Phần 3 – Chương 11: Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer Danh sách nhóm : 1. Nguyễn Thị Phượng ( 03/ 08/ 1990 ) _ Nhóm Trưởng. 2. Nguyễn Thị Tâm 3. Trần Thị Hoa 1. Sơ lược lịch sử quá trình hình thành. Hoàn cảnh : Thoạt đầu, Blumer đặt ra thuật ngữ “thuyết tương tác biểu trưng” vào năm 1937 khi viết một tiểu luận về tâm lý học xã hội cho một quyển sách giáo khoa khoa học xã hội. Trong tiểu luận này Blumer nhấn mạnh đến việc công trình của Mead đã đưa ra cái cơ sở cho một tiếp cận tâm lý học xã hội mới, là tiếp cận đã tổng hợp và vượt lên những tiếp cận ngự trị đương thời: thuyết hành vi và lý thuyết tiến hóa, như thế nào. Blumer có nói đến điều này: tiếp cận mới như là “thuyết tương tác biểu trưng”. Vì điều này, Mead thường được coi là người sáng lập của viễn tượng thuyết tương tác biểu trưng (còn gọi là Trường phái Chicago trong xã hội học) cho dù phân tích của Blumer sử dụng một cách nặng nề những ý niệm của các nhà lý thuyết khác: Robert Park, W. I. Thomas, và Ernest Burgess, và theo một số nhà phê phán, những ý niệm ấy khác với các bài viết của Mead trên những phương diện quan trọng. Tên tuổi: - Herbert Blumer (1900-1987), là tiến sĩ năm 1928. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường phái Chicago. - Là học trò của G.mead. - Giảng dạy ở đại học Tổng hợp California đến khi nghỉ hưu. Kết quả nội dung : - Theo Herbert Blumer (1969), một trong những nhà tương tác biểu trưng chủ chốt và là học trò của Mead, tương tác luận biểu trưng dựa trên ba luận đề. - Thứ nhất, con người hành động trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tượng và sự kiện hơn là hành động nhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngoài như các động lực xã hội hay với những kích thích bên trong như các bản năng. Do đó, tương tác luận biểu trưng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận mang tính thiết chế xã hội. - Thứ hai, các ý nghĩa nảy sinh từ quá trình tương tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành động tương lai. Các ý nghĩa được sáng tạo, cải biến, phát triển và thay đổi trong các tình huống tương tác hơn là được cố định và xác định trước. Trong quá trình tương tác, chủ thể không tuân thú một cách nô lệ các chuẩn mực được xác định trước. cũng không máy móc thực hiện các vai trò được thiết lập chính thức. - Thứ ba, các ý nghĩa là kết quả của những thủ tục lý giải mà các chủ thể thực hiện trong bối cảnh tương tác. Bằng việc đóng vai trò của người khác, chủ thể lý giải các ý nghĩa và ý định của người khác. Bằng cơ chế "tự tương tác", các cá nhân biến cải hoặc thay đổi các xác định của họ về tình huống, nhẩm lại các chuỗi hành động thay thế hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ. Như vậy, các ý nghĩa chỉ đạo hành động nảy sinh trong quá trình tương tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp. 2. Sự phát triển của lý thuyết. Đóng góp : - Lý luận cho thuyết tương tác biểu trưng . - Giải thích các quan niệm của Mead - Phát triển thuyết tương tác biểu trưng của Mead. - Khai sinh thuyết “tương tác luận biểu trưng “(1937). Thực chất: - Hệ thống hoá 3 luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng của Mead. - Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của sự vật đối với hành động của con người .tách sự vật ra khỏi môi trường củ nó, gắn cho 1 ý nghĩa nhất định -chủ thể đưa ra quyết định hoạt động. - Nhấn mạnh nguồn gốc xã hội của ý nghiã. Ý nghĩa của sự vật là một sản phẩm xã hội,sản phẩm của hoạt động và tương tác của cá nhân . - Ý nghĩa của sự vật được nắm bắt và điều chỉnh qua cơ chế lý giải mà cá nhân sử dụng khi tiếp cận nhân vật - Nhấn mạnh vai trò của quá trình lý giải ý nghĩa đối với hoạt động của con người. Lý thuyết về xã hội và hành động xã hội - HĐXH của các cá nhân được các cá nhân kiến tạo ,thực hiện thong qua quá trình giải nghĩa hành động của người khác và lý giải tình huống của họ. Tương tác biểu trưng : - Chỉ một đặc trưng cơ bản của tương tác giữa người với người - Là 1 quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành từ các hoạt động của các cá nhân, được thực hiện qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng. • Các thành tố của tương tác biểu trưng : + Sự tương tác của các cá nhân xảy ra khi có sự lý giải ý nghĩa hành vi của nhau. Mô hình hành vi: Chuỗi kích thích (S) - Phản ứng (R) Theo Blumer mô hình tương tác: S – I (Sự lý giải/giải mã biểu tượng)-R - Phân biệt Tương tác biểu trưng với tương tác ghi biểu trưng (Nảy sinh do sự phản ứng trực tiếp của người này với người kia mà không có sự lý giải ý nghĩa hành động). • Cấu trúc XH vi mô Phương pháp luận tương tác biểu trưng : - Để nghiên cứu hành động xã hội và tương tác xã hội và tương tác xã hội,Blumer chủ trương phải kế thừa và phát triển những phương pháp và kỹ thuật có khả năng đi sâu tìm hiểu được thế giới bên trong gồm các kinh nghiệm,traỉ nghiệm của các cá nhân . + Yêu cầu phương pháp luận ở đây là vấn đề : Làm sao hiểu được sự vật,hiện tượng như chính chủ thể nhìn nhận chúng ?Làm sao vừa hiểu được thế giới bên trong của đối tượng nghiên cứu và nắm bắt được thế giới bên ngoài mà cá nhân trải nghiệm ? Do đó, khác hẳn với các nhà chức năng luận đi từ lý thuyết đến giả thuyết khoa học đến vấn đề thực tế theo kiểu diễn dịch, Bllumer cho rằng Thuyết tương tác biểu trưng sử dụng phương pháp quy nạp Xuất phát từ sự quan sát vấn đề cụ thể,từ bằng chứng,số liệu và thông tin cụ thể đến khái quát hoá, đến sự hình dung cả chỉnh thể xã hội.Nhà chức năng luận nghiên cứu hành động xã hội cấu trúc xã hội từ góc độ của người ngoài cuộc .Nhà tương tác luận biểu trưng nghiên cứu hành động xã hội,cấu trúc xã hội từ giác độ của người trong cuộc . - Blumer hiểu rõ những khó khăn ,trở ngại trong khi nghiên cứu.Vì vậy ông đã chủ truơng phát triển những phương pháp và những công cụ nghiên cứu thích hợp Ông chia quá trình nghên cứu thành hai giai đoạn : 1 là giai đoạn thăm dò,tìm hiểu để xác định vấn đề nghiên cứu,kết quả của gai đoạn này là tạo ra được những khái niệm có tính chất định hướng khoanh vùng nghiên cứu. 2 là giai đoạn xem xét tỉ mỉ,kĩ lưỡng và hệ thống vấn đề đã được xác định ,sản phẩm của giai đoạn này là đưa ra được những khái niệm có khả năng định nghĩa,mô tả những gì quan sát được ,cảm nhận được . Cách xem xét quá trình nghiên cứu Blumer cho thấy sự cần thiết phải phân biệt và kết hợp yếu tố lý thuyết và yếu tố quan sát ,hai loại phương pháp luận định tính và định lượng.Có nghĩa là phải kết hợp hai giai đoạn tìm hiểu và xem xét trong một quá trình nghiên cứu thống nhất chứ không phải là đặt chúng đối lập nhau - Blumer đề ra một quan niệm trở thành phương châm cơ bản của phương pháp luận xã hội học định tính : nghiên cứu nhiều lần một đối tượng có giá trin hơn là nghiên cứu một lần nhiều đối tượng. - Theo Blumer các phương pháp nghên cứu xã hội học phải nhằm vào những mục đích sau đây : 1. Phác hoạ được bức tranh về những trải nghiệm riêng tư,bên trong của cá nhân mà những trải nghiệm đó tạo thành nền tảng của những hành động của cá nhân 2. Chỉ ra được bản chất của thế giới bên trong cá nhân ,tức là thế giới của những hiểu biết ,thái độ tình cảm của cá nhân về thế giới bên ngoài mà cá nhân có được ,3 làm sáng tỏ các quá trình trải nghiệm của cá nhân ,ví dụ, quá trình tri giác ,tư duy ,lý giải ,tưởng tượng ,ra quyết định ,xác định tình huống và giải quyết vấn đề . Kết luận : - Blumer là một trong những người phát triển xã hội học định tính. Phương pháp nghiên cứu định tính là ; khảo sát hàng chục lần một đối tượng còn tốt hơn khảo sát hang trăm,hàng nghìn đối tượng một lần . Như vậy, tương tác luận tập trung vào quá trình tương tác trong các bối cảnh cụ thể. Mọi hành động xã hội đều là có ý nghĩa. Do đó chỉ có thể hiểu được hành động khi phát hiện ý nghĩa mà các chủ thể gắn vào hoạt động của họ. Các ý nghĩa chỉ đạo hành động, nhưng cũng hình thành nên từ hành động. Chúng không cố định, không phải được đưa từ bên ngoài vào một lần là xong, mà được kiến tạo và dàn xếp trong quá trình tương tác. Trong khi tương tác với chủ thể khác, một chủ thể phát triển nên một tự quan niệm, điều có một hậu quả quan trọng, bởi vì chủ thể có xu hướng hành động theo cái định nghĩa mà anh ta tự quan niệm về bản thân. Việc hiểu sự kiến tạo ý nghĩa và tự quan niệm bao gồm việc đánh giá cách thức mà các chủ thể lý giải quá trình tương tác. Bảng phân công công việc cụ thể giữa các thành viên trong nhóm: Tất cả các thành viên trong nhóm cùng đọc sách, tìm tài liệu và đưa ra cách làm cho bài tập của nhóm. công việc cụ thể của mỗi người như sau: Họ tên thành viên trong nhóm Công việc cụ thể 1. Nguyễn Thị Tâm Đọc sách và tìm trên mạng về Sơ lược lịch sử quá trình hình thành. 2. Trần Thị Hoa Đọc tài liệu và làm về đóng góp của Blumer. 3. Nguyễn Thị Phượng Đọc và tìm tài liệu làm phần thực chất + Kết luận, sau đó tổng kết lại các phần chỉnh sửa hoàn chỉnh bài rồi gửi qua gmail cho thầy. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Lịch sử & lý thuyết xã hội học, Lê Ngọc Hùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 2. Xã hội học, Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 3. Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Guter Endruweit (chủ biên), Nxb Thế Giới, Hà Nội, 1999. 4. http://en.wikipedia.org/wiki/C. . Phát triển thuyết tương tác biểu trưng của Mead. - Khai sinh thuyết tương tác luận biểu trưng “(1937). Thực chất: - Hệ thống hoá 3 luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng của Mead. -. ứng (R) Theo Blumer mô hình tương tác: S – I (Sự lý giải/giải mã biểu tượng)-R - Phân biệt Tương tác biểu trưng với tương tác ghi biểu trưng (Nảy sinh do sự phản ứng trực tiếp của người này. trình tương tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp. 2. Sự phát triển của lý thuyết. Đóng góp : - Lý luận cho thuyết tương tác biểu trưng . - Giải thích các quan niệm của Mead