đề tài: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM 5
1.1.1 Phân loại việc làm 6
1.1.2 Tạo việc làm 8
1.2 SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 11
1.2.1 Giải quyết việc làm vấn đề cấp bách của toàn xã hội 11
1.2.2 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng 12
1.2.3 Vấn đề đô thị hóa ,công nghiệp hóa ở nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng 12
1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC DỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM KHU VỰC NÔNG THÔN 14
1.3.1 Nhân tố làm tăng số lao động cần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn 14
1.3.2 Nhân tố hạn chế về giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn 15
1.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA KHU VỰC NÔNG THÔN 16
1.4.1 Tỷ số sử dụng thời gian lao động 16
1.4.2 Năng suất lao động 17
1.4.3 Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề 19
Trang 2PHẦN II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI
ĐOẠN 2006-2009 20
2.1 THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 20
2.1.1 Lực lượng lao động khu vực ĐBSH 20
2.1.2 Thực trạng lao động khu vực đồng bằng Sông Hồng 21
2.1.3 Thực trạng việc làm ở khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng24 2.1.4 Về cơ cấu lao động khu vực ĐBSH 26
2.1.5 Về phân bố lao động 27
2.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG 27
2.2.1 Đất trật, dư thừa lao động 27
2.2.2 Kết cấu hạ tầng kém 29
2.2.3 Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại ,trình độ công nghệ thấp 31
2.2.4 Tổ chưc lãnh thổ còn bộc lộ nhiều bất cập 32
PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 35
3.1 QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐBSH 35
3.1.1 Quan điểm về việc làm 35
3.1.2 Giải pháp việc làm được coi là nhiệm vụ chiến lược lâu dài,mang tính cấp bách 35
3.1.3 Gắn giải pháp việc làm với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội 36
Trang 33.2 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 36
3.2.1 Mục tiêu chung : 36
3.2.2 Phương hướng 36
3.3 CÁC GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐBSH GIAI ĐOẠN 2011-2015 38
3.3.1 Các giải pháp giải quyết việc làm 38
3.3.2 Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng lao động 45
3.3.3 Giải pháp hỗ trợ việc lam 48
3.3.4 Xây dựng và áp dụng một số cơ chế, chính sách khuyến khích dạy nghề , thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Lao động với vai trò là một nguồn lực lớn và quan trọng có ý nghĩa quyếtđịnh sự thành công của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước nói chung vàkhu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng, trong đó việc đào tạo, bố trí và sửdụng lao động đóng vai trò trung tâm Nhưng thực tế trong những năm vừa qua
và cho tới thời điểm này vấn đề lao động còn nhiều bất cập và hạn chế Nhữnghạn chế này một phần đã kìm hãm sự phát huy của các nguồn lực phục vụ chocông cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đặc biệt lực lượng lao đông nôngthôn khu vực đồng bằng Sông Hồng chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển.Giải quyết việc làm vẫn đang là vấn đề nóng bỏng và bức xúc hiện nay ở cảkhu vực thành thị và khu vực nông thôn đòi hỏi nhà nước, các đơn vị kinh tế vàbản thân người lao động phải giải quyết Giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách hiện nay Nhưng giải quyết việclàm không thể chỉ hoàn thành trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi giải quyếtliên tục trong khoảng thời gian dài với sự định hướng và chỉ đạo của chiếnlược, quy hoạch và các kế hoạch giải quyết việc làm Chuyên đề với đề tài
“Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằng Sồng Hồng” Xin trình bày những vấn đề cơ bản về thực trang việc làm hiện nay và
các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khu vực đồng bằngSông Hồng trong giai đoạn 2011-2015
ĐỀ TÀI GỒM BA PHẦN LỚN
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
PHẦN II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔNKHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BA NĂM 2006-2009PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
Trang 5PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM.
Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, vớinguồn lực của mình là chí lực và sức lực ,con người chỉ có thể tham gia đónggóp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình , quá trìnhlàm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sứclao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết đểngười lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất vàtạo ra sản phẩm xã hội Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cầnthiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc Quá trìnhlao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc
Theo bộ luật lao động thì : "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thunhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm "
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Một người lao động cóviệc làm khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuấtcủa xã hội Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo
ra sản phẩm và thu nhập của người ấy
Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì kháiviệc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau Trước đây người ta chorằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhànước thì mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tếkhác thì bị coi là không có việc làm ổn định Với nhưỡng quan điểm đó nên
họ cố gắng xin vào làm việc trong các cơ quan , xí nghiệp này Nhưng hiệnnay quan điểm ấy không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm.Những người này sẵn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần
Trang 6kinh tế nào cũng được miễn là hành động lao động của họ được nhà nướckhuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được.
Như chúng ta đã biết hai phạm trù việc làm và lao động có liên quan vớinhau và cùng phản ánh một loại lao động có ích của một người, nhưng haiphạm trù đó hoàn toàn không giống nhau vì : Có việc làm thì chắc chắn có laođộng nhưng ngược lại có lao động thì chưa chắc đã có việc làm vì nó phụthuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao động đang làm
1.1.1 Phân loại việc làm.
Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau
* Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động :
+ Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm làngười đang có hoạt động nghề nghiệp , có thu nhập từ hoạt động đó để nuôisống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm Tuy nhiên việcxác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thựctrình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của côngviệc làm Trên thực tế nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việcnửa ngày , việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp Đây chính là sựkhông hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ýnghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là : Mức độ sửdụng thời gian lao động , năng suất lao động và thu nhập Mọi việc làm đầy
đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luậtđịnh ( Việt nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày ) mặt khác việc làm đóphải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người laođộng (Nước ta hiện nay qui định mức lương tối thiểu cho một người lao độngtrong một tháng là :730.000 đ)
Trang 7Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớnhơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đày đủ.
+ việc làm không đầy đủ : Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thìviệc làm không đầy đủ là những việc làm không tạo điều kiện cho người laođộng tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động , mang lại thu nhập cho
họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ làngười có việc làm không đầy đủ
Theo tổ chức lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm việc làmkhông đầy đủ được biểu hiện dưới hai dạng sau
- Thất nghiệp vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời gian,thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ nănglao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suấtlao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập caohơn
Thước đo của thiếu việc làm vô hình là:
K = x 100%
-Thất nghiệp hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với thờigian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốnkiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc
Thược đo của thiếu việc làm hữu hình là:
K = x 100%
+Thất nghiệp: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưngkhông có việc làm , có khả năng lao động , hay nói cách khác là sẵn sàng làmviệc và đang đi tìm việc làm
Trang 8Thất nghiệp được chia thành nhiều loại:
-Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức laođộng giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộcsống
-Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu laođộng, việc làm Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơcấu về yêu cầu của việc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động
-Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp vàkhông ổn định Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao độngcao sẽ xảy ra thất nghiệp chu kỳ
* Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động
+Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiềuthời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹthuật
+Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiềuthời gian nhất sau công việc chính
1.1.2 Tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và
nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Vốn đầu tư , sức lao động , nhu cầuthị trường về sản phẩm
Bởi vậy tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố trên thông qua nó đểngười lao động tạo ra các của cải vật chất (số lượng , chất lượng ), sức laođộng (tái sản xuất sức lao động ) và các điều kiện kinh tế xã hội khác
Ta có thể biểu thị mối quan hệ giữa việc làm với một số nhân tố cơ bản
Số lượng việc làm được tạo ra phụ thuộc vào sực lao động nhu cầu về thị
Trang 9Ta nhận thấy rằng : Khối lượng của việc làm được tạo ra tỉ lệ thuận vớicác yếu tố trên Chẳng hạn như vốn đầu tư để mua sắm thiết bị máy móc ,nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn Khivốn đầu tư tăng thì tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới và ngược lại đầu tư ítthì quy mô bị thu nhỏ lại kéo theo sự giảm đi về số lượng việc làm được tạo
Ngoài ra còn một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc làm ởtầng vĩ mô : Gồm các chính sách kinh tế của nhà nước vì khi các chính sáchkinh tế phù hợp sẽ tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế pháttriển làm cho cầu lao động tăng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều chỗ làm mới.Dân số và lao động là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau , quy
mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại khi nguồn laođộng càng lớn lại là sức ép đối với công tác tạo việc làm cho người lao độngbởi vì : Khi cung về lao động lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cầngiải quyết việc làm Ngược lại khi cầu lao động lớn hơn cung lao động sẽ dẫnđến tình trạng thiếu hụt lao động tham gia vào các ngành kinh tế Vì vậy tỉ lệtăng dân số và nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến vấn đề lao động và tạo việclàm cho người lao động
Tạo việc làm được phân loại thành :
Trang 10Tạo việc làm ổn định : Công việc được tạo ra cho người lao động mà tạichỗ làm việc đó và thông qua công việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thunhập tối thiểu hiện hành và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên : Việc làm
ổn định luôn tạo cho người lao động một tâm lý yên tâm trong công việc đểlao động hiệu quả hơn
Tạo việc làm không ổn định :Được hiểu theo hai nghĩa Đó là:
+ Công việc làm ổn định nhưng người thực hiện phải liên tục năng độngtheo không gian , thường xuyên thay đổi vị trí làm việc nhưng vẫn thực hiệncùng một công việc
+ Công việc làm không ổn định mà người lao động phải thay đổi côngviệc của mình liên tục trong thời gian ngắn
Mục địch ý nghĩa của tạo việc làm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợpgiữa tư liệu sản xuất , công cụ sản xuất và sức lao động Tạo việc làm và giảiquyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng ,nómang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn
Trang 11đời sống của người lao động Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực
tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội Hiện nay nhiều người lao động được trảcông rất rẻ mạt , tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm ,hiệu quả làm việc không cao , ỷ lại ngại đi xa các thành phố thị xã Một mặtthất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ , thiếu người
có trình độ chuyên môn Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người laođộng thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhập cao mang lại sự ổnđịnh cuộc sống cho người lao động
Giải quyết việc làm , tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họtham gia vào qua trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển , làđiều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người
1.2 SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.2.1 Giải quyết việc làm vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng cóhiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ,nguồn nhân lực và vốn Trong đó việc
sử dụng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển
đó , tạo việc làm nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực thông qua cáchướng sau :
Tạo việc làm và giải quyết việc làm nhằm phân bổ lao động một cáchhợp lý , góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý đưa đến một hệ thống lao độngphù hợp với cơ cấu hệ thống ngành nghề có sự phối hợp hài hoà giữa các bộphận tổ chức , bố trí lao động phù hợp với đặc điểm tính chất của công việc sẽnâng cao năng suất lao động cá nhân , giúp họ phát triển khả năng và sự sángtạo của mình cho quá trình sản xuất phát triển
Trang 121.2.2 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động ở khu vựcđồng bằng Sông Hồng theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số laođộng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi sốlao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp khu vực đồng bằng sông hồng,nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vựcnông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2005 lên 19,3% năm 2009 Trên cơ sở đó, đãtác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểuhiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướngngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trongkhi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần Tỷ lệ hộ nông nghiệp (baogồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tănglên 8,78% Năm 2009, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn
có 1,6 triệu hộ, tăng 40% so với năm 2006
1.2.3 Vấn đề đô thị hóa ,công nghiệp hóa ở nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng
Quá trình đô thị hóa nông thôn ở khu vực đồng bằng Sông Hồng trongnhững năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế,văn hóa, xã hội và kiến trúc của khu vực với tốc độ phát triển nhanh đếnchóng mặt như vậy do đó đã có nhiều những hạn chế
Trước kia người ta nhắc đến những vùng quê với liên tưởng là một màuxanh bạt ngàn của hoa màu, lương thực Nơi có cây đa, giếng nước, sân đình,
Trang 13nơi có những người nông dân thật thà đôn hậu Một cuộc sống yên bình, đầm
ấm với một bầu không khí trong lành,thoáng đãng
Còn bây giờ thì sao? Đô thị hóa nông thôn đã mang lại cho những vùngquê ấy những thay đổi lớn lao cả về mặt lượng và mặt chất Những cánh đồngvốn là miếng cơm manh áo gắn bó hàng ngày với người dân dần dần bị thuhẹp, san bằng thay vào đó là những siêu dự án, những khu đô thị sẽ mọc lêntrong nay mai Những người dân vốn đã quen với việc quanh năm "con trâu
đi trước, cái cày theo sau",bây giờ họ không có đất đai để canh tác,không cómột nghề nghiệp nào để tạo dựng sự ổn định cho tương lai.Sự nhàn rỗi cộngvới một khoản tiền đền bù đất khá cao cho phép họ sống sung túc trong mộtthời gian làm cho họ có ảo tưởng mình là một tỷ phú,họ nhầm một cách cănbản do không có những kiến thức cơ bản về kinh tế, thực chất chỉ là số tiềncủa tương lai chuyển về hiện tại mà thôi.Nó có thể làm cho họ đổi đời trongmột thời gian,sự giầu lên một cách nhanh chóng là cơ hội cho các tệ nạn XHtràn vào,đó là cờ bạc,ma túy mà cái thực tế không kém là đạo đức con người
bị suy đồi một cách nhanh chóng,theo thống kê cho thấy tỷ lệ phạm tội ởnông thôn gia tăng một cách đáng kinh ngạc,tệ hơn nữa anh em ruột cũng sẵnsàng chém giết lẫn nhau chỉ vì sức mạnh của đồng tiền
Sau đó thì sao,sau khi đã ăn chơi trác táng,hết tiền,không có đất,khôngnghề nghiệp, mà cái quan trọng ở đây là sự biến chất trong chính con người
họ, một khi họ đã quen với việc ngồi chơi và vẫn có tiền tiêu xài thì đó là lúc
họ lười lao động, thói quen lao động thường ngày sẽ mất đi Họ sẽ làm gì đểtrang trải cho cuộc sống đang diễn ra hàng ngày hàng giờ đây?
Đô thị hóa nông thôn không những gây ô nhiễm môi trường nặng nề chomột vùng quê yên bình mà nó còn gây ô nhiễm đạo đức nên tất cả nhữngngười dân đã và đang sống trong chính cái môi trường đó!
Trang 141.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC DỘNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM KHU VỰC NÔNG THÔN
1.3.1 Nhân tố làm tăng số lao động cần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn
ĐBSH là vùng nằm giữa biển Đông và hai vùng Đông bắc , Tây Bắc do
đó hưởng lợi thế của cả ba vùng: miền núi trung du, đồng bằng và ven biển.với vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện tự nhiên đầy đủ các yếu tố sông và venbiển, đồng bằng đồi núi đã tạo ra thế mạnh cho vùng ĐBSH phát triển nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoa , hiện đại hóa.ĐBSH vừa là cửa ngõ đi ra biển giao thương với bên ngoài, vừa là vùng trungchuyển hang hóa, nguyễn vật liệu của các tỉnh Bắc Bộ qua hệ thống giaothong đường bộ, đường thủy
Diện tích đất nông nghiệp của ĐBSH năm 2006 là 760.3 nghìn ha, chiếm8.1% diện tích đất nông nghiệp cả nước và bằng 29.5% diện tích đất nôngnghiệp của Đồng Bằng Sông Cửu Long Đất canh tác tuy không nhiều nhưng
độ màu mỡ cao, được phù xa sông hông bồi tụ hang năm, địa hình bằngphẳng, khí hậu ôn hòa với 4 mùa rõ rệt nên rất thích hợp với phát triển nôngnghiệp lợi thế ngày đã và đang tạo cho vùng phát triển nông sản hang hóaphục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu quanh năm cho ngành công nghiệp chếbiến nguyên liệu quanh năm cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩuhang nông sản
Ngoài thế mạnh nông nghiệp, ĐBSH còn có thế mạnh về công nghiệp vàdịch vụ với các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất miền bắc như
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh phúc ĐBSH là vùng thu hút nhiều dự
án đầu tư nước ngoài lớn thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ, hầu hết là đầu tưvào công nghiệp và dịch vụ bên cạnh đó,ĐBSH từ lâu đã hình thành các làng
Trang 15nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, tạo điều kiện đa dạng hóa các ngànhnghề đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Trong vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa khoahọc kỹ thuật của cả nước , tập trung nhiều cơ sở giáo dục đào tạo và nghiêncứu hang đầu cả nước Điều kiện cơ sở hạ tầng cũng hơn hẳn các vùng khác
Hệ thống đường giao thong nông thôn , nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế ,chợ, thông tin liên lạc, các thiết chế văn hóa tương đối hoàn chỉnh Đây là môitrường thuận lợi để nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nghề , tạo việc làm chongười lao động
Các điều kiện về vị trí địa lý tự nhiên tiềm năng phát triển kinh tế, cơ sở
hạ tầng tương đối đầy đủ,trình độ dân trí cao là những yếu tố thuận lợi để tạoviệc là và sử dụng lao động của vùng ĐBSH Tuy nhiên, ĐBSH cũng cónhiều khó khăn và hạn chế xuất phát từ đặc điểm tự nhiên,kinh tế xã hội củavùng
1.3.2 Nhân tố hạn chế về giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn.
Thứ nhất; dân số đông số người trong độ tuổi lao đông lớn là thuận lợicủa vùng, song cũng là thách thức đối với vùng vỉ đặc điểm này gây ra áp lựcrất lớn đối với công tác giải quyết việc làm, nếu không làm tốt có thể dẫn đếnnhững vấn đề mâu thuẫn phức tạp
Thứ hai; đất nông nghiệp ít lại phân tán trong nhiều hộ gia đình, dẫn tớikhó khăn cho quá trình cơ giới hóa và điện khí hóa nông nghiệp Bên cạnh đóđất nông nghiệp, đất sản xuất đang có xu hướng giảm dần cùng với quá trìnhcông nghiệp hóa và đô thị hóa dẫn đến tình trang dư thừa lao động và thiếuviệc làm ở cả khu vực thành thị và nông thôn
Trang 16Thứ ba; phần lớn người dân ở nông thôn và xuất phát từ nghề nông, trình
độ, tác phong và tập quán làm việc khó đáp ứng được yêu cầu phát triển củaquá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Thứ tư; điểm xuất phát về kinh tế vùng ĐBSH tương đối thấp, tốc độtăng trường GDP và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH vàHĐH nói chung là chậm
1.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA KHU VỰC NÔNG THÔN
1.4.1 Tỷ số sử dụng thời gian lao động
Tỷ số sử dụng thời gian lao động cũng là một chỉ tiêu biểu hiện việc sửdụng hiệu quả nguồn nhân lực Nguồn nhân lực khi tham gia quá trình laođộng ngoài hao phí nguồn lực ra thì còn phải hao phí yếu tố thời gian laođộng , đó là số lượng thời giạ mà người lao động tham gia lao động trong mộtquỹ thời gian quy định cho phép :
K=100T/H (%)Trong đó : K :Hệ số sử dụng thời gian lao động
T: Thời gian thực tế người lao động tham gia lao động trong quỹ thờigian
H: Quỹ thời gian ( Ngày , tháng , quý ,năm )
Quỹ thời gian theo ngày được biểu hiện bởi số thời gian nhà nước quyđịnh làm việc trong ngày
Quỹ thời gian theo tháng (Quý ) được biểu hiện bởi số ngày làm việctrong tháng (Quý ) mà nhà nước cộng sản quy định
Quỹ thời gian trong năm là số ngày làm việc mà nha nước quy địnhtrong năm
Trang 17Tỷ số sử dụng thời gian lao động nói lên lượng lao động đã hao phí trongquá trình sản xuất Chỉ tiêu này chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụngnhân lực trong các cơ quan hành chính sự nghiệp , thực hiện dịch vụ , Màsản phẩm của họ sản xuất ra không thể khái quát được nội dung lao động của
họ
1.4.2 Năng suất lao động
Sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả chính là biểu hiện củaviệc khai thác các năng lực tiềm của nguồn nhân lực trong quá trình laođộng , trong khi thực hiện công việc thì người lao động đã trực tiếp hoặc giántiếp sử dung nguồn lực của mình ( Sức và trí lực ) để sản xuất ra sảnphẩm Do vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ta có thể giántiếp thông qua chỉ tiêu năng suất lao động của nguồn nhân lực , năng suất laođộng xã hội vì chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh kết quả của quá trình laođộng có mục đích của con người trong một thời gian nhất định
Theo Mác :"Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể cóích và nó được đo bằng số lương sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thờigian hoặc bằng lượng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm Năng suất lao động nguồn nhân lực chính là biểu hiện tổng thể cácnăng suất lao động của cá nhân người lao động Nhưng khi năng suất laođộng nguồn nhân lực tăng thì năng suất lao động cá nhân tăng còn khi năngsuất lao động cá nhân thì năng suất lao động nguồn nhân lực chưa chắc đãtăng do sự trì trệ, không hiệu quả của một số lao động trong quá trình sảnxuất:
Năng suất lao động cá nhân biểu hiện bằng một số chỉ tiêu sau :(W)
*Năng suất lao động tính bằng hiện vật :Là khối lượng sản lượng hiệnvật được sản xuất ra trong một thời gian nhất định :
Trang 18Trong đó : W: Năng suất lao động cá nhân
Q: tổng số sản lượng được sản xuất ra và được nghiệm thubằng hiện vật ;
P: Tổng số công nhân :
Chỉ tiêu năng suất lao động này chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất màcác cá nhân người lao động chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà không có sảnphẩm dở dang
* Năng suất lao động tính bằng giá trị :
Là lượng giá trị (Quy ra tiền) của tất cả các sản phẩm được sản xuất ratrong một đơn vị thời gian
L=
Trong đó : L : Lượng lao động của một sản phẩm
T: Tổng thời gian lao động đã hao phí
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất ra và được nghiệm thu
Trang 191.4.3 Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề
Mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề là một chỉ tiêu phản ánh hiệuquả sử dụng nguồn nhân lực, nó được biểu hiện bởi yêu cầu của ngành nghềlao động hiện có trong ngành nghề đó
Bất kỳ một ngành nghề nào đó cũng có một số chỗ làm việc nhất định,muốn các ngành nghề đó đi vào hoạt động thì phải cần có hoạt động củangười lao động trong đó người lao động tham gia vào trong ngành nghề đóthông qua các chỗ làm việc và được biểu hiện bởi quy mô ngành nghề va hiệuquả ngành nghề đó khi nó đi vào hoạt động
Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề chủ yếu nhằm đánh giáhiệu quả của quá trình sử dụng nguồn nhân lực của ngành nghề đó
Trang 20PHẦN II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI
ĐOẠN 2006-2009
2.1 THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1.1 Lực lượng lao động khu vực ĐBSH
Theo số liệu thông kê của tổng Cục Thống Kê năm 2007 về dân số vàmật độ dân số năm 2007 ta có số liêu sau
Biểu 1 dân số mật độ dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng
Tên vùng, tỉnh Dân số (nghìn
người) Diện tích (km
2) Mật độ(người/km2)
Trang 21Nam Định 1991,2 1.650,8 1.206
(Nguồn niên giám thống kê năm 2008)
Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổng cục Thống kê , dân số vùngĐồng bằng sông Hồng năm 2008 là 19.7 triệu người, chiếm 22.8% tổng dân
số cả nước Dân số vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở khu vựcnông thôn ( 14,3 triệu người, chiếm 72.6%
Biểu 2 dân số thành thị - nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng
Trang 2210 Nam Định 1.990,4 336,0 1.654,4
(nguồn niên giám thống kê năm 2008)
2.1.2 Thực trạng lao động khu vực đồng bằng Sông Hồng
Với quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi lao động của vùng theo
dó cũng tương đối cao Theo kết quả điều tra Lao động và Việc làm năm 2007
do Tổng cục Thống Kê thục hiện, số người từ 15 tuổi trở lên tại vùng ĐBSH
là 14,09 triệu người trên tổng số 12,21 triệu người
Biểu 3 cơ cấu lao đông theo nhóm tuổi ở vùng ĐBSH
Tổng số(nghìn người)
Tỉ trọng(%)
Tổng số(nghìn người)
Tỉ trọng(%)
Nhóm tuổi 15 – 34 5.643.318 40,06 27.657.491 43,69Nhóm tuổi 35 – 54 5.346.724 37,96 23.779.148 37,56Nhóm tuổi từ 55 trở lên 3.096.995 21,98 11.870.072 18,75
(nguồn : Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm 2007 - Tổng Cục Thống Kê)
Lực lượng lao động trẻ( dưới 35 tuổi) chiếm hơn 40% cho thấy tiềmnăng lao động khá dồi dào, khả năng thiếu lao động về mặt lượng không phải
là vấn đề tồn tại hiện nay Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, tỷtrọng nhóm tuổi này của ĐBSH vẫn là thấp
Về phân bố lực lượng lao động, mặc dù là vùng có tốc độ thị dân hóa cao
Trang 23vùng ĐBSH tập trung chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ cao hơn mức bình quân
cả nước tỷ lệ lao động khu vực nông thôn là 74,33% tỷ lệ lao động khu vựcthành thị là 25,67% Trong khi đó , tỷ lệ lao đông khu vực thành thị cả nước
là 28,38%
Chất lượng của lực lượng lao động vùng đồng bằng sông Hồng đangngày càng được nâng cao tạo ra tiềm năng và thế mạnh của vùng trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn laođộng là trình độ học vấn Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ lao động đạttrình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất, chiếm gần 22%
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động vùng ĐBSH đứng thứ haitrong số các vùng, chỉ xếp sau vùng Đông Nam Bộ Tỷ lệ lao động có trình độchuyên môn kỹ thuật đều cao hơn mức bình quân cả nước, đặc biệt là tỷ lệ laođộng có trình độ cao đẳng và đại học trở lên
Biểu 3: tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật năm 2008
(đơn vị %)
Chưa quađào tạo
Sơ cấp cóchứng chỉ
Công nhân
có kỹ thuật
Trung cấpchuyên nghiệp
Caođẳng ,đại họctrở lên
Trang 24(nguồn : Niên giám thống kê Lao động, người có công với xã hội 2008)
Hà nội có số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học trỏ lênchiếm ¼ , đây là mức kha cao Tuy nhiên, với tỷ lệ người lao động chưa quađào tạo lên tới gần 50% , trình độ người lao động của thủ đô như vậy còn quáthấp , chưa xứng tầm là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cảnước
2.1.3 Thực trạng việc làm ở khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng
Theo Niên giám thống kê 2008 , tỷ lệ thất nghiệp lực lượng lao động khuvực ĐBSH là 6,85%, trong đó tại thành thị là 2.13% và nông thôn là 8,23%
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm của cả nước là 5,1% tại thành thị là 2,34% nôngthôn là 6,1% Như vậy, so với cả nước , tỷ lệ lao động thiếu việc làm củavùng cũng cao hơn rất nhiều, và so với các vùng khác, đây là vùng có tỷ lệ laođộng thiếu việc làm cao nhất cả nước
Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng ĐBSHtheo Niên giám thống kê 2008 la 43.707 doanh nghiệp, chiếm tới 28% tổng
số doanh nghiệp trên cả nước trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 10
Trang 25người lao động là 21.899 doanh nghiệp, quy mô lao động 10 – 20 người là20.113 danh nghiệp Số doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn từ 200người trở lên còn ít, chỉ chiếm chưa tới 4%.
Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở vùng ĐBSH tại thời31/12 hàng năm trung bình mỗi năm tăng khoảng 150.000 người So với mặtbằng cả nước, số lao động việc làm trong các doanh nghiệp ở vùng ĐBSHnăm 2007 chiếm khoảng 27% số lao động làm việc trong doanh nghiệp trên
cả nước
Trang 26Biểu 4: Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở vùng ĐBSH
(Đơn vị : người)
Cả nước 5.770.671 6.237.696 6.715.166 7.382.160Đồng bằng Sồng hồng 1.597.790 1.728.579 1.878.128 2.074.659
(nguồn Niên giám thống kê năm 2008)
Bên cạnh việc tính đến số người lao động không có việc làm, tỷ lệ lao