Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 29 - 34)

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan

Nếu như trong những năm 1990 - 1994, Việt Nam xuất sang Thái Lan chủ yếu là nguyên nhiên liệu, khoáng sản, trong đó gỗ và gỗ sơ chế, song mây chiếm

trên 70% kim ngạch; da sống và thuộc da chiếm 5,4%; phế liệu chiếm 5,7%; hải sản đông lạnh 4%, còn lại các sản phẩm khác như sản phẩm nhựa, hoá chất, giầy dép, tơ sợi và dệt may (chủ yếu là nguyên liệu) (theo “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan: 20 năm phát triển” - Hà Huy Thành - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 224 tháng 1/1997), thì từ năm 1995 đến nay hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đã có sự thay đổi về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. Ngoài nhóm nguyên liệu sơ chế, Việt Nam đã bắt đầu xuất sang Thái Lan thiết bị điện, linh kiện điện tử, quần áo, tơ sợi, giầy thể thao, hoá chất.

Bảng 2.4. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan Trị giá xuất khẩu năm

2011 (USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch (%) Tổng kim ngạch 1.792.249.016 100 Hàng thủy sản 106.042.940 5,91 Hảng rau quả 14.477.386 0,80 Hạt điều 26.384.649 1,47 Cà phê 34.416.720 1,92 Hạt tiêu 7.317.917 0,40 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 15.820.654 0,88 Than đá 31.882.420 1,77 Dầu thô 42.497.093 2,37

Xăng dầu các loại 51.609.082 2,87

Quặng và khoáng sản khác 2.240.762 0,12

Hóa chất 5.753.616 0,32

Sản phẩm hóa chất 38.871.716 2,16

Chất dẻo nguyên liệu 28.072.259 1,56

Sản phẩm từ chất dẻo 40.532.215 2,26

Sản phẩm từ cao su 5.409.517 0,30

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 3.230.286 0,18

Gỗ và sản phẩm gỗ 3.502.936 0,19

Giấy và các sản phẩm từ giấy 10.447.370 0,58

Xơ, sợi dệt các loại 103.871.236 5,79

Hàng dệt may 45.716.399 2,55

Giày dép các loại 15.126.019 0,84

Sản phẩm gốm sứ 24.638.001 1,37

Thủy tinh và các sản phẩm từ

thủy tinh 4.418.922 0,24

Đá quý, kim loại quý và sản

phẩm 1.685.935 0,09

Sắt thép các loại 187.641.123 10,4

Sản phẩm từ sắt thép 19.354.050 1,07

phẩm

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện 166.745.372 9,30

Điện thoại các loại và linh kiện 186.892.540 10,4 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ

tùng khác 142.613.873 7,95

Dây điện và dây cáp điện 19.977.147 1,11

Phương tiện vận tải và phụ tùng 81.359.458 4,53

(Nguồn : Tổng cục Hải quan)

Theo bảng 2.4, những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan hiện nay gồm: linh kiện vi tính, hải sản, dầu thô, than đá, và nhiều mặt hàng khác như lạc nhân, hàng điện tử, sản phẩm nhựa, máy móc thiết bị điện, mỹ phẩm, sắt thép, da thuộc.

Như vậy, cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thái Lan đã có những thay đổi hết sức tích cực so với giai đoạn trước. Chúng ta đã chuyển dần từ xuất khẩu các sản phẩm thô là chính sang đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu nguyên nhiên liệu thô.

Đặc biệt, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Thái Lan đang là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Thái Lan liên tục tăng, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu sang thị trường này tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán tốc độ tăng trưởng này sẽ duy trì ổn định cho tới cuối năm 2012. Tính đến hết tháng 3, kim ngạch xuất khẩu mực khô, nướng, mực sấy ăn liền và bạch tuộc chế biến sang thị trường Thái Lan đạt giá trị khoảng 5 triệu USD. Với kết quả này, Thái Lan hiện là nước nhập khẩu lớn thứ 3 tại châu Á (sau Nhật Bản và Hàn Quốc) về các sản phẩm nhuyễn thể chân đầu khô, nướng, chế biến của Việt Nam. Cũng theo Hải quan Thái Lan, nước này rất ít xuất khẩu mực, bạch tuộc khô, nướng. Như vậy, Thái Lan nhập khẩu mặt hàng mực, bạch tuộc từ Việt Nam để tiêu thụ nội địa và phục vụ cho hoạt động du lịch trong nước. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam cho biết họ không có đủ nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, lại phải giành giật thu mua với thương lái Trung Quốc tại khắp các vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ. Để có thêm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến giải pháp nhập khẩu dù phải chịu thuế suất tới 10%. Tuy nhiên, họ vẫn bị “vướng” bởi nhiều thủ tục hành chính trong việc nhập khẩu. Trên trường quốc tế, họ lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan do các doanh nghiệp nước này có nguồn cung nguyên liệu khá ổn định. Để chiếm lĩnh thị trường vốn tiềm năng song cũng không ít khó khăn này, các chuyên gia ngành thủy sản cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường Thái Lan; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh. Vasep sẽ cùng hợp tác

với Hiệp hội Thương mại thủy sản Thái Lan thỏa thuận trao đổi thông tin để mở rộng thị trường, tìm hiểu nhu cầu sản phẩm mới tại thị trường này.

Trong năm 2011 vừa qua, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan khá phong phú, từ sắt cuốn nguội, cà phê, gia vị, nông sản, thủy sản, văn phòng phẩm, bánh kẹo, thực phẩm chế biến... Dù vẫn đang nhập siêu nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2011 đạt tỉ lệ khá ấn tượng, với 51%, so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ có 30%. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng tốt các lợi thế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác tốt hơn nữa về thị trường này... Nhiều mặt hàng Việt Nam đã vào Thái Lan như thực phẩm chế biến, bánh kẹo, hoa quả chế biến, lương thực, cá tươi, cá sấy khô, các mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch ốp lát, sứ men hay gỗ chế biến...Hầu như các tỉnh phía bắc nước này, ngay cả những vùng quê hẻo lánh, đều có hàng Việt Nam. Một số mặt hàng Việt Nam như Vinamit, đồ sứ xây dựng, văn phòng phẩm của Thiên Long... rất được bà con Việt kiều tại khu vực này ưa chuộng. Do hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nặng bởi đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, nhiều công ty của Thái Lan đã chuyển sang nhập khẩu hàng nước ngoài, trong đó có hàng Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như tái xuất sang các nước khác. Hiện Thái Lan quan tâm các mặt hàng nông sản, rau củ quả Việt Nam, đặc biệt su hào, nhãn, vải thiều... Nếu làm tốt công tác xúc tiến thương mại, hàng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vào Thái Lan, nhờ lợi thế nhất định là thu hoạch không trùng với vụ thu hoạch của Thái Lan. Ngay cả các mặt hàng như linh kiện ôtô, xe máy, điện tử... cũng hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu sang Thái Lan. Có thể nói người tiêu dùng Thái Lan đánh giá hàng Việt Nam rất tốt nhờ chất lượng đảm bảo và ổn định hơn hàng Trung Quốc. Vì vậy, hàng Việt Nam có nhiều khả năng cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, mẫu mã và chủng loại cần quan tâm cải tiến để bắt mắt hơn với người tiêu dùng.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan

Bảng 2.5. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan Trị giá nhập khẩu năm 2011

(USD) Tỷ trọng trong tổng kim ngạch (%) Tổng kim ngạch 6.383.588.300 100 Hàng thủy sản 20.721.228 0,32 Sữa và sản phẩm từ sữa 40.922.488 0,64 Hàng rau quả 31.221.646 0,48 Ngô 72.206.655 1,13 Dầu mỡ động thực vật 28.902.241 0,45 Bánh kẹo và các sản phẩm từ 28.055.446 0,43

ngũ cốc

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 94.533.316 1,48

Nguyên phụ liệu thuốc lá 1.619.628 0,02

Clanhke 44.321.850 0,69

Xăng dầu các loại 706.240.589 11,0

Khí đốt hóa lỏng 1.272.766 0,01 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 100.403.353 1,57 Hóa chất 244.027.158 3,82 Sản phẩm hóa chất 165.511.125 2,59 Dược phẩm 38.448.368 0,60 Phân bón các loại 3.406.689 0,05

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 26.580.277 0,41

Chất dẻo nguyên liệu 463.016.113 7,25

Sản phẩm từ chất dẻo 147.062.531 2,30 Cao su 143.023.683 2,24 Sản phẩm từ cao su 29.314.196 0,45 Gỗ và các sản phẩm gỗ 93.525.201 1,46 Giấy các loại 154.842.504 2,42 Sản phẩm từ giấy 20.962.719 0,32

Xơ, sợi dệt các loại 165.460.930 2,59

Vải các loại 180.912.861 2,83

Nguyên phụ liệu dệt, may, da

giày 123.363.717 1,93

Đá quý, kim loại quý và sản

phẩm 4.798.348 0,07

Sắt thép các loại 123.809.379 1,93

Sản phẩm từ sắt thép 94.826.594 1,48

Kim loại thường khác 67.109.987 1,05

Sản phẩm từ kim loại thường

khác 29.975.464 0,46

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện 180.303.080 2,82

Hàng điện gia dụng và linh kiện 352.119.660 5,51 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và

phụ tùng khác 416.772.991 6,52

Dây điện và dây cáp điện 80.799.132 1,26

Ô tô nguyên chiếc các loại 94.637.611 1,48

Linh kiện, phụ tùng ô tô 491.737.908 7,70

Xe máy nguyên chiếc 27.375.367 0,42

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Theo bảng 2.5, các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan hiện nay bao gồm: xăng dầu (11%), linh kiện phụ tùng xe máy (9,84%), linh kiện phụ tùng ô tô (7,7%), chất dẻo nguyên liệu (7,25%), máy móc thiết bị phụ tùng khác (6,52%), hàng điện gia dụng và linh kiện (5,51%).

Như vậy có thể thấy nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan là máy móc, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Do trình độ kỹ thuật của Việt Nam chưa cao, các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này vẫn còn rất lớn.

Bên cạnh đó, phải kể đến các mặt hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng gia dụng nhập khẩu từ Thái Lan, được người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng. Hội chợ hàng tiêu dùng Thái Lan đã trở thành hội chợ thường niên ở Việt Nam và thu hút được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Sau hàng Trung Quốc, nhiều mặt hàng có xuất xứ từ Thái Lan đang đổ vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Nguyên nhân, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng Thái không xuất được vào châu Âu, Mỹ… đã tràn sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Điều đặc biệt, người tiêu dùng Việt đón nhận hàng Thái khá cởi mở và có xu hướng dùng hàng Thái thay hàng Trung Quốc. Chất lượng của hàng Thái cũng cao hơn hàng Trung Quốc. Tần suất xuất hiện của hàng hóa xuất xứ từ Thái Lan ngày càng dày đặc trên các kệ hàng siêu thị, trong các khu chợ lớn. Theo giới kinh doanh, hàng Thái vào Việt Nam bẳng khá nhiều đường và dù bằng đường nào cũng cạnh tranh được với hàng nội. Ngoài đường chính ngạch, hàng Thái xách tay mới thật sự sôi động. Chi phí đi Thái rẻ, tìm nguồn hàng không khó nên kinh doanh hàng Thái xách tay được xem như một vốn bốn lời. Đặc biệt nhiều mặt hàng thời trang, mỹ phẩm của Thái khá sắc sảo, giá bình dân… nên đang chiếm lĩnh thị trường khá nhanh. Một trong những nguyên nhân hàng Thái dễ dàng tiếp cận nữa là tại Thái Lan có những công ty chuyên nhận dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nghĩa là chỉ cần nhà kinh doanh gửi đơn hàng yêu cầu, công ty này sẽ lo thủ tục, tìm nguồn hàng và chi phí sẽ được trả trên đầu hàng. Chính sự hỗ trợ đặc biệt này, những người kinh doanh mới vào nghề cũng có thể dễ dàng “đánh” hàng Thái.

Như vậy, các doanh nghiệp Thái Lan đang dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam với cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w