Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầuhoá kinh tế, hiện nay trên thế giới một số nước đã và đang phát triển nềnkinh tế tri thức, thì quá trình công nghiệp ho
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5khóa VII về tiếp tục đôi mới và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện là vấn đề rất quan trọng
ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nằng Thời gian qua nông nghiệp, nôngthôn phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực như chọntạo giống, kỹ thuật canh tác, chuyến đối cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đãtạo
ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởngnền
kinh tế của huyện
Tuy nhiên, nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển vẫn còn manhmún,
quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật ápdụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sảnphẩm không ốn định Hơn nữa, sản phấm lại chưa được chế biến dẫn đến khảnăng cạnh tranh kém
Đe thúc đẩy nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển nhanh cần đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp trên địa bàn huyện là hếtsức
cần thiết Vì vậy đề tài “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện
Hoà Vang - thành phố Đà Nang” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên
cứu
luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài
Nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn cũng đã có nhiều tác giả quantâm, chẳng hạn như:
Trang 2- PGS,TS Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế
trang
trại gia đình trên thế giới và châu Á, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- PGS,TS Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- PGS,TS Lê Đình Thắng, TS Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Tiệm(1994),
Dịch vụ nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
- R.Barker, C.P.Timmer (1991), Ảnh hưởng của chính sách nông
nghiệp: kinh nghiệm các nước châu Á và Đông Ầu - những gợi ỷ đối với Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch nhà nuớc, Hà Nội.
- G.A, Kuznetxov (1975), Địa lỷ quy hoạch các vùng sản xuất nông
nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số học viên làm luận văn tốt nghiệp về đề tàinông
nghiệp, nông thôn duới các góc độ khác nhau, nhưng chưa có luận văn nàoviết
về vấn đề: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng“
-3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích’ Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng vàonghiên
cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang,thành phố Đà Nang, góp phần thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyệnlần thứ XIV về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôngthôn huyện Hoà Vang theo hướng phát triến nông nghiệp, gắn với nâng caohàm lượng khoa học - công nghệ trong giá trị, chất lượng sản phấm hàng
Trang 3hoá nông nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá nôngnghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nẵng Từ đó đề xuất các giải phápchủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyệnHoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nang, trong khoảng thời gian từ2001
đến 2006
5 Phương pháp nghiên cửu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp đế nghiên cứu, như: phươngpháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp vớiphương pháp hệ thống, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh ,
6 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đạihoá
trong giai đoạn tới
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vềđẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở các tính có địa bàn
Trang 4Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP
1.1 QUAN NIỆM VỂ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÓI CHUNG
VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG
1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ khi phương thức sản xuất TBCN chiến thắng phương thức sản xuấtphong kiến vào giữa thế kỷ XVIII nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ nhất đến nay, trên thế giới đã diễn ra hai loại công nghiệp hóa: TBCN
và XHCN Các loại công nghiệp hóa này, xét về mặt phát triển lực lượngsản xuất, (khoa học kỹ thuật và công nghệ) là giống nhau Song, chúng có
sự khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành, định hướng và hoànthiện các mặt của quan hệ sản xuất đang thống trị Ngoài ra, công nghiệphoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau,trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau cũng có nội dung đặc thùriêng biệt
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quátrình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đạivới trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trongcác
ngành kinh tế quốc dân Hiện đại hoá là quá trình tận dụng mọi khả năng đểđạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại
Trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sựphát
triền nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, Đảng ta đã đưa ra khái niệm:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi cănbản,
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý
Trang 5phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của côngnghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao độngxã
hội cao [13, tr 65]
Như vậy, vấn đề có ý nghĩa quyết định của công nghiệp hoá, hiện đạihoá là sự thay đổi kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật máy móc trên qui môtoàn bộ nền kinh tế, là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nềnkinh tế công nghiệp hiện đại; đồng thời biết tranh thủ ứng dụng nhữngthành tựu của của cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh phân cônglại lao động, nâng cao năng suất lao động của xã hội Thực chất của côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triên công nghệ, là quá trình chuyên từnền kinh tế có trình độ sản xuất lạc hậu lên nền kinh tế có trình độ sản xuấttiên tiến hiện đại
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầuhoá kinh tế, hiện nay trên thế giới một số nước đã và đang phát triển nềnkinh tế tri thức, thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam cònphải gắn với phát triển kinh trí thức để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá Vì vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng
đã xác định Việt Nam cần: "Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc
tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với pháttriển kinh tế trí thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế
và công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [17, tr.87]
Như vậy, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử mà sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở từng nước có những con đường khác nhau cho phù hợp Songcũng phải' thấy rằng hiện nay khoa học - công nghệ đang phát triển như vũbão, các nước đi sau cần phải có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề côngnghiệp hoá, hiện đại hoá cho nước mình một cách phù hợp, có thể có nhữngcông nghệ tiên tiến nhất mới được phát minh, nhưng cũng có thể có những
Trang 6công nghệ đã được các nước tiên tiến đã sử dụng nhưng đối với những nước
đi sau thì sử dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn và có điều kiện chuyển giao
1.1.2 Vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước, cũng như nâng cao đời sống của nhândân Vai trò của nông nghiệp thể hiện ở chỗ:
Một là, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nhu cầu
cơ bản cho con người Xã hội càng phát triển nhu cầu của con người càngtăng lên và phát triển đa dạng, như c Mác đã khẳng định: con người trướchết ăn rồi sau đó mới nói đến hoạt động khác, mà nông nghiệp là ngànhcung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người, như vậy vai trò của nông nghiệpđặc biệt quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho dân cư, đảm bảo ổnđịnh chính trị - xã hội của một quốc gia, dân tộc hay một địa phương Ongcha ta thường nói: phi nông bất ổn
Hai là, nông nghiệp cũng là thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá không những của nông nghiệp mà cho cả ngành công nghiệp và dịch vụ.Đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì nông nghiệp chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội và cư dân, đời sống dân cưnông thôn được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển càng đa dạng
và tốc độ tăng trưởng cao thị nông nghiệp, nông thôn sẽ trở thành thị trườngtiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân Đương thời Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng đã nhận định rằng “nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hànghoá của công nghiệp sản xuất ra Đồng thời, sẽ cung cáp đủ lương thực,nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị Như thế là nông thôn giàu có sẽgiúp cho công nghiệp phát triển Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nôngnghiệp phát triển mạnh hơn nữa” [22, tr.91 ] và Người cho rằng nông nghiệp
là nền tảng của nền kinh tế
Trang 7Như vậy, cho dù trong quá khứ, hiện tại hay tưong lai sản phẩm nôngnghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loàingười Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ chỉ làm thay đổi hình thức sảnxuất nông nghiệp để đưa năng suất lao động nâng cao, chất lượng sản phẩmtốt hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao và tốt hơn.
Ba là, nông nghiệp có vai trò quan trong trong phát triển các ngành
kinh tế của đất nước, trước hết là ngành công nghiệp
Nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho xã hội, trong côngnghiệp chủ yếu công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, qua đó cóthể tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với sốviệc làm của chính khâu sản xuất ra nó; hơn nữa thông qua công nghiệp chếbiến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hơn về sản phẩm,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước Điềunày đòi hỏi phải có giải pháp tốt hơn về mối quan hệ giữa phát triẻn ngànhnông nghiệp và ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến cả vềqui trình kỷ thuật, qui mô sản xuất và quan hệ lợi ích J.Stalin đã khẳngđịnh: không thể phát triển được công nghiệp nếu trong nước không cónguyên liệu, không có lương thực cung cấp cho công nhân, nếu không cómột nền nông nghiệp phát triển ít nhiều đến mức có thể làm thị trường chủyếu cho công nghiệp và Ông chỉ rõ muốn phát triển công nghiệp phải có bađiều kiện: một là, phải có thị trường trong nước mà thị trường trong nước lạichủ yếu là nông dân; hai là, nông nghiệp phải đảm bảo nguồn nguyên liệutương đối phát đạt, ba là phải làm cho nông dân có thể dự trữ một số lượngcần thiết về nông sản để cung cấp cho công nghiệp, cung cấp cho côngnhân J.Stalin đã nhắc lại lời Lênin nói: muốn xây dựng công nghiệp thì cầnphải bát đầu từ nông nghiệp [21, tr 171 ]
Bốn là, nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn
cho xuất khẩu dưới dạng thô hoặc qua chế biến Đối với các nước đang phát
Trang 8triển nông sản xuất khẩu là chủ yếu để tạo ra tích luỹ cho tái sản xuất vàphát triển nền kinh tế và xã hội.
Năm là, nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ cho công
nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác; đây là xu hướng có tính quiluật trong phân công lại lao động xã hội từ nông nghiệp sang các lĩnh vựckhác phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trước hết năng suất lao động nông nghiệpkhông ngừng tăng lên, công nghiệp và dịch vụ trong thành thị ngày càng mởmang, chất lượng lao động ở nông thôn phải được nâng cao;
Sáu là, nông nghiệp có một vai trò đặc biệt quan trọng nữa là bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Quá trình phát triển nôngnghiệp gắn liền với sử dụng đất đai, nguồn nước và các loại hoá chất, ;đồng thời việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủu xanh đấttrống đồi núi trọc, đều có ảnh hưởng đến môi trường Phải thấy rằng, việcbảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điềukiện để quá trình tái sản xuất nông nghiệp diến ra bình thường và cóhiệu quả
Có thể nói, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc gia Trên thực tế, chúng ta thấynhiều nước trên thế giới và khu vực Châu Á gần Việt Nam đã có những bàihọc kinh nghiệm trong việc xác định vai trò nông nghiệp qua các giai đoạnphát triển Có thể tóm tắt thành công của nhiều nước đang phát triển là:Thời kỳ đầu coi trọng phát triển khu vực nông nghiệp, tăng đầu tư giảiphóng năng lực sản xuất cho nông dân Sau vai ba thập kỷ, khi chuyển sanggiai đoạn công nghiệp hoá, mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm khu vực nôngnghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, nhưng phục vụ phát triển nôngnghiệp vẫn là định hướng quan trọng nhằm phát triển công nghiệp và dịch
vụ như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Trong tương lai, tỷ trọng nôngnghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng
Trang 9chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quantrọng để đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái.
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá, nhưng vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn có tầmchiến lược quan trọng Vì vậy, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XĐảng ta đã nhận định - Việt nam bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đẩymạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức - một trong những nộidung cần phải triển khai để thực hiện quá trình này là đẩy mạnh CNH,HĐHnông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nôngthôn và nông dân [17, tr 88]
1.1.3 Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình tạolập cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển sản xuấtnông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng gắnnông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ nhờ đó cho phép phát huy có hiệu quảmọi lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong mở rộng giao lưu hội nhậpquốc tế Quá trình này bao gồm các nội dung sau:
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật dựa trên những thànhtựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, côngnghệ chế biến và bảo quản nông phẩm hàng hóa nhằm chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra khối lượng nông phẩmhàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế
-xã hội cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệphoá hiện đại hoá (điện, đường, trường, trạm và các dịch vụ "đầu vào",
"đầu ra" của sản xuất nông phẩm hàng hóa)
- Thực hiện phân công mới lao động xã hội trong nông nghiệp, nôngthôn trên cơ sở phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng
Trang 10nghề truyền thống và dịch vụ theo phương châm "tiểu công nghiệp hiện đại,thủ công nghiệp tinh xảo", từng bước xác lập co cấu kinh tế nông nghiệp -công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn Thực hiện chiến lược "li nông bất
li hương" nhằm giải quyết việc làm cho nông dân
- Thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sinh thái trong khu vực nôngnghiệp và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và
đô thị [19, tr 100-102]
Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 7, khóa VII đã chỉ rõ:
Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhucầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiềukhó khăn, tình hình kinh tế - xã hội chưa thật ổn định vững chắc
Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nôngnghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chếbiến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàngxuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ cả ở thành thị và nôngthôn [13, tr.7]
Sở dĩ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cấp thiết và là nội dungtrọng yếu của CNH, HĐH nền kinh tế trong những năm trước mắt là vì:
Thứ nhất, nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và làm
nông nghiệp, do đó muốn ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đấtnước để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trước hết phải ổn địnhtình hình kinh tế chính trị xã hội ở nông thôn Vấn đề nông dân, nôngnghiệp, nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới đấtnước theo định hướng XHCN;
Thứ hai, nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò và tác dụng
tích cực trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước;
Thứ ha, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta cho thấy đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp, nông thôn là giải pháp cơ bản để chuyền nền kinh
Trang 11tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ tiêntiến hiện đại.
Thứ tư, là do thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta còn
nhiều mặt yếu kém gây trở ngại cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh
tế trong suốt thời kỳ quá độ, do đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn là nội dung trọng yếu hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề đẩy nhanhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá IX đã đưa raquan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như sau:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với côngnghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợihoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệsinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuấtnông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranhcủa nông sản hàng hoá trên thị trường [16, tr.93]
1.2 CÁC QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN, TU TƯỞNG Hổ CHÍ MINH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỂ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước theo con đường XHCN, lý luận Mác - Lê nin về công nghiệp hoá đượcĐảng ta vận dụng sáng tạo và luôn khẳng định công nghiệp hoá là nhiệm vụtrọng tâm của thời kỳ quá độ Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước,
Trang 12quan điểm về công nghiệp hoá cũng ngày càng đổi mới và hoàn thiện, phùhợp với qui luật khách quan, điều kiện cụ thể của nước ta và bối cảnh chungcủa thế giới.
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng côngnghiệp, đã diễn ra từ lâu trong lịch sữ xã hội cùng với cuộc cách mạng côngnghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong quá trình nghiên cứu củamình, mặc dù Mác và Ăng-ghen không viết một chuyên luận nào về côngnghiệp hoá, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình các Ông cũng
đã đề cập đến cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản như: trongđại công nghiệp, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sảnxuất là tư liệu lao động, trước hết là máy công cụ Máy móc thúc đẩy phâncông lao động xã hội, giảm lao động cơ bắp và làm cho việc nâng cao trình
độ học vấn trở thành bắt buộc đối với người lao động Mác dự đoán: theo đàphát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụthuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụthuộc vào trình độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụthuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất
Việc cách mạng trong phương thức sản xuất ở lĩnh vực công nghiệpgây ra cuộc cách mạng trong các lĩnh vực khác làm biến đổi cơ cấu ngànhkinh tế và cơ cấu lao động Cách mạng công nghiệp khi Mác - Ảng-ghennghiên cứu đã diễn ra bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, rồi lan sang nông nghiệp,giao thông vận tải và cuối cùng xâm nhập vào công nghiệp nặng Sự biếnđổi cơ cấu ngành diễn ra không ngừng kéo theo sự biến đổi cơ cấu lao động
xã hội, đòi hỏi phải chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp
và các ngành dịch vụ, làm cho lao động nông nghiệp giảm cả tương đối vàtuyệt đối
Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nôngnghiệp và Mác đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động
Trang 13trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ TheoCác Mác:
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của công nghiệp hoá
có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa làcông nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cáithành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làmthuê Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộcđấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với trình độ ở thành thị” và
“chỉ có nền công nghiệp lớn sử dụng máy móc, mới tạo cho nềnkinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” [22, tr 84]
V.I.Lênin cũng phân tích sự tác động của công nghiệp tới lĩnh vựcnông nghiệp, công nghiệp sẽ làm cho công cụ lao động ngày càng tiến bộhơn, dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng khi đó đòi hỏi phảiphát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc phục vụnông nghiệp và kéo theo nó là những ngành công nghiệp khác cũng pháttriển Theo Lênin:
Ngoài máy móc ra, sự cần thiết phải cày bừa ruộng đất tốt hơn nữa sẽđưa đến chỗ thay thế những công cụ thô sơ trước đây, bằng những công cụcải tiến hơn, và thay thế gỗ bằng sắt, bằng thép Sự thay đổi đó tất nhiên sẽđưa đến chỗ phải xây dựng tại chỗ những nhà máy chế tạo ra những công cụ
đó, vì công nghiệp thủ công không thể làm ra được những công cụ tốt nhưthế’ và “nhờ có sự phát triển của công nghiệp chế biến bằng máy móc vàcông nghiệp khác cho nên yêu cầu về khoáng sản cũng ngày một tăng thêm[21, tr.89]
V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng:
Công nghiệp là chìa khoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu
và phân tán trên cơ sở tập thể hoá Do đó, nhiệm vụ là phải cungcấp cho nông nghiệp đến mức tối đa những công cụ và tư liệu sản
Trang 14xuất cần thiết để xúc tiến và đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp trên cơ
sở kỹ thuật mới” và việc cải tạo một nền nông nghiệp bị chia nhỏ,phân tán là một việc làm hết sức khó khăn cần phải đi dần từngbước nhưng liên tục và kiên quyết bền bỉ, làm cho nông nghiệpchuyển qua một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở của nền đại sản xuất,đưa nông nghiệp lên ngang tầm trình độ công nghiệp xã hội chủnghĩa Nếu làm được việc đó thì thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa
xã hội mới được đảm bảo [21, tr 157, 158, 159]
Lênin còn chỉ ra rằng, Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng khi xây dựngđược một nền sản xuất hiện đại trên cơ sở vật chất- kỹ thuật tiên tiến, cónăng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản Đối với nước có kinh tếlạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá như nước Nga lúc đó thì công nghiệp hoá
là bước đi quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội,trong đó điện khí hoá là bước quan trọng nhất Người luôn coi trọng ngànhsản xuất có công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ công nhân có trình độ cao,nên trong thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, vẫn giành chi phí hàng triệu rúp
để cử người ra nước ngoài học tập
J.Stalin đã tiếp nối quan điểm của Lênin về vấn đề công nghiệp hoánông nghiệp, Ông cho rằng muốn đưa nông dân thoát khỏi cảnh nghèo đóithì chỉ có con đường là phải giúp đỡ nông dân chuyển từ nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu lên một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật của nền sản xuấtlớn, hiện đại Để làm được việc đó thì phải đẩy nhanh tốc độ phát triển củacông nghiệp [21, tr.162]
Không chỉ tác động trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp phát triểncòn thúc đẩy các quá trình kinh tế khác, gián tiếp mở mang phát triển nôngnghiệp, đưa nông nghiệp hội nhập kinhtế thế giới Cách mạng công nghiệptạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước, làm lưu thông hàng hoá vượt rakhỏi biên giới quốc gia, tham gia vào phân công lao động thế giới và thịtrường thế giới
Trang 15Nhờ sản xuất bằng máy móc, việc khai thác tài nguyên, nguyên liệu,vận tải được cơ khí hoá, làm cho của cải được sản xuất ra với khối lượnglớn và thuận lợi trong lưu thông, tạo ra thị trường rộng mở trên thế giới,điều đó tất yếu dẫn đến quốc tế hoá đời sống kinh tế và là xu hướng toàncầu hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta rất quan tâm đến vấn đề côngnghiệp hoá nông nghiệp, Người cho rằng, đối với một đất nước đi lên từnông nghiệp là chủ yếu thì trước hết phải phát triển nông nghiệp, phảicông nghiệp hoá nông nghiệp Người cho rằng đời sống của nông dân chí
có thể thật dồi dào khi chúng dùng máy móc để sản xuất một cách thậtrộng rãi và muốn đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp thì phải khoanhvùng sản xuất nông nghiệp Trong văn kiện quan trọng và nổi tiếng mangtên Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Bác nhấn mạnh: Phải cải tạo và pháttriển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà.Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể pháttriển mạnh Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh.Bác đã ví bằng một câu rất dễ hiểu như: "công nghiệp và nông nghiệp làhai chân của nền kinh tế công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mớiphát triển ” [23, tr 545]
Nói tới vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
đề cập tới kinh tế gia đình và nghề phụ của người nông dân Nghề phụ ở đây
có thể hiểu là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nông dân
có thể tăng thêm thu nhập cho mình từ các ngành nghề này Người luônnhắc nhở cần phải phát triển kinh tế phụ gia đình xã viên, phải vừa chú ý tớiviệc trang bị kỹ thuật mới, vừa phải biết tận dụng cải tiến công nghệ hiện có
và sử dụng những công cụ cải tiến Người nhận định: muốn cơ giới hoánông nghiệp cũng còn phải mất 15, 20 năm chứ không làm ngay một lúcđược Cho nên phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới
Trang 16giản đơn, thợ mộc cũng dùng được, nông dân cũng làm được Khoa học kỹthuật phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quầnchúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngững cải thiện đờisống nhân dân Tư tưởng này đã được thực tiễn chứng minh trong nhữngnăm trước đổi mới và đã chứng tỏ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp khi đã được điều chỉnh cho phù hợp thì nền kinh tế sẽ phát triển,nước ta từ chỗ luôn phải nhập khẩu gạo, nay sản xuất gạo ở nước ta khôngnhững đủ gạo ăn mà nước ta đã xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thếgiới.
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ ChíMinh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào nước ta, rút kinh nghiệm từ bàihọc không thành công của việc rập khuôn máy móc mô hình ưu tiên pháttriển công nghiệp nặng, Đảng ta đã đổi mới và từng bước hoàn thiện quanđiểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đó là kết quả của quá trìnhđổi mới tư duy lý luận, đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Từ Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ III, Công nghiệp hoá đã được Đảng
ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thời kỳ quá độ Nông nghiệp
và kinh tế nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình côngnghiệp hoá đất nước
Tại các Đại hội III,IV, Đảng ta xác định nội dung của công nghiệp hoánước ta là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sởphát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V Đảng ta xác định phát triển nôngnghiệp là nội dung của công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên:
Trang 17Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nôngnghiệp là mặt trân hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sảnxuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêudùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quantrọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và côngnghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý Đó lànhững nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trongchặng đường trước mắt [9, tr 62-63].
Đại hội VI vẫn tiếp tục triển khai tư tưởng của Đảng tại đại hội V
Đại hội VII, Đảng ta đã nhận thức được rằng do chính nhu cầu pháttriển của nông nghiệp, nông thôn mà phải tiến hành công nghiệp hoá nôngnghiệp, nông thôn Tư tưởng này được đưa ra tại Hội nghị trung ương 5,khoá VII Văn kiện hội nghị trung ương 5, khoá VII đã viết "Cùng với sựchuyển dịch nội bộ nông nghiệp như trên, phải có chính sách và chươngtrình, biện pháp xúc tiến quá trình công nghiệp hoá nông thôn, nhằm triệt đểgiải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm, thúc đẩy phân công lao độngtheo hướng ai giỏi việc gì làm việc nấy [12, tr 12]
Đồng thời Đảng cũng chỉ rõ: “phải sớm phát triển công nghiệp nôngthôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản cần phát triểncông nghiệp nông thôn một cách toàn diện, từ công nghiệp hàng tiêu dùngđến công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữavới qui mô vừa và nhỏ" [12, tr 13]
Tại hội nghị trung ương 7, khoá VII, "điểm mới lần này là gắn côngnghiệp hoá với hiện đại hoá, với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu củakhoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại" [13, tr 5]
Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn cũng được gắn với hiện đạihoá Hơn thế nữa, do những điều kiện đặc thù phát triển kinh tế xã hội nước
ta thời kỳ đó Đảng ta đã xác định cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn
Trang 18Văn kiện Hội nghị trung ương 7, khoá VII đã nêu:
Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhucầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiềukhó khăn, tình hình kinh tế xã hội chưa thật ổn định vững chắc Vìvậy, cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp
và nông thôn từng bước hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủcông truyền thống có thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoàinước [13, tr.7]
Đại hội VIII, tiếp tục tư tưởng Đại hội VII - đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp và nông thôn
Đại hội IX tiếp tục chí đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu Nhưng việc triển khai quá trình này vẫn còn chậm,dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa cao, đời sốngnông dân vẫn chưa ổn định đặc biệt là nông dân ở các vùng sâu, vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn Do đó tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX từ nhữngthực tiễn, Đảng ta đã rút ra bài học và có những điểm nhấn trong chủtrương, đường lối về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung vàcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng, đó là cần đẩy nhanhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 vànhấn mạnh cần:
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết đểđẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nôngthôn Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngưnghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ, nhất là công nghệ sinh học Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơgiới hoá điện khí hoá; quy hoạch và sử dụng đất hợp lý; đổi mới
Trang 19cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diệntích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá cải thiệnđời sống nông dân và dân cư ở nông thôn [15, tr 93].
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã kế thừa tưtưởng công nghiệp hoá hiện đại hoá từ các Đại hội trước và khẳng địnhtiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộcđổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, trướchết phải xác định đặc thù nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoátrong xu thế hội nhâp và toàn cầu hoá, nên bên cạnh những thuận lợi cònrất nhiều khó khăn, thách thức Vì vậy cần phải “Tranh thủ cơ hội thuậnlợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắnquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCNgắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọngcủa nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17, tr.87] và trước hếttập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nhất là qui hoạch kinh kế vùng, ngành và thông tin dự báo thịtrường
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình hoạch định đường lối pháttriển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp luôn luôn được đặttrong quan hệ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta như:
■=> Từ chỗ xác định nông nghiệp là cơ sở để tiến hành công nghiệp hoáđến chỗ xác định nông nghiệp là nội dung của công nghiệp hoá
■=> Tiếp theo là đến xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn là nội dung chính để phát triển kinh tế -xã hội nông thôn và phảiđược coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
■=> Từ chỗ đẩy mạnh đến chỗ cần phải đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trang 20^ Đó là biện chứng của quá trình nhận thức của Đảng về phát triển nôngnghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta, mà mỗi bướcthực hiện đều làm cho kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng phát triển vàđóng vai trò ngày càng to lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.Như vậy, rõ ràng là phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của phát triểnnông nghiệp, nông thôn mà gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào trongquá trình phát triển này để nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, từngbước cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân mới đảm bảo được sự ổnđịnh kinh tế, chính trị, xã hội bền vững.
Có thể khẳng định rằng quá trình nhận thức của Đảng ta về phát triểnnông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đãchứng tỏ Đảng ta ngày càng chú ý tới đặc điểm quá trình xây dựng CNXH
từ một nước nông nghiệp Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay là khơi dậy tiềm năng của đất nước,chuẩn bị các tiền đề để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả
Trang 21Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1 NHỮNG NHÂN Tố TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG
2.1.1 Điểu kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội của huyện Hoà Vang
Hoà Vang là một huyện ngoaị thành, bao bọc thành một vòng cungrộng lớn vè phía tây nội thị thành phố Đà Nẵng:
- Phía Đông giáp với 2 quận cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn;
- Phía Nam giáp với 2 huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tính Quảng Nam;
- Phía Tây giáp với huyện Đông Giang (Quảng Nam);
- Phía Bắc giáp với quận Liên Chiểu và huyện Phú Lộc của tỉnh ThừaThiên - Huế
Từ 15/8/2005, thực hiện Nghị định 102/2005/NĐ-CP của Chính phủ
về tách 3 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân về để thành lập quận cẩm Lệ,huyện Hoà Vang còn lại 11 xã Tổng diện tích tự nhiên là 70.734,82 hachiếm hơn 53% so với toàn thành phố, theo điều tra dân số 31/12/2005 HoàVang có 107.980 nhân khẩu chiếm 15,7% so với thành phố, mật độ dân số
152 người/Km2, khu vực đông nhất là Hoà Phước, Hoà Châu 1412người/Km2, thấp nhất là Hoà Bắc 10 người/Km2
Trong giai đoạn tới, tốc độ tăng dân số của huyện tăng gắn liền với sựphát triển kinh tế - xã hội của huyện và sự lan toả của khu vực nội thành.Trên địa bàn huyện sẽ hình thành cụm công nghiệp nhỏ ở Hoà Khương với
500 ha, Thuỷ Tú Hoà Liên với hơn 400 ha và các cụm kinh tế, khu trungtâm hành chính mới của huyện Từ đó khả năng tăng dân số cơ học sẽ chiếm
tỷ lệ lớn, đồng thời thu hút nhiều lao động và bố trí dân cư từ các quận nộithành vào địa bàn huyện
Trang 22Trên địa bàn huyện Hoà Vang có các quốc lộ 1A, 14B, đuờng sắtthống nhất, đường tránh Nam Hải Vân, tương lai có đường cao tốc DungQuốc - Liên Chiểu, nhánh rẽ đường Hồ Chí Minh đi qua, từ đó tạo điều kiệnrất thuận lợi cho sự khai thác tiềm năng phát triển kinh tế và giao lưu vớicác vùng xung quanh huyện và thành phố Đà Nang.
Về địa hình, Hoà Vang có địa hình rộng trên cả ba vùng miền núi,trung du và đồng bằng, đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển củatất cả các ngành kinh tế và xã hội của huyện, có nhiều tiềm năng và thếmạnh cho sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức chohuyện phải vượt qua
- Vùng núi và núi cao phân bổ hầu hết ở các xã phía Tây Bắc, trong đó
có 4 xã miền núi là Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên với diện tích56.476,8 ha, bằng 79,84% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đa số đồi núicó
độ cao từ 400m đến 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1487m) Đất đai cónguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng ở đây tạp trung nhiều rừngđầu
nguồn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và thành phố
- Vùng trung du phân bổ tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng vớidiện tích 11.171 ha chiếm 15,79%, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với nhữngcánh đồng nhỏ hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Nhơn vàHoà Sơn Ớ đây phần lớn đất bị xói mòn, bên cạnh đó có một số diện tíchđược bồi đắp bởi lớp phù sa mới và phù sa ven suối bồi tụ hằng năm
- Vùng đồng bằng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2đến dưới lOm, đất chủ yếu được bồi dắp bởi phù sa ven sông mang lại hằngnăm do lũ lụt ngập lớn, gồm các xã Hoà Phước, Hoà Châu và Hoà Tiến, cótổng diện tích tự nhiên 3087.2 ha, chiếm tỷ lệ 4,36%, nhưng dân số lại tậptrung chiếm 33 % của toàn Huyện
Về khí hậu, Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có
Trang 23không rét đậm và kéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 °c, độ ẩmtương đối trung bình là 82%, lượng mưa trung bình 1870mm.
Hướng gió thịnh hành xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 là gió mùaĐông Bắc, hướng gió chính từ tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam vàTây Nam
Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển nông nghiệp, trồng rừng Tuy nhiên, do địa hình dốc, lượng mưathường tập trung vào tháng 10 và 11 nên lũ lụt thường xuất hiện trong thờigian này hàng năm, gây ngập úng các vùng thấp
Lũ quét lịch sử chưa từng thấy đã xuất hiện năm 1999 tại các điểmHoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Phong, Hoà Bắc và Hoà Liên ngay trong thời gianmưa lớn, lũ lên rất nhanh nhưng rút lại rất chậm, mực nước trên báo độngcấp 3 duy trì trong nhiều ngày Ngoài ra trên địa bàn huyện còn chịu ảnhhưởng của bão, bình quân hàng năm từ 1 đến 2 cơn bão đặt biệt cơn bão số
6 năm 2006 vừa qua là cơn bão lịch sử từ trước đến nay mà nhân dân HoàVang chịu nhiều thất thoát, làm sập nhà và tốc mái hơn 90% nhà dân và cáccông trình, cơ quan, trường học Tổng thiệt hại ước tính 702 tỷ đồng, vềkinh tế có gia đình và xã phải mất vài ba năm mới khôi phục lại được
Về nguồn nước, Hoà Vang có 3 con sông chính là: Sông Cu Đê, SôngYên (là nhánh của sông Thu Bồn), Sông Tuý Loan (nhánh của sôngA.Vương), sông Bầu Sấu, Sông Vĩnh Điện, Sông Quá Giáng và nhiều ao hồ.Phần lớn nguồn nước và chất lượng nước các sông đáp ứng được nhu cầukinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong huyện
Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6 của nùa khô các sông này bị nhiểm mặn
do thuỷ triều có nơi đến 5% như tại vị trí (5Km) sông Cu Đê
Về nước ngầm, qua khảo sát và điều tra của Đoàn địa chất 501 thuộcLiên Đoàn địa chất thuỷ văn Miền Nam, mạch nước ngầm ở Hoà Vang cótrữ lượng lớn, mực nước ngầm cao Trong tương lai có thể sử dụng nguồnnước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác
Trang 24Trên địa bàn huyện, tại Đồng Nghệ (Hoà Khương) có nguồn nướckhoáng nóng rất lớn, nhưng chưa được khai thác với qui mô công nghiệp.
Về tài nguyên đất: Huyện Hoà Vang với nhiều loại đất như đã thống
kê trong bảng mà quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thích hợp với thâmcanh lúa trồng rau và hoa quả ở vùng đồng bằng, nhóm đất đỏ vàng vùngđồi núi thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản và chăn nuôiđai gia súc và kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạtầng kỷ thuật và các khu công nghiệp
Trong tổng quĩ đất tự nhiên, đất sử dụng vào nông nghiệp chiếm84,38%, đất phi nông nghiệp 8,89%, đất chưa sử dụng 6,73% có khả năng
sử dụng vào nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tương đối lớn cầnkhai thác trong thời gian đến Đặt biệt Hoà Vang là địa bàn diện tích đấtrừng lớn, có khả năng phát triển kinh tế trang trại và mô hình VACR
Vốn diện tích đất rừng 53.306,05 ha và c hủ yếu nằm về phía Tây
và Tây Bắc Hoà Vang, ngoài phát triển kinh tế, rừng Hoà Vang có vai tròrất quan trọng trong việc phòng hộ, chống lũ lụt và bảo vệ môi trườngsinh thái cho huyện và thành phố Đà Nẩng Đồng thời, còn làm phongphú đa dạng hệ sinh thái và tài nguyên động thực vật, có ý nghĩa phục vụcho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch, nhất là khu vực Bà Nà -Núi Chúa
Vùng núi và trung du có hệ sinh thái đa dạng, thuộc vùng khí hậunhiết đới gió mùa, các điều kiện tự nhiên đã hình thành và phát triển mộtthảm thực vất phong phú, có nhiều lớp thực vật và phát triển theo tầng Song
do ảnh hưởng của chiến tranh và sự tàn phá của con người làm cho thảmthực vật đần dần bị huỷ diệt, hiện nay trong vùng này đang trong giai đoạnphục hồi, nhưng vẫn chưa phủ xanh hết
Nói chung rừng và thảm thực vật có vai trò rất quan trọng trong bảo
vệ môi trường, hạn chế mức độ rửa trôi bạc màu do tốc độ lũ hàng năm tàn
Trang 25Diện tích(ha) % so với TN
Đất tín ngưỡng, tôn giáo 37,72 0,60
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 487,27 7,75
Đất sông suối, mặt nước 1695,45 26,95
Trong đó:
Đất bằng chưa sử dụng 771,83 16,2
Đất đồi núi chưa sử dụng 3731,83 78.39
Núi đá không có rừng cây 256,92 5,40
Nguồn: Báo cáo của ƯBND huyện về tổng kết 5 năm (2001-2005) và phát triển nông nghiệp huyện Hoà Vang.
Trang 26Đất nông nghiệp 59.684,06 100
1.1 Đất trồng cây hàng năm 5300,03 85,44Trong đó:
Đất trồng cây hàng năm còn lại 1537,44 29
Trang 27Nguồn: Báo cáo của ƯBND huyện về tổng kết 5 năm (2001-2005) và phát triển nông nghiệp huyện Hoà Vang.
Về khoáng sản, hiện tại chỉ mới phát hiện một số tài nguyên khoáng
sản sau: đá ốp lát, đá Graníc ởt Hoà Nhơn, Hoà Ninh và Hoà Sơn, mỏ cát,sạn xây dựng ở dọc sông Tuý Loan, Quá Giáng trữ lượng hàng năm từ300.000 m3 đến 500.000m3, Một ít quặng Volữam ở Hoà Ninh, Thiết ởĐồng Nghệ Hoà Khương, cát thuỷ tinh ở Hoà Liên, đá Felspat ở HoàKhương, và Hoà Ninh với trữ lượng hàng triệu khối Hầu hết các xã đồngbằng và trung du đều có đất sét, đất côlanh trữ lượng lớn làm nguyên liệusản xuất gạch ngói, đồ gốm
Tài nguyên du lịch: Hoà Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
các loại hình phát triển du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khuvực Bà Nà- Núi Chúa, Đồng Nghệ, Đá Nhảy, Ngầm Đôi, du lịch đườngsông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho dukhách từ nội thành Đà Nấng đi nghĩ vào cuối tuần) Các di tích văn hoá
cổ như Đình Bồ Bản, Tuý Loan, Dương Lâm Hoà Phong, Quá Giáng Hoà Phước, làng cổ Phong Nam - Hoà Châu Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuậttốt như giao thông, điện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí đượcđầu tư đảm bảo, sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ tạo ra thu nhậplớn cho huyện
-Vê nguồn nhân lực:
Theo số liệu điều tra thống kê nguồn lao động của huyện đến 31tháng 12 năm 2005 được thể hiện như sau:
Tổng dân số hiện có: 111.459 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,25%Trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số, trong đó lao động làmtrong các ngành kinh tế chiếm 94%, còn lại chưa có việc làm;
Lao động làm trong các ngành kinh tế gồm: lao động trong ngànhnông nghiệp chiếm 50,5%, ngành CN - TTCN chiếm 20,1% và các ngànhdịch vụ chiếm 29,5%
Trong những năm qua nhờ vào sự phát triẻn kinh tế, đặc biệt làcông nghiệp và thương mại của huyện và thành phố nên đã giải quyết mộtlượng lao động đáng kể Tuy nhiên, phải thấy rằng số lao động chưa cóviệc làm ngày càng tăng cao, mặc dầu huyện cùng với thành phố đã quantâm giải quyết việc làm cho thanh niên, song điều này cần quan tâm hơnnữa trong thời gian sắp đến, đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực có trình
độ tay nghề cao đáp ứng yêu cần của thị trường lao động khi Hoà Vangtham gia hội nhập kinh tế thế giới và phát triển công nghiệp trên địabàn huyện
Trang 28Về thu nhập và nức sống dân cư của huyện trong thời gian qua tăngđáng kể, tuy nhiên tỷ trọng trong cơ cấu hộ có thu nhập từ nông nghiệpchiếm còn cao 56,6% Mức thu nhập từng vùng dân cư cũng khác nhau, tỷ
lệ hộ nghèo giảm đáng kể, tính đến cuối năm 2005 còn 4217 hộ chiếm16,4% (theo tiêu chí mới của thành phố) đến nay cơ bản xóa đói
Cơ cấu tiêu dùng của đa số dân cư hiện nay đã có nhiều chuyển biến
rõ nét, kể cả các xã miền núi, không chỉ đủ ăn, mặc, học hành và chữa bệnh
và có hộ đã tiết kiệm để xây dựng kiên cố nhà ở mái bằng Đến nay huyệncòn 602 hộ có nhà tạm, phấn đấu đến 2007 cùng với thành phố hỗ trợ xoáxong các nhà tạm Nhìn chung đời sống nhân dân nhiều hộ có đời sống tăngcao, có hộ không những thoát nghèo vươn lên khá và làm giàu có khuynhhướng tiêu dùng chủ yếu mua sắm các hàng trang trí nội thất và phương tiệnđắt tiền phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng gia đình
2.1.2 Cơ chế chính sách của thành phố đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện
Thực hiện Nghị quyết trung ương 5, khoá IX về đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ƯBND thành phố Đà Nang đãban hành đề án số: 39/BC-UB ngày 15/7/2002 và UBND Huyện cũng đã cóchương trình hành động số 365/CTHĐ-ƯB ngày 05/11/2002 về công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn (2002- 2010).Thành phố cho huyện cơ chế được thu từ tiền chuyển quyền sử dụng đất vàthuế tước bạ để đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học công nghệ trongsản xuất và đầu tư một số vùng dự án như: xây dựng vùng sản xuất giốnglúa, lợn siêu nạc, vùng sản xuất rau sạch , nhờ chủ trương hợp được lòngdân và mang tính thời đại sâu sắc nên đã tạo được sự đồng thuận trong dân
và cơ sở nên đã mang lại kết quả khá tốt
- Mặt khác, chủ trương về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn (2002 - 2010) Hằng năm được UBND thành phố và các
Trang 29Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố đã đầu tư để thực hiện vào các nội dungcủa chương trình mục tiêu nên tạo ra được sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tếnông nghiệp và diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi góp phần quan trọngvào sự phát triển kinh tế -xã hội và thực hiện thắng lợi Nghị quyết về pháttriển nông nghiệp mà huyện Đảng bộ đã đề ra.
- Các điều kiện tiền đề về phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp và nôngthôn đã được đầu tư từ những năm trước đó, khi có chủ trương này việc tiếptục đầu tư có phần thuận lợi hơn
- Thành phố Đà Nang là thị trường lớn và là trung tâm kinh tế của khuvực Miền Trung - Tây Nguyên nên đã tạo điều kiện rất nhiều cho sản xuấtnông nghiệp phát triển, nhất là về sản phẩm hàng hoá phục vụ nhu cầu đôthị Điều này sẽ tác động lại giúp Hoà Vang đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện
2.1.3 Một sô tác động khác
Cùng với sự đô thị hoá của thành phố, diện tích đất nông nghiệp bịthu hẹp, từ năm 2001 đến nay đã giảm hơn 1500 ha diện tích đất nôngnghiệp Các khu công nghiệp của thành phố được hình thình và phát triển, lànhững yêu cầu đòi hỏi về phát triển thực phẩm phục vụ cho công nhân,nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đã làm cho nôngdân phải đi vào chuyên sâu trong sản xuất để tạo ra năng suất ngày càng caohơn Mặt khác, do nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến như lợn, bò,đậu phông (lạc), hạt điều, Rau quả cung cấp cho thị trường trong thành phố
và ngoài nước qua MeTro, ; khoa học - công nghệ đã tác động mạnh nhằmtăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp của huyện, đó còn là đòi hỏinông nghiệp của chúng ta ngày càng đi vào chuyên sâu, để nâng cao năngsuất, chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranhđáp ứng yêu cầu khi nước ta tham gia thị trường khu vực và hội nhập thịtrường thế giới (WTO)
Trang 302.2 THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG
2.2.1 Những thành tựu đạt đưọc
Sau 20 năm đổi mới, đặc biệt là 5 năm trở lại đây nông nghiệp HoàVang thành phố Đà Nang đã có bước chuyển biến tích cực, cơ bản, nhịp độtăng trưởng khá (bình quân tăng 5,2 %/năm) và đang phát triển theo hướngsản xuất hàng hoá Trong năm 2005 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 276 tỷđồng, vượt 27% kế hoạch Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghềnông thôn bước đầu được được chú trọng, phục hồi và phát triển ổn định,với tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt 338,6 tỷ đồng, chiểm 28,3% tổng giátrị trên địa bàn huyện, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 23%,kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,2 triệu USD năm 2001 lên 2,5 triệu USDnăm 2005
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, môi trườngsinh thái và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt Quan hệ sản xuất từngbước được đổi mới phù hợp với yêu cầu của phát triển nông nghiệp hànghoá, hệ thống chính trị được tăng cường, dân chủ cơ sở ngày càng được pháthuy, an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững và
ổn định Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và pháttriển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp đẩy nhanh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp ở Hoà Vang thành phố Đà Nẵng,
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là khâu có tính đột phácủa đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Đối với Hoà Vang thành phố Đà Nang lại càng có ý nghĩa, Đảng bộ và nhândân Hoà Vang đưa ra như một nhiệm vụ then chốt và cơ bản cả trước mắt vàlâu dài trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Vì hiên nay Hoà Vang làmột huyện nông nghiệp duy nhất của thành phố Đà Nang, nhưng là huyện
có đầy đủ các yếu tố của một vùng vừa có đồng bằng, trung du và miền núi,
Trang 31nên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là bước đi ban đầu, là biệnpháp rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện.
+ Trong sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng là cả nông, lâm, ngưnghiệp Trong 5 năm qua (từ 2001 - 2005), nông nghiệp đã phát triển tưongđối khá cả qui mô và trình độ thâm canh, về cây lúa diện tích gieo trồngtăng 85% và nhờ tích cực trong chuyển đổi các giống lúa mới có chất lượngcao như XN30, XÍ23 nên năng suất, giá trị tăng, bình quân hằng năm tăng
8 đến 12%.Trong chăn nuôi tăng 43,7%, đặc biệt đã hình thành nhiều trangtrại chăn nuôi tập trung như: 10 trang trại nuôi Bò, Dê, 11 trang trại nuôilợn thịt, 13 trang trại nuôi gia cầm (trong đó có một trang trại nuôi đà điểuvới giá trị đầu tư ban đầu gần 160 tỷ đồng), bình quân mỗi trang trại đượcdầu tư từ 22 đến 60 tỷ đồng; 350 ha vùng nuôi trồng thuỷ sản; trong đó có
197 ha nuôi cá, ếch nước ngọt Sự phát triển của kinh tế trang trại đã gópphần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, nhiều trang trại đã vươn lênlàm giàu về kinh tế, đồng thời làm phong phú, sinh động thêm sản phẩmhàng hoá từ sản xuất nông nghiệp và cảnh quan thiên nhiên, khơi dậy cácnguồn lực cả về vật chất lẫn kiến thức cơ bản góp phần đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của huyện Ngoài ra đã hìnhthành được 3 vùng chuyên canh rau sạch với diện tích 96,4 ha và 52,4 hachuyên trồng hoa
Về lâm nghiệp đã giao quyền sử dụng đất trồng rừng cho nhân dân
và hình thành 14 trang trại rừng kinh tế và 8 trang trại cây ăn quả, câycông nghiệp (Điều, Quế) Nhìn chung nông nghiệp Hoà Vang thành phố
Đà Nang phát triển đa dạng cả trong trồng trọt, chăn nuôi và phát triểnkinh tế rừng Trong sản xuất nông nghiệp tính chất sản xuất hàng hoá vàđịnh hướng xuất khẩu của nông dân ngày càng thể hiện rõ, đến nay nhiềumặt hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thành phố và
Trang 32bước đầu cho xuất khẩu, khả năng canh tranh của một số mặt hàng cónâng lên.
Công tác bảo vệ và phát triển kinh tế rừng đã có chuyển biến cả trongnhận thức và trong đầu tư, trong 5 năm đã trồng 10.373 ha rừng tập trung,giao cho từng nhóm hộ tham gia bảo vệ rừng đặc dụng và rừng tự nhiênđược 33 910 ha, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm đáng kể
- Về đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, công nghệsinh học và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là sử dụng các loại giống câytrồng, con vật nuôi, cụ thể là chúng ta đã thay đổi được toàn bộ giống lúa cũ13/2 đã bị thoái hoá bằng bộ giống chủ lực NX30, XÌ23 Đặc biệt đã cóphương án đầu tư sản xuất giống nhằm tăng tỷ lệ diện tích sản xuất bằnggiống kỹ thuật hằng năm đạt từ 50 - 60% trở lên nhằm tăng năng suất, sảnlượng lương thực hằng năm
Sơ đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu giống lúa huyện Hoà Vang
60
□NX30
Cùng với việc đưa giống mới ngô lai vào sản xuất kết hợp với quá trìnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lúa không chủ động nước nênhằng năm trên địa bàn huyện diện tích ngô lai đạt gần 800 ha gieo trồng vànăng suất cũng được cải thiện đáng kể, các giống mới như rau, dưa đượcđưa vào các vùng sản xuất tại các vùng chuyên canh, nhất là dưa hấu Hắc
mỹ nhân đã trở thành sản phẩm chủ lực về rau quả trên địa bàn huyệnhiện nay
Trang 33Về giống gia súc, gia cầm từng bước được đưa vào chăn nuôi như heohướng nạc, gà siêu thịt, vịt siêu trứng, bò lai sind, ếch giống và thưongphẩm nên đã khuyên khích việc phát triển các mô hình chăn nuôi theohướng công nghiệp ở các hộ chăn nuôi lớn và các trang trại.
Nhìn chung kết quả trên lĩnh vực cả trồng trọt, chăn nuôi trong nhữngnăm qua đạt được là rất lớn Đặc biệt là huyện chủ động sản xuất được cácloại giống như lúa, bắp, không những phục vụ trên địa bàn Thành Phố màcòn bán ra cho các tỉnh bạn về giống con vật nuôi như: lợn siêu thịt, vịtsiêu trứng, , ba ba, đà điểu, ếch đã sản xuất được trên địa bàn huyện,góp phần giải quyết những bức xúc về chăn nuôi tại địa phưong Vấn đềđáng được quan tâm là ở một số trang trại sản xuất con giống theo hướnghiện đại, với hệ thống chuồng lồng, biogas, hệ thống cấp thức ăn và nướcuống tự động đã được các chủ trang trại chú trọng khi hình thành đề án đầu
tư và trong đầu tư tuy có khó khăn ban đầu song hiệu quả trong sản xuấtđược thể hiện rõ
Cùng với công tác đầu tư về giống cây trồng và con vật nuôi, công tácquy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh đạt 50 triệu/ha/năm được nôngdân quan tâm và có nhiều giải pháp tốt nên có hiệu quả, như chuyển cácvùng sản xuất lúa có năng suất thấp sang trồng cay dưa hấu Hắc mỹ nhân
117 ha 0 Hoà Khưong, Hoà Phong, Hoà Liên và Hoà Bắc, phá vườn tạpchuyển sang trồng cây ăn quả như chôm chôm, cam sành, bưởi năm roi ởHoà Ninh, Hoà Phú , vùng rau sạch ở Hoà Tiến, Hoà Phong; nuôi cá nướcngọt ở Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Liên, Nhờ vậy mà diện tích cácvùng chuyên canh rau, dưa hấu, hoa và nuôi trồng thuỷ sản không ngừngtăng lên Tính đến cuối vụ Đông Xuân 2005 - 2006 diện tích các vùngchuyên canh, vùng nuôi trồng thuỷ sản thâm canh đạt được 423 ha/5300 hatương ứng 8% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện, diện tích mặtnước ao, hồ nuôi cá, ếch, baba tăng từ 95,6 ha lên 696 ha
Trang 34Khâu thu hoạch 62% 5% 12,5%
Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng hộ huyện Hoà Vang lần thứ XIV.
+ Về Thuỷ lợi hoá: Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề quan trọng nhất
là nước, ông, bà ta có câu: nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, do đóviệc đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệptrên địa bàn huyện được quan tâm đúng mức Đặc biệt được Nhà nước đầu
tư cho xây dựng hai công trình thuỷ lợi lớn là hồ chứa nước Đồng Nghệ cósức chứa 19 triệu m3 nước và thuỷ lợi hồ Hoà Trung có sức chứa 12,5 triệu
m3 nước, Thành phố và huyện đầu tư xây dựng một số trạm bơm như: trạmbơm Bích Bắc với 7 máy; An Trạch: 5 máy; Tuý Loan: 4 máy; cẩm Toại: 3
Trang 35máy và Phú Sơn: 5 máy, các hồ và trạm bơm trên đảm bảo tưới cho 4.623ha,trong đó nước các hồ tưới cho 2.395 ha, các trạm bơm điện tưới cho 2.228
ha Ngoài ra, huyện đầu tư 67 công trình thuỷ lợi nhỏ với vốn đầu tư hơn 10
tỷ đồng nhằm phục vụ cho các xã miền núi của huyện
Chương trình bê tông hoá kênh mương đã được đầu tư xây dựng hoànthành 145/185 km kênh chính cấp 1 và cấp 2 bằng nguồn ngân sách hổ trợcủa nhà nước, thành phố và ngân sách của huyện trên 21 tỷ đồng, số còn lạikhoảng 40 km
Huyện đã đầu tư bê tông hoá kênh mương nội đồng được 14 km vớitổng kinh phí là: 2,37 tỷ đồng Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Huyện là1,5 tỷ đồng
Chương trình bê tông hoá giao thông nội đồng được đầu tư có chiều dàigần 30 km, với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tổng vốn đầu
tư gần 6 tỷ đồng Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 3,2 tỷ đồng
+ Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh rau sạch:
Nhà lưới được xây dựng 15.000 m2 trong đó sở TSNL đầu tư 11.000 m2,Huyện đầu tư 4000 m2, với kinh phí gần 600 triệu đồng
Đầu tư hệ thống điện phục vụ cho cá vùng sản xuất tập trung là 9050m.Trong đó:
Năm 2004 và 2005 đã đầu tư với chiều dài 6.100 m và năm 2006 vớichiều dài 2.950 m
Kinh phí thực hiện gần 905 triệu đồng
Hệ thống giếng phục vụ cho vùng chuyên canh đầu tư là 54 cái trong
đó Huyện đầu tư 50 cái; 60 bể chứa nước, trong đó Sở đầu tư 40 cái Kinhphí thực hiện giếng trên 45 triệu đồng
+ Về phát triển giao thông nông thôn:
Hoà Vang thành phố Đà Nang có hế thống đường bộ phân bổ tương đốirộng và khá phức tạp, có cả đồng bằng, trung du và miền núi, đặc biệt có
Trang 36Quốc lộ 1A, 14B, đường xuyên Á, đường tránh nam Hải Vân đi qua vàđường nhánh Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía nam vào thành phố Đà Nang,đây là những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế huyện pháttriển toàn diện, nhất là lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp.
Tổng chiều dài các loại đường: 1417.8 km, trong đó:
Đường Quốc lộ 39 km; đã nhựa hoá 100%;
Đường Tỉnh lộ: 98 km, trong đó đã rải nhựa 100%;
Đường liên xã, liên thôn và nội bộ khu dân cư: 1280.8km, qua 4 nămqua
đã bê tông hoá 657/771,5 km giao thông liên thôn và 434/509,3 km giaothông
kiệt xóm nội bộ khu dân cư, còn lại có 189,8 km đường cấp phối đất, đá
+ Về điện khí hoá: Hệ thống lưới điện đã phân bổ đến 100% thôn
trong huyện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Nhờ vậy mà điện ở HoàVang đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, cải thiện đáng
kể mức sống của nhân dân, điện sinh hoạt được phủ kín 100 %; có 3 tuyếnđường được đầu tư điện chiếu sáng với gần lOkm
Nước sinh hoạt phục vụ cho nhân dân, đáp ứng khoảng 55% dân sốdùng nước đạt tiêu chuẩn, số còn lại dùng nước chưa đảm bảo vệ sinh, do ởmột số nơi các giếng khoan, giếng xây, nước tự chảy bị nhiễm khuẩn,nguồn nước bị ô nhiễm;
Xây mới 06 công trình chợ, vốn đầu tư 3,8 tỷ đồng nhằm phục vụ chotiêu thụ thị trường hàng nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệpphát triển
+ Về văn hoá giáo dục: Đã đầu tư xay dựng 79 công trình khu vui chơi
giải trí tại các khu trung tâm của 11 xã và các trường học, vốn đầu tư 28,6 tỷđồng, nhằm phục vụ cho nhân dân và các em thiếu nhi; xây dựng 107/118nhà vãn hoá thôn; hệ thống trường học các cấp cơ bản được tầng hoá, trong
đó xây dựng mới trường THPT Phan Thành Tài, THPT Phạm Phú Thứ và