Kết quả phân lập vi khuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn (Trang 27 - 28)

Tổng số mẫu trắm cỏ thu được tại 8 tỉnh (Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế) là 41 mẫu; bao gồm 25 mẫu nhiễm khuẩn, 6 mẫu cá khỏe làm đối chứng, 10 mẫu còn lại bị bệnh do những nguyên nhân khác. Trong số 25 mẫu nhiễm khuẩn, có 15 mẫu đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là Aeromonas spp. Tỷ lệ nhiễm khuẩn trong số cá bệnh là 60,1%. Tỷ lệ nhiếm A. hydrophila, A. sorbia, Pseudomonas spp lần lượt là 66,7%; 29%; 4,3%. Như vậy trên cá trắm cỏ bị nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm A. hydrophila là cao nhất. Các mẫu bệnh thường phân lập được duy nhất A. hydrophila, hoặc là A. hydrophila kết hợp với tác nhân khác, chỉ một vài mẫu phân lập được vi khuẩn khác. Kết quả phân lập vi khuẩn của Phan Thị Vân (2006) trong báo cáo “Bệnh đốm đỏ và xuất huyết trên cá trắm cỏ” cho thấy có khoảng 36.4 – 100% số cá bị nhiễm A. hydrophila, tỷ lệ chết 40% và chủ yếu xảy ra ở cá trên một năm tuổi [8]. So với số liệu trên, tỷ lệ nhiễm này là thấp hơn do số liệu của đề tài chỉ thu mẫu trong 4 tháng (tháng 3 đến tháng 6) - đây là thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất nên tỷ lệ cá nhiễm bệnh cao. Có thể kết luận rằng A. hydrophila là tác nhân chính gây bệnh đốm đỏ lở loét trên cá trắm cỏ.

Hình 14. Trực khuẩn A. hydrophila phân lập từ cá trắm cỏ bị đốm đỏ (Gram, x 1000)

Quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành thu mẫu bệnh trên cả cá trắm cỏ nuôi ao và cá trắm cỏ nuôi lồng. Kết quả cho thấy 90% số lồng nuôi và 75% ao nuôi bị nhiễm bệnh. Như vậy mức độ nhiễm bệnh rất cao cho cả hai hình thức nuôi. Trong ao nuôi, thông thường cá trên một năm tuổi nhiễm bệnh với tỷ lệ cao hơn là cá nhỏ và cá thường chết rải rác. Còn ở lồng, cá nhỏ rất dễ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao. Đa số các trường hợp bị bệnh đều có liên quan đến chất lượng nước kém và stress môi trường, đặc biệt là sau các trận mưa đầu mùa, khi pH của nước có biến động lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học của cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idella) bị nhiễm khuẩn (Trang 27 - 28)