Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
19,12 MB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “GIÚP HỌC SINH LỚP 6B NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ BẰNG CÁCH TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM ĐỒNG LOẠT THEO QUY TRÌNH” Giáo viên: Lê Thị Thu Phương Năm học: 2012 – 2013 1 MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 2 II. GIỚI THIỆU 3 1. Hiện trạng 3 2. Giải pháp thay thế 4 3. Một số đề tài gần đây 5 4. Vấn đề nghiên cứu 5 5. Giả thuyết nghiên cứu 5 III. PHƯƠNG PHÁP 5 1. Khách thể nghiên cứu 5 2. Thiết kế 6 3. Quy trình nghiên cứu 6 4. Chọn đối tượng thực hiện 11 5. Tiến hành thực nghiệm 11 6. Đo lường 12 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 13 1. Phân tích dữ liệu 13 2. Bàn luận kết quả 14 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 18 PHỤ LỤC I: Xác định đề tài nghiên cứu 18 PHỤ LỤC II: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 19 PHỤ LỤC III: Bài kiểm tra sau tác động 20 PHỤ LỤC IV: Phân tích dữ liệu 23 PHỤ LỤC V: Kế hoạch bài học 24 2 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “GIÚP HỌC SINH LỚP 6B NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ BẰNG CÁCH TỔ CHỨC THÍ NGHIỆM ĐỒNG LOẠT THEO QUY TRÌNH” Giáo viên nghiên cứu: Lê Thị Thu Phương Đơn vị: Trường THCS Ba Cụm Bắc, Khánh Sơn, Khánh Hòa I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, đa số các định luật đều được thiết lập và kiểm tra bằng thu thập, phân tích, so sánh số liệu bằng thực nghiệm. Cho nên, cần phải có kĩ năng thực hành để biến lí thuyết thành thực tiễn theo phương châm giáo dục “học đi đôi với hành”, “lí luận đi đôi với thực tiễn”. Môn vật lí là một trong những môn học then chốt của bậc trung học, nhất là trung học cơ sở, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng thực hành. Trên cơ sở đó giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực vận dụng, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển nhân cách toàn diện. Hơn nữa, vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, cho nên để dạy và học tốt không chỉ phải dạy và học giỏi lý thuyết mà đòi hỏi phải có kĩ năng thực hành cao. Kĩ năng thực hành môn vật lí là một phương tiện rất hữu hiệu để củng cố, kiểm tra tính chính xác của lý thuyết, rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, hình thành năng lực nhận thức, năng lực ứng dụng, tư duy kỹ thuật, đào sâu và mở rộng tri thức. Qua đó, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh trung học. Hơn nữa, định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề tạo niềm vui và hứng thú trong học tập của học sinh. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm. Với những vị trí và vai trò quan trọng đó, ngay từ đầu năm học tôi đã xác định nhiệm vụ quan trọng là rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh lớp 6 - những học sinh đầu cấp là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm hình thành những lượng kiến thức quan trọng trong phân môn vật lí cho các em, từ đó giúp cho các em nâng cao kết quả học tập. Vì vậy tôi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn vật lí bằng cách tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình”. Qua đề tài này tôi có cơ hội nghiên cứu lí luận, quan sát và đúc kết kinh nghiệm để tổ chức giờ học đạt hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu giáo dục đề ra. 3 Như vậy, dể phát huy vai trò học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, ham học hỏi, nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học môn vật lí; giải pháp của tôi là tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo quy trình và coi đó là nguồn cung cấp thông tin giúp các em tự mình chiếm lĩnh tri thức. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương: Hai lớp 6 trường THCS Ba Cụm Bắc: Lớp 6B (37 học sinh) làm lớp thực nghiệm, lớp 6A (35 học sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình) bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 6,05; của lớp đối chứng là 5,17. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p = 0,00026 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng việc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm đồng loạt theo quy trình làm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 6B trường THCS Ba Cụm Bắc. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Qua thực tế giảng dạy chương trình Vật lí cấp THCS tại trường THCS Ba Cụm Bắc nói chung bản thân nhận thấy: Vì là học sinh đầu cấp học, việc làm quen với thí nghiệm cũng như kĩ năng tiến hành thí nghiệm của các em còn yếu, các em chưa thực sự nắm rõ mục đích làm thí nghiệm; cách tiến hành và trình tự thực hiện; các thao tác làm thí nghiệm còn chậm, không đảm bảo thời gian quy định; tinh thần hợp tác trong nhóm còn kém, các em còn lười nhác, ỷ lại vào các bạn trong nhóm, đùn đẩy lẫn nhau; khi tiến hành thí nghiệm đồng loạt: quản lí học sinh rất khó khăn, dễ bị hư hỏng đồ dùng thiết bị, kéo dài thời gian và nhiều lúc kết quả không như yêu cầu đặt ra, thí nghiệm không thành công… những yếu tố này làm ảnh hưởng đến: - Về phía giáo viên: không đáp ứng được yêu cầu đưa ra để từ đó xây dựng những nội dung kiến thức quan trọng của bài học làm giờ học kém hiệu quả, gây khó khăn việc thực hiện tiếp các khâu lên lớp như kế hoạch bài dạy, ảnh hưởng đến thời lượng của tiết học… - Về phía học sinh: các em không nắm được kiến thức cần đạt đến của bài học hoặc chỉ nắm bắt một cách mơ hồ không có căn cứ, cơ sở hình thành, dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em trở nên hạn chế, lâu dần các em trở nên thụ động, giảm đi đáng kể mức độ nhạy bén trong việc tiếp thu kiến thức … dẫn đến kết quả làm bài của học sinh chưa cao. Việc dẫn đến những thực trạng trên có nhiều nguyên nhân: - Đa số học sinh là dân tộc thiểu số nên việc nhận biết kiến thức còn khó khăn, các em còn rụt rè thụ động trong học tập. 4 - Ý thức học tập còn kém, lơ là trong việc chuẩn bị bài mới ở nhà và chậm chạp, lười nhác xây dựng bài gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. - Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình. - Cơ sở vật chất trường học còn chật hẹp, phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn. - Phương pháp của giáo viện chưa phù hợp, chưa thật sự quan tâm đến tổ chức hướng dẫn các em làm các thí nghiệm. - Thời lượng tổ chức một tiết dạy có tiến hành đầy đủ các thí nghiệm và rút ra những nội dung kiến thức và vận dụng kiến thức trong một tiết học là không đủ đối với khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế của học sinh. - Học sinh làm các thí nghiệm đồng loạt chưa theo quy trình. Từ thực trạng cũng như nguyên nhân trên dẫn đến những tiết dạy có thí nghiệm và những tiết thực hành của học sinh theo nội dung chương trình phần nào còn mang tính chất hình thức chưa mang tính chất khoa học, tính thuyết phục, chưa gây được sự hứng thú, tính giáo dục và tính ứng dụng của nó. Để khắc phục những khó khăn trước mắt và nâng cao kết quả học tập bộ môn của học sinh, tôi chọn nguyên nhân “Học sinh làm các thí nghiệm đồng loạt chưa theo quy trình” để tiến hành nghiên cứu. 2. Giải pháp thay thế Để khắc phục nguyên nhân đã nêu ở trên, có rất nhiều giải pháp ví dụ như: - Thay đổi các phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú như tạo trò chơi, phần thưởng - Động viên, khuyến khích và khen thưởng học sinh học tập tốt trong quá trình dạy học. - Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém theo hình thức “Đôi bạn cùng tiến”. - Tăng cường bài tập ở nhà để học sinh làm. - Hướng dẫn cho học sinh đọc sách và các tài liệu tham khảo có sẵn ở thư viện và ở nhà. - Phối hợp với GVCN, giáo viên bộ môn khác và gia đình học sinh trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. - Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. Như vậy có rất nhiều giải pháp để khắc phục được nguyên nhân “Học sinh chưa nắm được quy trình khi tiến hành các thí nghiệm đồng loạt”, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm cũng như những hạn chế nhất định. Trong tất cả các giải pháp đó tôi chọn giải pháp “Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo quy trình” để tác động nhằm giúp học sinh hình thành được kĩ năng làm thí nghiệm 5 theo nhóm, yêu thích môn học từ đó giúp cho học sinh đi đến nhận biết – thông hiểu – vận dụng được kiến thức theo mục tiêu của bài học, giúp học sinh nâng cao kết quả học tập môn vật lí. 3. Một số đề tài gần đây Sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành vật lí cho học sinh lớp 6” của Đào Xuân Hiển, Trường THCS Phương Dao; Đề tài: “Phương pháp nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí 9” của Lê Xuân Thiệt trường THCS Trần Quốc Toản, Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam; Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp dạy học Vật lí THCS bằng thực nghiệm” của Phạm Đăng Cường; Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp hướng dẫn cho học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm trong giờ học Vật lí ở bậc THCS” của Nguyễn Phương Liên. 4. Vấn đề nghiên cứu Việc nghiên cứu thí nghiệm đồng loạt theo quy trình có giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí không? 5. Giả thuyết nghiên cứu Có. Việc nghiên cứu thí nghiệm đồng loạt theo quy trình có giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 1.1. Khách thể nghiên cứu Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Giúp cho học sinh nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tổ chức cho học sinh lớp 6B trường THCS Ba Cụm Bắc làm thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 6 trường THCS Ba Cụm Bắc Số HS các lớp Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Raglai Lớp 6A 35 16 19 1 34 Lớp 6B 37 18 19 4 33 6 Về thành tích học tập của học sinh hai lớp 6 đầu năm được xét tuyển vào trường cũng như qua theo dõi đánh giá các tuần học, hai lớp tương đương nhau về điểm số và chất lượng học tập. Bảng 2. Bảng kết quả học tập của học sinh khối 6 được xét tuyển đầu năm học 2012 – 2013: Lớp Học lực Tổng số Giỏi Khá Trung bình 6A 35 1 7 27 6B 37 0 7 30 2. Thiết kế Chọn 2 lớp 6 để nghiên cứu: lớp 6B là lớp thực nghiệm và lớp 6A là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra sau khi tác động để kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm sau khi tác động. Sử dụng thiết kế 4: Sau tác động đối với các lớp tương đương (được mô tả ở bảng 3): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Lớp Tác động KT sau tác động Thực nghiệm (6B) Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. O1 Đối chứng (6A) Không O2 3. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Xây dựng, đề xuất tình huống có tính vấn đề Tùy thuộc vào từng nội dung bài học mà giáo viên có thể tổ chức tình huống có tính vấn đề theo hai mức độ: Mức độ 1: Hướng dẫn học sinh quan sát trực quan để phát hiện vấn đề. Mức độ 2: Hướng dẫn học sinh chú ý vào những hiện tượng xuất hiện, những sự việc liên tưởng trong thực tế hàng ngày, phát hiện vấn đề. Ví dụ: Bài 9: “Lực đàn hồi” Giáo viên có thể xây dựng tình huống vào bài theo mức độ 1: Cho học sinh quan sát một sợi dây cao su và một lò xo, đặt câu hỏi: Theo các em, một sợi dây cao su và một lò xo co tính chất nào giống nhau? Bước 2: Tổ chức cho học sinh dự đoán Tùy thuộc vào khả năng nhận biết của học sinh mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nêu dự đoán hiện tượng theo mức độ sau: 7 Mức độ 1: Trong trường hợp nếu học sinh nhận biết được một số vấn đề cần cần đạt được, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự lực đưa ra những dự đoán theo những kinh nghiệm thực tế hàng ngày mà các em nhận thấy. Giáo viên thu thập những dự đoán của học sinh để tiến hành bước tiếp theo. Mức độ 2: Nếu trường học sinh chưa nhận biết được, giáo viên tạo ra một hoặc hai tình huống thực tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu để học sinh lựa chọn dự đoán của mình. Bước 3: Tổ chức kiểm tra dự đoán Ở bước này giáo viên phải thực hiện theo trình tự sau: 3.1. Giáo viên phải phân loại được thí nghiệm nên làm biểu diễn, thí nghiệm nào nên tiến hành đồng loạt. Để có thể tiến hành thí nghiệm đồng loạt thì thí nghiệm đó phải có thao tác đơn giản, không rườm rà, không nguy hiểm đối với học sinh. Ví dụ: Bài 9: “Lực đàn hồi” có 1 thí nghiệm là hình thành khái niệm về độ biến dạng và biến dạng đàn hồi của lò xo (đo chiều dài của lò xo trước và sau khi treo quả nặng), có thể tiến hành đồng loạt vì thí nghiệm này có thao tác đơn giản đơn giản phù hợp với học sinh, không nguy hiểm nên có thể cho các nhóm học sinh tự làm. 3.2. Phân chia nhóm hợp lý Nhóm thí nghiệm phải đạt yêu cầu từ 6 đến 8 em, chia nhóm theo năng lực khác nhau, có đủ các đối tượng học sinh từ yếu đến khá giỏi, phân chia nhiệm vụ cụ thể. Việc phân chia như vậy nhằm làm cho các em có thể bổ trợ cho nhau trong quá trình làm thí nghiệm, học sinh có thể giúp nhau để hoàn thành công việc được giao. Chỉ định nhóm trưởng: chỉ định các học sinh có năng lực và nhanh hơn làm nhóm trưởng để các em này có thể hổ trợ các học sinh chậm hơn. Phân công thư kí sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập kết quả khi tiến hành thí nghiệm đồng loạt, thống nhất ý kiến trong nhóm. 3.3. Giáo viên phải giới thiệu tên dụng cụ, mục đích thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm, thao tác mẫu, quy định thời gian, nêu rõ các chú ý khi làm thí nghiệm, sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành trước khi cho các em tiến hành đồng loạt. Trong khi thực hiện bước này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu các dụng cụ thí nghiệm cần có, sau đó giáo viên thiệu tên dụng cụ thật cho học sinh quan sát và nhận biết; yêu cầu học sinh nêu mục đích của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. Giáo viên nên hướng dẫn và cần phải thực hiện các công việc trên để học sinh làm thí nghiệm dễ hơn, có định hướng không bị vướng mắc trong quá trình làm, không mất nhiều thời gian của bài học. 8 Giáo viên cần nêu cho học sinh các thao tác đơn giản nhưng chính xác, khoa học để học sinh thực hiện dễ dàng, không bị mất tập trung, phân tán tư tưởng, tốn thời gian mà luôn hướng đến mục đích của thí nghiệm. Trong khi khi thực hiện, giáo viên cần chú ý: - Khi giáo viên nêu dụng cụ thì phải giơ lên cao cho học sinh thấy các dụng cụ thí nghiệm, bảo đảm cho học sinh đều quan sát được.Trong quá trình giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, giáo viên thao tác mẫu cho học sinh nắm bắt. - Nêu mục đích thí nghiệm: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu mục đích của thí nghiệm, các thao tác tiến hành thí nghiệm, giáo viên chốt lại một cách súc tích, rõ ràng cho học sinh dễ nắm bắt. - Nêu thời gian thí nghiệm và các chú ý trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm. - Yêu cầu vài học sinh nhắc lại cách tiến hành. - Cho nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ để tiến hành thí nghiệm. Ví dụ: Bài 9: “Lực đàn hồi” - Giới thiệu dụng cụ: + Một cái giá treo + Một chiếc lò xo + Một cái thước chia độ đến mm + Một hộp 4 quả nặng giống nhau (mỗi quả nặng 50g) - Mục đích thí nghiệm: Tìm hiểu đặc điểm của sự biến dạng của lò xo. - Các thao tác tiến hành thí nghiệm: + Treo lò xo xoắn dài ở tư thế thẳng đứng vào giá thí nghiệm. + Đo chiều dài tự nhiên của lò xo (l 0 ): chiều dài của lò xo khi chưa bị kéo dãn. + Móc 1 quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo, đo chiều dài của lò xo lức đó (l 1 ): chiều dài của lò xo lúc biến dạng. + Đo lại chiều dài tự nhiên của lò xo khi bỏ quả nặng ra và so sánh với chiều dài tự nhiên của lò xo lúc đầu. + Móc lần lượt thêm 1, 2, 3 quả nặng vào đầu dưới của lò xo và làm như trên. 9 - Thời gian thí nghiệm: 10 phút - Chú ý: trong quá trình làm thí nghiệm không được tự ý kéo dãn lò xo, không treo đến 5 quả nặng vì sẽ làm hỏng lò xo. - Đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn thật cụ thể cách ghi kết quả theo hàng và theo cột mà không cần kẻ bảng như SGK, tránh mất thời gian lên bảng cho học sinh làm theo. Ví dụ như cách viết sau thay cho bảng 9.1 SGK: 0 quả nặng thì l 0 = ….cm , 0 cm 1 quả nặng thì l 1 = ….cm , l 1 - l 0 cm 2 quả nặng thì l 2 = ….cm , l 2 - l 0 cm 3 quả nặng thì l 3 = ….cm , l 3 - l 0 cm - Có thể hướng dẫn cho học sinh tính trọng lượng của các quả nặng theo lập luận sau: 1 quả nặng có khối lượng 100g thì có trọng lượng 1N 1 quả nặng có khối lượng 50g thì có trọng lượng 0,5N 2 quả nặng có khối lượng 50g thì có trọng lượng 1N 3 quả nặng có khối lượng 50g thì có trọng lượng 1,5N Tóm lại, khi tiến hành bước này, giáo viên phải điều khiển, hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung như bảng sau: Dụng cụ Các bước tiến hành Mục đích thí nghiệm Thời gian tiến hành (phút) 1) 2) 1) 2) 3.4. Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần phải bao quát lớp, theo dõi, chỉnh sửa, khắc phục sai sót ở các nhóm gặp khó khăn (nếu có). Ví dụ: Bài 9: “Lực đàn hồi” Trong thí nghiệm ở bài này, học sinh khó lòng mà đặt được số 0 của thước ngang bằng với đầu trên của lò xo. Do đó giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ cách đo chiều dài của các lò xo. 10 [...]... tài: Giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tỏ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình 19 PHỤ LỤC II: KẾ HOẠCH NCKHSPƯD Tên đề tài: Giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tỏ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình Bước Hoạt động 1 Hiện trạng Kết quả học tập môn Vật lí của học sinh lớp 6 chưa cao 2 Giải pháp Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm. .. Giải pháp Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đồng loạt theo quy trình thay thế 3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Việc nghiên cứu thí nghiệm đồng loạt theo quy trình có giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí không? Có Việc nghiên cứu thí nghiệm đồng loạt theo quy trình có giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm... Lớp thử nghiệm và lớp đối chứng thuộc khối lớp 6 trường THCS Ba Cụm Bắc - Khánh Sơn - Khánh Hòa Quá trình thử nghiệm đã được tổ chức ở hai nhóm của hai lớp 6A và 6B - Lớp 6A là nhóm đối chứng, gồm 35 học sinh Đối với lớp này tôi không tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm đồng loạt theo quy trình - Lớp 6B là nhóm thực nghiệm, gồm 37 học sinh Đối với lớp này tôi tổ chức cho học sinh tiến hành thí. .. mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo quy trình của nhóm thực nghiệm là lớn Giả thuyết của đề tài “Việc nghiên cứu thí nghiệm đồng loạt theo quy trình có giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí” đã được kiểm chứng 2 Bàn luận kết quả Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 6,05; kết quả bài kiểm tra của nhóm... gian áp dụng cách thức tổ chức tiến hành thí nghiệm đồng loạt theo quy trình ở lớp thực nghiệm, tôi nhận thấy: Đa số học sinh nắm được quy trình làm thí nghiệm, biết cách tiến hành các thí nghiệm đồng loạt có trong chương trình, kĩ năng thực hiện thí nghiệm đã thành thạo, nhanh chóng, không phải mò mẫm một cách lúng túng, mất nhiều thời gian Mặt khác, các em càng thêm yêu thích môn Vật lí, thích khám... Qua kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo quy trình giúp học sinh nắm được quy 15 trình làm thí nghiệm, biết cách tiến hành các thí nghiệm đồng loạt có trong chương trình, kỹ năng thực hiện thí nghiệm đã thành thạo, nhanh chóng, không phải mò mẫm một cách lúng túng, mất nhiều thời gian Mặt khác, các em càng thêm yêu thích môn. .. khám phá cái mới và say mê với việc làm thí nghiệm, đặc biệt kết quả học tập của các em đã được nâng lên rõ rệt Qua kết quả trên đây, tôi hy vọng lên những lớp trên, khi học tập môn Vật lí – môn học với đa số những thí nghiệm, các em lớp 6 đã bước đầu được hình thành kĩ năng làm thí nghiệm, các em sẽ có một nền tảng làm việc và học tập môn Vật lí một cách theo quy trình, để từ đó các em có thể nhận biết... môn Vật lí, thích khám phá cái mới và say mê với việc làm thí nghiệm, đặc biệt kết quả học tập của các em đã được nâng lên rõ rệt Nhờ đó mà học sinh khi học Vật lý có sự tập trung cao độ đối với môn học Lớp học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo quy. .. áp dụng cho việc giúp học nâng cao kết quả học tập bằng tổ chức tiến hành thí nghiệm đồng loạt theo quy trình - Áp dụng giải pháp vào việc soạn giảng cũng như trong các tiết dạy - Kết quả khi vận dụng giải pháp: làm chuyển biến phần lớn và giải quy t được phần yêu cầu thực tiễn - Qua giải pháp, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh, học sinh hứng thú hơn với môn học Đây là vấn đề... nghiệm theo quy trình đã làm tăng kết quả học tập của học sinh hơn rất nhiều V BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Để giúp học sinh lớp 6 nâng cao kết quả học tập môn Vật lí, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, khoa học - Để góp phần quan trọng vào giờ dạy có hiệu quả, trước tiết học, giáo viên phải chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm, đảm . phân môn vật lí cho các em, từ đó giúp cho các em nâng cao kết quả học tập. Vì vậy tôi chọn đề tài Giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn vật lí bằng cách tổ chức thí nghiệm đồng loạt. nghiên cứu Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Giúp cho học sinh nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tổ chức cho học sinh lớp 6B trường. sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tỏ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. Bước Hoạt động 1. Hiện trạng Kết quả học tập môn Vật lí của học sinh lớp 6 chưa cao. 2.