Sự phối hợp liên tỉnh chưa đảm bảo phát triển cân đối và hài hòa trong toàn vùng. Chế độ KHH tập trung gây ra tình trạng trì trệ kéo dài , tâm lý ỉ lại, thụ động, tình trạng hành chính hóa , cát cứ địa phương ở vùng ĐBSH rất nặng nề , là một chướng ngại cực lớn đối với quá trình đổi mới và mở cửa , chuyển đổi cơ chế kinh tế hiện nay. Từng tỉnh là một đơn vị kinh tế- xã hội độc lập. sự liên động trong vùng,do đó ,thiếu bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau,chưa tạo thành được một sức mạnh tổng hợp làm cơ sở cho tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thêm vào đó sự chênh lệch giàu nghèo của Vùng Đồng bằng sông Hồng là rất lớn,đặc biệt giữa hai tiểu vùng: Vùng KTTĐ Bắc Bộ và Vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh, thành phố ở phía Bắc vùng ĐBSH có các thành phó lớn như Hà Nội. Hải Phòng Hạ Long là những trung tâm thương mại và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước; là địa bàn tập trung lớn các ngành công nghiệp và dịch vụ tập trung phần lớn cán bộ khoa học, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của vùng. Trong khi đó . tiểu vùng phía Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển rất ít các trung tâm phát triển . hiện nay tiểu vùng Bắc ĐBSH chiếm tới 83,6% trong tổng GDP của vùng; DGP bình quân đầu người , đạt gần 1200 USD gấp 1,2 lần cả vùng
GDP gấp 1,1 lần cả vùng ĐBSH và gấp 1,8 lần so các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH,xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,3 lần cả vùng ĐBSH và gấp 4,8 lần vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh Nam vùng ĐBSH có mức thu ngân sách thấp, thu không đủ chi.( hàng năm nhận trợ cấp của trung ương khoảng 70-80%)
Mặc dù tỷ lê của đô thị của vùng ĐBSH thấp hơn so cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa lại nhanh nhất cả nước (9,2% trong thời kỳ 2006-2009). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh do các quyết định hành chính là chủ yếu nên thục tế, đô thị trong Vùng chỉ có sự chuyển biến về lượng nhưng lại gần như không có nhiều sự thay đổi về chất . thêm vào đó , hầu hết các trung tâm phát triển đểu bám dọc đường giao thông còn lại các khu vực xa các tuyến lộ kém phát triển. do các đô thị phình to theo quy mô, theo chiều tồng mà chưa phát triển theo chiều sâu nên tốn nhiều diện tích tại một vùng đất có mật độ dân cư cao nên chưa phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đồng bằng châu tổ trù phú nhất ở phía bắc. ngoài ra, vùng ĐBSH đang xảy ra tình trạng các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất bia, xi măng ở hầu hết các tỉnh phát triển tràn lan,thiếu tính quy hoạch, thiếu tính hệ thống, và không tuân theo lợi thế so sánh của từng tỉnh. Các tuyến đường liên tỉnh thường được xây dựng tốn nhiều thời gian và thường tắc ở các điểm giao giữa các tỉnh.
PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG