việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể.
Bảng 3 : sự tham gia quyết định các việc lớn trong gia đình và đại diên cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ và đoàn thể
(đơn vị %)
Công việc Vợ Chồng Cả hai
Quyết định việc lớn trong gia đình
12.2 47.4 40.4
Đại diện gia đình tham gia hoạt động đoàn thể
28.5 44.5 27.0
Đại diện gia đình tham gia hoạt động dòng họ
12.0 67.7 20.3
* Quan hệ giới và quyền quyết định các việc lớn trong gia đình
Gia đình truyền thống việt nam phổ biền lấy kiểu gia đình nửa hạt nhân làm cơ bản. Vì vậy, quan hệ vợ-chồng chịu sự chi phối và ràng buộc chặt chẽ của bố mẹ, anh em, họ hàng. Ngoài ra hệ tư tưởng nho giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến con người và xã hội thời kỳ này, đặc biệt nó đã tạo ra một hệ thống kiểm soát đối với suy nghĩ và hành vi của người phụ nữ. Chính điều đó đã
gián tiếp tạo ra sự phụ thuộc của người phụ nữ trong quan hệ vợ chồng, không những về kinh tế mà còn trong việc quyết định các việc lớn của gia đình .
Khác với các công việc nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, quyền quyết định các việc lớn trong gia đình chủ yếu là thuộc về nam giới, tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính chỉ chiếm 12.2% trong khi tỉ lệ tương ứng ở nam giới là 47.4%. Như vậy có sự tỷ lệ nghịch giữa vai trò của người phụ nữ và vị trí, địa vị, tiếng nói của họ trong gia đình. Trong gia đình ấy, người phụ nữ là những người “lao động không công ” vừa là “đại biểu cho giai cấp vô sản” giá trị của tiếng nói và địa vị của họ đối với quyền quyết định các công việc lớn trong gia đình vô cùng hạn chế. Quuyền quyết định trong gia đình chủ yếu thuộc về người đàn ông-“nhà tư sản”, người nắm giữ về kinh tế, người đứng trên những thang giá trị, định chế, chuẩn mực của nền văn hoá xã hội truyền thống.Người vợ dù có được gán cho nhiều giá trị quan trọng nhưng đó không những chỉ là những giá trị mang tính hình thức mà còn là sự ràng buộc nặng nề hơn vào trách nhiệm và vị thế của người chồng .
PVS : Nam 54 tuổi- nghỉ hưu- trung cấp
“Nhà chú vừa xây nhà năm ngoái, việc này thì do chú tự quyết thôi, từ việc trù tình xem xây kiểu nào, hình dáng ra sao, mua nguyên vật liệu ở đâu, thuê bao nhiêu thợ lo liệu cho đến khi hoàn thành. Công việc này cô cũng không hiểu gì cả nên do chú tự quyết định”
PVS : Nữ 47 tuổi- nông dân- THCS
“Con cái càng lớn thì người cha càng quan trọng, quyết định các việc lớn trong gia đình phải do người đàn ông. Hơn nữa trong việc bảo ban con cái có những việc phụ nữ không thể nghĩ tới được, người ta bảo phụ nữ như cơi đựng trầu nên có nhiều việc không thể nghĩ sâu sắc được như nam giới. Công việc nội trợ là công việc của người phụ nữ, phụ nữ phải làm, chồng giúp được thì tốt không gíup đươc thì mình cũng phải làm. Nam giới chỉ làm những việc to tát, khó khăn nặng nhọc cần người ta gánh vác. Trong nhà cô, việc con cái học hành đến đâu, chọn trường nào, quyết định tương lai cho con đều là do chú lo liệu, cô cũng chỉ biết đến thế thôi”
Như vậy, quyền quyết định các việc lớn trong gia đình người phụ nữ chỉ đóng một vai trò phụ, thứ yếu trong khi những gì mà họ đã bỏ ra, đóng góp cho gia đình có giá trị vô cùng lớn lao. Không chỉ những người nam giới mà cả bản thân những người phụ nữ cũng nhận thức về vai trò của mình chưa
thật đầy đủ, họ tự coi những công việc nội trợ như là bổn phận, là thiên chức của mình trong khi những quyết định lớn có ảnh hưởng đến sự ổn định, tương lai, sự phát triển cho gia đình thì họ lại không dược tham gia hoặc tham gia với một tỷ lệ rất nhỏ.
Tuy vậy, cùng với sự thay đổi của nền sản xuất xã hội, quan hệ giữa vợ và chồng đối với việc quyết định các việc trong gia đang được điều chỉnh dần theo xu hướng bình đẳng nam nữ. Thái độ của cả hai giới đều đi tới một sự điều hoà, xem xét ý kiến của nhau, cùng bàn bạc và thừa nhận vai trò của nhau không chỉ trong quyết định mà còn cả trong cách thức giải quyết mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn.
Sự thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồngtrong gia đình được thể hiện thông qua việc chia sẻ cùng nhau các công việc. Trong việc quyết định các việc lớn trong gia đình, tỉ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận chínhlà 40.4%. Đã có rất nhiều gia đình, các cặp vợ chồng có những nhận thức tiến bộ hơn về việc phân công lao động trong gia đình mình. Nhận thức được tầm quan trọng của cả vợ và chồng trong việc giữ vững và phát triển một gia đình hạnh phúc.
PVS: Nữ 42 tuổi- nông dân- THCS
“Tất cả các việc lớn trong gia đình cô đều do hai vợ chồng quyết định, kể cả chú có đi làm xa thì có gì cô vẫn thường xuyên thông tin liên lạc cho chú. Quyết hay không quyết là cả hai vợ chồng cùng thống nhất chứ không bao giờ cô tự quyết cả, còn chú thì việc gì chú cũng bàn trước với cô”
PVS: Nữ 25 tuổi – bán hàng- PTTH
“ Quyết định việc xây dựng nhà là cả hai anh chị cùng bàn bạc thống nhất tất cả mọi việc”
Trên toàn thế giới, phụ nữ đều chủ yếu đảm nhận việc chăm sóc trẻ em và dọn dẹp nhà cửa. Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều kết hợp việc nhà với các công việc ngoài thị trường hoặc phi thị trường để tạo thêm thu nhập hoặc tăng mức tiêu dùng cho gia đình- những công việc không được phản ánh trong số liệu thống kê lực lượng lao động truyền thống, và phụ nữ có xu hướng phải làm việc tương đối nhiều giờ hơn so với nam giới, nếu tính đến cả việc ngoài thị trường lẫn việc nhà. Điều này làm nảy sinh câu hỏi về việc trách nhiệm chính của người phụ nữ là chăm lo việc nhà cộng với tổng số giờ làm việc nhiều hơn có ảnh hưởng như thế nào đến phúc lợi của họ so với
nam giới. Trong chừng mực mà sự phân công lao động theo giới trong gia đình có nghĩa là phụ nữ sẽ phải làm việc nhà và từ bỏ các hoạt động tạo thu nhập khác thì điều này sẽ hạn chế khả năng thương lượng và năng lực ra quyết định trong gia đình của họ.
* Sự phân công lao động theo giới với việc đại diện gia đình tham gia vào các hoật động trong dòng họ và đoàn thể
Trong các gia đình truyền thống, chức năng kinh tế của gia đình được thực hiên chr yếu là tự cung tự cấp dựa trên cơ sở nền kinh tế nghèo nàn, khoa học kỹ thuật còn lạc hâu, lao động chủ yếu dựa trên cơ bắp cùng với những công cụ thủ công thô sơ. Vì thế đòi hỏi nhiều sức lực trong lao động của người đàn ông. Người nam giới trở thành người trụ cột chính trong gia đình, là lao động chính đóng góp vào nền kinh tế cơ bản của gia đình. Lao động của người chồng trong gia đình đương nhiên được xã hội nhìn nhận theo hệ qui chiếu cổ điển dựa trên tiêu chuẩn cơ bắp có tính chất cảm giác, do vậy được coi là lao động quan trọng cho sự tồn tại của gia đình. Trong khi đó, người phụ nữ được gán cho vai trò người cai quản gia đình, giữ tay hòm chìa khoá, quán xuyến các công việc nội trợ trong gia đình và nuôi dạy con cái. Mặc dù họ có tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập nhưng sự đóng góp về mặt kinh tế của người vợ đều bị coi là nhỏ bé, không giá trị, tài sản là do hai vợ chồng đóng góp và gây dựng nhưng đều là “của chồng công vợ”, ở một khía cạnh nào đó là hoàn toàn thuộc về sở hữu của người chồng. Do vậy, người chồng có một quyết định tối cao đối với toàn bộ công việc trong gia đình, nhất là những chuyện được coi là “ công to việc lớn ”.
Cũng như việc quyết định các việc lớn trong gia đình trong công việc này vai trò của người phụ nữ cũng không được nhìn nhận một cách bình đẳng. Tỷ lệ nữ giới đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động đoàn thể chỉ chiếm 28,5% và đại diện cho gia đình tham gia hoạt động dòng họ chỉ có 12% trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam giới là 44,5% và 67,7%.
Do người chồng nắm giữ với vai trò đại diện cho vợ và cả gia đình nên người phụ nữ ít có điều kiện tham dự vào các giao tiếp xã hội một cách chính thức hay độc lập. Họ dường như chỉ thay thế người chồng trong vai trò chăm sóc, điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, với họ hàng để giữ gìn sự ổn định, bền vững của gia đình. Nhưng đứng ở vai trò đại diện cho gia đình để tham gia các hoạt động đoàn thể hay dòng họ thì người chồng lại chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt là trong hoạt động dòng họ. Vì quan niệm xưa luôn cho rằng “nữ nhi ngoại tộc” con gái đã đi lấy chồng thì không còn là người trong họ, con gái là con người ta. Hình thức gia đình gia trưởng vẫn tồn tại trong nếp sống, nếp nghĩ càng khẳng định chắc chắn vị trí, chỗ đứng của người đàn ông trong dòng họ, gia tộc.
Như vậy, qua những số liệu trên đã khắc hoạ rõ nét bức tranh phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại xã Tân Dương-huyện Thuỷ Nguyên-Hải Phòng. Các công việc mang tính chất nội trợ như đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái tuyệt đại đa số là do phụ nữ đảm nhận, người chồng ít tham gia vào các công việc này. Còn trong các việc như quyết định các việc lớn trong gia đình hay đại diện gia đình tham gia các hoạt động đoàn thể, dòng họ thì hầu hết do người chồng quyết định. Do đó, có thể thấy được sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình là không hợp lý. Người vợ có vai trò quan trọng trong gia đình, mọi công việc nội trợ trong gia đình họ là người quán xuyến tất cả nhưng họ lại không có được quyền ngang bằng người chồng trong việc ra quyết định, họ có ít tiếng nói trong những công việc quan trọng cần quyết định bàn bạc, mà những công việc như thế người chồng đều tự quyết định lấy.
Tuy nhiên, khi nói rằng nữ giới bỏ nhiều công lao động hơn nam giới trong những công việc nội trợ thì không có nghĩa là nam giới không đóng góp việc gì. Theo quan sát, công việc thực tế của nam giới cũng rất vất vả vì vẫn có khá nhiều hộ gia đình làm ruộng. Tuy cường độ kém so với lao động nữ nhưng nam giới thường làm những công việc mà nữ giới không đảm đương được, hoặc vì quá nặng nhọc, hoặc vì tập quán lâu đời không cho phép. Nữ giới thường làm những công việc mang tính đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày, trong đó nhiều lao động không tạo ra sản phẩm như công việc nội trợ. Còn công việc của nam giới thường được gắn nhiều giá trị hơn so với nữ giới, nam giới có nhiều cơ hội để đi làm kiếm tiền, lao động của nam giới thường có uy tín hơn lao động nữ giới. Trong nhiều trường hợp khi người chồng làm việc thì mọi người ghi nhận sự đóng góp của anh ta, nhưng khi người vợ làm việc mọi người cho đó là chuyện tất nhiên. Điều này thể hiện sự bất binhdf đẳng giữa người vợ và người chồng trong hoạt động lao động trong gia đình và ngoài xã hội. Người chồng và người vợ cùng bỏ công sức lao động như nhau nhưng giá trị lao động của người vợ không được coi trọng, trân trọng bằng của người chồng.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH- HĐH đất nước