Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng lao động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 (Trang 46 - 49)

Để có thể sử dụng một cách hiệu quả lao động tại địa phương, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, cần tập trung vào những giải pháp sau:

a. Nâng cao trình độ văn hoá cho nguồn nhân lực:

Sớm thực hiện một cách bền vững chương trình phổ cấp trung học cơ sở, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đảm bảo cho nguồn nhân lực đủ trình độ văn hoá để học nghề, đào tạo chuyên môn cao hơn. Công tác tư vấn, hướng nghiệp cần được thực hiện hiệu quả hơn, dựa trên nguyện vọng, năng lực của cá nhân và nhu cầu của xã hội.

b. Đào tạo nghề:

Nâng cao chất lượng cung lao động là yếu tố quan trọng đảm bảo quan hệ cung cầu lao động hoạt động bình thường và có tác động kích thích tăng cầu lao động chuyên môn kỹ thuật tại chỗ. Giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng cung lao động, qua đó nâng cao thu nhập cho người lao động chính là đào tạo tay nghề.

Thứ nhất, phát triển và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động trong vùng ở cấp trình độ nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và liên thông giữa các cấp trình độ. Để mở rộng quy mô đào tạo cần phải đa dạng hoá các loại hình trường lớp dạy nghề (nhà nước, tư nhân, quốc tế) và áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề. Trong đó, chú trọng xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao, chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở và đáp ứng cho các ngành công nghệ cao, ngành kinh tế mũi nhọn.

Thứ hai, đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động, cần chú trọng lựa chọn các nghề đào tạo đáp ứng với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là những nghề mới. Đồng thời, phải chú trọng nâng cao dạy nghề, giáo dục kỹ luật, tác phong công nghiệp, văn hoá, pháp luật…. để đáp ứng được yêu cầu mới của thị trường lao động trong nước và thị trường

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp để đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

d. tuyên truyền ,giáo dục pháp luật lao động

Để nâng cao chất lượng lao động , cần có các biện pháp nâng cao kiến thức nhận thức về pháp luật lao động cũng như ý thúc chấp hành của người lao động. trong điều kiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động là rất khó khăn , đòi hỏi có nhiều thời gian và phải thục hiện thường xuyên liên tục. song đây là nhiệm vụ cần thiết, cần phải có sự tham gi không chỉ của các cơ quan quản lý lao động các cấp, mà cần có sự tham gia tích cực của người sử dụng lao động , người lao động và đại diện công đoàn.

Từ nay đến năm 2015 ĐBSH có tốc độ công nghiệp hóa , đô thị hóa cao l thị trường lao động đa dạng, là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của thị trường lao động. tuy nhiên, để để phát huy tác động tích cực của các luồng di chuyển lao động vào trong vùng , cần hoàn thiện các chính sách phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường để điều tiết, quản lý các luồng di chuyển lao đông này. Một số chính sách cần tạp trung như sau:

Tạo chính sách thông thoáng trong nhập cư của lao động, dân cư vào các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là đới với lao động trẻ, lao động chuyên môn kỹ thuật cao.

Chính sách cho lao động nông thôn thuộc các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm di chuyển đến làm việc tại các khu công nghiệp hóa , đô thị hóa nhanh trong vùng đẻ hạn chế tình trạng phân mảng thị trường lao động, gây ra tình trạng phân biệt đối xử giữa lao động nông thôn và lao động thành

Hoang thiện chính sách tiền lương đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và các loại phụ cấp cần thiết để góp phần thực hiện điều tiết cung – cầu lao động động hiệu quả trên địa bàn trong vùng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 (Trang 46 - 49)