1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TIỀN TỆ KHU VỰC ĐÔNG Á

6 336 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

đề tài: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TIỀN TỆ KHU VỰC ĐÔNG Á

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TIỀN TỆ KHU VỰC ĐÔNG Á Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đã làm tăng thêm nhu cầu hợp tác tiền tệ Đông Á và khiên cho nhu cầu hợp tác tiền tệ trong khu vực này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhiều nghiên cứu cho răng khủng hoảng tiền tệ Đông Á là nguyên nhân chủ yếu làm tăng thêm những yếu kém trong khu vực. Tuy nhiên, chênh lệch về mức độ phát triển và những khác biệt về cơ cấu kinh tế có thể là những trở ngại, song đồng thời cũng có thể là nhân tố hỗ trợ cho sự hợp tác tiền tệ khu vực. Sự khác biệt về mức độ tuyển dụng lao động, vốn và công nghệ có thể kích thích thương mại hàng hóa và đầu tư, do vậy, làm tăng nhu cầu hợp tác tiền tệ trong khu vực nhằm xóa bỏ tình trạng mất cân đối trong phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như ngăn ngừa xảy ra khủng hoảng trong tương lai. Do đó, vấn đề hợp tác tiền tệ đang nổi lên như là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với các quốc gia Đông Á. Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng cường hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á. I. Giải pháp đối với khu vực Kinh nghiệm trong hội nhập tiền tệ của châu Âu cho thấy, để thực hiện được lộ trình ngắn hạn và dài hạn đã đề ra, Đông Á cần có sự hợp tác chính sách tỷ giá và tiền tệ theo 3 bước như sau : - Hợp tác chính sách lỏng : hợp tác về nguồn lực và thông tin - Hợp tác chính sách chặt : cơ chế tý giá hối đoái Châu Á (AERM) - Hợp tác chính sách thống nhất hoàn toàn : các giải pháp nhằm hướng đến một Liên minh tiền tệ Châu Á (AMU) 1. Hợp tác chính sách lỏng Để thực hiện chính sách lỏng, các nền kinh tế khu vực cần tăng cường hợp tác để chia sẻ nguồn lực và thông tin. Hợp tác về thông tin đòi hỏi các quốc gia Đông Á phải bắt đầu đối thoại chính sách về các vấn đề tỷ giá hối đoái như là một phần của quá trình tăng cường giám sát nhắm hạn chế những mâu thuẫn và sự biến động tiền tệ trong khu vực. Những cuộc đối thoại này nên tập trung vào các vấn đề như : phát triển thị trường hối đoái, các dòng luân chuyển vốn, dự trũ ngoại hối, và các chính sách tài chính tiền tệ và tỷ giá. Hợp tác về nguồn lực đòi hỏi các quốc gia phải thiết lập thỏa thuận tích lũy và chia sẻ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng tiền tệ trong khu vực – một cách thức để tăng cường sáng kiến Chiềng Mai ( CMI ) hoặc thiết lập Quỹ tiền tệ Châu Á ( AMF ) Thứ nhất , cần tăng cường sáng kiến Chiềng Mai và các biện pháp giám sát khu vực Bước đầu tiên tiến về một đồng tiền chung châu Á đã được khởi xướng theo “Sáng kiến Chiềng Mai” (CMI) đã được sự thống nhất của các Bộ trưởng Tài chính các nước ASEAN +3 tại Chiềng Mai, Thái Lan (5/2000). Sáng kiến đưa ra việc thiết lập một hệ thống các thỏa thuận hoán đổi song phương (BSAs) để tránh và xử lý các cuộc khủng hoảng trong tương lai như cuộc khủng hoảng tiền tệĐông Á năm 1997-1998. Theo đó, các nước tham gia sẽ hỗ trợ các nước bạn trong khu vực khi nước đó có nguy cơ bị tấn công bởi đầu cơ tiền tệ và những ảnh hưởng mất ổn định khác. Quá trình tăng cường sáng kiến Chiềng Mai gắn với quá trình giám sát khu vực. Tức là, việc đẩy mạnh CMI – với quy mô lớn hơn, cơ cấu quản lý tập trung, và có tính độc lập cao hơn với ÌM – phải nhất quán với việc tăng cường quá trình giám sát. Điều này là bởi vì khu vực cần quan tâm trước rằng một ÀM có thể cho vay một cách quá rộng rãi với ít điều kiện ràng buộc có thể gây ra rủi ro về đạo đức cho chính phủ nhận khoản vay cũng như nhà đàu tư có cổ phần bị nghi vấn ở quốc gia đó. Vì vậy, cần phải thực hiện giám sát có hiệu quả, tăng cường năng lực điều chỉnh chính sách trong trường hợp xảy ra khủng hoảng khả năng thanh toán, và nếu cần thiết, nhất định phải có sự tham gia hiệu quả của khu vực tư nhân. Một khi những nỗ lực này được thực hiện, Đông Á sẽ thiết lập được một AMF hiệu quả để góp phần ổn định tài chính khu vực mà không tạo ra rủi ro về đạo đức. Thứ hai, thiết lập một FTA trên toàn khu vực Đông Á: Để hỗ trợ cho phối hợp chính sách sâu rộng hơn, hội nhập khu vực thực sự là cần thiết. Hội nhập thương mại nên đi trước hội nhập tài chính. Đông Á cần thiết lập một FTA trên toàn khu vực như là một giải pháp để chuyển đổi từ quá trình hợp tác chính sách lỏng sang hợp tác chính sách chặt. Nhưng hiệp định thương mại khu vực này được kỳ vọng có thể tạo nên sự hội nhập sâu rộng hơn về thương mại và FDI ở Đông Á. Xét trên quan điểm này, các nền kinh khu vực nên tăng cường đàm phán về các FTAs phụ vùng và FTAs song phương – chẳng hạn như EOA Nhật Bản – Hàn Quốc, EPA Nhật Bản – ASEAN, FTA Trung Quốc – ASEAN và FTA Hàn Quốc – ASEAN – đều mang lại một nền tảng cơ bản cho hội nhập và liên kết lẫn nhau trong khu vực. Các nước trong khu vực Đông Á nói chung và khu vực ASEAN nói riêng cần có tiếng nói chung tại các diễn đàn, tổ chức đa phương như WTO nhằm giảm bớt cá rào cản đói với thương mại, đầu tư và chu chuyển vốn giữa các khối kinh tế, đồng thời giảm thiểu những bất lợi đối với các nước thành viên có trình độ phát triển thấp hơn trong khu vực. Lịch trình tiếp theo là tổng kết các FTAs/EPAs song phương khác nhau trong phạm vi Đông Á để hướng đến một FTA rộng khắp Đông Á. Để đơn giản hóa nhiệm vụ này, mỗi FTA/EPA nên có các điều luật đơn giản và minh bạch, có xem xét đến các rào cản thuế quan bên ngoài, danh mục loại trừ, quy tắc xuất xứ và hài hòa hóa các tiêu chuẩn, thủ tục và các quy định. Quá trình hôi nhập của khu vực sẽ nhanh chóng, mạnh mẽ và thuận lợi hơn khi ngay từ đầu có một sự thống nhất giữa các FTA/EPA về các quy tắc xuất xứ, danh mục loại trừ, khung thời gian tự do hóa, và quá trình hài hòa hóa các tiêu chuẩn , thủ tục, quy tắc quy định về an toàn, môi trường, di chuyển của thể nhân… để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới. 2. Hợp tác chính sách chặt Hợ tác chính sách lỏng được thực hiện và đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia Đông Á chuyển sang quá trình hợp tác chính sách chặt. Một sự tiếp cần đa phương thức sẽ mang tính hiện thực hơn bởi vì các nền kinh tế được chuẩn bị sẵn sàng có thể tiến tới phối hợp chính sách tỷ giá và tiền tệ chặt chẽ hơn, và những nước đi sau có thể dần dần bắt kịp các nước đi trước. Ở giai đoạn này, cần thiết lập một cơ chế hỗ trợ tài chính tốt để duy trì cơ chế tỷ giá ERM châu Á thông qua một thỏa thuận khả năng thanh khoản trong ngắn hạn để đảm bảo cho những can thiệp thường xuyên trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô cao độ - đặc biệt là các điều luật về chính sách tài khóa và tiền tệ - là rất cần thiết cho việc duy trì cơ chế tỷ giá ERM châu Á và tạo ra một hệ thống ổn định, có thể tin cậy được. Trong phối hợp chính sách tỷ giá, bước đàu tiên là các nền kinh tế khu vực thảo luận về các vấn đề tỷ giá như là một phần của việc tăng cường giám sát kinh tế. Khi các quốc gia trong khu vực đã đạt được mức độ hội nhập và nhất thể hóa sâu rộng hơn, khi các thể chế hỗ trợ ngày càng phát triển thì một khuôn khổ chung về ổn định tỷ giá trong khu vực cần được thiết lập. Sự phối hợp chính sách tỷ giá và tiền tệ cũng đòi hỏi các quốc gia Đông Á phải xem xét thận trọng các vấn đề kiểm soát về vốn hiện đang duy trì ở nhiều nước trong khu vực. Những quốc gia đang duy trì kiểm soát nguồn vốn nên từng bước nới lỏng vấn đề này, đặc biệt là vấn đề kiểm soát các luồng vốn chảy ra, đồng thời đẩy mạnh giám sát khu vực tài chính. 3. Hợp tác chính sách thống nhất hoàn toàn Giai đoạn cuối cùng là phối hợp chính sách tiền tệ thống nhất hoàn toàn và ủy thác hoàn toàn việc hoạch định chính sách tiền tệ cho một chính quyền siêu quốc gia của khu vực. Về cơ bản, một đồng tiền chung khu vực có thể được đưa ra, nhưng nó chỉ có thể được coi là một khả năng trong dài hạn. tất cả các nước này đều nhằm hướng đến một Liên minh tiền tệ Đông Á. Các nền kinh tế ASEAN có thu nhập thấp còn phải phát triển các khung chính sách và các thể chế cơ bản của họ trước khi trở thành thành viên hợp pháp để bắt đầu phối hợp chính sách tiền tệ khu vực. Mặc dù Trung Quốc đang ngày càng hội nhập sâu với các nền kinh tế Đông Á khác về thương mại và đầu tư FDI, nhưng quốc gia này vẫn chưa thực sự về các hoạt động kinh tế vĩ mô và tài chính. Trung Quốc sẽ phải cải cách khu vực tài chính nhiều hơn và tự do hóa cán cân vốn để tự mình hội nhập hoàn toàn với các thành viên Đông Á khác. Một vài nền kinh tế trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan lại hội nhập tốt với nhau về thương mại, tài chính và hoạt động kinh tế vĩ mô. Nhóm các nước Indonesia, Philippin cũng gần đạt được sự liên kết này. Các nền kinh tế này có thể tạo thành một khu vực tiền tệ, ít nhất là nhìn từ triển vọng kinh tế. Một khi các nền kinh tế này cố định tỷ giá hay thành lập liên minh tiền tệ, thì hội nhập kinh sẽ sâu hơn và mức độ đối xứng của các cú sốc cũng sẽ tăng lên. Sự hình thành các khu vực tiền tệ tối ưu của từng nhóm nước có quan hệ chặt chẽ với nhau sẽ tạo điều kiện cho việc tiến tới hình thành một liên minh tiền tệ khu vực Đông Á. Mục tiêu hợp tác tiền tệ chỉ có thể trở thành hiện thực một khi các quốc gia Đông Á có những cải cách mang tính điều chỉnh đối với các hệ thống trao đổi tiền tệ, đặc biệt là việc hủy bỏ các nhóm tiền được gắn với USD đã làm cho hàng hóa xuất khẩu của các nước Đông Á trở nên mất tính cạnh tranh. Cho đến nay, vẫn có tới hơn 90% thương mại của Đông Á được giao dịch bằng USD. Tuy nhiên biện pháp trước mắt là phải đạt được sự đồng thuận giữa các nước vốn đang cạnh tranh với nhau về thị trường xuất khẩu và thị trường đầu tư. Một số nước châu Á cần làm tốt việc cả tổ cơ cấu và minh bạch tài chính như là một điều kiện cần thiết để có một định chế tài chính chung. Việc hợp nhất tiền tệ sẽ không thể diễn ra trong ngắn hạn, đặc biệt, khi vẫn tồn tại những hàng rào ngăn cản ở các cấp độ thương mại thông qua hạn chế luồng di chuyển của lao động, vốn và các dịch vụ tài chính. Tóm lại : Để thực hiện được lộ trình đã đưa ra trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các quốc gia Đông Á cần có nhiều nỗ lực cố gắng để cùng phối hợp hành động, thực hiện các biện pháp hợp tác về chính sách và tỷ giá tiền tệ. Song, biện pháp quan trọng hơn cả đối với các quốc gia Đông Á vẫn là giải quyết các mâu thuẫn và bất đồng chính trị. Không giống như châu Âu, Đông Á không có một mong muốn rõ ràng về cóa bỏ những rào cản chính trị ở khu vực, một phần do sự khác biệt lớn giữa các quốc gia về hệ thống chính trị, văn hóa và lịch sử. Chính vì vậy, mặc dù các quốc gia đều bày tỏ ủng hộ đối với các chương trình hợp tác tài chính tiền tệ trong khu vực, tuy nhiên để có thể đẩy mạnh tốc độ hội nhập và hợp tác tiền tệ trong tương lai, các quốc gia trong khu vực vần phải có những cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa thì mới có thể hướng đến quá trình hội nhập một cách toàn diện và lâu dài. II. Giải pháp đối với Việt Nam Có thể khẳng định rằng Việt Nam nên xem xét và tham gia tích cực vào lộ trình hợp tác tiền tệ Đông Á. Hợp tác tiền tệ Đông Á có thể tác động đến kinh tế Việt Nam theo từng mức độ khác nhau trên tất cả các phương diện của nền kinh tế. Đồng thời những tác động này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là rủi ro nếu Việt Nam có những dự tính, đối sách ngay từ bây giờ. Do đó, việc xem xét các giải pháp riêng trong các lĩnh vực cụ thể, từ thương mại, đầu tư đến tiền tệ - ngân hàng để giúp Việt Nam hội nhập tiền tệ tốt hơn với khu vực là điều hết sức cần thiết. 1. Giải pháp trong lĩnh vực thương mại – đầu tư Để đảm bảo hội nhập thương mại - đầu tư thành công, tạo tiền đề cho hợp tác tiền tệ khu vực cần thực hiện phối hợp các biện pháp sau: - Đối với bên ngoài, cần tích cực tham gia các cuộc đối thoại chính sách cũng như phối hợp trao đổi thông tin với các nước trong khu vực nhằm hiểu được chính sách vĩ mô cũng nhưng chính sách thương mại và chính sách đầu tư của từng quốc gia, để từ đó có những bước đi đúng hướng và thích hợp trong hội nhập thương mại – đầu tư. Đây cũng là bước đệm cần thiết để Vieetn Nam có thể tham gia thành công vào quá trình hợp tác tiền tệ khu vực. - Đối với trong nước, cần có các biện pháp hỗ trợ tài chính có điều kiện cho donah nghiệp có khả năng cạnh tranh hiệu quả và xuất khẩu thông qua viecj : tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu, tiếp tục hoàn thiện các giải pháp ưu đãi tín dũng cho xuất khẩu phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Đồng thời, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, phát triển, tiếp thị sản phẩm ra các thị trường mới cũng là một biện pháp được coi trọng. Bên cạnh các chính sách thương mại, Việt Nam cũng nên tích cực có các hình thức ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của khu vực vào trong nước và tăng cường hỗ trợ hợp tác đầu tư ra nước ngoài với các nước trong khu vực, giảm bớt sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ và EU. 2. Giải pháp trong lĩnh vực tài chính Hợp tác tiền tệ khu vực cũng đặt ra nhiều yêu cầu đối với các chính sách tài chính – tiền tệ Việt Nam, nhất là trong điều kiện Việt Nam muốn tham gia vào hệ thống tiền tệ này. Về chính sách tài khóa, Việt Nam có thể sẽ phải cải cách mạnh mẽ sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn của khu vực đưa ra, tương tự như khuôn khổ của “ Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định” của EU. Việt Nam cần cân nhắc và xem xét các tiêu chí của chính sách tài khóa ( như thâm hụt ngân sách, lạm phát, nợ công…) sao cho có thể từng bước đảm bảo được yêu cầu của “Hiệp ước về tăng trưởng và ổn định”. Nhà nước cần hiệu quả chi NSNN đúng mục đích, dự toán ngân sách được giao, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức chỉ tiêu đã quy định. Đồng thời, tổ chức triển khai hiêu quả các biện pháp thực hiện triệt để tiết kiệm trong cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống thuế và hải quan với các nước trong khu vực. Các biện pháp bảo hộ không phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nên từng bước được xóa bỏ và nên sớm thay thế các biện pháp bảo hộ phi thuế bằng thuế hạn ngạch và nâng thuế nhập. Điều này có thể vừa giúp đảm bảo tăng thu, vừa tạo điều kiện cho các ngành thích nghi dần với tình trang chỉ được bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế. Về chính sách tiền tệ, cần có những bước cải tiến đổi mới trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng sao cho phù hợp với lộ trình hợp tác tiền tệ của khu vực. Nếu tiến trình Đông Á đạt được những bước tiến dài, và liên minh tiền tệ được thành lập, thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thành viên của liên minh tiền tệ khu vực. Khi đó, Việt nam có thể sẽ phải từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập và phụ thuộc vào một ban quyền lực thống nhất của khu vực. Chính vì vậy, cần phải cải tổ mô hình Ngân hàng Nhà nước hiện nay thành một Ngân hàng Trung ương theo mô hình quốc tế theo tiêu chí của WTO. Điều này đòi hỏi phải thay đổi hệ thống các chi nhánh Ngân hàng nhà nước ở các tỉnh, thành phố trở thành Ngân hàng nhà nước khu vực. Theo gợi ý của IMF, Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố cả nước có thể nhóm lại thành 7 hoặc 8 chi nhánh khu vực tại : Hà Nội, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Miền Trung, Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông, miền Tây…Mô hình này đã được Trung Quốc và Thái Lan đưa vào thực hiện. Do đó, cũng nên tính đến việc cải cách hệ thống ngân hàng theo hướng này. Để chuyển đổi thành công, đòi hỏi chúng ta cần phải có các biện pháp giải quyết đồng bộ các vấn đề về sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, máy móc phương tiện cũng như cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng… Về chính sách tỷ giá, Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh thích hợp để có thể tham gia vào quá trình hợp tác tiền tệ khu vực Đông Á nói chung. Hội nhập tiền tệ Đông Á với sự ra đời của một đồng tiền chung trong khu vực, mà trước hết là Đơn vị tiền tệ châu Á(ACU) sẽ có tác động nhất định đến dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Trước hết, dự trữ ngoại tệ hiện nay của Việt Nam chủ yếu bằng USD và EUR, do đó ACU ra đời và trở thành một đơn vị tiền tệ chung thống nhất trong khu vực có thể sẽ giúp Việt Nam có thêm một công cụ để đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ. Thứ hai, ACU ra đời có thể sẽ tạo ra hướng đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp cho Việt Nam. Việc sử dụng rổ tiền tệ để xác định tỷ giá VND có thể cần được xem xét và gắn với ACU để hạn chế rủi ro về tỷ giá cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại nội vùng. 3. Các giải pháp hỗ trợ khác Ngoài các giải pháp đã nêu trên, Việt Nam cũng cần có các giải pháp hỗ trợ khác để chuẩn bị và tiến tới hội nhập tiền tệ khu vực thành công. Trước hết, cần tăng tốc phát triển kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước trong khu vực, từ đó tao nền tảng cho việc đảm bảo đước các tiêu chí nhất thể hóa kinh tế với các nước trong khu vực. Muốn vậy, một trong những tiền đề quan trọng cho tăng trưởng nhanh và bền vững là chất lượng thể chế. Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì chất lượng thể chế của Việt Nam còn khá thấp. Việt Nam đứng sau hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và chỉ đứng trên Indonesia và Myanmar, ngang bằng với Philippines. Do đó, về dài hạn để duy trì được tốc độ phát triển nhanh và bền vững, vấn đề chất lượng thể chế cần phải được cải thiện hơn nữa, ít nhất là ngang bằng với các nước trong khu vực. Việt nam không chỉ phải theo đuổi các cải cách quản trị về thể ché, mà còn phải kết hợp với cải cách về cơ cấu kinh tế thì mới hy vọng đạt được nhiều lợi ích hơn từ hội nhập khu vực. Thứ hai, lành mạnh hóa khu vực tài chính và từng bước tiến tới tự do hóa tài khoản vốn nhằm đáp ứng đước các tiêu chí về hội nhập và nhất thể hóa của khu vực. Thứ ba, nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết cũng như ý thức hội nhập của người dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ trong các ngành tài chính – tiền tệ - ngân hàng để đáp ứng nhu cầu hợp tác tiền tệ khu vực. Điêu này đòi hỏi các ban nganh có liên quan cần xúc tiến nhiều biện pháp hỗ trợ như : mở các khóa học đào tạo về hội nhập khu vực, nâng cao năng lực hội nhập, tổ chức cacs nhóm khảo sát đi thực nghiệm ở các nước tiên tiến trong khu vực vừa để tìm hiểu văn hóa hội nhập vừa học hỏi kinh nghiệm hội nhập… Cuối cùng, tích cực hơn nữa tỏng việc hướng đến sự thống nhất về chính trị. Không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia Đông Á cần thu hẹp những bất đồng về chính trị - xã hội và cùng nhau hợp tác để phát triển một khối liên kết vững chắc trên toàn khu vực nhằm ngăn ngừa khủng hoảng trong tương lai. Hơn cả ý chí kinh tế, chúng ta cần ý thức được rằng ý chí chính trị là nhân tố chủ chốt và đi đầu nhằm đi đến một khu vực Đông Á hội nhập hoàn toàn trong tương lai.

Ngày đăng: 23/04/2013, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w