công việc chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái
“ Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người cần tái tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”(C. Mac- Hệ tư tưởng Đức)
Bảng 2: Sự tham gia công việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái
(đơn vị %)
Công việc Vợ Chồng Cả hai
Chăm sóc người già 48.1 5.6 46.3
Chăm sóc người ốm 42.7 5.4 51.9
Chăm sóc trẻ em 61.7 4.0 34.3
Giáo dục con cái 17.9 10.9 71.2
Gia đình được tạo dựng trên nền tảng sự yêu thương, chăm sóc, chia sẻ giữa các thành viên, các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ- con cái củng cố sự ổn định và bền chặt của gia đình. Trong môi trường gia đình, người vợ vẫn là người chăm lo thường xuyên đến đời sống tình cảm, chăm sóc và quan tâm dến các thành viên khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người vợ đảm nhiệm chính vai trò chăm sóc người già là 48.1%, chăm sóc người ốm chiếm 42.7%, chăm sóc trẻ em chiếm 61.7% và giáo dục con cái là 17.9%. Trong khi tỷ lệ tương ứng ở nam giới đối với các công việc này là 5.6%, 5.4%, 4.0% và 10.9%.
Như vậy, sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với việc chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái vẫn giống như các công việc nội trợ. Nói cách khác, tỷ lệ nam giới đảm nhiệm chính vai trò này là rất
nhỏ. Tuy nhiên, nếu so với các công việc nội trợ như đi chợ, nấu nướng...tỷ lệ phụ nữ đảm nhiệm chính vả trò này một mình đã giảm đi đáng kể. Trong các công việc này, đã có sự đóng góp, chia sẻ rất lớn của người chồng, biểu hiện là tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận vai trò chăm sóc người già là 46.3% ,chăm sóc người ốm là 51.9%, chăm sóc trẻ em là 34.3% và giáo dục con cái là 71.2%.
Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy trong gia đình sự đùm bọc về vật chất, tinh thầnvà tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lý do nào đó,có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình.
Chăm sóc và giáo dục con cái có thể coi là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Với những người cha, người mẹ, sự quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đố còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn,phát huy đầy đủ và toàn diện cả về mặt thể lực và trí lực nếu có được sự chỉ bảo thường xuyên của cha me.
Tập quán phân công lao động theo giới mà trong đó hầu hết chỉ có phụ nữ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển tâm lý ở trẻ em, cả trai lẫn gái. Trong khuôn khổ đó, trẻ gái nhỏ dần dần được khu biệt, ít độc lập, thụ động hơn, có xu hướng đồng nhất tâm lý với người chăm sóc cùng giới tính và như vậy sẽ hạn chế phát triển bản năng trong tiếp xúc với người khác giới tính. Ngược lại, trong chăm sóc, ngay từ nhỏ trẻ trai đã được tách biệt một cách “bản năng” và xác định bản thân “không thuộc nhóm nữ” (thông thường bởi người chăm sóc là nữ) qua đó ở trẻ trai hình thành xu hướng hạ thấp những đặc điểm được coi là nữ tính, phát triển và khẳng định “cái tôi”, tính độc lập cá nhân mạnh hơn .
Do đó khi nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ, chăm sóc trẻ ở lứa tuổi nhỏ, dạy dỗ trẻ ở các tuổi lớn hơn (trường học,thực tiễn xã hội...) thì trẻ trai hay gái sẽ có điều kiện phát triển một cách cân bằng.Điều này sẽ hạn chế dần hiện tượng tách biệt, hay hội chứng “hạ thấp, coi thường” phụ nữ và góp phần tạo các quan hệ giới bình đẳng hơn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong việc phân công lao động trong gia đình nói riêng.
Khi được hỏi về vần đề này có ý kiến cho rằng: PVS : Nam-27 tuổi-kinh doanh-PTTH
trọng hơn phụ nữ. Anh nghĩ là khi con còn nhỏ vai trò của người cha rất quan trọng nhưng vì hai cháu nhà anh đều là nữ nên đến tuổi trưởng thành các cháu sẽ tâm sự với mẹ nhiều hơn, bởi mẹ gần gũi hơn nên lúc đó sự bảo ban, chỉ dẫn của người mẹ là vô cùng cần thiết”
PVS : Nữ 27 tuổi-giáo viên-đại học
“Việc giáo dục con cái nếu chỉ có mẹ mà thiếu sự dạy dỗ của người cha thì đứa trẻ sẽ bị thiếu hụt cả về mặt tình cảm lẫn tri thức sống, ngược lại nếu chỉ được bố chăm sóc và dậy bảo mà thiếu đi sự yêu thương của người mẹ đứa trẻ cũng không thể phát triển hoàn thiện được. Thế nên cả hai bố mẹ có vai trò như nhau”
Như vậy, quan điểm nhận thức của người dân đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Trong tất cả các công việc thì giáo dục con cái là công việc có tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đảm nhận chính cao nhất 71.2%. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, sự chia sẻ của vợ và chồng trong công việc này được đặc biệt nhấn mạnh.