Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn

44 740 0
Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN I MỞ ĐẦU 3 1.1 Đặt vấn đề 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Nội dung nghiên cứu 4 PHẦN II TỔNG QUAN KHOA HỌC 5 2.1 – Tình hình nghiên cứu bệnh đốm đỏ 5 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 7 2.1.3 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila 8 2.2. Cấu tạo một số cơ quan trong cơ thể cá 10 2.2.1. Mang 10 2.2.2. Gan 11 2.2.3. Thận 13 2.2.4. Lách 15 2.2.5. Mạch và tế bào máu 16 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 18 3.1.1. Thời gian 18 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 18 3.1.3. Đối tượng nghiên cứu 18 3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 18 3.2.1. Vật liệu 18 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 3.2.2.1 Thu mẫu 20 3.2.2.2 Cố định và bảo quản mẫu 20 3.2.2.3 Xử lý mẫu 20 3.2.2.4 Đúc Parafin 21 3.2.2.5 Cắt mẫu 22 3.2.2.6 Nhuộm màu 22 3.2.2.7 Đọc kết quả 23 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Kết quả kiểm tra mẫu 24 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn 27 4.3. Kết quả kiểm tra mô học 28 4.3.1. Mô mang 30 4.3.2. Mô gan 33 4.3.3. Mô thận 35 4.3.4. Mô lách 37 4.3.5. Mô máu 39 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 41 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) là một trong những loài cá truyền thống đang được nuôi rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi cá nước ngọt ở miền Bắc nước ta. Nhiều năm qua, nghề nuôi cá trắm cỏ đang bị đe dọa bởi dịch bệnh đốm đỏ và xuất huyết liên tục xảy ra mà chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh cá trắm cỏ ở Việt Nam cho thấy hầu hết các trường hợp bị bệnh đều do nhiễm khuẩn là chủ yếu (tỷ lệ nhiễm lên đến 80 – 100%) đặc biệt là với bệnh đốm đỏ, trong khi rất hiếm trường hợp phân lập được virus. Tỷ lệ chết ở bệnh đốm đỏ khoảng 30 – 50% nhưng bệnh rất dễ bùng phát do môi trường nuôi không đảm bảo [3]. Các nhà khoa học cũng đã phân biệt được bệnh xuất huyết là do virus (Reovius) còn bệnh đốm đỏ là do vi khuẩn (chủ yếu là Aeromonas hydrophia, A. sorbia, Pseudomonas spp) và đưa ra nhiều biện pháp phòng trị [8]. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn xuất hiện với mật độ ngày càng cao và tỷ lệ thiệt hại giảm không đáng kể. Điều bất cập là các triệu chứng lâm sàng lại tương tự ở bệnh do vi khuẩn và bệnh do virus cũng như giữa các chủng vi khuẩn khác nhau dẫn đến những khó khăn khi nghiên cứu bệnh. Ngoài việc thiếu phương tiện kỹ thuật thì phương pháp chẩn đoán bệnh chưa hoàn thiện cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên. Phương pháp mô bệnh học (Histopathological method) có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu những biến đổi mô học đặc trưng dưới ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh, từ đó xác định được nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng…). Vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn” nhằm mô tả các biến đổi tổ chức mô ở một số cơ quan trên cá bị nhiễm khuẩn, từ đó phân biệt với những biến đổi do tác nhân khác, góp phần chẩn đoán chính xác triệu chứng, bệnh tích, nguyên nhân và hoàn thiện quy trình phòng trị bệnh trên cá trắm cỏ. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu cấu tạo tổ chức mô một số cơ quan (mang, cơ, gan, thận, lách) của cá bình thường - Tìm hiểu sự biến đổi tổ chức mô của các cơ quan trên ở cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn - Kết quả thu được góp phần làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này 1.3 Nội dung nghiên cứu - Làm tiêu bản mô cá trắm cỏ bình thường (có kết quả âm tính khi xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh) và cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn (kết quả dương tính khi xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh) - Quan sát và mô tả những biến đổi tìm thấy - Tập hợp kết quả nghiên cứu thành bộ sưu tập mẫu mô của cá trắm cỏ làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác PHẦN II TỔNG QUAN KHOA HỌC 2.1 – Tình hình nghiên cứu bệnh đốm đỏ 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ lâu trên thế giới đã có những báo cáo về bệnh ở cá trắm cỏ và mức độ thiệt hại gây ra. Năm 1970, bệnh bắt đầu được phát hiện và gọi chung là bệnh đốm đỏ. Năm 1971, bệnh xuất hiện ở Indonesia trên cá trắm cỏ sau đó lây sang hầu hết các loài cá nước ngọt khác và lan rộng ra 11 tỉnh trong cả nước (1996) gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi thủy sản ở nước này. Tháng 3/1972 bệnh xuất hiện ở miền Trung Queensland (Úc) trên cá sông với các vết loét rộng trên thân và gọi là bệnh “Bundabery”, sau đó phát triển rộng sang Papua New Guinea và Tây Úc. Nhiều loài cá nước ngọt khác cũng bị nhiễm (Rodger và Burker, 1981). Trong những năm 1982 – 1983 bệnh gây thiệt hại khoảng 200 triệu bạt ở Thái Lan (Tonguthai, 1985). Ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến hơn 250 triệu gia đình trong khu vực châu Á sống bằng nghề trồng lúa và nuôi cá ruộng có nguy cỏ bỏ nghề [2]. Đến năm 1986, hội thảo của các chuyên gia về dịch bệnh của cá đã chính thức gọi bệnh này là “hội chứng dịch bệnh lở loét”. Dịch bệnh còn lan sang các nước châu Á khác như Myanma, Lào, Campuchia, Bangladesh, Nhật Bản, Srilanca… thiệt hại ước tính lên đến hàng triệu đô la [2]. Trước tình hình đó, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm và có những nghiên cứu về dịch bệnh. Do đặc tính lan nhanh và phạm vi tác hại rộng nên các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng nguyên nhân cơ bản của bệnh là tác nhân truyền nhiễm sinh học. Vì thế trong quá trình nghiên cứu, các tác nhân vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng đều được đề cập đến. Những nghiên cứu về môi trường cho thấy bệnh có tính đặc trưng theo mùa (Rodger và Burke, 1981), và liên quan chặt chẽ tới sự nở hoa của thực vật phù du [2]. Nhiệt độ nước cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức đề kháng và khả năng nhiễm bệnh của cá; đồng thời liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của A. hydrophila – vi khuẩn được coi là tác nhân chính gây bệnh đốm đỏ lở loét ở cá. Ngoài ra, pH, hàm lượng chất thải hóa học, thuốc trừ sâu, nồng độ ion Cl - , độ cứng… đều có liên quan đến sự xuất hiện bệnh [2]. Khi nghiên cứu về tác nhân gây bệnh, Reung Prach và cộng tác viên đã kết luận rằng không có mối quan hệ trực tiếp nào giữa ký sinh trùng và cá bệnh [2]. Tại các vết loét, Mc Kenzie và Hall (1976) đã phân lập được dạng nấm sợi không màu, phân đốt. Hai loại nấm Saprolegnia và Achlya sp cũng liên quan đến hội chứng lở loét ở cá nhưng không phải là tác nhân gây bệnh ban đầu [2]. Người ta còn tìm thấy nấm Alphanomyces piscisida trên cá bị đốm đỏ ở Úc. Đây cũng chính là tác nhân chính gây ra hội chứng lở loét trên nhiều loài cá ở Thái Lan, vì thế mà đôi khi bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ bị nhầm với hội chứng lở loét EUS, nhưng cá trắm cỏ lại ít nhạy cảm với tác nhân này (Supranee, 1999). Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng trên cá nước ngọt có hai loại bệnh: bệnh xuất huyết do virus và bệnh đốm đỏ do vi khuẩn. Tác nhân gây bệnh xuất huyết là Reovirus dạng hạt nhỏ, nhân là ADN (Zonglin và ctv, 1991) còn ở Thái Lan và Myanma lại phân lập được Rhapdovirus, thế nhưng các đợt dịch bệnh gần đây không tìm thấy tác nhân này [2]. Sự có mặt của virus có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên và nó không tham gia vào dịch bệnh [2]. Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ được cho là do vi khuẩn đã được đưa ra từ đầu thế kỷ XX (Plehn, 1904). Người có nhiều đóng góp và phát triển quan điểm này là Schaperclaus (1954, 1958, 1964, 1966, 1979); ông đã cho rằng nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ là Pseudomonas spp, A. punctata và có thể có vai trò của virus trong dịch bệnh này. Trong các trường hợp nhiễm khuẩn, phần lớn cá chết do một loại vi khuẩn đơn độc gây ra, liên quan đến các vết loét hoại tử và đó là nguyên nhân cuối cùng gây chết cá [2]. Năm 1981, Rodger và Burke đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ trên cá sông ở miền Trung Queensland là Vibrio anguillarum. Hai ông cũng chỉ ra rằng các vi khuẩn A. hydrophila, A. sobria, Pseudomonas spp, Flavobacterium sp và Vibrio spp là những nguyên nhân gây nhiễm trùng thứ cấp nặng. Còn ở Trung Quốc các chuyên gia về bệnh đã phân lập được Pseudomonas spp ở cá trắm cỏ, trắm đen bị bệnh [9]. Năm 1989, Roberts đã phân lập được A. hydrophila ở cá bệnh thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông cho rằng đó là vi khuẩn gây bệnh đơn độc quan trọng nhất nhưng không có vai trò gây nhiễm ở giai đoạn đầu của bệnh [2]. Trên cá trắm cỏ và trắm đen bị bệnh, Hồ Bắc [15] đã phân lập được A. punctata. Như vậy mặc dù không phải là tác nhân gây bệnh ban đầu nhưng vi khuẩn được coi là nguyên nhân gây chết ở cá bị đốm đỏ nặng [2]. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, bệnh đốm đỏ bắt đầu được phát hiện lần đầu vào năm 1962 trên cá trắm cỏ và một số loài khác trong họ cá chép (Hà Ký, 1995). Theo báo cáo của Bùi Quang Tề, trong những năm 1973 – 1976 dịch bệnh xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nghiêm trọng. Đến năm 1981, bệnh xuất hiện ở miền trung Nghệ Tĩnh sau đó lan rộng sang các vùng khác. Từ tháng 11/1987 – 4/1988, trên sông Đà có 80/100 lồng bị nhiễm bệnh. Tháng 2/1992 ở Hòa Bình có 42/43 lồng nuôi bị bệnh. Từ năm 1994 đến nay dịch bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các đàn cá bố mẹ của các trại sản xuất giống từ Đồng Nai trở ra Bắc (Hà Ký, 1995). Như vậy dịch bệnh đã lan rộng và xuất hiện với mật độ ngày càng cao mà chưa có biện pháp khống chế hiệu quả. Do những biểu hiện bên ngoài tương tự nhau ở bệnh do virus và bệnh do vi khuẩn mà đã có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ. Năm 1973 – 1974 Nguyễn Văn Thành cho rằng nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn A. punctata. Năm 1992, Bùi Quang Tề và các cộng sự đã phân lập được hai nhóm vi khuẩn trên cá bệnh: nhóm 1 có đặc điểm tương tự A. punctata và nhóm 2 có đặc điểm tương tự A. hydrophila. Mặt khác ông cũng cho rằng tác nhân gây bệnh đốm đỏ có thể là virus nhưng chưa có kết luận chính xác. Theo kết quả thu mẫu trên sông Hồng, sông Đuống ngoài A. hydrophila còn gặp Pseudomonas spp và nấm thủy mi Saprolegnia sp ký sinh trên các vết loét của cá bệnh. Kết quả thu mẫu tại Cổ Loa, Toàn Thắng, Gia Lâm cũng tương tự như vậy. Tiếp tục nghiên cứu sâu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu ở Viện NCNTTS I đã kết luận rằng bệnh xuất huyết là do Reovirus còn bệnh đốm đỏ lở loét là do vi khuẩn, chủ yếu là A. hydrophila, chỉ có một mẫu phân lập được nấm Saprolegnia diclina và không tìm thấy mẫu mô cơ cá có nấm Alphanomyces piscisida – tác nhân chính gây hội chứng lở loét EUS (Phan Thị Vân và ctv, 2006). Như vậy A. hydrophila là tác nhân gây bệnh đốm đỏ lở loét ở cá trắm cỏ, mặt khác bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ không phải là hội chứng lở loét EUS. 2.1.3 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila Ngành Bacteria Lớp Schizomycetes Họ Vibrionaceae Giống Aeromonas Loài Aeromonas hydrophila A. hydrophila là vi khuẩn Gram (-), dạng que ngắn, hai đầu hơi tròn, kích thước 0.5 x 1.0 – 1.5 µm. Vi khuẩn vận động nhờ có một tiêm mao, sống yếm khí tùy tiện [16]. Hình 1,2. Vi khuẩn A.hydrophila [22] A. hydrophila sống tự do và có mặt thường xuyên trong nước, đặc biệt có nhiều trong các thủy vực có mật độ tảo cao (Geldreich, 1974). Giống như một tác nhân cơ hội, vi khuẩn này gây bệnh cho nhiều loài cá nước ngọt và nước lợ. A. hydrophila được phân lập trên cá hồi nước ngọt và ếch và là nguyên nhân gây ra bệnh “chân đỏ” (Reed và Toner, 1942). Khi mức độ stress của môi trường quá cao (nhiệt độ cao, mật độ quá dày, nước nghèo oxy hòa tan và lượng chất thải hữu cơ nhiều) làm cho sức đề kháng của cá yếu đi, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu, chướng bụng, xuất huyết. Vi khuẩn này có thể kết hợp với các tác nhân khác, thậm chí là với loài Aeromonas khác. Chúng tiết protein ngoại bào có khả năng dung giải rất mạnh và đây là nguyên nhân chính tạo nên khả năng gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ (Vũ Dũng Tiến và ctv, 2003). Triệu chứng bệnh thường thấy là xuất hiện các vết loét trên thân, vùng cơ quanh chỗ loét bị tấy đỏ, tuột vảy. Cơ bị hoại tử sau đó vết loét lan rộng và có thể ăn sâu vào xương. Vi khuẩn tồn tại trong máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu thứ cấp. Các lát cắt mô học cho thấy mô bị hoại tử và có nhiều khuẩn lạc vi khuẩn cùng với các tế bào bị viêm. Kiểm tra hóa mô còn tìm thấy sự có mặt của các men Protease, Hemolysin, Leucocidin do vi khuẩn tạo ra. Protease và Hemolysin tiêu hóa mô và phá hủy hồng cầu, còn Leucocidin là một dạng ngoại độc tố mà vi khuẩn tiết ra để tiêu diệt bạch cầu bị viêm [22]. Khi gây nhiễm trên cá trắm cỏ, có khoảng 36.4 – 100% số cá bị nhiễm, tỷ lệ chết 40% và chủ yếu xảy ra ở cá trên một năm tuổi. Kết quả cảm nhiễm 100% cá nhiễm A. hydrophila. Chúng được coi là tác nhân chính gây bệnh đốm đỏ lở loét trên cá trắm cỏ ở Việt Nam [8]. 2.2. Cấu tạo một số cơ quan trong cơ thể cá Khi nghiên cứu mô bệnh học của cá, trước hết cần phải hiểu cấu tạo các cơ quan trong cơ thể cá bình thường, nhờ đó mới có thể phát hiện ra những biến đổi khác thường khi kiểm tra các lát cắt mô bệnh dưới kính hiển vi. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đề cập đến cấu tạo sơ lược của mô mang, gan, thận, lách, mạch và tế bào máu – là những cơ quan có biến đổi đặc trưng khi nhiễm khuẩn. 2.2.1. Mang Mang là cơ quan hô hấp của cá. Bên ngoài mang là xương nắp mang có nhiệm vụ bảo vệ mang và điều chỉnh sự chuyển động của dòng nước qua tia mang. Cấu tạo của mang gồm 4 đôi lược mang trải dài từ mép khoang bụng đến vòm khoang bụng, mỗi lược mang lại gồm hai hàng tia mang, trên mỗi tia mang là hai dãy tơ mang đối diện với nhau. Các tia mang được bao phủ bởi lớp biểu mô mỏng, có trụ sụn ở trung tâm và động mạch ly tâm. Các tơ mang được bao phủ bởi lớp biểu mô mỏng nằm trên lớp màng cơ bản được nâng đỡ bằng các tế bào trụ. Khoảng không giữa các tế bào trụ gọi là kẽ, nối liền động mạch hướng tâm với động mạch ly tâm, máu chảy trực tiếp từ động mạch hướng tâm sang động mạch ly tâm và ngược với hướng dòng nước chảy qua tia mang. Tế bào trụ có khả năng co lại, thu hẹp đường kính để điều chỉnh lượng máu chảy qua. Thành tơ mang mỏng với nhiều khe nhỏ giúp cho máu dễ tiếp xúc với môi trường [9]. [...]... mẫu nhiễm khuẩn, 6 mẫu cá khỏe làm đối chứng, 10 mẫu còn lại bị bệnh do những nguyên nhân khác Trong số 25 mẫu nhiễm khuẩn, có 15 mẫu đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là Aeromonas spp Tỷ lệ nhiễm khuẩn trong số cá bệnh là 60,1% Tỷ lệ nhiếm A hydrophila, A sorbia, Pseudomonas spp lần lượt là 66,7%; 29%; 4,3% Như vậy trên cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm A hydrophila là cao nhất Các... liệu của đề tài chỉ thu mẫu trong 4 tháng (tháng 3 đến tháng 6) - đây là thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất nên tỷ lệ cá nhiễm bệnh cao Có thể kết luận rằng A hydrophila là tác nhân chính gây bệnh đốm đỏ lở loét trên cá trắm cỏ Hình 14 Trực khuẩn A hydrophila phân lập từ cá trắm cỏ bị đốm đỏ (Gram, x 1000) Quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành thu mẫu bệnh trên cả cá trắm cỏ nuôi ao và cá trắm cỏ. .. cùng các nội quan khác nát nhũn (Hình 13) Hình 9 Cá trắm cỏ có biểu hiện: 1 tách đàn; 2 nổi lờ đờ trên mặt nước (Mẫu thu ở Thái Nguyên) Hình 10 Cá trắm cỏ bị đốm đỏ biểu hiện vết loét rộng trên da (Mẫu thu ở Thái Nguyên) Hình 11 Cá trắm cỏ bị đốm đỏ, mang bị xơ, mòn (Mẫu thu ở Thái Nguyên) Hình 13 Nội tạng cá trắm cỏ bị đốm đỏ Kết quả này phù hợp với kết quả kiểm tra triệu chứng bệnh đốm đỏ trên cá trắm. .. Lớp biểu mô ở tia mang - Lớp biểu mô trên tia bong ra, tơ mang teo cụt mang tăng sinh, nhiều khối u viêm Mô học - Tế bào trong các mô gan, - Tế bào trong các mô thận, lách vỡ, mất nhân và gan, thận, lách bị hoại tử có rất ít đại thực bào trong Thành mạch tăng sinh nhu mô Mô bị phá hủy Mô bị hoại tử cục bộ trên diện rộng 4.3.1 Mô mang Khi kiểm tra mô học dễ thấy những biến đổi của mang cá bệnh với mang... 75% ao nuôi bị nhiễm bệnh Như vậy mức độ nhiễm bệnh rất cao cho cả hai hình thức nuôi Trong ao nuôi, thông thường cá trên một năm tuổi nhiễm bệnh với tỷ lệ cao hơn là cá nhỏ và cá thường chết rải rác Còn ở lồng, cá nhỏ rất dễ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao Đa số các trường hợp bị bệnh đều có liên quan đến chất lượng nước kém và stress môi trường, đặc biệt là sau các trận mưa đầu mùa, khi pH của nước có... bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ của Bùi Quang Tề (1998) Ông mô tả cá bị bệnh thể hiện những đốm đỏ trên thân, vây, xuất huyết và loét da, cá mất nhớt, tuột vảy [3] Phan Thị Vân (2006) cũng mô tả những biểu hiện tương tự trên cá trắm cỏ bị đốm đỏ lở loét: Cá mất nhớt, ruột không có thức ăn, đầy dịch, xảy ra chủ yếu ở cá trên 1 năm tuổi [8] 4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn Tổng số mẫu trắm cỏ thu được tại 8 tỉnh... Ở cá trắm cỏ bị nhiễm A hydrophila, mô mang có các biến đổi chủ yếu ở tơ mang, lớp biểu bì trên tia mang và lớp tế bào tiết nhầy Trong trường hợp cá bị nhiễm bệnh cấp tính, các tơ mang có hiện tượng đứt gãy, vỡ nát; lớp tế bào biểu bì bong ra, các tế bào tiết nhầy trương to rồi vỡ nát Bao quanh các tia mang là những khối cặn và màng nhầy bắt màu EOSIN Sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn làm cho mao mạch bị. .. khối viêm chứa khuẩn lạc vi khuẩn Tế bào biểu mô trong các cơ quan và lớp biểu mô ở mang tăng sinh Thành mạch máu cũng tăng sinh, hoại tử và thoái hóa với rất nhiều đại thực bào sắc tố tự do tách ra từ các MMC và xác của chúng Sự gia tăng số lượng đại thực bào là đặc trưng của hiện tượng nhiễm khuẩn mãn tính Nhưng trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính, các mô thường bị phá vỡ do lượng vi khuẩn tăng nhanh... tra mô học Kiểm tra mô học trên mô cơ cho thấy phần giữa của các vết loét bị hoại tử nông hoặc ăn sâu vào các lớp cơ bên dưới, xung huyết và xuất huyết ở đáy mao quản làm cho vết thương bị loét đỏ Trên các cơ quan mang, gan, thận, lách, mật độ đại thực bào cao và các bạch cầu khác di chuyển đến những vùng tổn thương Bề mặt các nội quan bị đứt gãy với số lượng lớn đại thực bào sắc tố tự do tách ra từ các... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Thời gian Từ 15/01/2008 đến 30/07/2008 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Thu mẫu tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế - Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Mô học – Trung tâm Nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực Miền Bắc – Viện Nghiên cứu nuôi . gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng…). Vì vậy tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn nhằm mô tả các biến đổi tổ chức mô. tập mẫu mô của cá trắm cỏ làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác PHẦN II TỔNG QUAN KHOA HỌC 2.1 – Tình hình nghiên cứu bệnh đốm đỏ 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên. nghiệm vi khuẩn gây bệnh) và cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn (kết quả dương tính khi xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh) - Quan sát và mô tả những biến đổi tìm thấy - Tập hợp kết quả nghiên cứu thành

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan