Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,02 MB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 3 DANH MỤC HÌNH 3 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN 3 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM THÁI LAN 20 2.1. CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN 20 2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN TRƯỚC NĂM 1995 20 2.3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 22 2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan 23 2.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan 25 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan 25 2.3.3. Đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan từ 1995 đến nay 30 2.4. QUAN HỆ ĐẦU TƯ VIỆT NAM – THÁI LAN 35 2.4.1. Thái Lan đầu tư vào Việt Nam 35 2.4.2. Việt Nam đầu tư vào Thái Lan 41 2.4.3. Đánh giá chung về quan hệ đầu tư Việt Nam – Thái Lan 41 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN 43 3.1. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ 43 3.1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý và cải cách thủ tục hành chính 43 3.1.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 44 3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN 44 3.2.1. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực 44 3.2.2. Gắn nhập khẩu công nghệ với xuất khẩu 48 3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu 49 3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực 50 3.2.5. Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh 51 3.2.6. Nghiên cứu thị trường Thái Lan 52 3.3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TỪ THÁI LAN 53 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan qua các năm Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ 1972 – 1979 Bảng 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Thái Lan thời kỳ 1986 – 1990 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Thái Lan thời kỳ 1995 – 2011 Bảng 2.4. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan Bảng 2.5. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan Bảng 2.6. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 1995 – 1999 Bảng 2.7. Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan qua các năm Biểu đồ 1.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Lan Biểu đồ 1.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan 2008 - 2010 Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 1995 – 2011 Biểu đồ 2.2. So sánh FDI của Thái Lan vào Việt Nam và FDI của các quốc gia khác vào Việt Nam giai đoạn 1998 – 09/2007 Biểu đồ 2.3. So sánh FDI của Thái Lan vào Việt Nam và FDI của các quốc gia khác vào Việt Nam năm 2008 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng nguồn vốn FDI của Thái Lan trong tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Trên cơ sở đó, quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực, trong đó có Thái Lan, luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Thực tế Việt Nam và Thái Lan đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ rất sớm nhưng phải đến khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN thì quan hệ ngoại giao, đặc biệt là quan hệ kinh tế giữa hai nước mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vậy, mối quan hệ này được đánh giá là còn khá khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có của nó. Nếu được khai thác một cách có hiếu quả thì mối quan hệ này hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả hai bên. Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình nhằm đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường hơn nữa mối quan hệ này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam và Thái Lan. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: về mặt không gian, chuyên đề tập trung vào mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia là Việt Nam và Thái Lan; về mặt thời gian là giai đoạn từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 cho đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn. 4. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, lời kết, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì chuyên đề gồm có ba phần như sau: Chương 1. Tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan Chương 2. Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan Chương 3. Các giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan CHƯƠNG 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN 1.1.1. Vị trí địa lý Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái Lan có diện tích 513.000 km 2 (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào) lớn thứ 51 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Myanma. (Nguồn: https://www.cia.gov/library/publications/the- world-factbook/geos/th.html) Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên, về phía đông là sông Mekong - đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. 1.1.2. Khí hậu Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 độ C vào tháng 12 và lên tới 35 độ C vào tháng 4 hàng năm. 1.1.3. Dân cư Thái Lan có dân số khoảng 69,1 triệu người (ước tính 2011 theo WB). Tốc độ tăng dân số ước tính năm 2011 là 0,5%. Khoảng 89% dân số là dân tộc Thái, còn lại là các dân tộc khác. Trong đó, gần 94,7% người dân Thái Lan theo đạo Phật (tỷ lệ cao nhất thế giới), người Hồi giáo chiếm 4,6% và các tôn giáo khác chiếm 0,7% dân số. Tiếng Thái là ngôn ngữ chính ở Thái Lan, ngoài ra Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được giảng dạy rất rộng rãi. Ở Thái Lan, tỷ lệ nam giới biết chữ là 94,9%; tỷ lệ này ở nữ giới là 90,5%. Tuổi thọ trung bình là 71,24 ở nam và 76,08 ở nữ (ước tính năm 2011 theo WB). 1.1.4. Văn hóa Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Vương quốc Thái Lan - đất nước của những ngôi đền biểu trưng cho nền văn hoá nông nghiệp – Phật giáo. Thái Lan có biên giới tiếp giáp với bốn nước trong đó phía Nam là Malaysia, phía Tây là Myanmar, hướng Đông Bắc là Lào, và phía Đông Nam giáp với Campuchia. Chính vì vậy Thái Lan là nước có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau trong cùng khu vực Đông Nam Á, hơn nữa với bản tính thân thiện của người dân, Thái Lan được mệnh danh là “Đất nước của những nụ cười”. 1.1.5. Hành chính Thái Lan được chia làm 76 tỉnh, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan. Các tỉnh được chia thành các huyện hoặc quận. Các huyện được chia thành các xã, trong khi các quận được chia thành các phường. Các xã được chia thành các thôn. Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp: thành phố, thị xã và thị trấn. Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã. 1.1.6. Chính trị Thái Lan là nước có thể chế quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua – người được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Chính phủ bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc. Hiện nay thủ tướng Thái Lan là bà Yingluck Shinawatra. 1.1.7. Chính sách đối ngoại Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanmar. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình. Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang. Lực lượng du kích cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Chính sách ngoại giao khôn khéo mềm dẻo của Thái được gọi là "ngoại giao cây sậy”. 1.1.8. Các tổ chức quốc tế mà Thái Lan tham gia Thái Lan hiện là thành viên của các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương - APEC, Diễn đàn khu vực ASEAN - ARF, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực - BIMSTEC, Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Hội nghị cấp cao về Hợp tác và Xây dựng niềm tin tại châu Á - CICA, Hội nghị cấp cao Đông Á - EAS, Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc - FAO, G-77, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA, Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển - IBRD, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO, Phòng thương mại quốc tế - ICC, Hội phát triển quốc tế - IDA, Tổ chức lao động quốc tế - ILO, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, Tổ chức hàng hải quốc tế - IMO, Tổ chức cảnh sát chống tội phạm quốc tế - Interpol, Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương - MIGA, PCA, Liên hiệp quốc – UN, Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển - UNCTAD, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc - UNESCO, Tổ chức y tế thế giới - WHO, Tổ chức thương mại thế giới - WTO… 1.1.9. Kinh tế Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng về xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. [...]... vọng để Việt Nam và Thái Lan phát triển mạnh những sản phẩm, lĩnh vực mà cả hai cùng có thế mạnh Như vậy có thể nói việc phát triển tăng cường quan hệ hợp tác với Thái Lan nói chung, hợp tác về kinh tế nói riêng có một vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM THÁI LAN 2.1 CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN Tính... một mặt vừa tạo nên sự cạnh tranh đối trọng trong phát triển kinh tế, một mặt vừa tạo ra những cơ hội hợp tác hết sức to lớn giữa hai nước 1.3 VAI TRÒ CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VỚI THÁI LAN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Thứ nhất, việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Thái Lan đem lại cho Việt Nam những nguồn lợi về kinh tế: tăng kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, từ đó tạo ra thu nhập quốc... hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan càng được khẳng định thêm trong các văn bản như: Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Thái Lan trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI (20/02/2004); Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (21/02/2004); Tuyên bố chung về Chiến lược chung về đối tác kinh tế (20/12/2006); Chiến lược Kinh tế chung Việt Nam – Thái Lan (JSEP) (05/2009) 2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH. .. mới kinh tế của Việt Nam, cả thực trạng phát triển kinh tế của Thái Lan đã thúc đẩy sự xuất hiện một động thái mới trong quan hệ ngoại thương giữa Thái Lan và Việt Nam Khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước tăng nhanh theo nhịp độ mở của nền kinh tế Việt Nam Bắt đầu từ 1989, khi nền kinh tế Việt Nam thực sự chuyển sang cơ chế thị trường, quan hệ buôn bán giữa hai nước có bước nhảy vọt: mức tăng trưởng... giai đoạn này xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam đã vượt xa số Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam Từ 1977 hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan phát triển mạnh mẽ Năm 1978 hai nước đã kí Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật 11/01; Hiệp định vận chuyển hàng không 11/01 Bình quân trong 3 năm 1977 – 1979, kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan – Việt Nam tăng hơn 3 lần Đó là kết quả... viết “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan: 20 năm phát triển” của tác giả Hà Huy Thành đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 224 tháng 01/1997 thì nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Việt Nam trung bình chiếm dưới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Thái Lan và kim ngạch hàng hóa mà Thái Lan nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,07% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan Như vậy,... Thái Lan, tiếp theo là đến công nghiệp rồi cuối cùng mới đến nông nghiệp Biểu đồ 1.2 Cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Lan (Đơn vị: %) (Nguồn: Báo cáo tổng quan về kinh tế Thái Lan 2010 của ngân hàng Thái Lan - The Siam Commercial Bank) Thương mại: Biểu đồ 1.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan 2008 - 2010 (Đơn vị: tỷ euro) (Nguồn: Báo cáo tổng quan về kinh tế Thái Lan 2010 của ngân hàng Thái Lan- ... thuận lợi cho quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển 1.2.2 Khó khăn của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với Thái Lan Thứ nhất, Việt Nam và Thái Lan có rất nhiều điểm tương đồng về tiềm năng, điều kiện phát triển kinh tế như vị trí, đất đai, khí hậu Đây vừa là thuận lợi (như đã trình bày ở phần thuận lợi) những cũng vừa là khó khăn cho mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước... công tác tìm hiểu về thực tế tình hình kinh tế Việt Nam cũng như Thái Lan, tăng cường hiểu biết lẫn nhau góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển 2.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan Bảng 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ 1995 – 2011 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Việt Nam xuất... gần gũi nhất với Việt Nam (bên cạnh mô hình của Malaysia) và nước bạn lại đi trước chúng ta cả thập kỉ về phát triển kinh tế Mối quan hệ hợp tác với Thái Lan vì thế sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc học hỏi các kinh nghiệm phát triển, “mở cửa” của Thái Lan cũng như rút ra được bài học kinh nghiệm từ những thất bại và khủng hoảng mà Thái Lan đã gặp phải Bên cạnh đó, việc hợp tác mở ra nhiều . việc tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan Chương 2. Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan Chương 3. Các giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan CHƯƠNG. TRỌNG CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN 3 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM THÁI LAN 20 2.1. CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN 20 2.2. KHÁI. 35 2.4.1. Thái Lan đầu tư vào Việt Nam 35 2.4.2. Việt Nam đầu tư vào Thái Lan 41 2.4.3. Đánh giá chung về quan hệ đầu tư Việt Nam – Thái Lan 41 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM