Thu nhập của gia đìnhvới việc thực hiện các công việc trong gia đình

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước nghiên cứu trường hợp xã tân dương- huyện thuỷ nguyên (Trang 42 - 51)

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH HĐH đất nước

2.3. Thu nhập của gia đìnhvới việc thực hiện các công việc trong gia đình

sẽ quy định thời gian thực hiện các công việc trong gia đình của phụ nữ khác nhau.

2.3. Thu nhập của gia đìnhvới việc thực hiện các công việc trong gia đình đình

Thu nhập là một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng đưa đến sự phân công lao động trong gia đình giưa vợ và chồng.

Bảng 6 : Tương quan giữa bình quân thu nhập của gia đình với việc thực hiện các công việc gia đình (%) Công Việc Bình Quân Thu Nhập Đi Chợ Nấu Nướng Giặt Giũ Dọn Dẹp Nói chung Chăm Sóc Trẻ Em Chăm Sóc Người Già Chăm Sóc Người ốm Giáo Dục Con Cái Quyết định việc lớn Đại diện Gia đình Tham Gia hoạt Động đoàn thể Đại diện Gia đình Tham Gia Dòng họ Dưới 3400 VND 42.3 42.6 42.3 42.6 42.8 43.0 43.8 46.9 55.4 48.8 47.2 Từ 3400-6860 VND 34.8 35.0 34.3 34.3 37.3 31.3 35.9 35.1 28.3 32.9 33.7 Trên 6860 VND 22.9 22.4 23.4 23.1 19.9 22.6 20.3 18.0 16.3 18.3 19.1 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Từ bảng số liệu cho thấy, thu nhập của gia đình tỉ lệ nghịch với mức độ tham gia các công việc trong gia đình của người phụ nữ. Điều đó có nghĩa là, đối với những gia đình càng có thu nhập caothì tỉ lệ phụ nữ tham gia các công việc gia đình càng ít.Ngược lại phụ nữ trong các gia đình có thu nhập thấp thì làm các công việc gia đình nhiều hơn.

Ngày nay,cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.Cùng với nó là sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng với sự xuất hiện của các phương tiện, trang thiết bị hiện đại. Bởi vậy, khi kinh tế gia đình phát triển, họ có điều kiện để mua sắm các thiết bị sinh hoạt hiện đại phục vụ cho công việc gia đình như: máy giặt, bếp ga, tủ lạnh...Điều này giúp người phụ nữ giảm bớt được gánh nặng công việc nội trợ. Hơn nữa với cuộc sống vật chất khá đầy đủ, dư dật,để dảm đương công việc gia đình, ngoài việc dựa vào sự trợ gúp của các máy móc, phương tiện sinh hoạt họ còn có thể thuê thêm người ở, người giúp việc, thực hiện những công việc gia đình thay mình. Đó chính là nguyên nhân vì sao tỉ lệ phụ nữ làm việc nhà ở nhóm gia đình có thu nhập khá và cao lại rất thấp.

Ngược lại, nhóm người có thu nhập trung bình và thấp( Dưới 3400.000 nghìn/ người/năm)không có điều kiện vật chất dư thừănh những người có mức sống cao không có điều kiện để mua sắm những loại máy móc sinh hoạt hiện đại(máy giặt,bếp ga, lò vi ba,...) hay sử dụng các loại hình dịch vụ(thuê người giúp việc) như những người có thu nhập cao.

Ít có điều kiện tiếp cận các nguồn lực và khả năng tạo thu nhập kém- dù trong những hoạt động tự thù lao hay trong những công việc được trả lương- đã hạn chế quyền của người phụ nửtong việc tác động đến những quyết định phân bổ nguồn lựcvà đầu tư trong gia đình. Quyền hạn không bình đẳng và địa vị kinh tế xã hội thấp hơn so với nam giới cũng đã hạn chế khả năng của người phụ nữ trong việc tác động đến các quyết định trong cộng đồng.

PVS: Nữ 25 tuổi- bán hàng- PTTH

”Có thể thu nhập của hai vợ chồng không bằng nhau, người chồng có thể làm ra nhiều tiền hơn người vợ hoặc ngược lại nhưng việc kiếm tiền phải do cả hai người cùng làm.Hai người cùng làmvừa mang lại thu nhập cao cho gia đình mà vừa thông cảm với nhau hơn. Như nhà chị nếu chỉ có mình anh lo kiếm tiền, thì chắc gì anh đã sẵn lòng chia sẻ công việc nhà với chị”

Như vậy, thu nhập là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình. Mặt khác, thu nhập cao hơn có nghĩa là nhứng hạn chế về nguồn lực trong hộ gia đình khiến cha mẹ phải cân nhắc

giữa đầu tư cho con trai và con gái sẽ ít hơn. từ đó có thể đưa đến một tương laivới sự phát triển toàn diện hơn của cả hai giới, đưa đến một sự phân công lao động theo giới trong gia đình hợp lý hơn.

2.4.Tuổi của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình

Bảng 7 : Tương quan giữa độ tuổi và công việc trong gia đình của người phụ nữ (%) Công Việc Tuổi Đi Chợ Nấu Nướng Giặt Giũ Dọn Dẹp Nói chung Chăm Sóc Trẻ Em Chăm Sóc Người Già Chăm Sóc Người ốm Giáo Dục Con Cái Quyết định việc lớn Đại diện Gia đình Tham Gia hoạt Động đoàn thể Đại diện Gia đình Tham Gia Dòng họ Dưới 35 T 19.2 20.4 21.8 21.7 21.0 17.7 16.7 17.2 5.4 13.5 10.0 35 – 44 T 30.1 30.5 29.7 29.0 32.1 32.5 32.6 27.3 25.0 34.8 27.0 45 – 54 T 32.1 31.3 31.5 31.7 31.6 32.1 33.3 31.3 35.9 32.4 31.5 55 T Trở Lên 18.6 17.9 17.6 17.6 15.3 17.7 17.4 24.2 33.7 19.3 31.5 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Từ số liệu của bảng tương quan trên cho thấy phụ nữ ở lứa tuổi từ 35-54 tuổi có xu hướng tham gia vào các công việc trong gia đình nhiều nhất. Thực tế trên xuất phát từ cả hai lí do: sinh học và xã hội. Có thể nói rằng đối với cuốc đời người phụ nữ thì lứa tuổi từ 35-54 tuổi là thời kì phát triển hoàn thiện nhấtvề cả các yếu tố sinh học và kinh nghiệm xã hội. Với những phụ nữ ở lứa tuổi này, họ đã có thể ý thức được một cách rõ ràng về vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Họ là người biết rõ nhất mình phải làm gì đẻ hoàn thành tốt chức năng của một người vợ, một người mẹ trong gia đình. Đồng thời hoàn thành tốt chức năng của một cá nhân trong xã hội. Lúc này thời tuôi trẻ đã qua đi, kinh nghiệm cuộc sống dã giúp họ trửơng thành hơn rất nhiều, khi đó họ đã thực sự trở thành trụ cột trong gia đình, là người gánh vác công việc gia đình. Bởi vậy lứa tuổi này họ thực hiện các công việc gia đình nhiều nhất là điều dễ hiểu.

Đối với nhóm phụ nữ trên 54 tuổi , là nhóm ít tham gia vào các công việc nôi trợ nhất. Do những đặc điểm về thể chất, họ là những người bắt đầu bước sang ngưỡng bên kia của cuộc đời, sức khoẻ yếu đi, bởi vậy việc tham gia thực hiện các công việc trong gia đình giảm dần.Ngoài ra ở lứa tuổi nầýcc công việc trong gia đình đã có con cháu họ chịu trách nhiệm thực hiện. Bởi vậy ở nhóm tuỏi này chỉ có một số lượng nhỏ phụ nữ còn tham gia thực hiện các công việc gia đình.

Nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi, là nhóm ít tham gia vào các công việc nội trợ.Sở dĩ như vậy, là bởi vì những người trẻ tuổi ít bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống, coi việc gia đình là công việc của phụ nữ. Mổt khác khi còn trẻ phụ nữ thường muốn tham gia nhiều vào công việc tạo thu nhập cho gia đình. Họ không muốn quá lệ thuộc vào chồng về kinh tế, họ muốn tự khẳng định vai trò và vị trí của mình cả trong gia đình và xã hội. Bởi vậy họ luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội chính vì thế mà không còn nhiều thời gian dành cho công việc gia đình.

Như vậy, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tuổi là những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chông trong gia đình. Bên cạnh đó, người dân còn bị ảnh hưởng nhiều bởi quan niệm truyền thống về người phụ nữ. Vị trí của người phụ nữ, vị trí của người vợ trong gia đình chỉ là thứ yếu, chỉ là tề gia nội trợ. Người phụ nữ là người quản gia, luôn phải lo lăng công việc cho gia đình, còn người chồng là người chỉ huy, là trụ cột của gia đình với nghĩa ” một người lo bằng một kho người làm”.Do vậy, đàn ông thường có vai trò là người điều khiển lao động. Nam giới thường chỉ làm những công việc chính, công việc nặng nhọc, họ làm với quan niệm rất tự nhiên theo sự phân chia giới tính: nam giới làm các công việc nặng nhọc cần cơ bắp, nữ giới thì làm những công việc nhẹ nhàng, ít cần đến cơ bắp. Do đó, nam giới thường chỉ làm những công việc mà họ cho là cần làm,

làm xong nam giới thường cho là hết trách nhiệm, hét nghĩa vụ. Còn người phụ nữ thường đươc ca tụng đức hy sinh, có vai trod đặc biệt quan trọng là người vun đắp sự hoà thuận êm ấm của gia đình, người luyôn sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì hạnh phúc của người thân, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự rạch ròi, phân minh về quyền lợi cho riêng mình, nhưng người phụ nữ ngoài việc tham gia sản xuất, kiếm tiền cho gia đình không kém gì người chồng, lại phải lo việc nội trợ, ít được sự san sẻ của người chồng là điều hoàn toàn phi lý.

Trong bối cảnh kinh tế- xã hội có nhiều thay đổi, không chỉ có nam giới mà cả phụ nữ cũng có rất nhiều cơ hội đẻ phát triển sự nghiệp của mình vì vậy họ rất cần sự gúp đỡ của người chồng trong công việc nhà. Sự phân công lao động diễn ra theo xu hướng thương lượngvai trò giữa vợ và chồng trở nên hợp lý hơn với điieù kiện của các gia đình hiện nay, người vợ chịu trách nhiệm ở một số hoạt động và người chồng cũng vậy, điiêù đó không chỉ gúp cho mỗi giới hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình mà nó còn thể hiện sự cùng quan tâm, chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng đối với các công việc gia đình.

Có thể khẳng định chính nhận thức về sự phân công theo giới đã ảnh hưởng đến mức độ tham gia gánh vác trách nhiệm gia đình. Hiện nay chúng ta cũng nhận thấy có nhiều thay đổi từ quan hệ vợ-chồng, cách ứng xử, phân công lao động đến giải quyết các công việc của gia đình. Nguyên nhân của sự thay đổi này một phần do sự độc lập về mặt kinh tế của người vợ. Khi cả hai vợ chồng đều đứng ở thế cân bằng trong lao động sản xuất, ngang bằng nhau về mức độ ổn định trong thu nhập và quyền lợi thì người chồng cũng không còn tự gán cho mình quyền cai trị hay điều khiển hầu như toàn bộ các công việc của gia đình theo ý muốn chủ quan và người phụ nữ cũng không còn phải chịu cảnh ”lếp vế” trong những ràng buộc có tính chất phụ thuộc và những bổn phận nặng nề như trước nữa, họ gần như đã đạt được sự công bằng với nam giới trong phấn lớn các hoạt động sống của gia đình.

Thực ra, trong điều kiện hiện nay, khi yếu tố kinh tế không thể thiếu được cho sự tồn tại, ổn định của gia đình thì sự phân công diễn ra theo sự thoả thuận giữa người vợ và người chồng có vẻ như hợp lý hơn cả, tức là người vợ và người chồng đi làm đem lại thu nhập nuôi sống gia đình, tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà công việc nàh sẽ do người vợ hoặc người chồng đảm nhận chính với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình. Tuỳ theo mức độ và điều kiện của từng gia đình, nam giới đã có sự tham gia chia sẻ nhiều hơn đối với công việc nhà; ngược lại phụ nữ tham gia vào thương trường để tìm kiếm thêm thu nhập. Sự bình đẳng đã dần dần được thiết lập, mối quan hệ này được hình thành từ nhận thức và suy nghĩ mang tính định

lượng khi so sánh sự tương đồng trong việc đóng góp của cả hai giới đối với kinh tế gia đình.

Sự tự thay đổi bản thân mình trong hành động cho thấy, giới nam và nữ đã tự ý thức lại vai trò của mình trong thực tế để hoàn thành tốt hơn những mong đợi của xã hội. Do vậy, không hề có sự đảo lộn hay thay thế giữa các vai trò của vợ và chồng trong gia đình mà đó là sự điều chỉnh, cân đối lại vai trò để thích ứng với sự thay đổi của xã hội trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá ngành nghề trong xã hội, với một lối sống hiện đại văn minh, với mục đích là nhằm tạo ra ngày càng nhiều thu nhập càng tốt cho đời sống gia đình.

Trước đây, khi nói về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, chúng ta thường cho rằng người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới các trong công việc lẫn trong gia đình và chúng ta luôn kêu gọi nam giới cần phải tham gia gánh vác công việc gia đình với người phụ nữ, nhưng điều đó chưa hoàn toàn đầy đủ.

Cho đến nay, người phụ nữ vẫn có một vai trò đặc biệt trong gia đình, là nhân tố ổn định thường xuyên cho cuộc sống gia đình, là chủ thể đản đương việc củng cố độ bền vững gia đình, tạo nên tính liên tục và ổn định trong dòng phát triển lịch sử của nó. Xã hội thay đổi yêu cầu người phụ nữ phải đổi mới, thúc đẩy họ vươn lên đáp ứng những nhu cầu của thời đại mới, làm nảy sinh ở họ khát vọng được giải phóng, được giảm nhẹ gánh nặng công việc, được nghỉ ngơi, học tập và hưởng thụ văn hoá, làm nảy sinh ở họ khát vọng xây dựng gia đình hạnh phúc bên cạnh lòng mong muốn cống hiến tài năng của mình trước xã hội. Người phụ nữ ở một mức độ nào đó có cơ sở để đòi hỏi và trông chờ ở nam giới nhiều hơn về vai trò tham gia vào công việc ngoài xã hội đóng góp vào kinh tế gia đình đồng thời tham gia vào công việc nhà cùng người vợ. Bởi vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường người lao động có khả năng tìm kiếm việc ở bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ thời gian nào trong năm với mọi trình độ của lao động từ đơn giản đến phức tạp tuỳ theo khả năng lao động của họ nhưng lao động nữ thường yếu thế hơn nam giới trong sự cạnh tranh đó. Với cơ hội và điều kiện kiếm tiền đối với nam và nữ là ngang nhau, nam giới sữ không còn cơ sở để che dấu hay đánh tráo sự tương quan giữa vai trò và địa vị mà anh ta nắm giữ. Nếu nam giới không thực hiện được vai trò của mình thì anh ta cũng không thể ngăn cản người phụ nữ thay thế vai trò đó, chính trong những hoàn cảnh như vậy đã tạo điều kiện cho nam giới tham gia vào công việc nhà, thậm chí cả những công việc vốn được coi là của phụ nữ. Để tạo ra sự phân công hợp lý trong công việc gia đình đòi hỏi chính những người vợ và người chồng phải thay đổi nhận thức về vai trò của mỗi giới trong hoàn cảnh xã hội mới.

Trong điều kiện hiện nay không thể nói nam hay nữ ai phải chịu thiệt thòi hơn, vì nếu người phụ nữ phải chịu vai trò kép trong gia đình và xã hội thì vai trò của nam giới cũng không phải nhẹ nhàng. Công việc ngoài xã hội đòi hỏi những yêu cầu đối với nam giới thường cao hơn nữ giới do những ưu điểm nổi trội của họ. Ngoài ra quan niệm xã hội đã gán cho nam giới vai trò trụ cột gia đình do vậy tạo ra một áp lực khá nặng nề, tự bản thân người nam giới cảm thấy mình phải có trách nhiệm đối với gia đình.

Quá trình CNH-HĐH đất nước đem lại những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với gia đình và với chính những người vợ, người chồng, đòi hỏi phải có sự thoả thuận vai trò một cách hợp lý nhằm đảm bảo các hoạt động sống của gia đình nhưng cũng đảm bảo thực hiện những vai trò, trách nhiệm mà xã hội mong đợi. Khi mà điều kiện kinh tế của gia đình vẫn còn phụ thuộc vào

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước nghiên cứu trường hợp xã tân dương- huyện thuỷ nguyên (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w