Mô mang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn (Trang 30 - 44)

Khi kiểm tra mô học dễ thấy những biến đổi của mang cá bệnh với mang bình thường. Ở cá trắm cỏ bị nhiễm A. hydrophila, mô mang có các biến đổi chủ yếu ở tơ mang, lớp biểu bì trên tia mang và lớp tế bào tiết nhầy. Trong trường hợp cá bị nhiễm bệnh cấp tính, các tơ mang có hiện tượng đứt gãy, vỡ nát; lớp tế bào biểu bì bong ra, các tế bào tiết nhầy trương to rồi vỡ nát. Bao quanh các tia mang là những khối cặn và màng nhầy bắt màu EOSIN. Sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn làm cho mao mạch bị vỡ, các tế bào máu bị phá huỷ và do đó hầu như không thấy sự có mặt của đại thực bào (hình 15B). Trường hợp này dễ nhầm với hiện tượng nhiễm độc môi trường cấp tính. Nếu không phân lập được vi khuẩn gây bệnh thì khó có thể kết luận chính xác các biến đổi tìm thấy là do nguyên nhân nào.

Còn với trường hợp nhiễm bệnh mãn tính, các lát cắt cho thấy hiện tượng tăng sinh lớp tế bào biểu bì và tế bào tiết nhầy. Đây là những tế bào vừa làm nhiệm vụ hô hấp vừa có nhiệm vụ bảo vệ. Khi cá bị vi khuẩn xâm nhập, cơ thể

cá đòi hỏi sự gia tăng hoạt động của chúng dẫn đến số lượng các tế bào này tăng lên đáng kể. Trên các lát cắt cũng tìm thấy các đại thực bào sắc tố - được huy động đến mang để tiêu diệt vi khuẩn. Vi khuẩn cư trú, nhân lên và tiết độc tố đồng thời với quá trình miễn dịch của cơ thể cá tạo nên những khối u viêm chứa đầy vi khuẩn. Các khối u này bắt màu eosin rất rõ và thường tập trung nhiều ở phần đầu tia mang của cá lớn trên một năm tuổi (hình 15C). Trong một số trường hợp nhiễm Rickettsia, trên lớp biểu bì cũng tạo các khối u (gọi là u lồi biểu bì), tuy nhiên những khối u này bắt màu haematoxylin nhạt và chủ yếu ở mang cá nhỏ (hình 15D).

Hình 15. Mô mang

A. Mô mang bình thường (H&E, x 400)

B. Mô mang nhiễm A. hydrophila

cấp tính (H&E, x 400)

1. vùng cặn bắt màu eosin; 2. tế bào trên tơ mang vỡ; 3. lớp biểu mô

bong ra.

C. Mô mang nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) 1. lớp biểu bì tăng sinh; 2. khối u

bắt màu eosin; 3. đại thực bào.

D. Mô mang bị nhiễm

Chlamydia (H&E, x 400) với các u lồi biểu bì bắt màu

4.3.2. Mô gan

Ở cá, gan là cơ quan có chức năng tiết dịch tiêu hoá đồng thời giải độc cho cơ thể do đó dễ thấy những biến đổi mô học khi cơ thể trong trạng thái không bình thường. Trong trường hợp nhiễm A. hydrophila cấp tính, các tế bào gan bị phá huỷ trên diện rộng. Cấu trúc các sinusoid bị phá vỡ, lượng vi khuẩn lớn làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến vỡ thành mạch, tế bào máu bị phá huỷ. Nhu mô gan đứt gãy, tế bào gan bị mất nhân, vỡ nhân và vỡ thành tế bào. Ống mật cũng bị phá huỷ lẫn với vùng nhu mô xung quanh. Có rất ít đại thực bào sắc tố trong nhu mô bị tổn thương được tìm thấy (hình 16B).

Nếu bị nhiễm A. hydrophila mãn tính, dấu hiệu đầu tiên là sự gia tăng số lượng MMC quanh mạch máu và các đại thực bào sắc tố tự do tách ra từ các MMC trong nhu mô gan. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, các đại thực bào không thể giết chết hết vi khuẩn gây bệnh, các lát cắt trong trường hợp này cho thấy có rất nhiều xác của đại thực bào sắc tố (hình 16C). Ở giai đoạn sớm của bệnh xuất hiện nhiều không bào trong mô gan do thiếu dinh dưỡng. Thành mạch máu tăng sinh, phình to ra đồng thời máu trong mạch bị viêm, đôi khi có thể thấy những khối u viêm trong mạch máu. Ống mật tăng sinh và sau đó hoại tử. Sau giai đoạn viêm này, nhu mô gan và thành mạch bị hoại tử từng phần rồi vùng hoại tử lan rộng. Tế bào gan bị hoại tử, không nhìn rõ các sinusoid cũng như thành tế bào. Có thể bắt gặp các khối u viêm chứa đầy vi khuẩn, bắt màu EOSIN trong nhu mô gan (hình 16D).

Hình 16. Mô gan

A. Mô gan bình thường (H&E, x 400)

B. Mô gan nhiễm A. hydrophila cấp tính (H&E, x 400)

1. tế bào mất nhân; 2. mạch máu vỡ.

C. Mô gan nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) ống mật tăng sinh.

D. mô gan nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) 1. u gan; 2. thành mạch tăng sinh.

4.3.3. Mô thận

Thận giữ chức năng tạo máu đồng thời lọc máu và thải nước tiểu. Khi bị nhiễm trùng máu, thận là một trong những cơ quan có phản ứng với vi khuẩn đầu tiên và thể hiện những biến đổi sớm nhất. Nếu là bệnh cấp tính, thành ống thận vỡ, tế bào biểu mô bị phá huỷ để lại xác trong khoang ống thận. Cầu thận, thành mạch máu và tế bào trên thành mạch máu bị vỡ nát. Nhu mô thận bị tổn thương toàn bộ (hình 17B).

Khi bị bệnh mãn tính, thận có những biến đổi tương tự gan. Đầu tiên là sự gia tăng số lượng MMC quanh thành mạch và đại thực bào sắc tố tự do tách ra từ các MMC trong nhu mô thận. Có khi mật độ đại thực bào sắc tố dày đặc trong mô thận và có thể thấy cả xác của chúng. Vùng mô bị hoại tử có ít đại thực bào sắc tố hơn vùng mới bị tổn thương. Cầu thận co lại, khoang Bowman’s mở rộng. Thành mạch máu tăng sinh rồi hoại tử. Tế bào trên thành mạch và trong nhu mô thận bị hoại tử. Ống thận co lại và thoái hoá, các dạng tế bào trên thành ống thận bị vỡ nhân, mất nhân và hoại tử, co cụm lại thành khối trong khoang lumen (hình 17C). Trong trường hợp hoại tử nặng, các ống thận gần như biến mất, nhu mô trở thành những khối đồng nhất (hình 17D).

Hình 17. Mô thận

A. Mô thận bình thường (H&E, x 400)

B. Mô thận nhiễm A. hydrophila

cấp tính (H&E, x 400) 1. Thành tĩnh mạch vỡ; 2. cầu

thận vỡ.

C. Mô thận nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) 1. cầu thận co lại; 2. gia tăng số lượng đại thực bào; 3. ống thận

hoại tử.

D. Mô thận nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) 1. cầu thận hoại tử; 2. mô tạo máu

4.3.4. Mô lách

Nói chung, rất khó có thể nhận thấy sự biến đổi ở lách cá bệnh với cá bình thường. Điểm khác biệt dễ thấy nhất là sự xuất hiện với mật độ cao của các MMC và đại thực bào sắc tố trong nhu mô. Ở giai đoạn cuối của nhiễm khuẩn mãn tính, mật độ đại thực bào sắc tố dày đặc, nhu mô lách bị hoại tử và đứt gãy thành nhiều phần (hình 18B). Thành mạch máu tăng sinh và hoại tử, tuỷ trắng và tuỷ đỏ hoà lẫn đồng thời cũng bị phá huỷ. Một số trường hợp vi khuẩn gây bệnh còn tạo ra những khối u trong mô lách (hình 18C).

Hình 18. Mô lách

A. Mô lách bình thường (H&E, x 400)

B. Mô lách nhiễm A. hydrophila

cấp tính (H&E, x 400) 1. thành mạch vỡ; 2. tế bào vỡ.

C. Mô lách nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) Cho thấy khối u trong nhu mô

lách.

D. Mô lách nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 400) 1. thành mạch hoại tử; 2. nhu mô lách hoại tử; 3. đại thực bào sắc tố.

4.3.5. Mô máu

Ở cá khoẻ, lượng bạch cầu trong máu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 2 – 5% tổng số tế bào máu. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, một trong những đặc trưng dễ thấy nhất là sự suy giảm hay gia tăng số lượng bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào vi khuẩn trong máu. Nếu cá bị bệnh cấp tính, lượng vi khuẩn lớn tiết độc tố nhiều trong thời gian ngắn khiến cho bạch cầu bị tổn thương và giảm số lượng nhanh chóng (hình 19B). Bạch cầu không kịp làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công nhanh của vi khuẩn khiến cho các cơ quan nhanh chóng bị phá huỷ và cá chết trong thời gian ngắn sau đó.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn mãn tính, vi khuẩn nhân lên từ từ, cơ thể huy động nhiều bạch cầu làm nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn. Trong các lát cắt có thể nhìn thấy sự gia tăng đáng kể của các dạng bạch cầu có khả năng thực bào bao gồm các tế bào bạch huyết, bạch cầu hạt và đại thực bào (hình 19C).

Vi khuẩn thường bị các bạch cầu bao vây thành từng cụm để tiêu diệt. Trên các lát cắt, A. hydrophila có dạng hình gậy tập trung lại từng khối và bao quanh đó là các bạch cầu (hình 19D).

Hình 19. Mô máu tim

C. Mô tim nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 1000) cho thấy sự gia tăng số lượng của

bạch cầu.

D. Mô tim nhiễm A. hydrophila

mãn tính (H&E, x 1000) 1. A. hydrophila; 2. bạch cầu

bao vây vi khuẩn. A. Mô tim bình thường

(H&E, x 1000)

B. Mô tim nhiễm A. hydrophila

cấp tính (H&E, x 1000) cho thấy sự suy giảm số lượng tế bào máu

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

1. Tổng số mẫu trắm cỏ thu được là 41 mẫu, trong đó có 25 mẫu có biểu hiện lâm sàng đốm đỏ. Tỷ lệ nhiễm A. hydrophila trong số đó là 66,7%. A. hydrophila là tác nhân chính gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ.

2. Trường hợp nhiễm bệnh cấp tính, mô mang biểu hiện lớp biểu bì bong ra, nhiều cặn bắt màu eosin; mô gan, thận, lách biểu hiện vỡ thành mạch máu; mô tim biểu hiện suy giảm số lượng bạch cầu.

3. Trường hợp nhiễm bệnh mãn tính, mô mang tăng sinh lớp biểu bì, nhiều khối u và đại thực bào sắc tố; mô gan biểu hiện tăng sinh thành mạch, ống mật, tạo khối u và hoại tử; mô thận, lách biểu hiện tăng sinh thành mạch, hoại tử nhu mô; mô tim gia tăng số lượng bạch cầu.

4. Các cơ quan được nghiên cứu đều có những biến đổi trong hai trường hợp nhiễm bệnh. Trong đó, sự suy giảm số lượng đại thực bào sắc tố là đặc trưng cho trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính và sự gia tăng số lượng của chúng là đặc trưng cho trường hợp nhiễm khuẩn mãn tính.

5.2. Đề nghị

1. Những biến đổi mô học tìm thấy là một phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh vi khuẩn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh do nguyên nhân khác, mô cá có thể có những biến đổi tương tự. Vì vậy, trong khi chưa có điều kiện thực hiện phương pháp hoá mô miễn dịch, để có kết quả kiểm tra mô nhiễm khuẩn chính xác thì cần thiết phải thu mẫu cá đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh và phân tích PCR cho kết quả dương tính.

3. Trong quá trình làm tiêu bản mô bệnh, những cá thể được thu làm mẫu nghiên cứu đều ở giai đoạn cuối của bệnh nên rất khó tìm hiểu các biến đổi mô học theo giai đoạn phát triển của bệnh. Chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề này sâu hơn trong những nghiên cứu sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A – Tài liệu tiếng Việt

1. Dự án phát triển và nuôi trồng thủy sản khu vực RAS/90/002, Tổng quan kỹ thuật “Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá”, Thông tin khoa học – kỹ thuật – kinh tế thủy sản (1992).

2. Đề tài KN – 04 – 12, Cục bảo vệ nguồn lợi, Bộ thủy sản (1993). Thông tin bệnh tôm cá.

3. Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Thị Muội, Nguyễn Hữu Dũng và Bùi Quang Tề (2004), Bệnh học thủy sản, Trường Đại học thủy sản Nha Trang.

4. Hà Ký (1995), “Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ”, Báo cáo về phương pháp phòng và trị bệnh cho cá tôm, Đề tài khoa học KN – 04 – 12. Bộ thủy sản. 5. Bùi Quang Tề, Phạm Thị Yên, Nguyễn Thị Hà, Phan Thị Vân, Kim Văn

Vạn, Lê Văn Khoa và Đặng Thị Lụa (1998), Phương pháp phòng và trị bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ nuôi lồng, Viện NCNTTS I.

6. Vũ Dũng Tiến, Đỗ Ngọc Liên, Lại Văn Hùng, Ngô Văn Quang (2003), “Một số đặc điểm hóa sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ”,

Tuyển tập báo cáo khoa học về NTTS, Hội nghị khoa học toàn quốc lần II, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 103.

7. Kim Văn Vạn (2005), Bài giảng miễn dịch học thủy sản, Bộ môn nuôi trồng thủy sản, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 8. Phan Thị Vân, Phan Thị Yên, Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Hà, Phạm

Văn Khang, Nguyễn Thị Nguyện, Phạm Văn Thư và Kim Văn Vạn (2006), “Bệnh đốm đỏ và bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ”, Báo cáo hội thảo khoa học về Bệnh động vật thủy sản, Lạng Sơn.

9. Atlas of fathead minnow normal histology, Aquatic Pathology Center, University of Maryland College Park Campus, 2006.

10.Carson F. L (1990), Histotechnology, A self – Introduction text, Chicago: American society of Clinical Pathologists Press, pp 105.

11.Hugh W. Ferguson et al (1987), A text and Atlas of Comparative Tissue Responses in Diseases of Teleosts, Systemic Pathology of Fish, pp 11 – 191.

12.Jiang Yulin (2001), Hemorrhagic diseases of grass carp, Institute of Hydrobiology, Chinese Academy of Sciences, Wuhan, 30072, China.

13.John D. Bancroft, Alan Stevens, M. B, B. S, MrC. Path, Histopathologycal Stains and their Diagnostic Uses, Department of pathology, University of Nottingham, Churchill livingstone Edinburgh London and Newyork, 1975. 14.Lishaoquy (1999), Fish diseases, Intergrated fish farming in China –

Chapter 6, Publication of network of aquaculture centers.

15.Noga EJ (1996), Fish disease: diagnosis and treatment, Mosby-Year Book, St. Louis, MO.

16. Roberts RJ (1989), “The bacteriology of teleosts”, Fish pathology, Baillière Tindall, pp. 289-319.

17.Si Si H1a Bu and Leong Tak Seng (2005), The histopathology of sleepy grouper disease, School of Biological Sciences, University Sains Malaysia 11800, Penang, Malaysia.

18.Supranee Chinabut and Ronald J. Roberts (1999), Pathology and histopathology of Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS), Aquatic Animal Health Research Institute, Thailand.

19.Valerie Inglis, Ronald J. Roberts and Niall R. Bromage, Bacterial diseases of fish.

20.Zonglin (1991), Pond fisheries in China, International Academic Publishers. Pergamon Press.

3. Tài liệu tham khảo từ internet

21.http://www.aqualex.org/elearning/fish_haematology/english/

22.http://www.genesisnet.com/victoria/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn (Trang 30 - 44)