Các giải pháp giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 (Trang 39 - 46)

a, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp đông thời tạo việc làm cho người nông dân

ĐBSH với phần lớn người dân ở nông thôn, đời sống thu nhập gắn với sản xuất nông nghiệp . để nâng cao thu nhập, cải thiên múc sống cho người

dân nông thôn vùng ĐBSH , những giải pháp nhàm giải phóng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lục sản xuất là rất cần thiết và hữu hiệu.

Trước hết, cần đẩy mạnh nhanh quá trình tập trung ruộng đất ở nông thôn các tỉnh vùng ĐBSH, triển khai thực hiện tốt việc đông điền đổi thủa, sớm khác phục tình trạng đất đai bị chia cắt phân tán. Để làm được điều này, cần ban hành chính sách khẳng định quyền sử dụng đát lâu dài cho nông dân bà nâng cao mức hạn điền để thúc đẩy quá trình tích tụ đất lâu dài cho nông dân và nâng cao múc hạn điền để thúc đẩy quá trình tích tụ đáy cho sản xuất hang hóa. Đồng thời, điều chỉnh khung giá đát nông nghiệp và đền bù thỏa đáng , công khai, minh bạch nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, nhất là đát lúa . ĐBSH đóng góp diện tích tát lớn đát tròng lúa trong diện tích đất trồng lúa cả nước,đay cũng là vùng trồng lúa có năng suất và chất lượng cao. Vì vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đát cần quán triện chủ trương ổng định diện tích đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình hướng; cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể trong việc chuyển đổi đất trồng lúa và đảm bảo hiệu cao của việc chuyển đổi một bộ phận đát lúa năng suất tháp sang đầu tư khu công nghiệp khu chế xuất hay nuôi chồng thủy sản trồng cây công nghiệp, cây ăn qua…do đó ta có thể giải quyết việc làm cho người lao động

Khuyến khích và tạo điều kiện cho nôn dân tiếp cận và áp dụng công nghệ cao, đạc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành một nền nông nghiệp công nghệ cao với quy mô vừa và nhỏ.

Ngoài ra cần khuyến khích và tạo điều kiện cho lao đông nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực kinh tế phi nông nghiệp,tạo ra nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn qua việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và tập trung phát triển

trung là phát triển kinh tế trang trại để vừa giải phóng sức sản xuất, vừa đảm bảo chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới, đa dạng về loại hình ở các lĩnh vực khác nhau.

b. phát triển làng nghề

So với các vùng khác, vùng ĐBSH hội tụ nhiều yếu tố tạo cơ hội phát triển làng nghề một cách bền vững, theo hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ,kết hợp với du lịch. Với đặc điểm là vựa lúa lớn nhất của miền Bắc, số lượng lao động nông nghiệp đặc điểm sản xuất có tính thời vụ, ĐBSH có lợi thế đặc biệt về yếu tố con người trong việc phát triển làng nghề. Phát triển làng nghề sẽ tạo thêm việc làm cho người nông dân trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Việc phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch ở ĐBSH cũng rất có triển vọng. sản phẩm của làng nghề chủ yếu làm thủ công, phát triển từ đời sống văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương nên có nhiều tiềm năng xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá tại làng nghề. Thực tế đã chứng minh tại một số làng nghề nhiều gốm Bát Tràng, sơn mài Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, … sản phẩm các làng nghề không chỉ xuất khẩu sang các nước mà còn bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Hơn nữa, còn có các nội dung cụ thể để phục vụ khách du lịch nhiều hoạt động tìm hiểu phương pháp sản xuất lịch sử phát triển làng nghề. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh khai thác hướng phát triển du lịch gắn với làng nghề và các hoạt động kinh doanh phụ trợ phục vụ khách du lịch. Muốn thực hiện được hướng phát triển làng nghề như trên trong thời gian tới, cần đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển làng nghề, gắn với vùng nguyên liệu, gắn với các tuyến, điểm du lịch. Trong đó, khuyến khích

phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời có kế hoạch xây dựng cảnh quan phù hợp với mục tiêu du lịch làng nghề, huy động nguồn lực để lồng ghép các chương trình du lịch nhằm phát triển làng nghề du lịch một cách bài bản, đồng thời có tính đến vấn đề vệ sinh mông trường nông thôn như nước sạch, xử lý rác thải, nước thải…. Ngoài ra, cần chuẩn bị việc lực chọn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch từ chính đội ngũ thợ thủ công trong các làng nghề bởi họ là người hiểu làng nghề, hiểu sản phẩm làng nghề, cũng như văn hoá làng nghề.

Thứ hai, để phát huy năng lực của nghệ nhân, cho phép đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất hơn, cần tăng cường phổ biến và ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất. Chẳng hạn các kỹ thuật xử lý nguyên liệu, chống mối, mọt, kỹ thuật chế biến nguyên liệu phụ, phụ gia…

Thứ ba, đào tạo cán bộ quản lý và thợ thủ công một cách bài bản, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo nghề, hình thành thế hệ nghệ nhân tương lai, đồng thời có các hình thức tôn vinh nghệ nhân, tạo điều kiện cho các nghệ nhân tham khảo kinh nghiệm quốc tế, và có cơ hội quảng bá nghề,. Đây là vấn đề cốt yếu đối với sự duy trì và phát triển một làng nghề, tránh nguy cơ mai một mà một số làng nghề đã và đang gặp phải.

Thứ tư, tổ chức tốt công tác thông tin, phát triển thị trường thông qua việc kiểm tra, khảo sát, nghiêm cứu thị trường trong và ngoài nước; áp dụng công cụ giao dịch thương mại điện tự; xây dựng hệ thống thông tin như trong web, ấn phẩm, Catologue nhằm giới thiệu, quảng bá hoạt động và sản phẩm làng nghề; xây dựng thương hiệu của làng nghề và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề thống qua các chương trình xúc tiến thương mại làng nghề.

c. Phát triển các khu công nghiệp:

Một lợi thế mà ngoài ĐBSH không vùng nào có được là thủ đô nằm trong vùng ĐBSH, không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế và văn hoá của cả nước. Việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận là rất thuận lợi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp trong vùng một cách hợp lý, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế phát triển của từng tỉnh, thành phố và khu vực, tạo được sự liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất, đồng thời phải tính toán đến sự yếu tố bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như thị trường trong và ngoài nước. Việc xây dựng khu công nghiệp phải tuân thủ đúng quy hoạch đã được phê duyệt để có thể khai thác được lợi thế so sánh của địa phương và các doanh nghiệp cùng nhóm ngành, sử dụng có hiệu quả các diện tích phục vụ khác ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư, lấp đầy diện tích của khu công nghiệp, thông qua các việc cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp về thuế doanh nghiệp, thuế sử dụng đất theo quy định của nhà nước; đồng thời chủ động, sáng tạo huy động các nguồn vốn tại chỗ, khai thác những điều kiện thuận lợi của địa phương như nguồn nhân lực, đất đai, giao thông vận tải,…, tránh tình trạng địa phương như nguồn nhân lực, đầu tư, bất chấp các yếu tố xã hội, môi trường…

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng các cơ sở phúc lợi xã hội phục vụ đời sống công nhân tại khu công nghiệp.

e. Xuất khẩu lao động

Đây là hướng giải quyết việc làm không chỉ dành cho vùng ĐBSH mà cho tất cả các vùng trên cả nước. Với trình độ văn hoá tương đối khá so với mặt bằng cả nước và khả năng tiếp cận các cơ sở dạy nghề cùng tính đa dạng nghề được đào tạo trong vùng, người dân ĐBSH có điều kiện thuận lợi để tham gia sản xuất lao động.

f. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những kênh đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế thị trường cũng như giải quyết việc làm đặc biệt là ở nông thông, các doanh nghiệp này có thể làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ nông dân, hộ làm nghề phát triển, ngay cả số vốn đầu tư không lớn mà vẫn tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Hơn nữa, nhiều công nghệ hiện đại và kỹ thuật thích ứng cũng sớm được cập nhật và áp dụng tại vùng thông qua các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.

Để tạo môi trường cho thị trường lao động trong vùng phát triển cần thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động và các hình thức giao dịch việc làm khác trên thị trường lao động trong vùng theo đó, cần tập trung các giải pháp sau:

- Chính quyền các địa phương trong vùng cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển thêm các trung tâm giới thiệu việc làm ở khu vực thị trường lao động phát triển mạnh cũng như các vùng nông thôn đang có tốc độ đô thị hoá nhanh, tạo điều kiện cho người lao động nông thôn thông qua đó có thể tìm được việc làm. Đa sở hữu trung tâm giới thiệu việc làm để tạo ra các bước phát triển nhanh của hệ thống này, góp phần thúc đẩy các dòng luân chuyển lao động có hiệu quả hơn.

- Phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động trên cơ sở hình thành các trung tâm về thị trường lao động tại các địa phương trong vùng. Hoạt động của các trung tâm thông tin thị trường lao động phải đáp ứng được yêu cầu toàn diện, kịp thời và đảm bảo độ tin cậy cao cho mục đích kiểm soát và điều chỉnh thị trường lao động. Nhiệm vụ của các trung tâm thông tin này không chỉ cung cấp thông tin về cung lao động và người sử dụng lao động mà còn cung cấp thông tin về cung lao động theo ngành nghề chất lượng, thời điểm thực hiện cầu lao động ; thông tin về các dịch vụ việc làm điều kiện lao động, cơ sở dạy nghề thông tin quả lý cập nhật di chuyển biến động nguồn nhân lực…

Để phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động chính quyền các địa phương cần phải xây dựng kế hoạch và thúc đẩy các đối tác đầu tư cho hệ thống này về cơ sở vật chất kỹ thuật (trụ sở, trang thiết bị… ) đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành về thông tin thống kê, thiết lập cơ chế cung ứng và trao đổi thông tin, tạo nguồn kinh phí cho thực hiện việc thống kê, điều tra thị trường lao động.

- Phát triển các hình thức giao dịch việc làm khác trên thị trường lao động đang được thực hiện và phát huy hiệu quả tại các vùng kinh tế trọng điểm, đó là: Phổ biến hình thức mở hội trợ việc làm tại các khu vực có nhu cầu tuyển dụng lớn, có nhiều người tìm việc làm để cho cung cầu lao động có thể trao đổi, đáp ứng 2 bên một cách hiệu quả.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, thông tin, an ninh trật tự, hệ thống viễn thông… cho các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng lao động trực tiếp tại các cơ sở hoạt động của mình.

- Phổ biến thông tin việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet …

g. Giải quyết các vấn đề xã hội với các nhóm yếu thế.

- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm do bị nhà nước thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo thuần nông, hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội lao động là người tàn tật.

- Lập và triển khai vào thực tiễn các dự án đào tạo nghề từ việc tranh thủ nguồn kinh phí của trung ương, địa phương, tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước tài trợ để đào tạo nghề cho các đối tượng thanh thiếu niên lang thang cơ nhỡ, trẻ em mồ côi, người tàn tật.

- Phát triển hệ thống tín dụng tại nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông thôn vay vốn để chuyển đổi từ nghề nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong quá trình này, cần thực hiện các chương trình hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ, chuyển giao công nghệ và khoa học quản lý kinh doanh cho người lao động, các chương trình xúc tiến thương mại mở rộng thị trường…. Trên cơ sở đó, thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường thu hút lao động phổ thông, lao động bán làng nghề của các hội nghèo trong vùng vào làm việc, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

- Xây dựng và thực hiện chướng trình trợ giúp lao động nông thôn, lao động yếu thế tìm việc trên thị trường lao động (tư vấn việc làm, môi giới việc làm,…); hỗ trợ các đối tượng này trong đào tạo lại nghề nghiệp để tái hoà nhập thị trường lao động trong trường hợp mất việc làm do chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2009 (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w