Khuôn mẫu: Là “một hệ thống chặt chẽ các mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản có quan hệ tương hỗ, nhằm hướng đến các chuẩn mực nhất quán, quy định về nội dung, chức năng và các giới hạn củ
Trang 1I SO SÁNH CHUẨN MỰC CHUNG VAS 01 VỚI KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT CỦA IASB, FASB:
1 Tổng quan về khuôn mẫu lý thuyết IASB, FASB ; chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01)
a Khuôn mẫu:
Là “một hệ thống chặt chẽ các mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản có quan hệ tương hỗ, nhằm hướng đến các chuẩn mực nhất quán, quy định về nội dung, chức năng và các giới hạn của kế toán và báo cáo tài chính” theo định nghĩa của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB)
b Khuôn mẫu lý thuyết kế toán:
Là lý thuyết cấu trúc của kế toán Nó được xem như các khái niệm cơ bản nhất của báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán, đảm bảo cho các chuẩn mực này nhất quán với nhau Đặc điểm của khuôn mẫu lý thuyết kế toán là các vấn đề được trình bày thành một hệ thống các khái niệm và nguyên tắc quan hệ hữu cơ với nhau và mang tính lý luận cao, thể hiện một tầm nhìn bao quát với toàn bộ một hệ thống kế toán Chính thức được đưa ra trong các năm 1978-1985 do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Hoa Kỳ (FASB) dưới tên gọi là các Công bố về Lý thuyết Kế toán Tài chính (Statement on Financial Accounting Concepts- viết tắt SFAC) Đến năm 1989 khuôn mẫu
lý thuyết kế toán được chuẩn hoá thành IAS Framework Từ đây, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế sử dụng IAS Framework làm cơ sở để điều chỉnh lại các chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành trước khi IAS Framework ra đời, đồng thời làm cơ sở để ban hành các chuẩn mực kế toán mới sau này
c Khuôn mẫu lý thuyết kế toán của IASB:
Ban hành năm 2010 có phần đầu là mục đích và các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính, phần còn lại giữ nguyên như khuôn mẫu lý thuyết năm 1989, ngoại trừ việc loại bỏ giả định về cơ sở dồn tích
Trang 2d Khuôn mẫu lý thuyết kế toán của FASB:
Ban hành năm 2010 như một công bố về khái niệm kế toán tài chính (SFAC 8), thay thế cho SFAC số 1 và 2
e Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam (VAS 01):
Ban hành theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 nhằm mục đích quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC của doanh nghiệp được thống nhất theo xu hướng hội nhập quốc tế Đây là một chuẩn mực khá đặc biệt vì nó không đi vào một vấn đề kế toán cụ thể nào mà đưa ra các khái niệm, nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán tài chính Việc tiếp cận với chuẩn mực chung sẽ giúp người làm công tác kế toán hiểu rõ cơ sở lý luận của toàn
bộ các phương pháp xử lý kế toán cụ thể trong các chuẩn mực khác, và xa hơn nữa có thể là căn cứ để tự đưa ra các phương pháp xử lý kế toán chưa được giải quyết trong một chuẩn mực kế toán cụ thể
2 So sánh chuẩn mực chung VAS 01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB:
a Điểm giống nhau:
VAS 01 được xây dựng trên cơ sở tham luận IAS Framework và vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam Do đó, giữa VAS 01 và khuôn mẫu lý thuyết của IASB , FASB có những điểm tương đồng và sự khác biệt nhất định
- Về mục đích của chuẩn mực:
Chúng đều làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán theo khuôn mẫu thống nhất
Chúng nêu ra các khái niệm cơ bản giúp cho doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý
Trang 3 Chúng đồng thời giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính, kiểm toán viên, hiểu và đánh giá về sự phù hợp của báo cáo tài chính với các chuẩn mực kế toán
- Về nội dung chuẩn mực:
VAS 01 đưa ra “Các nguyên tắc kế toán cơ bản, các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”
có khái niệm tương đồng với các khái niệm trong khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB Cụ thể ở các khái niệm sau:
Tính phù hợp (Relevance).
Trọng yếu (Materiality).
Nhất quán (Consistency).
Thận trọng (Prudence).
Có thể so sánh được (Comparability).
Ngoài ra VAS 01 có khái niệm tương đồng với các khái niệm trong khuôn mẫu lý thuyết của IASB
Cơ sở dồn tích (Accrual Basis).
Hoạt động liên tục (Going concern).
Trung thực (Faithful).
Khách quan (Neutrality).
Đầy đủ (Completeness).
Có thể hiểu được (Understandability).
- Các yếu tố của báo cáo tài chính:
Cả VAS 01 và IAS Framework đều phân chia báo cáo tài chính thành 5 yếu tố gồm tài sản,nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí; trên cơ sở đó đưa ra điều kiện ghi nhận và đánh giá từng yếu tố ( Riêng khuôn mẫu lý thuyết của FASB phân chia báo cáo tài chính thành 10 yếu tố: Tài sản, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, Đầu tư của chủ sở hữu, Phân phối cho chủ sở hữu, lợi nhuận tổng hợp,Doanh thu, Chi phí, Thu nhập khác, Chi phí khác)
Trang 4b Điểm khác nhau:
Khuôn mẫu lý thuyết của chuẩn mực quốc tế, nhưng thực sự khuôn mẫu lý thuyết của FASB, IAS Framework, vẫn là sản phẩm riêng của Hoa Kỳ, của các quốc gia thuộc trường phái kế toán Anglo – Saxson như Canada, Australia, Anh, New Zealand , nghĩa
là những khuôn mẫu lý thuyết này xuất thân từ những nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh Do đó, trong IAS Framework có nhiều khái niệm hoặc nguyên tắc không thích hợp lắm với các nước đang phát triển, nơi mà thị trường chứng khoán chưa có hoặc mới xuất hiện Việt Nam cũng nằm trong nhóm các thị trường này Vì vậy, khi ban hành VAS 01 có những điểm khác biệt với khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB:
- Về hình thức : Chuẩn mực chung ( VAS 01) là một chuẩn mực chứ không tách rời như khuôn mẫu lý thuyết của FASB và IASB
Điều này cho thấy VAS 01 không có vai trò tương đương với một IAS Framework cũng như khuôn mẫu lý thuyết của FASB, mặc dù các mục đích đề ra khá tương tự Cách làm này của Việt Nam tương tự như Trung Quốc Nó sẽ giải quyết thuận lợi hơn mối quan hệ giữa Chuẩn mực chung với Luật Kế toán
- Nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”
IASB và FASB qui định phải trình bày chúng đúng với bản chất chứ không phải chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý để phản ảnh trung thực các nghiệp vụ và sự kiện Trong khi
đó, VAS 01 không đưa ra nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”.
- Vấn đề Vốn và bảo toàn vốn :
IASB và FASB đề cập đến việc bảo toàn vốn ở các gốc độ: Bảo toàn về mặt tài chính
và bảo toàn vốn về mặt vật chất để đưa ra các biện pháp xử lý kế toán khác nhau về các
biến động giá cả của tài sản và nợ phải trả Đối với VAS 01, việc bảo toàn vốn không được đề cập đến
- Người sử dụng báo cáo tài chính:
Trang 5FASB xác định báo cáo tài chính được sử dụng bởi các đối tượng trực tiếp và đối
tượng gián tiếp, trong đó người sử dụng thông tin chủ yếu là nhà đầu tư và chủ nợ hiện hữu/tiềm tàng Đây là những người cung cấp tài chính cho doanh nghiệp dựa trên các thông tin tài chính toàn diện của doanh nghiệp, nhưng không có khả năng tiếp cận số liệu
kế toán của doanh nghiệp
IAS Framework xác định người sử dụng báo cáo tài chính là các đối tác hiện tại và
tương lai của doanh nghiệp bao gồm các nhà đầu tư, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng, nhà nước và công chúng, trong đó người sử dụng thông tin chủ yếu là nhà đầu tư và chủ sở hữu của doanh nghiệp
Trong khi VAS 01 không quy định rõ đối tượng sử dụng.
Sự khác biệt về xác định người sử dụng báo cáo tài chính trong các khuôn mẫu lý thuyết được giải thích dựa trên lý thuyết về góc nhìn và sự khác biệt về hình thức giữa VAS 01 và các khuôn mẫu lý thuyết : VAS 01 là chuẩn mực chung
- Mục đích báo cáo tài chính:
IASB và FASB đưa ra mục đích của báo cáo tài chính:
Cung cấp thông tin hữu ích cho quyết
định đầu tư và cho vay
Giúp người đọc đánh giá về thời gian và
tính không chắc chắn của dòng tiền
Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh
tế,các quyền đối với tài sản và sự thay đổi
chúng
Cug cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và sự thay đổi tình hình tài chính nhằm giúp cho những đối tượng khác nhau đưa ra quyết định kinh tế
Như vậy không có sự khác biệt lớn về mục đích của báo cáo tài chính được nêu trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán của FASB và IASB Riêng VAS 01 không nêu vấn đề này
- Định giá các yếu tố của báo cáo tài chính:
Trang 6Khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB cho phép các yếu tố của báo cáo tài chính được sử dụng các loại giá sau để đánh giá:
Giá gốc (Historical cost): Chi phí bỏ ra để có tài sản tại thời điểm nhận tài sản
Giá hiện hành (Current cost): Chi phí bỏ ra để có tài sản tại thời điểm hiện tại
Giá có thể thực hiện (Realisable value): Số tiền có thể thu được khi bán tài sản tại thời điểm hiện tại
Hiện giá (Present value): Giá trị quy về thời điểm hiện tại của những chuỗi tiền phải trả trong tương lai
Riêng FASB đưa ra giá thị trường hiện tại: số tiền hoặc tương đương tiền có thể thu được bằng cách bán đi tài sản trong điều kiện bình thường
Theo IASB giá gốc là giá được chấp nhận phổ biến hoặc được dùng kết hợp với các loại giá khác
Còn theo chuẩn mực chung, Việt Nam chỉ sử dụng nguyên tắc giá gốc.
- Ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính:
FASB đưa ra các khái niệm và chỉ đưa ra điều kiện chung để ghi nhận các yếu của báo cáo tài chính
IASB đưa ra các khái niệm và có những quy định cụ thể cho từng yếu tố : tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập , chi phí
VAS01 không đề cập đến khái niệm các yếu tố , chỉ đưa ra nhưng quy định cụ thể cho từng yếu tố : tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí
c Kết luận:
Khuôn mẫu lý thuyết của IASB và FASB , cũng như VAS01 về cơ bản không khác biệt lớn và đã xác định một hệ thống lý thuyết quy chuẩn, xuất phát từ mục đích của báo cáo tài chính để xác lập các tiêu chuẩn chất lượng cũng như các hạn chế của thông tin trên báo cáo tài chính Do thực tiễn quá đa dạng của nền kinh tế các quốc gia nói chung, kế toán các quốc gia nói riêng nên những quy định và việc vận dụng các lý thuyết hình thành các khuôn mẫu lý thuyết ở các quốc gia vẫn tồn tại những khác biệt nhất định
Trang 7Thực tế đặt ra các khuôn mẫu lý thuyết kế toán cần xác lập và thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn kế toán phát triển không ngừng trong sự hội nhập quốc tế Đây là một
nỗ lực mới của các tổ chức nghề nghiệp hiện nay
II MỐI QUAN HỆ GIỮA VAS 01 VÀ CÁC VAS CÒN LẠI
Kết cấu của bất cứ chuẩn mực nào cũng bao gồm hai phần là quy định chung và nội dung chuẩn mực Do đó, mối quan hệ giữa chuẩn mực chung và các chuẩn mực còn lại chính là mối quan hệ giữa hai phần này
1 Quy định chung:
Chuẩn mực chung đưa ra các quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp Những quy định và hướng dẫn này từ đó sẽ được cụ thể hóa trong từng chuẩn mực kế toán còn lại Doanh nghiệp căn cứ vào từng chuẩn mực kế toán cụ thể để thực hiện ; trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung Chẳng hạn, hệ thống chuẩn mực có chuẩn mực số 02 – hàng tồn kho thì mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được xử lý theo hướng dẫn tại chuẩn mực này
2 Nội dung chuẩn mực
Chuẩn mực chung đưa ra các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu Những nguyên tắc kế toán này được vận dụng chi tiết trong từng chuẩn mực Theo đó, nguyên tắc kế toán hàng tồn kho cũng tuân thủ theo những nguyên tắc quy định tại chuẩn mực chung, đồng thời việc áp dụng một số nguyên tắc lại được thể hiện chi tiết thành nội dung cụ thể trong VAS 02 Chẳng hạn, nguyên tắc cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, nhất quán và trọng yếu thì hàng tồn kho cũng tuân thủ theo chuẩn mực chung, trong chuẩn mực số 02 không nêu lại những nguyên tắc trên nhưng việc kế toán khoản mục này không thể không
áp dụng chúng Thêm vào đó, nguyên tắc giá gốc và thận trọng lại được làm rõ thông qua
việc khẳng định “ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
Trang 8liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.”
Ngoài ra, chuẩn mực chung còn đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với kế toán như trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh Điều này một lần nữa sẽ được vận dụng trong từng chuẩn mực còn lại Chẳng hạn, chuẩn mực chung yêu cầu kế toán phải “trung thực” – tức là “Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.” Vậy thì hiểu thế nào là có bằng chứng đầy đủ, khách quán và đúng với thực tế? Khi đó, chuẩn mực hàng tồn kho yêu cầu
cụ thể “Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính.”
Đối với các yếu tố của báo cáo tài chính và việc ghi nhận chúng, chuẩn mực chung đưa
ra các định nghĩa và những điều kiện ghi nhận về từng yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính (tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) và tình hình kinh doanh ( doanh thu, thu nhập khác và chi phí) đồng thời nhấn mạnh “khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng.” Cũng các yếu tố này, trong từng chuẩn mực còn lại, chúng được định nghĩa cụ thể và cho biết phải ghi nhận là đối tượng nào Xét chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản, chuẩn mực này định
nghĩa “Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn
rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”, do đó, chuẩn mực số 06 yêu cầu
“Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối
kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.”
III NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT
Từ một số điểm khác biệt giữa VAS 01 với khuôn mẫu lý thuyết của IASB, FASB, mặc
dù không giải quyết một vấn đề kế toán cụ thể nhưng VAS 01 vẫn là một chuẩn mực
Trang 9quan trọng của những người làm việc trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán Vì vậy, VAS 01
là cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chế độ và chuẩn mực kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất Vì tính tổng quát và tính trừu tượng đó, nó đòi hỏi người vận dụng phải
có kiến thức thật vững vàng về lĩnh vực kế toán, nếu không sẽ rất dễ nhầm lẫn quan điểm Trong lĩnh vực này, rõ ràng VAS 01 là cơ sở giúp cho Bộ tài chính và Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam trong quá trình soạn thảo và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam cụ thể Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với người kế toán, VAS 01 cung cấp các khái niệm cơ bản nhất để hiểu rõ và vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam Thí dụ để hiểu được chuẩn mực về tài sản vô hình, người kế toán khi định nghĩa về tài sản và điều kiện ghi nhận là cơ sở cho việc xác định các nguồn lực kinh tế nào đủ tiêu chuẩn để được ghi nhận là tài sản vô hình cần tham chiếu về chuẩn mực chung để giải thích được chuẩn mực này một cách đầy đủ
“Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn phát triển, các chuẩn mực kế toán cụ thể đối với từng loại nghiệp vụ hay quan hệ kinh tế không bao giờ bao trùm lên mọi nghiệp vụ và hoạt động Khi đó Chuẩn mực chung sẽ giúp đơn vị giải quyết vấn đề Dựa trên các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản của Chuẩn mực chung, đơn vị có thể tìm ra cách thức ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính để đảm bảo tính trung thực và hợp lý Vì vậy, trong thời gian tới VAS 01 cần được sửa chữa và bổ sung một số vấn đề sau:
Nguyên tắc giá gốc được quy định trong VAS 01 làm cho báo cáo tài chính tài chính của doanh nghiệp Việt Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ánh được một cách chính xác về giá trị hiện tại của các tài sản khi đựơc đánh giá lại Nên chăng, hệ thống kế toán Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về “Nguyên tắc giá trị hợp lý” để vận dụng cùng với “Nguyên tắc giá gốc” trong một số nghiệp vụ cụ thể để báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh giá trị tài sản một cách xác thực nhất
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và hội nhập Quốc tế, cùng với sự phát triển về trình độ của người làm kế toán cũng như các cán bộ quản lý
các cấp, nên chăng VAS 01 cần được bổ sung nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức” để hoàn thiện hơn trong công tác kế toán Điều này, xét thấy cũng rất
Trang 10đều phải suy xét kỹ hơn về nội dung, bản chất của nghiệp vụ, nói cách khác là phải biết rõ cái gốc của nó từ đâu mà ra, chứ không có căn cứ vào hình thức của nghiệp vụ
là chỉ dựa trên thông tin trên bề mặt của chứng từ Thực hiện được điều này, sẽ giúp cho người làm kế toán phản ánh đúng nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tài khoản đã được qui định, tránh được “Chủ nghĩa hình thức” trong kế toán
Hiện nay, tình trạng rất phổ biến là có xu hướng chú trọng hình thức trong cách quản
lý và ghi chép kế toán Người làm kế toán thường chỉ quan tâm đến những thông tin trên bề mặt chứng từ (ví dụ điển hình là hoá đơn tài chính) để ghi chép, nên có những nghiệp vụ kinh tế khác nhau nhưng thể hiện thông tin trên bề mặt chứng từ giống nhau thì việc phản ánh trên sổ kế toán giống nhau Cũng từ đặc điểm này, mà phát sinh một số hiện tượng giả mạo nghiệp vụ hay nghiệp vụ không có thực từ các bộ phận khác (sự việc không diễn ra nhưng vẫn lập chứng từ) nhưng kế toán vẫn phải
ghi chép, phản ánh trên sổ kế toán Nếu như, đề cập nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức” thì người làm kế toán mới có cơ hội tham gia, xem xét tận
tường các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan nhằm nắm bắt được bản chất của
sự việc và giúp cho việc lập chứng từ phản ánh đúng với bản chất của sự việc đã diễn
ra (hình thức phải phản ánh đúng với nội dung) Có như vậy, thông tin kế toán phản ánh trên sổ kế toán sẽ chính xác hơn cho từng nội dung cụ thể
Nên chăng VAS 01 cần được bổ sung khái niệm “bảo toàn vốn” Trong đó, nêu ra
các phương pháp và các trường hợp nào sẽ được áp dụng việc bảo toàn vốn khi cần thiết Có như thế chuẩn mực chung của Việt Nam mới bao quát được hết các tình huống sẽ xảy ra trong tương lai Khi đó doanh nghiệp có thể tự chủ xử lý tình huống xảy ra đối với đơn vị mình, không phải trong chờ vào các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, không gây lúng túng cho doanh nghiệp Trên giác độ quan hệ quốc tế, thì hệ thống kế toán Việt Nam cũng chứng tỏ được mức độ hội nhập quốc tế và tầm bao quát chung của hệ thống kế toán.”
(Bùi Công Khánh, Khuôn mẫu kế toán quốc tế và chuẩn mực chung VAS-01 của Việt nam, Quản trị tài chính (online) http://www.quantritaichinh.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=195:vas01&catid=86:baiviethachtoanketoan (ngày truy cập 24/06/2011)