báo cáo cũng chỉ ra một số kết quả về sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán, hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới...Vấn đề hợp t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
BÙI VĂN ĐỀ
ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp xã Tân Triều huyện Thanh Trì và
phường Tân Mai quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
BÙI VĂN ĐỀ
ỨNG PHÓ VỚI NGẬP LỤT CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI
(Nghiên cứu trường hợp xã Tân Triều huyện Thanh Trì và
phường Tân Mai quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN TUẤN ANH
Hà Nội – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Tuấn Anh
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Bùi Văn Đề
Trang 4MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 10
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 11
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 11
6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nguyên cứu 12
7 Phương pháp nghiên cứu 12
8 Khung Phân tích 16
9 Kết cấu luận văn 17
Phần 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 18
1.1 Khái niệm công cụ 18
1.1.1 Khái niệm ứng phó 18
1.1.2 Khái niệm ngập lụt 18
1.1.3 Khái niệm biến đổi khí hậu 19
1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 20
1.2.1 Lý thuyết xã hội rủi ro 20
1.2.2 Lý thuyết vốn xã hội 22
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 25
1.3.1 Xã Tân Triều huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội 25
1.3.2 Phường Tân Mai quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 25
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN 27
2.1 Thực trạng ngập lụt tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 27
2.2 Tác động của ngập lụt đến sinh hoạt hàng ngày của người người dân 30
2.3 Tác động của ngập lụt đến việc làm và thu nhập 34
2.4 Tác động của ngập lụt đến sức khỏe 42
Trang 5Chương 3 HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NGẬP LỤT 48
3.1 Hoạt động ứng phó của người dân trước khi ngập lụt 48
3.1.1 Hoạt động ứng phó độc lập của từng hộ gia đình 48
3.1.2 Hoạt động ứng phó dựa trên sự phối hợp của hộ gia đình với cộng đồng và chính quyền địa phương 51
3.2 Hoạt động ứng phó trong khi ngập lụt 54
3.2.1 Hoạt động ứng phó độc lập của từng hộ gia đình 54
3.2.2 Phối hợp giữa gia đình với cộng đồng và chính quyền địa phương để ứng phó trong khi ngập lụt 59
3.3 Hoạt động ứng phó của người dân sau khi ngập lụt 65
3.3.1 Hoạt động ứng phó độc lập của từng hộ gia đình 65
Tu sửa nhà cửa sau ngập lụt 65
3.3.2 Cộng đồng và chính quyền địa phương phối hợp xử lý hậu quả của ngập lụt74 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 83
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 1: Nhân khẩu học của người trả lời 16
Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của ngập lụt đến các hoạt động sinh hoạt của người dân 32
Bảng 3: Tác động của ngập lụt đến cuộc sống của người dân 35
Bảng 4: Những hoạt động ứng phó mà người dân thực hiện sau ngập lụt 67
Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Mô tả của người dân về mức độ ảnh hưởng của ngập lụt 28
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của ngập lụt đến các hoạt động của người dân 30
Biểu đồ 3: Những ảnh hưởng của ngập lụt đến việc làm của người dân 36
Biểu đồ 4: Tác động của ngập lụt đến thu nhập 37
Biểu đồ 5: Tỷ lệ đối tượng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt phân theo nhóm người 43
Biểu đồ 6: Những bệnh mà người dân gặp phải do lũ lụt gây ra 46
Biểu đồ 7: Những hoạt động người dân thực hiện trước khi ngập lụt xảy ra 48
Biểu đồ 8: Mức độ hiệu quả của hoạt động ứng phó trước khi ngập lụt xảy ra 53
Biểu đồ 9: Biến động việc làm trong thời gian ngập lụt 58
Biểu đồ 10: Hoạt động nâng sân và nền nhà của hai khu vực 69
Biểu đồ 11: Những hoạt động ứng phó khắc phục hậu quả sau khi lũ lụt xảy ra 71
Biểu đồ 12: mức độ quan trọng của các hoạt động ứng phó sau ngập lụt 72
Biểu đồ 13: Mức độ hiệu quả của các hoạt động ứng phó sau ngập lụt 73
Trang 7
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, với khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt
Bờ biển dài, địa hình rừng núi, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt đới gây ra bão và mưa lớn khiến Việt Nam phải chịu thiên tai và thời tiết khắc nghiệt với tần suất ngày càng gia tăng Nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á chỉ ra rằng trong 20 năm qua Việt Nam là trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức thiệt hại ước tính chiếm 1,5% GDP hàng năm [6]
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu rủi
ro, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn chưa có tiến
bộ rõ rệt và chưa có phương án cụ thể Các cam kết chính trị rất rõ ràng và mạnh
mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương Điều này dẫn tới việc người dân vẫn còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, lũ lụt gây ra Làm tăng tính
dễ bị tổn thương của cộng đồng, dân cư khu phố, tính dễ bị tổn thương gồm tổn thương về xã hội, kinh tế, thể chất Đặc biệt ở những khu vực nhà ở được phát triển
tự phát, cơ sở hạ tầng thiếu thốn và chưa đồng bộ, hệ thống thoát nước không phù hợp và dịch vụ thu gom rác không bao quát được một cách toàn diện các đợt ngập lụt không chỉ gây ra trở ngại trong đi lại, hư hại về tài sản, ảnh hưởng đến việc làm
và thu nhập mà còn dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về môi trường, gây ra những tác động về sức khỏe và điều kiện vệ sinh
Trang 8Thời gian gần đây tại nhiều thành phố lớn của nước ta, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, mưa lớn đã gây ngập lụt trong lòng cả hai thành phố, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao thông và sinh hoạt của nhân dân Ngập lụt cục bộ tại các đô thị được xem là một trong những hiện tượng có tính quy luật trong quá trình phát triển đô thị và là một vấn đề nổi bật cần giải quyết Những hậu quả do ngập lụt gây ra với đời sống con người trong những năm gần đây đã cho thấy yêu cầu cấp thiết cần xác định nguyên nhân trọng tâm và đề xuất các giải pháp giải quyết một cách có hiệu quả hiện tượng này, thúc đẩy quá trình
đô thị hóa diễn ra thuận lợi Yêu cầu giải quyết ngập úng tại các đô thị Việt Nam
đã được xác định trong Quyết định phê duyệt định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050 với việc đến năm 2015 ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, xóa bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên, đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng tại các khu đô thị [12, tr.2]
Kết quả từ các công trình nghiên cứu cho thấy, ngoài nguyên nhân là do thiên tai thì việc xảy ra tình trạng ngập lụt trên diện rộng cũng là do vấn đề quy hoạch đô thị có nhiều sai sót Hệ thống thoát nước được xây dựng thiếu hợp lý, sự yếu kém trong quy hoạch và quản lý đã dẫn đến tình trạng ngập nặng khi có mưa lớn kéo dài Trước những tác động của ngập lụt, người dân luôn phải tìm cách ứng phó để hạn chế thiệt hại, đảm bảo hoạt động sản xuất và sinh hoạt Vậy các hoạt động ứng phó với ngập lụt của người dân là như thế nào? Đã thực sự đem lại hiệu quả? Các cơ quan chức năng có vai trò gì trong việc giúp đỡ người dân ứng phó với tình hình ngập lụt đang diễn ra liên tục trên địa bàn thành phố Hà Nội như hiện nay Để có câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng phó với ngập lụt của người dân Hà Nội” nhằm đem đến một cách nhìn khái quát từ góc độ khoa học xã hội mà cụ thể là từ khoa học xã hội học
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có rất nhiều thuận lợi trong việc tìm nguồn tài liệu tham khảo, bởi liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các học giả
Trang 9đi trước đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đề cập về việc ứng phó của người dân trước thiên tai, đặc biệt là lũ lụt Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu sau đây:
Cuốn sách chuyên khảo “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện
khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, đã nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp, chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam Cuốn sách đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam, từ đó nêu ra những tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và các khu vực địa lý – khí hậu trong cả nước [25, tr.9]
Nhóm tác giả Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành có công trình nghiên cứu
về“Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội
trong hội nhập quốc tế” Công trình nêu lên một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở
Việt Nam trong các thập kỷ qua, xu thế biến đổi trong tương lai cũng như một số bằng chứng và khả năng tác động tiềm ẩn của nó Việc nghiên cứu biến đổi khí hậu trong quá khứ được dựa trên các tập số liệu quan trắc từ hệ thống mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn của Việt Nam; việc đánh giá xu thế biến đổi trong tương lai được thực hiện thông qua các mô hình khí hậu khu vực nhằm chi tiết hoá các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu Bên cạnh các yếu tố như lượng mưa, nhiệt độ, tốc độ gió, báo cáo cũng chỉ ra một số kết quả về sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán, hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới Vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu và xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phục vụ chiến lược và kế hoạch ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu [14, tr.42-55]
Tác giả Nguyễn Phú Thắng có công trình nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng,
nguyên nhân ngập lụt cục bộ địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp khắc phục” Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn nội ô thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang để đánh giá hiện trạng và xác định các nguyên nhân gây ngập lụt cục bộ, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập úng Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 19 điểm ngập, trong đó có 3 điểm ngập
Trang 10nặng, 4 điểm ngập trung bình và 12 điểm ngập nhỏ Các điểm ngập nặng nhất là đường Võ Thị Sáu, Yết Kiêu và Phan Đăng Lưu, thời gian kéo dài trên 1 giờ Nguyên nhân gây ngập là do mưa cường suất lớn; hệ thống tiêu thoát nước chưa hoàn thiện; quá trình đô thị hóa làm ra tăng bề mặt không thấm nước; rác thải dân sinh làm ảnh hưởng đến hệ thống tiêu thoát [15, tr.57-64]
Tác giả Hồ Long Phi có nghiên cứu về “Vấn đề ngập úng và thoát nước ở
thành phố Hồ Chí Minh” Dựa trên những cơ sở khoa học, tác giả đưa ra nhận định:
“Tình trạng gia tăng liên tục của mực nước trên sông Sài Gòn cùng với những trận mưa có vũ lượng lớn xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, trong khi hệ thống thoát nước và kiểm soát thủy triều vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng đã làm cho tình trạng ngập lụt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên trầm trọng hơn Hơn 70 vị trí ngập xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh sau những cơn mưa có vũ lượng 40mm trở lên ngay cả khi thủy triều đang ở mức thấp cho thấy dòng tràn đô thị do mưa lớn vượt quá khả năng thoát nước của cống đang là tác nhân gây ngập hiện nay” Bài viết đưa ra kết luận là việc xác định để tiến tới giảm nhẹ các yếu tố chủ đạo gây ra tình trạng ngập úng ở thành phố Hồ Chí Minh trong thập niên gần đây cần được ưu tiên xem xét theo hướng can thiệp vào các hoạt động bất lợi ở thượng lưu, chung quanh khu vực và ở cả khu vực nội thành [11, tr.476-481]
Nhóm tác giả Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn với đề tài “Nghiên cứu biến
động của thiên tai ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” Trong
nghiên cứu này các tác giả hướng tới mục đích nghiên cứu và đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu (lũ lụt và hạn hán) đối với các thiên tai liên quan đến tài nguyên nước tại khu vực tỉnh Quảng Nam để đưa ra các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững Chính vì sử dụng các phương pháp phân tích của khoa học tự nhiên đặc biệt là các phương pháp mô hình thủy văn, công nghệ GIS vào xây dựng bản đồ ngập lụt ở lưu vực sông, kết hợp với phân tích lượng mưa Từ đó đưa ra các dự báo biến đổi dòng chảy lũ và ngập lụt để đưa ra các cảnh báo, dự báo về mức độ ngập lụt và hạn hán tới chính quyền và người dân để họ
có kế hoạch thích ứng và ứng phó [8, tr.66-74]
Trang 11Trong công trình nghiên cứu “Sống chung với lũ, lụt những vấn đề lý thuyết và
thực tiễn”của tác giả Vũ Thị Ngọc, Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ, đã đề
cập đến kinh nghiệm ứng phó với lũ lụt của một số nước phát triển trên thế giới bằng việc sử dụng khoa học công nghệ Từ đó so sánh với các ứng phó và thích ứng với ngập lụt của Việt Nam thông qua những biện pháp truyền thống của cộng đồng, tác giả khẳng định “ sống chung với lũ” là một truyền thống của người Việt Nam, tác giả đã đề cập đến vấn đề phức tạp của khí hậu Việt Nam từ thời kỳ phong kiến đến hiện đại bằng số lượng thống kê các cơn bão, lụt hàng năm và những cách ứng phó của dân gian trước tác động của lũ lụt Trong nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh đến yếu tố chính sách của nhà nước đối với công tác phòng ngừa, giảm thiểu và thích ứng với những tác động của Lũ lụt từ xưa đến nay Tác giả cũng nêu lên những kinh nghiệm quý giá và những biện pháp ứng phó với lũ lụt hiệu quả được cộng đồng chia sẽ Tuy nhiên những kinh nghiệm đó phù hợp với các vùng nông thôn gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp [9, tr.14 - 17]
Tác giả Nguyễn Hồng Anh, Viện Phát triển vùng Trung Bộ có công trình “Bài
học kinh nghiệm qua tri thức dân gian và thực tế của các địa phương trong phòng chống lũ” Báo cáo đã đề cập đến các giai đoạn của chính của quá trình quản lý rủi
ro thiên tai, trong đó tác giả cũng nêu ra ba giai đoạn như: thứ nhất, phòng ngừa với mục đích là giảm thiểu rủi ro, hạn chế thiệt hại bằng cách tập trung vào giải quyết các nguy cơ và khả năng tấn công con người của thiên tai Tác giả coi đây là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý rủi ro; Thứ hai, ứng phó, là xây dựng các phương án, các hành động thực hiện trong thiên tai và ngay lập tức sau khi thiên tai xảy ra để giảm thiểu tác động của thiên tai và đảm bảo những người bị ảnh hưởng được cứu trợ kịp thời Những hoạt động ứng phó gồm cung ứng thực phẩm, nước uống, hỗ trợ
y tế… được chia làm ba cách nhỏ đó là bảo vệ, thích ứng và rút lui Tùy vào hoàn cảnh và mức độ tàn phá của thiên tai mà sử dụng độc lập từng cách hoặc có thể phối hợp cả ba cách Thứ ba, phục hồi sau thiên tai là quá trình hỗ trợ công đồng bị ảnh hưởng bằng cách xây dựng lại cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khôi phục kinh tế, xã hội sức khỏe và tinh thần của người dân bị ảnh hưởng [1, tr.18-20]
Trang 12Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu với quá trình đô thị hóa và quản trị đô
thị tác giả David Satterthwaite trong bài viết “Biến đổi khí hậu và đô thị hóa: tác
động và ý nghĩa đối với quản trị đô thị” 1, bài viết có sự đóng góp và hợp tác của các tác giả như Saleemul Huq và Hareid (nhóm BĐKH của IIED), Mark Pelling (King college, Đại học London), Aromar Revi (TARU) và Patricia Lankao Romero (Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ) Công trình đã đề cập đến các vấn
đề tác động của Biến đổi khí hậu đối với khu vực đô thị, liệt kê những tác động khác nhau của biến đổi khí hậu, dự báo các tác động tương lai và các khu vực hoặc nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất, Báo cáo nhấn mạnh những loại tác động khác nhau phát sinh từ sự thay đổi mang tính cực đoan và bất ngờ của Biến đổi khí hậu Tác giả cho rằng bất kỳ một thành phố nào, mức độ rủi ro do những hiện tượng thời tiết cực đoan trong đó có lũ lụt chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công trình và cơ sở
hạ tầng của thành phố đó Mức độ rủi ro cũng được phản ánh bởi mức độ thành công trong quy hoạch và quản lý sử dụng đất theo hướng giảm thiểu tác động của BĐKH trong bối cảnh xây dựng và mở rộng đô thị Đồng thời mức độ sẵn sàng ứng phó của người dân cũng như chất lượng dịch vụ phản ứng với tình trạng khẩn cấp cũng là những yếu tố quan trọng Liên quan đến vấn đề lũ lụt, tác giả cho rằng tại các
đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mưa lớn xảy ra, nhà cửa, đường phố, cơ
sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác ngăn chặn nước mưa thấm xuống mặt đất vì thế nước sẽ chảy tràn nhiều hơn và dễ dàng làm ngập hệ thống thoát nước nếu mưa lớn kéo dài Ông đã nêu lên những ví dụ điển hình về một số quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh về yếu kém trong việc quản lý, quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị làm mất khả năng thoát nước tự nhiên cũng như, hay tắc nghẽn hệ thống thoát nước do rác thải sinh hoạt không được thu gom đúng cách Theo báo cáo này thì biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng rủi ro lũ lụt ở các đô thị theo 3 cách: từ biển (mực nước biển dâng); từ mưa (dư lượng mưa tăng hoặc mưa kéo dài; và từ những thay đổi gây ra tăng lưu lượng dòng chảy ví dụ như băng tan Ngoài ra tác giả cũng
đề cập đến các rủi ro về sức khỏe lên quan đến Biến đổi khí hậu, trong đó có lũ lụt –
1
Tại hội nghị nhóm chuyên gia LHQ về phân bố dân cư, đô thị hóa, dịch cư và phát triển, phòng dân số, ban kinh tế và phúc lợi xã hội Liên hợp quốc, New york, 21-23, 2008
Trang 13ví dụ như sự gia tăng của bệnh tiêu chảy cho vệ sinh không đảm bảo nếu bị ngập lụt kéo dài, sự tăng lên của các bệnh nhiệt đới, hay sự gia tăng của bệnh sốt xuất huyết ở một số quốc gia trong những năm gần đây Có thể nói điểm đáng chú ý nhất của công trình này là tác giả đã đề cập đến vai trò ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền đô thị, trong vai trò đó thì cần thiết phải hiểu được quy mô và phạm vi của sự tham gia của chính quyền đô thị trong một số lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu như: Tài chính; kỹ thuật công trình công cộng; Quy hoạch phát triển và kiểm soát phát triển; Sức khỏe môi trường; Y tế công; Xã hội, cộng đồng dịch vụ an toàn…với từng vấn đề cụ thể trên thì vai trò của chính quyền địa phương tập trung ở những khía cạnh then chốt như: Mức độ công việc thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương; Mức độ tham gia của chính quyền địa phương trong từng lĩnh vực, ai chịu trách nhiệm quy hoạch xây dựng bảo trì công trình và cơ sở hạ tầng hay cung ứng dịch vụ, phối kết hợp, tài chính, giám sát và quy định Có thể thấy rằng bài viết đã đề cập đến những vấn đề quan trọng trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực đô thị, đặc biệt tập trung vào vai trò của chính quyền đo thị trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, hoạt động giảm thiểu các rủi ro từ các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra [5, tr 21-23]
Trên tinh thần đó, luận văn với đề tài “Ứng phó với ngập lụt của người dân thành phố Hà Nội” tiếp thu một số quan điểm, tuy nhiên luận văn không chú trọng nhiều vào phân tích vai trò của chính quyền địa đô thị mà tập trung vào hoạt động ứng phó của người dân, những người đang trực tiếp gánh chịu những rủi ro từ các
hệ quả của biến đổi khí hậu, trong đó có lũ lụt
Trong tác phẩm “Biến đổi khí hậu và tài nguyên nước” tác giả R.K Pachauri
thuộc Đại học Thủy lợi Hà Nội, 8 - 2012 đã tổng hợp và khái quát những vấn đề liên quan đến tài nguyên nước trước những tác động của sự biến đổi của khí hậu tập trung vào các vấn đề sau
Thứ nhất, theo tác giả tần suất các đợt mưa lớn đã tăng hầu hết tại nhiều khu
vực, gây ra các trận lũ quét ở Việt Nam Thứ hai, biến đổi khí hậu có khả năng ảnh
hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của hàng triệu người trong đó có suy dinh dưỡng
Trang 14và các hệ lụy đối với điều kiện tăng trưởng và phát triển của trẻ em Thứ ba, tử
vong, bệnh tật và tổn thương do các đợt sóng nóng, lũ lụt, bão, cháy và hạn hán, dịch bệnh tiêu chảy, tần suất mắc các bệnh tim mạch tăng lên
Trước những rủi ro ngày càng gia tăng từ biến đổi khí hậu thì khả năng dễ bị tổn thương ở các khu vực đang phát triển và trong các cộng đồng nghèo và bần cùng càng lớn hơn do năng lực tích ứng thấp và các áp lực không liên quan đến khí hậu như: Phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, nhạy cảm với khí hậu, tính đồng bộ của các hạ tầng quan trọng, khả năng phòng ngừa và quy hoạch, mức độ tinh vi của hệ thống y tế công cộng, ngu cơ rủi ro xung đột [10, tr.20 – 21]
Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ở cả khu vực nông thôn lẫn
đô thị, nhu cầu tìm ra các giải pháp ứng phó phù hợp là điều hết sức cần thiết nhằm thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu Nhóm các tác giả gồm Ulrike Schinkel, Lê Diệu Ánh, Frank Schwartze thuộc đại học công nghệ Brandenburg Cottbus, Khoa Quy hoạch đô thị và Thiết kế không gian và enda Việt
Nam, 2011 đã nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm “Làm thế nào để Ứng phó với tác
động của biến đổi khí hậu ở đô thị”với mục đích là đóng góp, trao đổi các kiến
thức về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu ở cấp địa phương và các cơ hội thích ứng ứng và giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương Đối tượng của cuốn sổ tay nhằm hướng tới các cộng đồng đô thị chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về khí hậu, ngập lụt và nhiệt độ gia tăng Cuốn sổ tay đã trình bày phương pháp tiếp cận một cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh và những công cụ áp dụng cho các cộng đồng khác có hoàn cảnh tương tự, cũng như cho các tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính quyền địa phương để có thể hỗ trợ quá trình thích ứng trong môi trường mà
họ chịu ảnh hưởng [16, tr.15]
Ấn phẩm của nhóm tác giả đã khái quát tính dễ bị tổn thương bởi Biến đổi khí hậu gây ra cho một số khu vực ở TP Hồ Chí Minh, từ đó với giới thiệu việc thích ứng dựa vào cộng đồng như một phương pháp tiếp cận cấp cơ sở có tính khả thi để ứng phó, nêu lên các biện pháp cụ thể về cách xây dựng, thực hiện và kết quả của
dự án tại các khu vực thí điểm, đồng thời cung cấp các tài liệu xây dựng năng lực và
Trang 15nâng cao nhận thức Kết quả từ các dự án thí điểm cho thấy nhiều ưu điểm trong khi ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng, tuy nhiên theo nhóm tác giả thì vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như: tiếp cận cấp cơ sở bị hạn chế về quy mô và pham vi, những tác động của biến đổi khí hậu như ngập do nước biển dâng, nóng bức do tăng nhiệt độ không được giải quyết hiệu quả Từ những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu của nhóm tác giả trên, đề tài tiếp tục nghiên cứu về những tác động của ngập lụt đối với người dân đô thị tại khu vực Hà Nội, tìm hiểu những biện pháp ứng phó của người dân, đánh giá tính hiệu quả của những hoạt động ứng phó trong việc giảm thiểu rủi ro do ngập lụt đô thị tại Hà Nội
Cũng nghiên cứu về vấn đề thích ứng với lũ lụt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả Judith Ehlert thuộc trường Đại học Nghiên cứu và Phát triển
Quốc tế Bonn, đã hoàn thành Luận án tiến sĩ với đề tài “Sống chung với lũ Tri thức
địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, luận án được bảo vệ thành
công tháng 5 năm 2011 Luận án tập trung vào tri thức địa phương liên quan đến tài nguyên nước, tác giả cho rằng nước lũ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tạo ra nguồn tài nguyên quan trọng cho hoạt động sinh kế dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đa dạng Như thế cho thấy rằng, Judith Ehlert tiếp cận từ góc độ tích cực, coi sự ngập lụt là một nguồn tài nguyên quan trọng cho sinh kế của người dân Tác giả cũng nhấn mạnh rằng chính nhờ vào hoạt động tương tác chặt chẽ của xã hội với tự nhiên ở vùng đồng bằng đã tạo ra những tri thức về môi trường – xã hội ở địa phương Chính những tri thức đó đã sản sinh ra những quá trình sản suất và chuyển đổi tương ứng hay còn gọi là sự thích ứng với điều kiện tự nhiên Nội dung cốt lõi mà tác giả muốn đề cập tới trong công trình nghiên cứu của mình là vai trò quan trọng của tri thức địa phương trong quá trình thích ứng và thay đổi nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như theo sự phát triển của hoạt động kinh tế Ngoài
ra thì tác giả cũng đặt ra vấn đề là làm thế nào để tri thức của người dân địa phương được công chúng chấp nhận [7, tr.3]
Như vậy, bằng những ưu điểm trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như đo đạc, tính toán độ mạnh, cường độ, tần suất của ngập lụt và hạn hán bằng hệ
Trang 16thống các phương pháp của khoa học khí tượng học và môi trường học, địa chất học đã mang lại những kết quả tương đối chính xác về thời gian, thời điểm, cường độ, tần suất của lũ lụt và hạn hán nhằm đưa ra các cảnh báo chính xác Tuy nhiên, nghiên cứu về tình trạng ngập lụt ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung ở các ngành khí tượng học, môi trường của khoa học tự nhiên, các ngành khoa học này tập trung nghiên cứu các nguyên nhân, cường độ, tuần suất và chu kỳ của mưa lũ hàng năm ở nhiều vùng khác nhau Ngoài ra, các tác giả cũng nêu lên một số kinh nghiệm về phòng chống lũ lụt ở các khu vực thường xảy ra lũ lụt Do đặc thù của khoa học tự nhiên, các đề tài đã bỏ qua các yêu tố cộng đồng trong việc phân tích và đưa ra những kiến nghị nhằm ứng phó với tình trạng ngập lụt và hạn hán Qua các công trình nghiên cứu trước về các vấn
đề liên quan đến biến đổi khí hậu, lũ lụt, thích ứng, ứng phó với biến đổi khi hậu thì hầu hết các công trình đều được tiến hành ở các khu vực thuộc miền Trung và Nam bộ, rất hiếm thấy những nghiên cứu đối với các khu vực miền Bắc, hay vùng Đồng bằng sông Hồng Vì thế trong đề tài này, tác giả hướng tới phân tích và nhấn mạnh các yếu
tố cộng đồng xã hội được sử dụng trong việc hoạt động với ứng phó với ngập lụt như: kiến thức, kinh nghiệm bản địa của người dân đô thị với ngập lụt đô thị, sự phối hợp của các cá nhân trong hành động ứng phó của người dân đô thị tại thành phố Hà Nội Đây cũng chính là điểm mới mà đề tài của chúng tôi sẽ đề cập tới
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Trong nghiên cứu này, tác giả đã vận dụng một số lý thuyết xã hội học như lý
thuyết “Xã hội rủi ro”, lý thuyết “Vốn xã hội” vào nghiên cứu một hiện tượng xã
hội cụ thể Thông qua nghiên cứu, đề tài mang đến một cách nhìn mới về các hoạt động ứng phó với ngập lụt của người dân qua đó mở rộng sự hiểu biết về khái niệm ứng phó với ngập lụt
Trang 17giải pháp ứng phó hiệu quả mà người dân thực hiện để giảm thiểu rủi ro từ ngập lụt, thích nghi và tạo dựng môi trường sống bền vững, lâu dài cho người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt
4 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả đề ra các nhiệm vụ sau:
Mô tả những tác động của ngập lụt đến hoạt động sinh hoạt, việc làm, thu nhập
và sức khỏe của người dân tại hai địa bàn nghiên cứu được chọn
Tìm hiểu các biện pháp ứng phó của người dân trước, trong và sau khi ngập lụt xảy ra, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ứng phó với ngập lụt
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động ứng phó với ngập lụt của người dân Hà Nội
5.2 Khách thể nghiên cứu
Các hộ dân chịu ảnh hưởng của ngập lụt
Các cán bộ, chính quyền địa phương tại hai địa bàn nghiên cứu
5.3 Phạm vi nghiên cứu
5.3.1 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 08 tháng, từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 01 năm 2016 Tuy nhiên, dữ liệu phục vụ đề tài là các tài liệu báo cáo liên quan trên địa bàn được thu thập từ năm 2008 đến năm 2015 để phục vụ nghiên cứu
5.3.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại hai địa bàn: Phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Trang 186 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nguyên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng ngập lụt diễn ra như thế nào trên địa bàn phường Tân Mai và xã Tân Triều trong từ năm 2008 đến 2015?
Ngập lụt đã tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân?
Người dân trên địa bàn đã ứng phó như thế nào với tình trạng ngập lụt?
Các biện pháp ứng phó với ngập lụt mà người dân thực hiện đã mang lại hiệu quả ra sao?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Từ năm 2008 đến nay, tình trạng ngập lụt có xu hướng ngày càng gia tăng và gây những tác động xấu đến hoạt động sinh hoạt, việc làm, thu nhập và sức khỏe của người dân đô thị
Người dân đã có những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại do ngập lụt gây ra đồng thời thực hiện những biện pháp ứng phó linh hoạt Hiệu quả của công tác ứng phó với ngập lụt của người dân đô thị vẫn chưa cao, ngập lụt tại các khu vực nghiên cứu đã có những thiệt hại nhất định tới đời sống, thu nhập và sức khỏe của người dân
7 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Trước khi tiến hành nghiên cứu, tác giả thực hiện tham khảo, đọc và phân tích các tài liệu liên quan đã được công bố một cách kỹ lưỡng là sự trợ giúp đắc lực cho tác giả xây dựng những ý tưởng và đề cương chính cho đề tài Những tài liệu được tham khảo bao gồm:
- Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, phường
Tân Mai quận Hoàng Mai các năm 2008 đến 2015
- Báo cáo kinh tế xã hội quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì các năm 2008
đến 2015
Trang 19- Các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan đến công tác phòng chống
thiên tai, ứng phó với ngập lụt và biến đổi khí hậu
- Website của quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì,
- Các nghiên cứu, tạp chí xã hội học và các chuyên ngành khác liên quan
đến biến đổi khí hậu
- Các sách chuyên ngành đã được công bố, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sĩ có chủ đề liên quan đã được bảo vệ
Mục tiêu của phương pháp này nhằm xác định tổng quan vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó giúp cho việc chọn mẫu được khách quan, khoa học, đồng thời khám phá, tìm kiếm những vấn đề mà các nghiên cứu trước chưa đề cập Tài liệu được dùng để phân tích bao gồm cả sơ cấp và thứ cấp, được trích nguồn và năm phát hành, xuất bản cụ thể, đảm bảo tính hợp lệ của tài liệu nghiên cứu
7.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được thực hiện trong đề tài nghiên cứu là một phương pháp thu thập thông tin bổ sung nhằm mục đích quan sát khu vực chịu nhiều tác động của ngập lụt tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì
Nội dung quan sát gồm:
- Cơ sở hạ tầng tại khu vực nghiên cứu gồm hệ thống công trình giao thông, hệ thống các công trình thoát nước, hồ chứa nước,
- Các hoạt động sinh hoạt, việc làm của người dân trong khu vực nghiên cứu
- Môi trường sống và điều kiện sống tại khu vực nghiên cứu
- Quan sát nhà ở, độ cao của nền nhà, sân và nền đường
Địa điểm quan sát:
- Quan sát tại khác khu vực thường xuyên bị ngập lụt nhất theo đánh giá của người dân,
- Quan sát ở các hồ chứa nước, hệ thống thoát nước của khu vực nghiên cứu
- Quan sát hoạt động kinh doanh buôn bán ở các cửa hàng chợ, khu vực hay bị ngập lụt
Trang 20Thời gian quan sát:
- Quan sát lúc có những đợt mưa lớn kéo dài vào tháng 9, tháng 10 năm 2015
- Quan sát việc đi lại, sinh hoạt của một khu vực những lúc bình thường và những lúc có mưa lớn kéo dài
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có những minh chứng cụ thể hơn về các vấn đề nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trực tiếp, đảm bảo tính khuyết danh (Những trường hợp nêu tên đã được thay đổi tên, họ) Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu thấy được vấn đề một cách rõ ràng và sâu sắc hơn, tập trung vào những khía cạnh cần khai thác kỹ hơn về mảng thông tin quan trọng, bổ sung cho các vấn đề nghiên cứu đã vạch ra trong đề tài Qua phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng có khả năng khẳng định hoặc đánh giá về thông tin, thông qua việc quan sát thái độ và cách trả lời của đối tượng được hỏi Ở đề tài này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung chính sau:
Thứ nhất, Tác động của ngập lụt đến hoạt động sinh hoạt, việc làm, sức khỏe
của người dân; Thứ hai, trước những tác động đó người dân đã làm gì để ứng phó với
ngập lụt và hoạt động mà họ thực hiện có mang lại hiệu quả trong quá trình ứng phó hay không; và cuối cùng là sự phối hợp của người dân với cộng đồng cũng như chính quyền được thực hiện như thế nào trong quá trình ứng phó với tình hình ngập lụt
Với những nội dung chính trên, đề tài nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn các cán bộ xã/ phường phụ trách việc ứng phó và khắc phục hậu quả ngập lụt ở hai địa bàn: 06 người; Người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt trên hai địa bàn: 20 người Như vậy, tổng số mẫu thực hiện phỏng vấn sâu là 26 mẫu
7.4 Phương pháp khảo sát xã hội học
Xây dựng bảng hỏi
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung phiếu điều tra được thiết
kế với 26 câu hỏi với các nội dung chính sau:
+ Phần thứ nhất: gồm 10 câu hỏi về những tác động của ngập lụt đến đời sống trên ba yếu tố chính đó là: Sản xuất, sinh hoạt và đời sống
Trang 21+ Phần thứ hai: gồm 10 câu hỏi về cách thức, hiệu quả của việc ứng phó với ngập lụt của người dân
+ Phần thứ ba: gồm 6 câu hỏi về thông tin nhân khẩu học của người trả lời
Kích cỡ mẫu
Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy, nghiên cứu tiến hành tính toán kích thước mẫu theo công thức tính mẫu tỷ lệ dựa trên số liệu thống kê khu vực nghiên cứu, tại phường Tân Mai quận Hoàng Mai và xã Tân Triều huyện Thanh Trì có dân
số đông, đất rộng vì thế tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở khu vực thường xuyên bị tác động của ngập lụt nhất tại hai địa bàn này Cụ thể với phường Tân Mai là các tổ dân phố, 28, 29, 30, 31; và xã Tân triều là các khu vực xóm Lẻ, xóm Chùa và xóm Đình với tổng số hộ của cả hai khu vực là tương đương nhau ước tính khoảng 850
hộ gia đình, đây là những hộ gia đình nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt Ngập lụt ở đây được hiểu là ngập đường đi, ngập ngõ hoặc là ngập đến sân, nhà, thời gian ngập có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhất định và có ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân Đối với mỗi hộ gia đình được chọn tác giả chọn ra một người đại diện có độ tuổi trên 18, có thời gian sinh sống liên tục tại địa phương trên bảy năm – tức là từ năm 2008 đến nay
Để đảm bảo tính khoa học trong việc chọn mẫu nghiên cứu từ mẫu tổng thể, đề tài sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu theo hệ thống tính cở mẫu quốc tế từ website:
cậy là 7, kết quả cho số lượng mẫu cần khảo sát là 159 mẫu
Cách chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản không
hoàn lại, thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp 159 và kết quả thu được
là 150 phiếu hỏi hoàn thành Mặc dù dân số của hai khu vực nghiên cứu đông, nhưng chỉ có một bộ phận sống ở khu vực bị tác động nhiều bởi ngập lụt, vì thế quá trình khảo sát bảng hỏi chỉ tập trung vào những khu vực này nhằm đảm bảo độ chính xác của thông tin và phù hợp với thực tế nghiên cứu Mẫu nghiên cứu có những đặc điểm như sau:
Trang 22Bảng 1: Nhân khẩu học của người trả lời
Nguồn: Nghiên cứu khảo sát xã hội học tại phường Tân Mai, Hoàng Mai
và xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
- Công cụ phân tích kết quả nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê, đo lường xã hội học bằng phần mềm SPSS 22.0 For Window
8 Khung Phân tích
Tác giả xây dựng khung phân tích với mục đích đưa đến một cách nhìn khái quát về nội dung của công trình nghiên cứu, khung phân tích đồng thời cũng đóng vai trò là công cụ định hướng xuyên suốt và thống nhất toàn bộ nội dung của nghiên cứu
Trang 239 Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng biểu, nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài: Chương này tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài, làm rõ các khái niệm công cụ và lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu;
Chương 2: Tập trung phân tích thực trạng và tác động của ngập lụt đến sức khỏe, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân;
Chương 3: Bàn về hoạt động ứng phó với ngập lụt phân theo thời gian gồm trước khi xảy ra ngập lụt, trong khi xảy ra ngập lụt và sau khi xảy ra ngập lụt, đồng thời đo lường hiệu quả của các hoạt động ứng phó mà người dân thực hiện
Hiệu quả ứng phó
Ngập Lụt
Sinh hoạt Việc làm và thu nhập Sức khỏe
Ứng phó
Trước khi lụt Trong khi lụt Sau khi lụt
Điều kiện kinh tế xã hội và
tự nhiên
Trang 24Phần 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm ứng phó
Theo cách hiểu thông thường ứng phó là khả năng đối phó nhanh nhạy, kịp thời với những tình huống bất ngờ và bất lợi đến từ bên ngoài nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến Trong các tài liệu về việc ứng phó với biến đổi khí hậu2 thì ứng phó được hiểu bao gồm hai khía cạnh: Giảm nhẹ và thích ứng Giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, ngập lụt, hạn hán, sự nóng lên của trái đất…Còn thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, đối với các hậu quả có thể xảy ra hoặc tận dụng những cơ hội [13, tr.40]
Trên cơ sở của khái niệm trên, trong đề tài nghiên cứu này khái niệm ứng phó được hiểu là bao gồm tất cả các hoạt động đề phòng là những hoạt động được thực hiện trước khi xảy ra ngập lụt; thứ hai, là hoạt động chống – là những hoạt động đối phó thực hiện trong quá trình ngập lụt; và thứ ba là các hoạt động khắc phục những hậu quả của lũ lụt sau khi chấm dứt trình trạng ngập lụt Chính vì lẽ đó khái niệm ứng phó có ý nghĩa bao hàm cả khái niệm thích ứng
1.1.2 Khái niệm ngập lụt
Để hiểu được khái niệm ngập lụt, trước hết cần phải hiểu tìm hiểu về khái niệm lũ Lũ là hiện tượng tự nhiên do nước trong sông, hồ dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định sau đó giảm dần [29]
Tùy theo tính chất, mức độ mà lũ được phân ra nhiều loại như lũ quét,
lũ sớm, lũ muộn…Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra, lụt có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, đê hoặc làm vỡ các
2
Hội thảo tham vấn quốc gia về CTMTQG ứng phó với BĐKH và nước biển dâng
Trang 25công trình ngăn lũ vào các vùng trũng, có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển [30]
Từ các khái niệm về lũ và lụt cho thấy lũ là nguyên nhân gây ra lụt, lụt kéo dài trong thời gian dài dây nên tình trạng ngập lụt, ngập úng Tuy hai khái niệm trên tương đối chính xác và đầy đủ nhưng chưa bao quát được hết các vấn đề về lũ lụt, đặc biệt là tình trạng ngập lụt trong đô thị hiện nay Việc ngập lụt tại các đô thị không đơn thuần là
do nước sông, biển tràn vào rồi gây ngập tại một số vùng mà còn do nhiều nguyên nhân khác Đặc biệt là tình trạng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày liên tục, trong khi hệ thống thoát nước tại nhiều khu vực đô thị không đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước, gây nên tình trạng ngập lụt nhiều nơi trong thời gian dài [24] Trong đề tài nghiên cứu này nhấn mạnh đến ngập lụt đô thị do mưa lớn kéo dài gây ngập úng tại một số khu vực
đô thị do thấp trũng, hoặc do hệ thông thoát nước không đáp ứng được nhu cầu
1.1.3 Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và trong nhân tạo Là những ảnh hưởng có hại đến khí hâu Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế-xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người [31]
Còn theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, 2007 thì: Biến đổi khí hậu
là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian
từ vài thập kỷ đển hàng triệu năm, những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và có sự tác động từ các hoạt động của con người3 Ngày nay người ta cho rằng những biến đổi này ngoài do động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, thì còn do hoạt động của con người, Biến đổi khí hậu trong thời gian thế kỷ
XX đến nay chủ yếu do con người gây ra do đó thuật ngữ Biến đổi khí hậu còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu – được coi là đồng nghĩa với biến đổi khí hậu hiện đại
3
IPPC, 2007
Trang 261.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết xã hội rủi ro
Lý thuyết xã hội rủi ro được xây dựng bởi nhà Xã hội học người Đức Ulrich
Beck, qua những công trình nghiên cứu của mình như: Từ xã hội công nghiệp đến
xã hội rủi ro: Câu hỏi sinh tồn, cấu trúc xã hội và sinh thái học khai sáng (Beck,
1992a), the Risk Society: Hướng tới một sự hiện đại mới (Beck, 1992b); Xã hội rủi
ro(Beck, 1999): sống trong xã hội rủi ro (Beck, 2006) Bên cạnh đó thì nhà xã hội
học người anh Anthony Giddens cũng có những đóng góp các luận điểm về xã hội học rủi ro qua một số ấn phẩm [2, tr 101]
Beck định nghĩa rủi ro là một cách ứng phó mang tính hệ thống với các yếu
tố ngẫu nhiên và không an toàn xuất hiện trong quá trình hiện đại hóa hoặc do bản thân quá trình hiện đại hóa tạo ra Như vậy rủi ro xuất hiện theo hai con đường: Rủi
ro để tạo ra được quá trình hiện đại hóa và hiện đại hóa dẫn đến rủi ro Beck cũng nêu ra những đặc điểm của tác nhân rủi ro trong ba giai đoạn phát triển của xã hội gồm: thứ nhất, trong xã hội tiền công nghiệp: rủi ro chủ yếu từ thiên nhiên, không phải do con người tạo ra; thứ hai, trong xã hội công nghiệp: rủi ro không chỉ còn là yếu tố tự nhiên nữa, mà do tác nhân con người, rủi ro sản sinh từ trong lòng công nghiệp như vẫn là rủi ro kiểm soát được; thứ ba, trong xã hội rủi ro: rủi ro trở nên một yếu tố không tính tóa, không kiểm soát được và không giới hạn và kết quả là chúng ta sống trong một sự bấp bênh, rủi ro sinh ra từ công nghiệp và khoa học, rủi
ro làm nảy sinh nhiều vấn đề không có câu trả lời rõ ràng [2, tr.102 - 103]
Giddens nhấn mạnh rằng con người luôn đối mặt với rủi ro, tuy nhiên những rủi ro ngày nay khác với trước đây Theo Giddens có hai loại rủi ro, thứ nhất là loại rủi
ro từ bên ngoài như hạn hán lũ lụt, động đất…Những loại rủi ro này thuộc về thế giới
tự nhiên không phải do con người tạo ra, và loại rủi ro thứ hai là do con người tạo ra, đây là những rủi ro do những tác động của con người lên thế giới tự nhiên, dựa trên kiến thức và kỹ thuật Nhiều rủi ro về mặt sức khỏe và môi trường trong xã hội đương đại là những kiểu rủi ro như thế, ngày nay ngoài việc con phải đối mặt với những rủi
ro bên ngoài thì sự đối mặt với loại rủi ro bên trong ngày càng gia tăng [2, tr.86]
Trang 27Theo Giddens, đặc điểm mới lạ nhất của xã hội hiện đại là khiến toàn nhân loại phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn: kể từ những năm 1970, các rủi ro do hoạt động sản xuất hoặc là kết quả của các hoạt động con người là vô cùng nhiều, mang tính toàn cục, đa dạng và ảnh hưởng tới người dân thường ở những cấp độ rộng lớn4 Như vậy đặc điểm nổi bật của thời kỳ hiện đại là ảnh hưởng ngày càng tăng của rủi ro tới cuộc sống mỗi cá nhân, cùng lúc là niềm tin vào những tiến bộ của xã hội hiện đại ngày một suy giảm, tri thức ngày càng trở nên thiếu đồng nhất khoa học
bị đặt vào tranh luận và không còn ở vị trí số một nữa [26, tr.41]
Giddens giải thích các loại rủi ro mang đến cho các cá nhân những thách thức và lựa chọn mới trong cuộc sống hàng ngày, vì không có sự chỉ dẫn rõ ràng đối với những nguy cơ đó nên các cá nhân khó đưa ra những lựa chọn cho cách sống
Vì không có câu trả lời rõ ràng về những hậu quả của những rủi ro nên mỗi cá nhân buộc phải lựa chọn những rủi ro mà họ chuẩn bị đối mặt và điều này làm cho các cá nhân trở nên hoang mang [2, tr 86-87]
Theo cách nhìn nhận của Beck, các xã hội hiện đại đang được quyết định bởi những loại rủi ro mới Những loại rủi ro mới này có đặc điểm sau: Thứ nhất là phi địa phương hóa, những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro không giới hạn trong một địa điểm hay một một không gian xác định, chẳng hạn biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề không gới hạn trong biên giới của quốc gia nào Thứ hai, hậu quả của những rủi ro không thể tính đếm được Thứ ba, hậu quả không thể đền bù được Vì vậy logich của sự đền bù thay thế bằng quy luật phòng ngừa bằng cách ngăn chặn rủi ro Không chỉ coi ngăn chặn quan trọng hơn đền bù, chúng ta còn phải dự báo và ngăn chặn những rủi ro mà tồn tại của chúng còn chưa được chứng minh [2, tr.88-89]
Rủi ro ngày càng trở nên phổ biến và có tầm quan trọng vượt tầm quan trọng của các vấn đề giai cấp, bất bình đẳng trong xã hội hiện đại Sự bất bình đẳng trong việc giải thích hay định nghĩa rủi ro có thể tối thiểu hóa rủi ro cho chủ thể hành động và tối đa hóa rủi ro cho người khác Theo Beck rủi ro có tính chất phi địa
4
Sự cố tai nạn hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân Three Miles Island (1979), Tchernobyl (1986) và Fukushima (2012); rủi ro về công nghệ còn có thể xảy đến trong ngành công nghiệp hóa chất (Seveso năm 1974), hoặc về môi trường (Torrey Canyon năm 1967 và Amoco Cadiz năm 1978), y tế (ESB năm 1988 và cúm gia cầm năm 2005), v.v
Trang 28phương, khó đo đếm và không thể đền bù được vì vậy tính hợp lý của sự đền bù được thay tế bằng quy luật phòng ngừa bằng cách ngăn chặn rủi ro Không chỉ coi ngăn chặn quan trọng hơn đền bù, chúng ta còn phải dự báo và ngăn chặn những rủi
ro mà sự tồn tại của chúng còn chưa được chứng minh Beck cho rằng vấn đề môi trường trong xã hội rủi ro không còn là vấn đề bên ngoài, mà đã trở thành các vấn
đề trung tâm của các thiết chế xã hội Sự thật là xem xét đến nguồn gốc và nguyên nhân thì các vấn đề môi trường hoàn toàn là vấn đề xã hội [2, tr 90]
Beck cho rằng các vấn đề môi trường trong xã hội rủi ro không còn là các vấn đề bên ngoài, mà đã trở thành các vấn đề trung tâm của các thiết chế xã hôi Sự thực thì xét đến nguồn gốc và trung tâm thì các vấn đề môi trường hoàn toàn là vấn
đề xã hôi Beck chỉ ra rằng các vấn đề môi trường đã được chuyển từ các vấn đề bên
lề thành những vấn đề trung tâm trong đời sống chính trị thế giới, trong các tranh luận cũng như các quyết định chính trị Bởi vì vấn đề môi trường đã trở thành vấn
đề chung của các cộng đồng và toàn nhân loại [2, tr.90]
Như vậy, từ các luận điểm của Ulrich Beck và Anthony Giddens trong lý
thuyết Xã hội rủi ro thì có thể coi ngập lụt là một dạng rủi ro, Đó không chỉ là một
hiện tượng tự nhiên mà còn là một vấn đề mang tính nhân tạo (manufactured risk)
do con người tác động lên thế giới tự nhiên, hiện tượng ngập lụt một phần là rủi ro đến từ tự nhiện nhưng một phần là do tác nhân nhân tạo, cụ thể là do sự phát triển của cơ sở hạ tầng đô thị đã làm hạn chế sự thoát nước tự nhiên, cản trở dòng chảy của lũ gây ra tình trạng ngập lụt Rủi ro không nằm trong bản thân hiện tượng ngập lụt mà nằm trong những vấn đề được tạo ra do ngập lụt như: ảnh hưởng đến sức khỏe, việc làm, thu nhập và đời sống sinh hoạt, sản xuất Từ đó đòi hỏi cần phải tập trung vào kiểm soát và quản lý các loại rủi ro
1.2.2 Lý thuyết vốn xã hội
Vốn xã hội được quan niệm là một loại vốn bên cạnh các vốn như vốn con người, vốn văn hóa, vốn kinh tế Lyda Judson được coi là người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội vào năm 1916, Theo ông thì vốn xã hội để chỉ tình thân hữu
sự thông cảm lẫn nhau, cũng như những tương tác giữa các cá nhân hay gia đình
Trang 29Bốn mươi năm sau vào những năm 1960, Jane Jacobs cũng đề cập lại khái niệm vốn xã hội Đến những năm 1980 khái niệm vốn xã hội được đưa vào khoa học xã hội, song trước đó từ những năm 1970, Bourdieu đã dùng khái niệm này trong các nghiên cứu của ông Tuy nhiên khái niệm vốn xã hội thực sự trở thành khái niệm khoa học quan trọng trong tác phẩm “các hình thức của vốn” của chính Bourdieu năm 1986 [3, tr 557]
Vốn xã hội được nhiều tác giả đưa ra định nghĩa và cách giải thích khác nhau như Bourdieu, 1986; Coleman, 1988; Fukuyama, 2001, 2002, Lin, 1999, 2001, Portes
1998, Putnam, 1995, 2000 Phân tích một cách khái quát các định nghĩa cũng như các cách giải thích này cho thấy giữa các tác giả vừa có sự thống nhất lại vừa có sự đa dạng trong cách hiểu về vốn xã hội Trước hết các tác giả đều thống nhất với nhau ở chỗ cho rằng vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội, chẳng hạn vốn
xã hội kết nối với mạng lưới xã hội tương đối bền vững Vốn xã hội nằm trong quan
hệ xã hội, Vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội Lin, mạng lưới xã hội là một thành tố của vốn xã hội, cần quan sát vốn xã hội thông qua mạng lưới xã hội [3, tr 557]
Điểm gặp nhau thứ hai của nhiều tác giả khi bàn về vốn xã hội là việc họ dùng khái nghiệm nguồn lực để định nghĩa vốn xã hội Theo Bourdieu quan niệm vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết Thì Lin định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội còn Portes dùng khái niệm nguồn lực để biểu thị vốn xã hội [3, tr.557]
Điểm thống nhất thứ ba giữa các tác giả là ở chổ họ đều quan niệm vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội và các cá nhân có thế sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích Với Bourdieu, vốn xã hội là kết quả của sự đầu tư Trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, kết quả
đó có thể được sử dụng để chuyển thành các loại vốn khác [3, tr.557]
Một điểu thống nhất nữa giữa nhiều tác giả khi đề cập đến vốn xã hội là vấn
đề sự tin cậy và quan hệ qua lại có đi có lại cũng được nhiều tác giả đến khi bàn về vốn xã hội Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết, trong đó các thành viên tương tác qua lại với nhau,
Trang 30Coleman khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và lòng tin là các hình thức của vốn xã hội Chính trách nhiệm và mong đợi lẫn nhau tạo nên sự tin cẩn giữa các cá nhân Fukuyama quan niệm vốn xã hội gồm có chuẩn mực của sự có đi có lại, và vốn xã hội biểu thị sự tin cậy Potes lại nói sự trao đổi qua lại và lòng tin là những nguồn gốc của vốn xã hội, Putnam quan niệm vốn xã hội gồm có các chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và sự tin cẩn [4, tr.10]
Vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã được chú trọng với các công trình tiêu biểu như “Vốn xã hội và phát triển kinh tế” Trần Hữu Dũng, 2006, “Vốn xã hội và phát triển” Nguyễn Ngọc Bích, 2006; “ Phát huy dân chủ để làm giàu vốn xã hội” Phan Đình Diệu, 2006 Đối với hướng nghiên cứu thực nghiệm tác giả Stephen.Jappold và Nguyễn Quý Thanh đã chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong các doanh nghiệp ở Hà Nội Các tác giả cho biết vốn xã hội có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp vay vốn để khởi nghiệp [4, tr.13]
Với những quan điểm trên về vốn xã hội của các học giả, đề tài vận dụng lý thuyết vốn xã hội vào nghiên cứu hoạt động ứng phó với ngập lụt của người dân trên cơ sở các luận điểm như: Mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân được thể hiện như thế nào trong hoạt động ứng phó với ngập lụt, Công tác ứng phó với ngập lụt của từng hộ gia đình cũng như của cả cộng đồng cư dân có đạt được hiệu quả hơn khi có sự tương trợ lẫn nhau giữa những cá nhân trong mạng lưới xã hội
Nói đến việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động ứng phó với ngập lụt của
người dân, trong tác phẩm “Tầm quan trọng của vốn xã hội trong ứng phó với thảm
họa” Rusell R Dynes, (2002) đã thống kê và mô tả tác động của các loại thảm họa
tại Mỹ xảy ra từ 1975 đến 1994, trong tác phẩm của mình ông đã nêu lên vai trò quan trọng của việc thành lập và thay đổi cấu trúc các nhóm cộng đồng khi cần thiết tại các khu vực dân cư để kịp thời ứng phó với các thảm họa như động đất, sóng thần
hoặc hỏa hoạn [27, tr.24 - 25]
Từ đó có thể thấy rằng bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn con người và vốn văn hóa thì việc vận dụng và phát huy vốn xã hội vào ứng phó với ngập lụt cũng như các thảm họa khác là rất quan trọng và cần thiết để tăng tính hiệu quả của hoạt động ứng phó giảm thiểu rủi ro
Trang 311.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Xã Tân Triều huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Xã Tân Triều nằm ở phía tây bắc huyện Thanh Trì, phía đông giáp phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì; Phía nam giáp xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì và phường Kiến Hưng, quận Hà Đông; Phía tây giáp các phường Phúc La và Văn Quán, quận Hà Đông; Phía bắc giáp các phường Thanh Xuân Nam và Hạ Đình, quận Thanh Xuân
Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, nơi đây là đất xã Triều Khúc và thôn Yên Xá của xã Trung Thanh Oai, đều thuộc tổng Thượng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng (năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 đổi làm tỉnh Hà Nội; năm 1889 thuộc tỉnh Cầu Đơ; năm 1904 đổi làm tỉnh Hà Đông) Trong kháng chiến chống Pháp, thuộc huyện Liên Nam tỉnh Hà Đông Hòa bình lập lại thuộc huyện Thanh Trì Từ tháng 6 - 1961, hai làng Triều Khúc và Yên Xá nhập lại thành
xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội [32]
Toàn bộ địa giới hành chính xã Tân Triều có tổng diện tích 297,71 ha, với quy
mô dân số toàn xã đến năm 2015 là 26.843 người với 6.339 hộ và theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 30.816 người Ngoài hai thôn Triều Khúc và Yên Xá, Tân Triều có 14 tổ dân phố và 07 cơ quan chức năng, ngành nghề chính của nhân dân trong xã là sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và sản xuất nông nghiệp Trên địa bàn có 36 công ty, doanh nghiệp; 03 hợp tác xã; 110 hộ cá thể sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, 1630 hộ dịch vụ thương mại, đã tạo tiền đề cho kinh tế tăng trưởng phát triển ổn định từ 17% đến 18%/ năm [17, Tr.2]
Ngày 25 tháng 10 năm 2011 theo quyết định số 5520/QĐ-UBND của UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt Đề án xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tân Triều, huyện Thanh trì, sau hai năm thực hiện Đề án đến năm 2013 xã Tân Triều được UBND thành phố Hà Nội công nhận “xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới năm
2013, giai đoạn 2011 – 2015” [18, tr 1]
1.3.2 Phường Tân Mai quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
Phường Tân Mai thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội Tân Mai được thành lập dựa theo toàn bộ diện tích phường Tân Mai cũ thuộc quận Hai Bà Trưng.Phường này có
Trang 32diện tích là diện tích 0,53km2 với dân số 23.658 người (năm 2012) Địa giới hành chính phường này như sau: Phía Nam giáp phường Thịnh Liệt, phía Bắc giáp phường Trần Phú, phía Đông giáp phường Định Công, phía Tây giáp quận Thanh Xuân
Phường Tân Mai được thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1984, trên cơ sở tách ra
từ phường Giáp Bát, ban đầu thuộc quận Hai Bà Trưng Từ tháng 1-2004, chuyển về quận Hoàng Mai quản lý Trên địa bàn phường có một số công trình văn hóa lịch sử như: Đền Sét: còn gọi là đền phủ ở Tây Nam chùa Sét, tên chữ là Bích Tiêu phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh, đền được xây dựng dưới triều Nguyễn; Đình Giáp Lục: được xây dựng từ năm 1645, thờ tiến sỹ Nguyễn Chính, thánh Đoan Túc, ông đỗ tiến sỹ năm Nhân Dần (1602) niên hiệu Hoàng Đinh thời vua Lê Thánh Tông làm quan đến chức tả thị lang bộ lạc, phong tước Quế xuyên bá; Chùa sét: còn gọi là Đại bi tự hay phật am tự
ở thôn Giáp Lục được xây dựng vào đời vua Lý Huệ Tôn (thể kỷ XI, XII) Quy mô chùa rộng lớn, tráng lệ, chùa có bia Đức Long, bia lớn ghi công đức và tấm bia nữa dựng vào khoảng năm 1689-1691 Phía Nam chùa có khu lăng mộ bà chúa họ Lê, tương truyền là người có công xây dựng chùa Sét, cầu Sét [33]
Trong những năm gần đây phường Tân Mai đã và đang thực hiện nhiều dự
án, công trình xây dựng quan trọng để cải tạo hệ thống thoát nước, cải thiện vệ sinh môi trường trên địa bàn như: ngày 30 tháng 10 năm 2011 khởi công xây dựng
dự án hệ thống thoát nước giai đoạn hai tuyến mương A4.1 – A4.2; Nạo vét được
15 tuyến ngõ tại các khu dân cư số: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11; cải tạo nâng cấp 10 tuyến ngõ, ngách trên địa bàn phường gồm các khu dân cư: 2, 5, 7, 8, 9, 10 Và đã lập hồ sơ tiến hành chuẩn bị khởi công dự án cải tạo hồ Tân Mai [19 Tr.5]
Cuối năm 2013 đầu năm 2014 phường đã đầu tư nâng cấp hệ thống các tuyến ngõ như 147/2 thuộc khu dân cư 6, ngõ từ M1 đến M6 thuộc khu dân cư số
8, ngõ 389 Trương Định thuộc khu dân cư số 11; Nạo vét hệ thống cống rãnh thoát nước trên địa bàn phường, Nâng cấp toàn bộ hệ thống sân trường và hệ thống thoát nước từ trường tiểu học và trung học cơ sở Tân Mai Năm 2014 theo đề nghị của các khu dân cư và thực hiện công tác phòng chống lụt bão UBND phường đã phối hợp với xí nghiệp thoát nước số 3 và các đơn vị chức năng tiến hành nạo vét
hệ thống cống rãnh thoát nước ở các khu dân cư số 1, 3 6, 7, 8, 9 và 10 [20, tr 4]
Trang 33Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT
ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
2.1 Thực trạng ngập lụt tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai và xã Tân
Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Theo đánh giá của người dân sống tại khu vực phường Tân Mai, quận Hoàng
Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì thì hiện tượng ngập lụt vào mùa mưa xảy ra
tương đối nhiều, đặc biệt là tại những nơi có địa hình thấp và trũng Từ năm 2008
đến nay trên địa bàn phường Tân Mai xảy ra các vụ ngập lụt với mức độ lớn nhỏ
khác nhau, trong các năm 2008, 2010, 2012 và 2013 Người dân ở khu vực các tổ
29, 30, 32 và khu vực chợ Tân Mai bị ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận ngập lụt
Trong khi đó, trên địa bàn xã Tân Triều ngập lụt xảy ra tại các khu vực như xóm Lẻ,
xóm Chùa và xóm Đình thuộc khu vực làng Triều Khúc trong các năm 2008, 2010,
1012, 2013 và 2015 Hiện tượng này xảy ra khi có mưa rào, mưa dông nước không
thể thoát kịp gây nên tình trạng ngập lụt tuy thời gian ngập lụt không kéo dài nhưng
cũng gây ảnh hưởng đến việc đi lại, môi trường sống bị ảnh hưởng
“Tôi nhớ rõ trận lụt lịch sử năm đó, mưa rả rích suốt đêm ngày, mưa to
không ngớt Những ngày đầu tiên, mưa chỉ ngập trong sân, nhưng sau đó thì mưa
càng ngày càng lớn, nước tràn cả vào nhà tôi đến hơn 30cm Vì nước tràn vào ban
đêm, không kịp chạy nên đồ đạc trong nhà trôi lềnh bềnh trên mặt nước”
(Nguyễn Văn K, 65, về hưu)
“Chưa bao giờ tôi thấy nước ngập nhiều đến thế Trong nhà, ngoài ngõ, chỗ
nào cũng thấy nước Nước tràn lênh láng, trắng băng cả một vùng, nhất là khu vực
gần hồ Chúng tôi đi đường chỉ sợ thụt xuống hố, xuống hồ vì không còn nhìn rõ
đâu là đường, đâu là hồ nữa” (Trần Văn Hưởng, 46, tiểu thương)
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 150 người được hỏi, có 117 người
(chiếm 78%) trả lời rằng gia đình họ đã bị ảnh hưởng bởi ngập lụt đến sân hoặc
nhà Trong đó 75 người dân sống tại phường Tân Mai, 42 người dân sống tại xã
Tân Triều
Trang 34Ngập lụt xảy ra ở hầu hết các năm Tuy nhiên, trong các năm 2008, 2010
và 2012, 2013 hiện tượng này nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân Điều này thể hiện ở việc, mưa lớn gây ngập lụt đến sân, thậm chí là ngập cả vào nhà của người dân Năm 2008, 113 gia đình bị ngập đến sân và nhà chiếm 96,6% Đây cũng là tình trạng chung trên địa bàn Hà Nội, bởi theo đánh giá của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, trận lụt năm 2008 là trận lụt lịch sử trong vòng 100 năm trở lại đây chưa từng có
Biểu đồ 1: Mô tả của người dân về mức độ ảnh hưởng của ngập lụt
Nước ngập sân từ
50 cm đến 70cm
Nước ngập sân từ 20cm đến dưới 50cm
Nước ngập sân từ 70cm trở lên
Nguồn: Nghiên cứu khảo sát xã hội học tại phường Tân Mai, Hoàng Mai
và xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Theo mô tả của người dân, Năm 2008 ngập lụt dẫn tới tình trạng nước tràn vào trong sân hoặc nhà của họ ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt có những nơi nước ngập sâu đến 1m Trong số những gia đình được hỏi ở hai địa bàn, có 47 gia đình bị nước ngập trong sân sâu dưới 20cm chiếm tỷ lệ cao nhất (40,2%) Có 30 gia đình bị ngập trong khoảng từ 50cm đến 70cm chiếm 25,6%, sau đó là khoảng từ 20cm đến dưới 50cm chiếm 23,9% Đặc biệt, có 12 gia đình bị ngập sâu từ 70cm trở lên chiếm 10.3% Như vậy, hầu hết các gia đình trên hai địa bàn nghiên cứu đều bị ảnh hưởng nặng nề của ngập úng khi mà nước tràn vào sân, nhà với một mức độ lớn Con số này chứng tỏ, ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân
Trang 35“Trong những năm gần đây thì hầu như là năm nào địa phương cũng bị
ngập lụt Nhiều gia đình bị nước ngập vào tận nhà Nhà tôi không bị ngập nhưng nhà ông ngoại thì có Năm nào nước cũng vào nhà, phải kê giường, kê bàn ghế lên cao Nếu mà không kê là ngập cả giường” (Phan Đăng Đô, 54, bảo vệ)
“Cứ đến mùa mưa là gia đình tôi ngại lắm Nước tràn ngập cả ngõ vào nhà Chỉ
cần mưa to một đêm là sáng ra sân lại đầy nước Mới đợt mưa tháng 8 vừa rồi, nước tràn vào trong sân làm thau, chậu trôi lềnh bềnh hết cả.” (Trần Thu Hương, 43, nội trợ)
Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến trình trạng ngập lụt tại địa bàn thì phần lớn những người được phỏng vấn đều cho rằng do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan là địa bàn mà họ đang sống trũng hơn so với các khu vực xung quanh nên khi mưa lớn, nước các khu vực khác thường dồn về, gây ngập lụt cục bộ Nguyên nhân chủ quan là do hệ thống thoát nước kém, mương nhỏ, trong khi đó diện tích đồng ruộng mà trước đây là nơi tiêu, thoát nước thì bây giờ đã bị đổ đất, lấp làm nền cho các công trình xây dựng vì thế nước không biết chảy đi đâu
“Những năm trước, cứ mưa là ngập Bởi vì con mương – chỗ thoát nước duy nhất của cả khu vực đã bị lấp hết đất để làm đường Người ta đã đào chỗ thoát nước khác thông ra cánh đồng trước thôn, nhưng lại đổ bao nhiêu đất và rác thải ra đó nên lại bị vít lại gần như hết Từ năm ngoái đến năm nay, xã cũng
đã làm đường lại nên tình trạng ngập lụt cũng đỡ hơn mấy năm trước.”( ông
Triệu, 67, bán nước)
Theo đánh giá của người dân trên địa bàn xã Tân Triều, trong những năm gần đây trung bình mỗi năm ít nhất khoảng 2 đến 3 trận ngập lụt tại địa bàn Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các xóm Lẻ, xóm Chùa và phố Triều Khúc Tình trạng ngập lụt mạnh vẫn thường xảy ra khi có những đợt mưa vừa hoặc mưa to, thời gian ngập kéo dài từ nửa ngày đến một ngày Mặc dù trong năm 2014 chính quyền và người dân đã phối hợp với nhau để tiến hành nâng cao các tuyến ngõ ngách, mở rộng
hệ thống cống thoát nước nhưng tình hình ngập lụt vẫn chưa được khắc phục được khắc phục hoàn toàn Nguyên nhân của việc dù đã xây dựng lại hệ thống cống thoát nước nhưng tình trạng úng ngập vẫn diễn ra đã được người dân lý giải:
Trang 36“Do hệ thống thoát nước trong ngõ nhỏ hẹp, lại thường xuyên bị tắc Khi mưa
lớn xảy ra, nước không thoát kịp nên dẫn tới tình trạng dồn ứ nước ở đây Thường phải mất nửa ngày đến một ngày sau khi mưa ngừng, nước mới thoát hết Chị nghĩ, chỉ khi nào nâng cấp được hết các ngõ xóm lên cao hơn, xây lại hệ thống thoát nước ở tất cả các xóm thì mới có thể khắc phục được tình trạng ngập lụt ở xóm Chứ nếu không thực hiện đồng bộ thì hiệu quả chống ngập úng sẽ không cao” (Phan Ngọc Hân, 45, thợ cắt tóc)
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận định rằng, tình trạng ngập lụt vẫn còn tồn tại ở những mức độ khác nhau trên hai địa bàn nghiên cứu Điều này
sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân ở tất cả các mặt: sinh hoạt, sức khỏe, việc làm và đòi hỏi người dân phải có những giải pháp thích hợp để ứng phó khi ngập lụt xảy ra
2.2 Tác động của ngập lụt đến sinh hoạt hàng ngày của người người dân
Trong thời gian gần đây tại nhiều thành phố lớn ở nước ta, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, mưa lớn gây ngập lụt trong lòng thành phố gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao thông và sinh hoạt của nhân dân trong thành phố Đề tài nghiên cứu đã tập trung phân tích về tác động của ngập lụt đến các hoạt động của người dân như: đi lại, sinh hoạt tập thể, hoạt động mua bán, nghỉ ngơi giải trí, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hoạt động sống của người dân đều chịu tác động của ngập lụt
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của ngập lụt đến các hoạt động của người dân
98,7
0 20 40 60 80 100
Nguồn: Nghiên cứu khảo sát xã hội học tại phường Tân Mai, Hoàng Mai
và xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Trang 37Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đi lại bị ảnh hưởng nhiều nhất khi có tới 98.7% số người lựa chọn Ngập lụt gây khó khăn khi người dân không thể nhìn rõ đường để tham gia giao thông Các phương tiện đi lại cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước tràn ngập đường, gây chết máy hoặc không nhìn thấy đường đi Việc
đi lại trong tình trạng nước ngập nặng cũng khiến người dân ngại hơn khi ra ngoài đường Trong các trận ngập lụt, việc đi lại khó khăn do xe ô tô hoặc xe máy bị chết máy, nắm bắt cơ hội này nhiều người đã tạo ra các công việc dịch vụ có thu nhập cao như: lau chùi Buzi cho xe máy, đẩy, kéo hộ tống ô tô xe máy bị mắc kẹt, các dịch vụ lau chùi vệ sinh nhà của sau ngập lụt…Từ đó có thể nói rằng ngập lụt không đơn thuần mang lại những tác động xấu, về phương diện nào đó nó cũng tạo
ra những cơ hội, và vấn đề là làm thế nào để phát hiện cơ hội và nắm bắt cơ hội từ trong rủi ro Nói cách khác thì biết cách thích ứng, đối phó với tác động của ngập lụt là vô cùng quan trọng và linh hoạt
Hoạt động mua bán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi 129 lượt người lựa chọn, chiếm 86.0% Các sản phẩm nông nghiệp, nguồn thực phẩm như rau xanh bị mất mùa do nước ngập Người dân không thể đi lại để vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa dẫn tới việc khan hiếm nguồn thực phẩm Hơn nữa, việc đi lại khó khăn nên người dân thường có gì ăn đó Việc ăn uống cũng đơn giản đi rất nhiều dẫn tới việc mua bán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Sinh hoạt tập thể là hoạt động gần như bị ngừng trệ nhiều nhất khi có ngập lụt xảy ra bởi người dân không còn không gian để dành cho những việc đó nữa Những hoạt động như thể dục thể thao, tụ tập, vui chơi tại các khu vực công viên, các sân chơi dường như giảm sút Điều này lý giải tại sao có đến 82.7% số người được hỏi lựa chọn phương án này Việc đi lại khó khăn, bất tiện cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sinh hoạt tập thể bị ảnh hưởng khi ngập lụt xảy ra
Ngập lụt còn kéo theo sự giảm sút của các hoạt động: ăn, ngủ và nghỉ ngơi giải trí Các hoạt động này cũng chịu sự tác động của những hoạt động kể trên Điều
đó chứng tỏ một điều rằng: Ngập lụt ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong cuộc sống sinh hoạt của người dân Tuy nhiên, ở mỗi một hoạt động, mức độ ảnh hưởng của ngập lụt lại khác nhau
Trang 38Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của ngập lụt đến các hoạt động
sinh hoạt của người dân
Tỷ lệ (%)
Tần suất (Người)
Tỷ lệ (%) Tần suất
(Người)
Tỷ lệ (%)
Sinh hoạt tập thể 28 22,6 55 44,4 41 33,0 Nghỉ ngơi giải trí 28 23,1 38 31,4 55 45,5
Nguồn: Nghiên cứu khảo sát xã hội học tại phường Tân Mai, Hoàng Mai
và xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Theo đánh giá của người dân, có 110/148 người đánh giá rằng việc đi lại của
họ “rất bị ảnh hưởng” khi ngập lụt xảy ra, chiếm 74,3 % Đây là hoạt động được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất trong tất cả các hoạt động Ở mức độ này, hoạt động mua bán cũng là một phương án chịu sự tác động mạnh mẽ nhất khi có
52 lượt người lựa chọn (40,3%) Hoạt động có mức độ “ít bị ảnh hưởng” nhiều nhất
là hoạt động nghỉ ngơi giải trí
Tình trạng ngập lụt ở một số khu vực của Hà Nội đã trở thành vấn đề được quan tâm khi mùa mưa đến, đặc biệt khi tình hình mưa lũ diễn biến ngày càng phức tạp do những tác động của biến đổi khí hậu, ngập lụt ở các khu vực nghiên cứu tuy không diễn ra trong thời gian dài, cường độ không quá lớn nhưng việc ngập lụt cũng tạo ra nhiều khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người dân Để hiểu hơn những tác động của ngập lụt đến hoạt động sinh hoạt, chúng tôi phân tích về một trường hợp cụ thể
Ông Nguyễn Văn Triệu5, 64 tuổi, nhà ở xóm Lẻ xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội Nhà ông nằm trong khu vực trũng, thấp nên chịu nhiều tác động của
5
Tên của người được đề cập đến trong nghiên cứu đã được thay đổi
Trang 39ngập lụt Mỗi lần vào mùa mưa gia đình ông luôn cảm thấy lo lắng Ông cho biết
do ở chỗ thấp hơn các khu vực xung quanh nên khi có mưa to, nước từ các nơi xung quanh đổ về đây, làm cho khu vực này thường bị ngập nặng hơn Chỉ cần một trận mưa lớn, con ngõ trước nhà ông đã ngập nước và phải mất vài giờ sau nước mới rút Việc ngập nước gây cho gia đình ông nhiều khó khăn trong việc đi lại Năm 2008, mưa lớn, kéo dài, nước ngập vào đến tận nhà, không làm cách nào được đành phải nhờ hàng xóm hỗ trợ bê một số vật dụng như tivi, tủ lạnh lên tầng trên Các vật dụng khác như tủ, bàn ghế vừa cồng kềnh, vừa nặng quá không bê lên tầng hai được đành dùng gạch kê cao, nhưng vẫn không tránh khỏi ngập trong nước một thời gian dài Thời gian ngập kéo dài gần hai tuần Cuộc sống sinh hoạt gia đình ông gặp nhiều khó khăn Các hoạt động thường ngày bị đảo lộn, việc ăn, ngủ thường xuyên không đúng giờ như trước Có khi buổi đêm phải thức để theo dõi tình trạng ngập lụt quanh nhà Không những khó khăn trong sinh hoạt mà những lúc ngập lụt hàng hóa khan hiếm nên giá cả cũng tăng lên khủng khiếp, từ gói mì tôm đến mớ rau, đều tăng giá Từ đó đến nay, cũng có những đợt ngập lụt khá lớn, tuy không mạnh như năm 2008 nhưng nhà ông Triệu cũng bị ảnh hưởng Khi nước ngập việc sinh hoạt luôn gặp trở ngại, thấy nước ngoài đường mà không muốn ra khỏi nhà Con cái đi làm thì cũng vất vả, giày cũng không dám mang mà phải cho vào túi ni lông rồi lên công ty thì đi vào Bình thường, vào những lúc gần tối ông thường ra khu vực sinh hoạt chung của thôn để đánh cờ tướng với các ông trong thôn và ông coi đó là niềm vui cũng như cách để thư giản tuy nhiên những ngày mưa ngập nước thì các hoạt động giải trí hàng ngày của ông cũng như các thành viên khác trong gai đình dừng hẳn Mọi thành viên đều không muốn ra ngoài trừ khi có việc cần thiết lắm bắt buộc phải đi Sau những ngày mưa hết ngập lụt đường xá trơn trượt, rác đọng lại nhiều nơi hôi thối ông không muốn đi ra ngoài, không tham gia hội cờ tướng được trong một thời gian
Theo ông Triệu thì dọc trục đường vào xóm Lẻ cũng có nhiều gia đình cùng
bị ảnh hưởng của ngập lụt, đời sống sinh hoạt của họ vào mùa ngập lụt cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình bị hỏng hết các vật dụng như tủ, bàn ghế bằng gỗ ép,
Trang 40khi ngập lụt, hoặc mưa kéo dài, môi trường sẽ ẩm ướt và những thứ đồ bằng gỗ ép rất dễ bị ẩm, nở ra và cong lên, coi như là hỏng hết Trường hợp của ông Triệu và những người dân ở xóm Lẻ gặp phải trong thời gian ngập lụt năm 2008 và nhiều trận ngập nhỏ và vừa trong những năm 2012, 2013 phản ánh những điểm đáng lưu ý
về tác động của ngập lụt đến đời sống sinh hoạt của người dân
Thứ nhất, ngập lụt ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày,
khu vực sinh hoạt chung của gia đình nằm ở tầng một gồm bếp, phòng ăn và phòng khách thì thời gian ngập lụt nước dâng cao hơn ngập hết, mọi hoạt động sống của gia đình tập trung chủ yếu ở tần hai và tầng ba, cuộc sống sinh hoạt gia đình bị đảo
lộn hoàn toàn; Thứ hai, ngập lụt gây cản trở các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt
động giải trí với cộng đồng của ông bà ông Triệu, những thói quen sinh hoạt tập thể cộng đồng của ông Triệu bị gián đoạn một thời gian do đường xá ngập, khu vui chơi
tập thể cũng bị ngập nặng; Thứ ba, có thể thấy rằng ngập lụt gây khó khăn cho cuộc
sống sinh hoạt người dân, không những gây khó khăn mà nó còn tiềm ẩn nhiều rủi
ro, mà theo lý thuyết xã hội rủi ro của Ulrich Beck thì các rủi ro đó là rủi ro thiên tai, tuy nhiên cũng cần phải xem xét các yếu tố con người trong loại rủi ro này, bởi ngày nay khi mà sự biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành một vấn đề được quan tâm bởi những tác động tiêu cực của nó đến con người ở nhiều nơi trên thế giới, nguyên nhân của sự gia tăng các vấn đề khí hậu ngày nay được xác định là kết quả của quá trình phát triển công nghiệp của loài người trong quá khứ
2.3 Tác động của ngập lụt đến việc làm và thu nhập
Ngập lụt đô thị có xu hướng ngày càng gia tăng và là một vấn đề được quan tâm trong giai đoạn hiện nay Nó không chỉ tác động đến sự phát triển của xã hội
mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó Đánh giá về tác động của ngập lụt đến cuộc sống, mỗi người có một ý kiến, nhận định khác nhau Tuy nhiên, đa số người dân đều chỉ ra rằng, ngập lụt ảnh hưởng đến các mặt sau trong cuộc sống của họ