính:

 Theo quan điểm của FASB, người sử dụng thông tin bao gồm nhiều đối tượng, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư và chủ nợ hiện hữu, chủ nợ tiềm tàng

Trang 6

 Theo quan điểm của IASB, người sử dụng thông tin bao gồm: nhà đầu tư và nhà tư vấn của họ, chủ nợ và nhà cung cấp, nhân viên và đại diện của họ, khách hàng, nhà nước và các cơ quan hải quan, công chúng

Đối với VAS1 thì không quy định cụ thể đối tượng sử dụng thông tin

 Đặc điểm chất lượng “thích hợp”:

 Theo quan điểm của FASB, thông tin thích hợp khi nó có khả năng thay đổi quyết định của người sử dụng Để đảm bảo tính thích hợp, thông tin phải có giá trị dự đoán hay đánh giá và phải kịp thời

 Theo quan điểm của IASB, thông tin hữu ích khi nó thích hợp với nhu cầu đưa ra quyết định của người sử dụng Thông tin thích hợp khi nó

có thể giúp người đọc đánh giá quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hoặc xác nhận, điều chỉnh các đánh giá trước đây Tính thích hợp bao gồm tính dự đoán và tính xác nhận, hai đặc tính này quan hệ với nhau

 Theo chuẩn mực chung (VAS1) không quy định đặc điểm chất lượng “thích hợp”

 Các yếu tố của báo cáo tài chính:

+ Theo quan điểm của FASB, báo cáo tài chính bao gồm 10 yếu tố: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu, Đầu tư của chủ sở hữu, Phân phối cho chủ

sở hữu, Lợi nhuận tổng hợp, Doanh thu, Chi phí, Thu nhập khác, Chi phí khác

+ Theo VAS1, báo cáo tài chính bao gồm 5 yếu tố: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu, Thu nhập và Chi phí Nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”: Khuôn mẫu lý thuyết quy định phải trình bày đúng với bản chất chứ không phải căn cứ vào hình thức pháp lý để phản ánh trung thực các

Trang 7

nghiệp vụ và sự kiện Riêng VAS1 không đưa ra nguyên tắc “nội dung quan trọng hơn hình thức”

 Về phương diện định giá các yếu tố:

Theo quan điểm của FASB, có 5 loại giá có thể sử dụng: giá gốc, giá hiện hành, giá thị trường, giá trị thuần có thể thực hiện và hiện giá

Theo quan điểm của IASB, có 4 loại giá có thể sử dụng: giá gốc, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá

Theo VAS1 chỉ sử dụng nguyên tắc giá gốc

Xét về yếu tố vốn và bảo toàn vốn: Khuôn mẫu lý thuyết đề cập đến việc bảo toàn vốn ở các góc độ bảo toàn về mặt tài chính và bảo toàn về mặt vật chất nhằm đưa ra các phương pháp xử lý khác nhau về sự biến động giá cả của tài sản và nợ phải trả Trong khi đó, VAS1 không đề cập đến việc bảo toàn vốn

CÂU 2: Mối quan hệ giữa VAS1 và các VAS còn lại, nhận xét và đề xuất ( nếu có):

VAS1 được xem là chuẩn mực của tất cả các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS1 làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các VAS còn lại và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất

Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực VAS1 được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước

Trang 8

Chuẩn mực VAS1 không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung

Các chuẩn mực cụ thể đều tuân theo nguyên tắc kế toán cơ bản đã được quy định trong chuẩn mực chung (VAS1): Cơ sở dồn tích, Hoạt động Liên tục, Giá gốc, Phù hợp, Nhất quán, Trọng yếu

Nhận xét và đề xuất:

Xét về việc xác định các yếu tố của Báo cáo tài chính, khuôn mẫu lý thuyết IASB và FASB có điểm tương đồng là đều tiếp cận dựa trên bảng cân đối kế toán; các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều định nghĩa trên cơ sở là tài sản và nợ phải trả

Hai điểm khác biệt cơ bản giữa IASB và FASB là lợi nhuận tổng hợp

và việc gộp hay tách rời các bộ phận của thu nhập và chi phí

Theo FASB lợi nhuận tổng hợp phản ánh tất cả các biến động của tài sản thuần (tài sản trừ cho nợ phải trả) mà không phải do đầu tư, do chủ sở hữu hay phân phối của chủ sở hữu Từ đó, thấy được nguyên nhân của các biến động tài sản thuần là từ lãi / lỗ trên Báo cáo kết quả HĐKD và phát sinh từ các nguyên nhân khác (như các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản)

Và IASB tiếp cận theo hướng xem xét mọi trường hợp thay đổi vốn chủ sở hữu liên quan đến thu nhập hoặc chi phí Sau đó xem xét chi tiết khoản thu nhập thành doanh thu và thu nhập khác hoặc chi phí thành chi phí và chi phí khác

Xét về định giá các yếu tố của báo cáo tài chính, cả khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB đều không đưa ra một nguyên tắc nào làm cơ sở cho việc lựa chọn loại giá thích hợp (giá hiện hành, giá trị hợp lý hay giá

Trang 9

gốc) Và FASB đã thừa nhận việc sử dụng giá gốc tiện lợi đối với nhiều loại tài sản nhưng sẽ không hữu ích đối với một số các tài sản khác Còn theo IASB cho rẳng, giá gốc là loại giá được chấp nhận rộng rãi và có thể kết hợp với các loại giá khác Cả hai khuôn mẫu đều chưa đề cập đến giá trị hợp lý, chỉ dừng lại ở sự mô tả tổng quát Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, xuất hiện các giao dịch kinh tế phức tạp, giá trị hợp lý đã được đưa ra trong nhiều chuẩn mực kế toán và gây ra nhiều tranh luận

Riêng VAS1 quy định áp dụng theo nguyên tắc giá gốc Mặc dù theo phương pháp này thể hiện được tính khách quan, tuy nhiên, kế toán theo giá gốc sẽ không phản ánh được giá trị khoản đầu tư vào thời điểm hiện tại Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế có lạm phát, lợi nhuận được tính theo giá gốc

sẽ cao hơn giá hiện hành, khi đó việc chia cổ tức sẽ vượt “lợi nhuận thực” Vì vậy, việc xem xét xây dựng hệ thống quan điểm về nguyên tắc giá trị hợp lý vận dụng cùng với nguyên tắc gia gốc để phản ánh đúng giá trị thực của giá trị khoản đầu tư tại thời điểm hiện tại là cần thiết

Về cơ bản chuẩn mực chung (VAS1) tuân thủ khuôn mẫu lý thuyết và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam Điều này được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để hội tụ kế toán quốc tế

Mặc dù không giải quyết một vấn đề cụ thể, nhưng VAS1 là chuẩn mực quan trọng, là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện các chuẩn mục hiện hành và xây dựng các chuẩn mực mới theo khuôn mẫu thống nhất

Trong lĩnh vực này, chuẩn mực chung là cơ sở giúp cho Bộ tài chính

và Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam trong quá trình soạn thảo và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ thể Bên cạnh đó, đối với

Trang 10

người làm kế toán, chuẩn mực chung (VAS1) cung cấp các khái niệm cơ bản nhất để hiểu rõ và vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Ngoài ra, chuẩn mực chung (VAS1) giúp doanh nghiệp hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực, chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất Đồng thời, chuẩn mực chung giúp xử lý các vấn đề chưa được quy định trong các chuẩn mực cụ thể nhằm đảm bảo thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị báo cáo

Các chuẩn mực kế toán cụ thể được ban hành để quy định và hướng dẫn cách xử lý kế toán đối với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay các quan

hệ kinh tế cụ thể Trong nền kinh tế thị trường hiện tại với sự xuất hiện đa dạng của các hoạt động kinh doanh, các chuẩn mục cụ thể không thể bao trùm hết tất cả các hoạt động, không thể hướng dẫn một cách chi tiết hết từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh Do đó, chuẩn mực chung (VAS1) sẽ là nền tảng

để giúp các đơn vị thực hiện giải quyết mọi vấn đề

Chuẩn mực chung (VAS1) còn giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán

Trong nền kinh tế hiện nay, những người sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính để ra quyết định đầu từ ngày càng nhiều Thông qua các khái niệm và nguyên tắc cơ bản được quy định trong chuẩn mực chung, các đối tượng này sẽ dễ dàng hiểu và đánh giá được thông tin trên báo cáo tài chính

Nhìn chung, chuẩn mực chung ra đời là một phương tiện hữu ích nhưng vẫn còn có một khoảng cách đáng kể so với khuôn mẩu lý thuyết của IASB và IASB Vì thế, việc bổ sung, sửa chữa, khắc phục những vấn đề mà

Trang 11

VAS1 chưa thực sự tương đồng với khuôn mẫu lý thuyết quốc tế và phù hợp với tình hình cụ thể ở Việt Nam là cần thiết

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển đa ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề trong lĩnh vực tài chính, thiết nghĩ VAS1 cần được bổ sung nguyên tắc “nội dung quan trọng hơn hình thức” để hoàn hiện hơn trong công tác kế toán, cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy hơn cho các đối tượng sử dụng Đồng thời chuẩn hóa các quy định về báo cáo, sổ sách, hệ thống tài khoản phù hợp với sự đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh

Bên cạnh đó, VAS1 cũng cần bổ sung khái niệm “bảo toàn vốn”, nêu

rõ các phương pháp và các trường hợp được áp dụng bảo toàn vốn khi cần thiết Từ đó, chuẩn mực kế toán chung VAS1 bao quát được các tình huống xảy ra trong tương lai, xử lý nhanh các trường hợp phát sinh tại từng đơn vị,

Tóm lại, chuẩn mực chung (VAS1) ra đời là bước tiến đáng kể trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống kế toán trong thời gian tới Do đó, các vấn đề được nêu ra

để hoàn thiện hơn VAS1 cần được xem xét và vận dụng, đồng thời VAS1 cần được xem xét và hoàn thiện trong quá trình hội tụ với khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB Khi đó, việc ghi nhận các thông tin trên báo cáo tài chính theo hệ thống kế toán Việt Nam sẽ đáng tin cậy hơn nữa đối với các nhà đầu

tư trong nước và nước ngoài, đồng thời ngày càng khẳng định vị thế của hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập với kế toán quốc tế

Ngày đăng: 21/08/2014, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w