1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước nghiên cứu trường hợp xã tân dương- huyện thuỷ nguyên

54 684 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 403,5 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI: SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH VÙNG VEN ĐÔ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Nghiên cứu trường hợp: xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng) Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lê Thị Quý Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Lan Anh Chính quy: K48- Xã Hội Học HÀ NỘI, 8- 2006 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỤC LỤC Phần I. Mở Đầu I. Tính cấp thiết của đề tài II. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu IV. Mục đích nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết Phần II. Nội dung nghiên cứu I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phương pháp luận của xã hội học Mac- Lênin 1.2. Lý thuyết vị thế- vai trò 1.3. Lý thuyết cơ cấu- chức năng 1.4. Lý thuyết giới 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu II. Những khái niệm công cụ 1. Khái niệm gia đình 2. Khái niệm phân công lao động 3. Khái niệm giới. II. Kết quả nghiên cứu 1. Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc nội trợ trong gia đình Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diện gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng Học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Nghề nghiệp của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Thu nhập của gia đình với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Tuổi của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. IV. Kết luận và khuyến nghị Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH- HĐH: công nghiệp hoá -hiện đại hoá CNDVBC- CNDVLS:chủ nghĩa duy vật biện chứng- chủ nghĩa duy vật lịchsử NXB: nhà xuất bản XHCN: xã hội chủ nghĩa Ts: Tiến sĩ Gs: Giáo sư PVS: phỏng vấn sâu TH: tiểu học THCS: trung học cơ sở PTTH: phổ thông trung học Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Với chính sách đổi mới 20 năm qua, định hướng CNH - HĐH và những biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội đã tác động đến sự biến đổi của cơ cấu gia đình và sự phân công vai trò giới. Góp phần tìm hiểu sự biến đổi phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH – HĐH, báo cáo thực tập chỉ là kết quả ban đầu của một sự vận dụng phân tích vấn đề được nêu ra dưới góc độ xã hội học. Để hoàn thành báo cáo thực tập, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Lê Thị Quí đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ người viết hoàn thành đề tài của mình. Mặc dù đã có nhiếu cố gắng, do năng lực có hạn nên báo cáo này không thể tránh được những sai sót, hy vọng nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên khác. Hà Nội, Ngày 30 tháng 8 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thị Lan Anh Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công. Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ của riêng nguời phụ nữ, đó là những “ lao động không công”, không được trả lương và cũng không được xã hội ghi nhận. Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào. Tại Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hôi của đất nước, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực. Điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội vã cùng với nó là sự thay đổi trong phân công lao động. Gia đình vốn được coi là hạt nhân cơ bản của xã hội. Nghị quyết hội nghị Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Đó là “Phải giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam nhằm tạo ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”. Trong đó, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Vậy sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc gia đình đang diễn ra như thế nào? Sự phân công lao động như vậy đã hợp lý chưa? Làm thế nào để có thể giải phóng nguời phụ nữ khỏi các chuẩn mực xã hội cũ để tiếp cận với các nguồn lực phát triển của gia đình và nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội? Định kiến hẹp hòi của xã hội đã bao trùm lên nguời phụ nữ, gán cho họ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung cho giới mình, khiến họ không thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ để tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ thường đảm nhận vai trò kép, họ vừa lao động sản xuất lại vừa làm công việc gia đình nhưng vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng bởi quan niệm xã hội. Bình đẳng cho phụ nữ là một đòi hỏi cấp thiết và thiết thực nhằm đem lại sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều cơ hội cùng nam giới tham Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 gia hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cả ở ngoài xã hội và bên trong gia đình. Sự phân công lao động hợp lý các công việc trong gia đình không những là chìa khoá để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ về mặt xã hội mà còn giúp cải thiện dần địa vị của mỗi giới đặc biệt là địa vị của nguời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Thông qua việc nghiên cứu đề tài về “Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH- HĐH đất nước” qua khảo sát tại xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng, để thấy được quan niệm của người dân nơi đây về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò của người phụ nữ trong gia đình, bất bình đẳng nam nữ diễn ra như thế nào nhằm góp phần để có cái nhìn đúng hơn về nguời phụ nữ. Từ đó đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng cao vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của người phụ nữ góp phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng văn minh. III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong gia đình, nghiên cứu sự phân công lao động các công việc giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay. Đề tài trình bày một phương pháp tiệp cận dựa trên cơ sở triển khai, vận dụng các khái niệm: gia đình, giới, bất bình dẳng giới, vai trò giới. Đồng thời làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học trong việc vândụng vào nghiên cứu các vấn đề của gia đình nảy sinh trong thực tiễn xã hội. Từ đó hy vọng báo cáo sẽ đóng góp vào cơ sở lí luận của các chuyên ngành xã hội học gia đình, xã hội học giới trong việc khẳng định tầm quan trọng của các nghiên cứu giới trong điều kiện hiện nay, đặc biệt trong việc nhấn mạnh mối tương quan giữa vị trí, vai trò của nam và nữ trên cơ sở phân tích, nhìn nhận, lí giải các vấn đề của phân công lao động gia đình. 2. Ý nghĩa thực tiễn Đất nước ta đang trong tiến trình CNH- HĐH mang theo những thay đổi lớn lao về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, khu vực ven đô là những vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hoá, do đó, đem lại những biến đổi rõ rệt. Việc nghiên cứu sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH-HĐH đất nước là rất cần thiết, nhằm góp phần làm rõ hơn một sỗ khía cạnh mà các nghiên cứu trước đó đã đặt ra. Đồng thời hy vọng cung cấp thêm một số thông tin xã hội học cho các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm về tình hình phân Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 công lao động trong gia đình ở xã Tân Dương - huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng hiện nay trên khía cạnh giới và nguyên nhân của những biến đổi đó. II. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH-HĐH đất nước. 2. Khách thể nghiên cứu 760 hộ gia đình tại xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi không gian Xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng. 3.2. Phạm vi thời gian Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 18 đến 28 tháng 4 năm 2006. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu quan niệm của người dân về việc phân công lao động theo giới trong gia đình 2. Tìm hiểu và mô tả thực trạng về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH-HĐH đất nước 3. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, các yếu tố ảnh hưởng 4. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thu thập thông tin xã hội học làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề đặt ra, nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp phân tích tài liệu Báo cáo đã sử dụng các tư liệu, các thông tin kinh tế xã hội và các thông tin chuyên ngành từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: các báo cáo chi tiết của cán bộ xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của xã; tạp chí khoa học về phụ nữ; tạp chí xã hội học; các chuyên đề nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ nhằm củng cố những luận cứ về mặt lí thuyết và thực tiễn. 2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Tiến hành phỏng vấn 760 hộ gia đình để thu thập thông tin chi tiết của mỗi khía cạnh trong mỗi gia đình khác nhau. Đây là phương pháp phỏng vẩn ngẫu nhiên, cách lựa chọn mẫu mang tính chất ngẫu nhiên. Đơng vị thu thập Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thông tin là người dân. Tổng dung lượng mẫu là 760 người thuộc 8 thôn của xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng. 3. Phương pháp phỏng vấn sâu Chúng tôi đã tiễn hành thu thập thông tin bằng phương pháp phóng vấn 10 hộ gia đình với những nội dung liên quan đến sự phân công lao động trong gia đình, vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Nội dung chính của các phỏng vấn sâu chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: -Tìm hiểu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. -Tìm hiểu quan niệm của người dân về phân công lao động và việc phân công lao động trong gia đình như thế nào là hợp lý -Tìm hiểu tác động của yếu tố kinh tế đến phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình và sự tham gia của nam giới trong công viẹc nội trợ. -Tìm hiểu tác động của yếu tố học vấn ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của người dân về sự phân công lao động trong gia đình. 4. Phương pháp quan sát Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương kết hợp với phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, tôi có sử dụng các biện pháp quan sát như nghe, nhìn trong khi đi phỏng vấn để qua đó thu thập thông tin về các hiện tượng liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời quan sát thái độ của người trả lời nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu được. VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Mặc dù đã có sự thay đổi tương quan giới trong phân công lao động gia đình nhưng những công việc thiết yếu của gia đình như: chăm sóc con cái, nội trợ về cơ bản vẫn do nữ giới đảm nhiệm chính. Nam giới chỉ tham gia với một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, việc quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ hay đoàn thể thì ngược lại, nam giới vẫn chiếm ưu thế cao hơn. Giả thuyết 2: Các yếu tố cơ bản như: học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các công việc gia đình của phụ nữ và nam giới. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế-văn hoá-xã hội Các yếu tố thuộc về cấu trúc gia đình(độ d i hôn à nhân, nhóm tuổi). Nhận thức về vai trò giới của người vợ v ngà ười chồng. Sự phân công lao động theo giớ i trong gia đình Các công việc nội trợ : đi chợ,nấu nướng,giặt giũ,dọn dẹp nh cà ửa. Công việc chăm sóc các th nh viên à trong gia đình v à giáo dục con cái. Việc quyết định các công việc lớn trong gia đình v à đại diện gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ v à Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phương pháp luận của xã hội học Mac- Lênin Báo cáo dược trình bày trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đối tượng nghiên cứu với tư cách là một hệ thốngcó tính chỉnh thể và phức thể, có mối quan hệ biện chứng với môi trường xung quanh và các yếu tố khác, do đó, quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở những nhận thức bên ngoặi vật hiện tượng mà cần phải nhận thức được bản chất bên trong hoặc tính quy luật vốn có của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, trong mối q uan hệ đa chiều. Việc vận dụng CNDVBC và CNDVLS cũng đòi hỏi tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa con người và xã hội: con người bị quy định bởi các điều kiện sống vật chất như thế nào và sự tác động trở lại của con người với các điều kiện vật chất đó ra sao? CNDVLS cũng xem biến đổi xã hội là thuộc tính vốn có của một xã hội, từ đó, có thể thấy được sự biến đổi mối quan hệ giơí trong phân công lao động gia đìnhvà sự biến đổi nói chung của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời tìm ra được bản chất của mối quan hệ giữa nhận thức và hành động thực tế thông qua sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Bên cạnh đó, báo cáo còn dựa trên nguyên tắc phương pháp luận của xã hội học Mác- Lênin trong việc nhìn nhận, xây dựng giả thuyết, đưa ra các bằng cứ thực nghiệm kiểm chứng cho giả thuyết, từ đó dự báo xu hướng vận động của đối tượng trên cơ sở những kết luận có được. 2. Lý thuyết vị thế- vai trò Lý thuyết xã hội học về vị thế vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của con người trong hệ thống của những cấp độ “cá nhân- nhóm xã hội- xã hội”. Nó cho phép mở ra cơ chế cụ thể những liên hệ qua lại và tương tác của nó Biến đổi phân công lao động trong gia đình [...]... trong xã hội” trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xã hội 1995 - “ Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học xã hội 1991 - “ Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1999 - “ Vai trò của nam chủ hộ ngư dân ven biển” tạp chí xã hội học 1998 - “ Vai trò của người cha” tạp chí xã. .. nhập và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội luôn được nhấn mạnh trong các văn bản, đánh giá và các nghiên cứu chính thức của các cá nhân và tổ chức Nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH- HĐH đất nước sẽ giúp chúng ta nắm bắt được sự biến đổi của gia đình, của kinh tế hộ, sự biến đổi khuôn mẫu gia đình truyền thống đến hiện đại Các khu vực ven đô nằm giữa khu... phát huy năng lực của mình, phát triển toàn diện, bình đẳng với nam giới cùng sự phát triển xã hội bền vững Các lý thuyết, quan điểm xã hội học nêu trên đã bổ xung cho nhau và giúp cho chúng ta có một cách tiếp cận nghiên cứu tổng- tích- hợp về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH- HĐH đất nước 2 Cơ sở thực tiễn 2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thế giới ngày... toàn diện của cả hai giới trong mối tương quan với gia đình và xu thế biến đổi mới hiện nay Tổng quan địa bàn nghiên cứu Tân Dương là một xã nằm ở phía nam huyện Thuỷ Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là 497,6 ha; dân số gồm 2032 hộ với 8456 nhân khẩu - Đặc điểm tình hình Đời sống của nhân dân xã gồm hai vùng khác nhau, khu dân cư Bến Bính sinh sống bằng nghề buôn bán dịch vụ hàng hoá và ngư nghiệp, ... phân công lao động đã tạo ra đã gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội lại với nhau Trong xã hội hiện đại, sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ sự đa dạng, phong phú của cách suy nghĩ và kiểu hành vi xã hội mà những khuân mẫu hành động đó được các cá nhân tán đồng chia sẻ Theo E.Durkheim thì yếu tố đặc trưng trong xã hội của sự đoàn kết có tổ chức là sự phân công lao động Xã hội tổ chức phân công. .. qua quá trình xã hội hoá Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem là phù hợp với những mong đợi của xã hội Đó chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới - Lý thuyết chức năng giới Lý thuyết này cho rằng nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất, còn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hoá, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần... vực hoạt động của riêng mình” Trong các xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự phân chia khu vực lao động nghề nghiệp Ngoài ra, sự phân công lao động theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức cuộc sống gia đình "Phân công lao động trong gia đình" là sự đảm nhiệm các công việc gia đình của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng của gia đình trong... của cả hai giới IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng Trong các gia đình, sự phân công lao động chủ yếu diễn ra trong quan hệ giữa người vợ và người chồng Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều phải cáng đáng gánh nặng của các công việc gia đình – nấu nướng, lấy nước, thu Website: http://www.docs.vn... điều hợp lý”, không cần phải bàn cãi, hay theo cách diễn đạt của T.Parson, đàn ông có vai trò công cụ, đàn bà có vai trò biểu cảm Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Điều cần thiết là làm sao để hai giới thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo nhất AnnOakley- nhà xã hội học người Anh khi nghiên cứu về lao động nội trợ của phụ nữ có ý kiến “ Một số mặt của công. .. lợn ước đạt 2800 con, đạt 105% kế hoạch năm Diện tích nuôi trông thuỷ sản ổn định 24,7 ha tổng sản lượng ước đạt 72 tấn đạt 104% kế hoạch năm Trong sản xuất công nghiệp, trên địa bàn xã còn tiến hành sản xuất tiểu thủ công nghiệp cùng nhiều hạng trình giao thông vận tải, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp, hợp tác xã phát triển kinh doanh ổn định Tổng sản phẩm trị giá trên 4,5 . HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Nghiên cứu trường hợp: xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng) Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lê Thị Quý Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Lan Anh Chính quy: K4 8- Xã Hội. đến sự phân công lao động trong gia đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng Học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Nghề nghiệp của người. công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: các báo cáo chi tiết của cán bộ xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của xã; tạp chí

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w