Thuyết tương tác biểu trưngTrong cuốn Hiện tượng học tinh thần, tác phẩm triết học lớn của Hêghen, là tác phẩm khẳng định sự chín muồi trong thế giới quan triết học của ông, ông đã đưa r
Trang 1Thuyết tương tác biểu trưng
Trong cuốn Hiện tượng học tinh thần, tác phẩm triết học lớn của Hêghen, là tác
phẩm khẳng định sự chín muồi trong thế giới quan triết học của ông, ông đã đưa ra một
số nguyên lý cơ bản nhằm bước đầu xây dựng một hệ thống triết học độc lập của mình,
mà trước tiên phải kể tới đó là quan điểm tinh thần tuyệt đối và nguyên lý về sự phát
triển
Tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng trong quan niệm về hiện thực.
Trong triết học của Hêghen, tinh thần tuyệt đối được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người chính
là công cụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình.1 Tinh thần tuyệt đối
được Hêghen lý giải như sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên và cái “tôi tuyệt đối”, nó là
sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và vật chất, chủ thể và khách thể
Nguyên lý khẳng định tinh thần tuyệt đối là điểm xuất phát và nền tảng của hiện
thực gắn liền với Nguyên lý phát triển Như đã phân tích ở trên, Hêghen hiểu sự phát
triển là một quá trình phủ định biện chứng trong đó liên tiếp diễn ra cái mới thay thế cái
cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố của cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát triển Xuất phát từ quan niệm sự phát triển, ông khẳng định quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đối là tam đoạn thức Theo đó, quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đối đồng thời cũng là quá trình nảy sinh mâu thuẫn giữa các mặt đối lập Mâu thuẫn đó biểu hiện
cụ thể ở mâu thuẫn cơ bản con người – tự nhiên, sau này tiếp tục được Mác và các nhà khoa học tiếp tục phát triển và là cơ sở lý luận
Tư tưởng của Hêghen về con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của mình Tư duy và trí tuệ của con người hình thành và phát triển trong chừng mực con người nhận thức và cải tạo thế giới, biến cái tự nhiên từ cái đối lập với mình thành cái của mình bằng cách làm chủ tự nhiên.2
Những tư tưởng của Hêghen về tinh thần tuyệt đối mà cụ thể là vai trò chủ thể của con người trong quá trình hoạt động là cơ sở lý luận tiền đề cho những lý thuyết về hành động xã hội của các nhà xã hội học, trong đó có thuyết tương tác biểu trưng Theo Herbert Blummer, một trong những nhà xã hội học đưa ra những lý luận về thuyết tương tác biểu trưng có vai trò chủ chốt trong hệ thống lý thuyết xã hội học, đã hệ thống há ba luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng mà Mead đã từng nêu ra
Khi nêu ra quan điểm về vai trò tiên quyết của việc giải nghĩa hay nắm bắt ý nghĩa của sự vật đối với hành động của con người, Blummer cho rằng việc giải nghĩa sự vật ở đây thực chất là việc tách sự vật đó ra khỏi môi trường của nó, làm nổi bật sự vật đó lên, là gắn cho nó một ý nghĩa nhất định, là phán xét sự cần thiết hay thích hợp của nó đối với chủ thể và dựa vào sự giải nghĩa đó là chủ thể ra quyết định hành động.3 Theo đó, quá trình lý giải ý nghĩa có vai trò hết sức quan trọng đối với hành động của con người Lấy luận điểm của Hêghen làm cơ sở có thể thấy thực chất của sự lý giải hành vi trong quá trình tương tác biểu trưng của con người là quá trình tư duy và trí tuệ của con người phát triển, quá trình con người thực hiện vai trò chủ thể của mình Ở đây, con người thực hiện giải nghĩa ý nghĩa của sự vật, hay hành vi của người khác cũng chính là việc biến cái đối lập với mình thành cái của mình bằng cách làm chủ nó Con người chỉ có thể làm chủ khi
3 Lê Ngọc Hùng (biên dịch), “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 290-291
Trang 2đã hiểu ý nghĩa của sự vật và ý nghĩa đó chính là một sản phẩm xã hội, sản phẩm của hành động và tương tác của các cá nhân
Quan điểm về xã hội và hành động xã hội, Blummer cho rằng cần xã hội loài người được cấu thành từ những con người có bản ngã, có “cái tôi” hay thế giới riêng bên trong của họ Quan điểm này có thể được luận giải từ góc độ của quan điểm về tinh thần tuyệt đối của Hêghen với việc đề cao sự hợp nhất giữa thực thể tự nhiên và cái tôi tuyệt đối Thuyết tương tác biểu trưng nhấn mạnh hành động xã hội của các cá nhân được các
cá nhân kiến tạo, thông qua quá trình giải nghĩa hành động của người khác và lý giải tình huống của họ Quá trình này cũng đồng thời là quá trình thực hiện hoạt động nhận thức
và cải tạo thế giới của con người, mà theo Hêghen đó là công cụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức bản thân mình
Xuất phát từ quan điểm của Hêghen khi coi con người là một chỉnh thể thống nhất
và và chính qua quá trình hoạt động mà con người hình thành ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức và ý chí tự do, Blummer khi đưa ra những luận điểm khoa học về cấu trúc xã hội
vi mô và cấu trúc xã hội vĩ mô cũng khẳng định cấu trúc của “cái tôi” ở cấp độ vi mô – cá nhân là cấu trúc xã hôi, theo như quan điểm của Mead, đồng thời nhấn mạnh cần phải nghiên cứu những cấu trúc xã hội rất quan trọng với tư cách là phức thể các vị thế xã hội, vai trò xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế xã hội và các mối quan hệ giữa chúng Như vậy, theo Blummer khi nghiên cứu mỗi cá nhân – con người với tư cách là một cấu trúc xã hội
vi mô thì phải nghiên cứu như một chỉnh thể thống nhất của các vị thế, vai trò, và đặc biệt
là các mối tương tác xã hội và các điều kiện diễn ra các mối tương tác đó như các yếu tố của hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội, văn hóa, vị thế, vai trò xã hội, truyền thống, giá trị, chuẩn mực xã hội Trong toàn bộ những nhân tố đó, hành động xã hội của
cá nhân chỉ là một bộ phận cấu thành của hành động cùng nhau
Trong hệ thống lý luận của mình về thuyết tương tác biểu trưng, Blummer nhấn mạnh tầm quan trong của yếu tố lý giải của cá nhân trong quá trình tương tác với người khác Trong đó, chính sự nỗ lực của cá nhân đóng vai trò quyết định việc khởi xướng, thực hiện, điều chỉnh, biến đổi hành động trên cơ sở những gì mà cá nhân đó quan sát lý giải biểu tượng hành vi, hoạt động của nhau.4 Quan điểm này của Blummer cũng đồng thời khẳng định vai trò chủ thể của cá nhân trong hành động xã hội, và cá nhân cũng là kết quả của chính quá trình hành động của mình, dựa trên cơ sở quan điểm về tinh thần tuyệt đối của Hêghen
4 Lê Ngọc Hùng (biên dịch), “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 295