CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TỪ THÁI LAN

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 57 - 64)

3.3.1. Giải pháp về chính sách

Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO. Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.

3.3.2. Giải pháp về quy hoạch

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để

đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

3.3.3. Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động.

3.3.5. Giải pháp giải phóng mặt bằng

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.

3.3.6. Giải pháp về phân cấp

Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm vừa qua đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung. Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như quy định hiện nay, có các biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước

ngoài.

3.3.7. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn của Thái Lan.

Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn sắp tới để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư vào các dự án này.

Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn sắp tới. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm.

3.3.8. Một số giải pháp khác

Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

KẾT LUẬN

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hội nhập và nó có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Việc đẩy mạnh giao lưu với các nước mà đặc biệt là các nước láng giềng trong khu vực là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Là hai quốc gia có khá nhiều điểm tương đồng về mô hình phát triển kinh tế, sau 35 năm kể từ khi thiết lập quan hệ, sự hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Thông qua mối quan hệ này, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công phù hợp với đường hướng mở cửa nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam mới chỉ khai thác

được một phần rất nhỏ tiềm năng hợp tác với Thái Lan cả về thương mại và đầu tư.

Trong tương lai, còn rất nhiều điều mà cả Chính Phủ lẫn các Doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực để duy trì, phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những hiểu biết sâu sắc về thị trường, khách hàng và các quy định về hàng hoá trên thị trường này để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc xúc tiến thâm nhập hàng hoá vào thị trường này không chỉ đòi hỏi những nỗ lực không ngừng từ phía doanh nghiệp mà còn cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước cũng như của các thành phần kinh tế. Về phía các nhà làm luật nên xây dựng luật thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, phải sửa đổi bổ sung luật sao cho phù hợp . Có như vậy mới tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường này và thu hút được các nhà đầu tư nhiều hơn.

Nếu được quan tâm đúng mức và có các biện pháp tích cực thì hứa hẹn trong tương lai quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Central Intelligence Agency, The World Factbook, “EAST & SOUTHEST ASIA: THAILAND”,

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html, 26/04/2012

2. Cục xúc tiến thương mại, Phòng nghiên cứu và phát triển thị trường, (2010), “Hồ sơ thị trường Thái Lan”

3. Đối Tác Việt Group, Viet Nam Economy Highlights - Foreign Investment, http://www.vietpartners.com/Statistic-fdi.htm, 2011

4. Hà Huy Thành, (1997), “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan: 20 năm phát triển”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 224 tháng 1/1997

5. Index Mundi, http://www.indexmundi.com/g/g.aspx?c=th&v=66, 2012 6. Nguyễn Tương Lai, NXB Khoa học Tự nhiên, (2001), “Quan hệ Việt

Nam Thái Lan trong những năm 1990”

7. GS.TS. Võ Thanh Thu, NXB Lao Động Xã Hội, 2010, “Quan hệ Kinh Tế Quốc Tế”

8. “THAI FIRMS TO INVEST IN VIETNAM”, http://www.business-in- asia.com/asia/thais_invest_in_vietnam.html, 2012

9. “Thái Lan”, http://vi.wikipedia.org/wiki/Th %C3%A1i_Lan#.C4.90.E1.BB.8Ba_l.C3.AD

10.The Siam Commercial Bank, (2010), “Báo cáo tổng quan về kinh tế Thái Lan 2010”

11.The World Bank, Data, Thailand,

http://data.worldbank.org/country/thailand, 2012

12.Tổng cục Thống kê, (2010), Niên giám Thống kế các năm 2008, 2009, 2010

13.Tuần báo Quốc tế, (1996), Đặc san chuyên đề “Việt Nam – Thái Lan 1976 – 1996”

PHỤ LỤC

LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN

Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao từ khá sớm, ngày 6/8/1976. Tuy nhiên, giai đoạn trước năm 1990, do chịu nhiều yếu tố chính trị chi phối, quan hệ hai nước chưa có điều kiện phát triển mạnh. Từ năm 1991 đến nay, quan hệ 2 nước dần được cải thiện và phát triển mạnh, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN năm 1995.

Cho đến nay, hai bên đã chính thức trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao. Đáng chú ý là từ ngày 20-21/2/2004, chính phủ hai nước đã tiến hành cuộc họp nội các chung lần thứ nhất tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam) và tỉnh Na-khon Phan-nom (Thái Lan). Nhân dịp này, tại Đà Nẵng, hai bên đã ký kết một số văn bản hợp tác, đặc biệt đã ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Thái Lan trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI”.

Sau đảo chính ngày 19/9/2006, mức độ hoạt động trong quan hệ chính trị đối ngoại giữa hai nước có phần chững lại song quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác nhất là kinh tế thương mại và đầu tư vẫn phát triển tốt. Chính phủ mới vẫn chủ trương thúc đẩy quan hệ với ta. Sau khi chính phủ mới của Thái Lan được thành lập, ta tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ với Thái Lan. Các lãnh đạo ta đã gửi điện chúc mừng kịp thời đến các lãnh đạo Thái Lan.

Các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Thái Lan: - Về phía Việt Nam:

+ Tháng 9-1991 và tháng 7-1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Thái Lan. + Tháng 10-1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Thái Lan.

+ Tháng 2-1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt dự Hội nghị cấp cao ASEM tại Thái Lan.

+ Tháng 9-1996, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Thái Lan. + Ngày 6 đến 8-10-1998: Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Thái Lan.

+ Tháng 2-2000, Thủ tướng Phan Văn Khải dự Hội nghị UNCTAD tại Thái Lan.

+ Ngày 9 đến 12-5-2000: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Thái Lan, ký Hiệp định miễn thị thực cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông.

+ Tháng 7-2000: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 33 tại Thái Lan.

+ Tháng 9-2001: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dự Kỳ họp lần thứ 22 Đại hội đồng AIPO tại Thái Lan.

+ Ngày 12 đến 17-9-2003: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm chính thức Thái Lan.

+ Ngày 20 và 21-10-2003: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị cấp cao APEC tại Thái Lan.

+ Tháng 2-2004: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Thái Lan. + Ngày 18 đến 3-11-2005: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự Hội nghị Bộ trưởng ACMECS tại Thái Lan.

+ Ngày 28-10 đến 3-11-2005: Thủ tướng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao ACMECS tại Thái Lan.

+ Tháng 12-2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Thái Lan.

- Về phía Thái Lan

+ Tháng 1-1992, Thủ tướng Anand Panyarachun thăm Việt Nam.

+ Tháng 12-1992, Bộ trưởng Ngoại giao Praxong Xunxiri thăm Việt Nam.

+ Tháng 2-1994, Chủ tịch Quốc hội Marut Bun Nang thăm Việt Nam. + Tháng 3-1994, Thủ tướng Chuan Leekpai thăm Việt Nam.

+ Tháng 10-1995, Thủ tướng Banharn thăm Việt Nam. + Tháng 3- 1997, Thủ tướng Chavalit thăm Việt Nam.

+ Tháng 2-1998; 6-1999, Bộ trưởng Ngoại giao Surin Pitsuwan thăm Việt Nam.

+ Tháng 12-1998, Thủ tướng Chuan Leekpai dự Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội.

+ Ngày 21-5 đến 13-6-1999, Thủ tướng Chuan Leekpai sang Việt Nam dự Kỳ họp lần thứ 6 ủy ban hỗn hợp hai nước.

+ Ngày 7-3-2001: Bộ trưởng Ngoại giao Surakiart Sathirathai thăm chính thức Việt Nam.

+ Ngày 25 đến 26-4-2001: Thủ tướng Thaksin Shinawatra thăm chính thức Việt Nam.

+ Tháng 2-2004: Thủ tướng Thaksin Shinawatra thăm chính thức Việt Nam.

+ Tháng 4-2004: Chủ tịch Thượng viện Suchon Chaleekreua thăm Việt Nam.

+ Ngày 6 đến 9-10-2004: Thủ tướng Thaksin Shinawatra thăm và dự Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội.

+ Tháng 1-2005, Chủ tịch Thượng viện Suchon Chaleekrue thăm Việt Nam.

+ Ngày 31-5 đến 1-6-2005: Bộ trưởng Ngoại giao Kantanthee Supamongkol thăm chính thức Việt Nam.

+ Ngày 26-10-2006: Thủ tướng Surayud Chulanont thăm chính thức Việt Nam Ngày 18 đến 19-11-2006, Thủ tướng Surayud Chulanont dự Hội nghị cấp cao APEC 14 tại Việt Nam.

+ Ngày 24-3-2008, Thủ tướng Samak thăm chính thức Việt Nam.

+ Ngày 25-2-2009, Ngoại trưởng Thái Lan Kasit Piromya thăm chính thức Việt Nam.

+ Tháng 11-2011 Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng đoàn đại biểu cấp cao Thái Lan sang thăm chính thức Việt Nam.

Qua các chuyến thăm cấp cao thường xuyên giữa Việt Nam và Thái Lan có thể thấy cả hai nước đều rất coi trọng mối quan hệ hợp tác này.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế việt nam thái lan (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w