1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt

99 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 511,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lựa chọn đề tài này chúng tôi xuất phát từ nhiều lí do khác nhau: 1.1. Tri thức văn hóa nói riêng, tri thức đọc hiểu nói chung có vai trò hết sức quan trọng đối với việc đọc văn và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương. Tri thức đọc hiểu có ý nghĩa rất quan trọng đọc văn. Đối với bất cứ một môn khoa học nào, không chỉ môn văn, thì những tri thức nền tảng đều hết sức quan trọng để hiểu và tiếp thu những tri thức mới. Ngữ văn, một ngành vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật lại càng như vậy. Đọc văn chính là quá trình người đọc tiếp xúc, cảm nhận, tiếp nhận tác phẩm văn học. Tri thức đọc hiểu chính là những tri thức cần thiết để người đọc cảm thụ được những điều nhà văn thể hiện trong văn bản. Đó là quá trình người đọc phát huy khả năng cảm thụ, vận dụng tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm, sự liên tưởng, trí tưởng tượng để cảm thụ, đồng cảm, sẻ chia, thích thú hay khổ đau với những tình cảm, những số phận, những cuộc đời được phản ánh trong tác phẩm. Trong đọc văn, để làm được điều này, người đọc phải có vốn sống, vốn kinh nghiệm, những tri thức, hiểu biết về văn học, văn hóa, thẩm mĩ cũng như những tri thức về lịch sử, xã hội Đó là chìa khóa để người đọc mở cánh cửa tác phẩm văn học. Dạy học tác phẩm văn chương chính là quá trình đọc văn trong nhà trường. Đọc văn trong nhà trường có những đặc điểm đặc biệt, khác với quá trình đọc văn bên ngoài. Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương không chỉ là sự cảm thụ tác phẩm chủ quan của học sinh mà giáo viên cần hình thành cho học sinh những tri thức và kĩ năng nhất định để học sinh có thể đọc hiểu tác phẩm văn chương một cách khoa học và hiệu quả. Trong dạy học tác phẩm văn chương, tri thức đọc hiểu được bổ sung thêm sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng để các em đọc hiểu tác phẩm. Do đó, vận dụng các loại tri thức đọc hiểu thích hợp trong quá trình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn 1 chương trong nhà trường là điều hết sức quan trọng. Tri thức văn hóa chính là một trong những tri thức cần thiết để các em khai thác sâu hơn, toàn diện hơn giá trị tác phẩm văn học. Mặt khác, điều này cũng sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức văn hóa vào tìm hiểu văn học, giúp các em có kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học. 1.2. Xuất phát từ mục tiêu của dạy học văn trong nhà trường: Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa của khu vực và nhân loại như hiện nay, giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nội dung chương trình cũng như phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu đó. Dạy và học văn trong nhà trường cũng thay đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng văn học trong thực tiễn: “ Môn văn giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng của môn học, bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thường gặp, năng lực viết các loại văn bản thông dụng cũng như là năng lực nói trước công chúng Môn ngữ văn trong nhà trường, do đó, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phong phú về văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, ngôn ngữ học và Tiếng Việt, về lí luận văn học, lịch sử văn học nhằm tạo ra những tích lũy ban đầu để hình thành các năng lực đọc, viết, cảm thụ thẩm mĩ, phát triển tư duy.” [5, 58] Dạy và học tốt môn ngữ văn chẳng những giúp cho học sinh có kiến thức và kĩ năng của môn học này mà còn tạo ra cơ sở để học tốt các môn khác, phát huy tốt truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giáo dục tình cảm cao đẹp cho người công dân tương lai. Như vậy, mục tiêu của môn ngữ văn trong nhà trường là không chỉ cung cấp kiến thức văn học mà cả văn hóa, truyền thống, cũng như hình thành kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Lựa chọn đề tài này chúng tôi muốn góp phần tìm hướng dạy học phù hợp làm sao để hình thành những năng lực đọc hiểu cho học sinh, đồng thời với cách khám phá tác phẩm như vậy, giúp cho học sinh thấy được giá trị tác phẩm không chỉ từ góc độ văn học mà cả văn hóa dân tộc trong sự sáng tạo và tiếp thu văn hóa nhân loại 2 1.3. Truyện Kiều có giá trị văn hoá lớn. Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đều có tính văn hóa, bởi lẽ, tác phẩm văn học chính là chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc, như là một trong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hóa một tộc người, một đất nước. Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ chứa đựng trong đó đời sống tinh thần của dân tộc mà còn là đại diện tiêu biểu cho văn hóa dân tộc, kết tinh văn hóa dân tộc cũng như hấp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, đặc biệt là văn học, văn hóa Trung Quốc và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới. Chính vì vậy, văn hóa là một nội dung lớn trong giá trị tác phẩm mà nếu không khai thác, chúng ta không thể thấy hết giá tri, vẻ đẹp của tác phẩm cũng như vị trí của tác phẩm trong tổng thể văn hóa tinh thần dân tộc. Do đó, khai thác giá trị văn hóa của Truyện Kiều là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 1.4. Cùng với các hướng khác, dạy đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” từ góc nhìn văn hóa sẽ khám phá ra những ý nghĩa mới mẻ của tác phẩm. Lâu nay, Truyện Kiều rất được quan tâm nghiên cứu ở cả hai phương diện: giá trị nội dung nghệ thuật và phương pháp dạy học tác phẩm này trong nhà trường. Đã có nhiều phương pháp khác nhau được đề xuất và vận dụng trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều: vận dụng phương pháp giảng bình, phân tích theo đặc trưng thể loại, quan tâm đến khoảng cách tiếp nhận, vận dụng đọc hiểu Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm này cũng là hướng tìm hiểu, phân tích tác phẩm có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu sự vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều. Đây là một mảng đề tài đang bị bỏ trống. Mặt khác, đoạn trích “ Nỗi thương mình” là một đoạn có nội dung tương đối đặc biệt, đề cập đến một vấn đề tương đối nhạy cảm: thân phận và tâm trạng, cảm xúc người kĩ nữ. Khai thác vấn đề này nếu không có phương pháp phù hợp, giáo viên dễ dẫn dắt học sinh đi vào chỗ khó, hiểu sai hình tượng nhân vật cũng như tấm lòng, quan niệm của tác giả. Thực tế đã có nhiều học sinh làm văn về đoạn trích này hiểu hết sức lệch lạc, méo mó về ý 3 nghĩa, nội dung. Vì vậy, vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu tác phẩm là một cách để học sinh hiểu đúng đắn, sâu sắc nội dung đoạn trích này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu tác phẩm văn chương và Truyện Kiều Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn văn hóa là việc dùng văn hóa để lí giải tác phẩm văn học, gọi là phương pháp văn hóa học. Nhìn chung, đó không phải là cách làm mới mẻ và đến bây giờ mới có. Trên thế giới, Bathtin với tác phẩm “Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời trung đại và phục hưng” đã đưa cái nhìn văn hóa để phân tích và lí giải tác phẩm của nhà văn phục hưng Pháp Rabelais là đỉnh cao của xu hướng phi chính thống của văn học dân gian. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng ra đời cùng thời điểm với thế giới khi các nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Đỗ Lai Thúy, Trần Ngọc Vương cũng vận dụng cái nhìn văn hóa để tìm hiểu văn học trung đại Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân trên Tạp chí văn học, số tháng 11- 2004 có bài viết “ Tiếp cận văn học bằng văn hóa” đã điểm lại những công trình văn học vận dụng cách tiếp cận văn học bằng văn hóa, trong đó có công trình: “Hồ Xuân Hương, hoài niệm, phồn thực” của Đỗ Lai Thúy, “ Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại” của Trần Đình Hượu, “Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam” và “ Văn học Việt Nam, dòng riêng giữa nguồn chung” của Trần Ngọc Vương, “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” và chỉ ra ý nghĩa của cách tiếp cận này: “ Cách tiếp cận văn học bằng văn hóa đã cung cấp thêm một con đường mới để đến với văn học”[29, 8]. Trong khuôn khổ của một bài báo, đây mới chỉ là cái nhìn có tính chất tổng quát về xu hướng tiếp cận văn học bằng văn hóa. Gần đây, tác giả Lê Nguyên Cẩn trong bài viết “Tính văn hóa của tác phẩm văn học”đăng trên Tạp chí Khoa học số 2, năm 2006 của Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chỉ tác phẩm văn học có giá trị cao về văn hóa và tiếp cận 4 văn hóa là hướng khai thác có nhiều ý nghĩa như: “Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ này sẽ góp phần làm rõ thêm đóng góp của tác phẩm văn học vào tổng thể giá trị tinh thần của dân tộc” hay “ Tiếp cận tính văn hóa trong tác phẩm văn học từ bình diện hoạt động con người hay từ bình diện kí hiệu học sẽ mở ra những cấp độ ngữ nghĩa khác cho phép tạo ra chiều sâu của hình tượng văn chương, tạo ra sự đồng cảm, thấu tình đạt lí”[3-7, 3] Trong bài viết này tác giả cũng đã chỉ ra hai phương diện biểu hiện rõ nhất của phương diện văn hóa trong tác phẩm là hình tượng nhân vật và ngôn ngữ. Đây chính là những gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài này. Tuy nhiên, việc vận dụng tri thức văn hóa, cái nhìn văn hóa vào dạy học tác phẩm văn chương lại không được vận dụng đồng thời với những thành tựu nghiên cứu tác phẩm văn học như ở trên. Gần đây, trong bộ sách giáo khoa mới, các nghiên cứu, các nhà sư phạm mới thật sự chú trọng đến xu hướng này. Sách ngữ Văn 10 bộ mới chú trọng tính chất văn hóa của văn học trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp. Về nội dung, sách Ngữ Văn 10 tăng, một số lượng đáng kể những văn bản nghị luận, trong đó có cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn học chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để tăng cường, tô đậm bản chất văn hóa của văn học. Điều này là để học sinh vận dụng văn học vào cuộc sống. Về mặt phương pháp, trong phần đổi mới phương pháp, “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên,( bộ cơ sở)” nhấn mạnh: “Chú trọng tri thức đọc hiểu: Để hiểu được văn học trung đại cần cung cấp cho học sinh những tri thức về văn hóa trung đại ( ý thức tư tưởng, những khái niệm, thuật ngữ Nho, Phật, Đạo, những đặc thù trong quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ thời trung đại )[57, 36]. Ở bộ sách này, các tri thức văn hóa được cung cấp ở phần Tiểu dẫn, phần Chú thích trong Sách giáo khoa hoặc những kiến thức bổ sung ở Sách giáo viên. 5 Trong bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (nâng cao), tác giả đã nhấn mạnh vai trò của tri thức đọc hiểu trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương, trong đó bao gồm rất nhiều loại tri thức khác nhau, đặc biệt là tri thức văn học và văn hóa. Các tri thức văn hóa được cung cấp cho học sinh và giáo viên dưới dạng những tri thức đọc hiểu ngắn gọn ngay cuối mỗi văn bản. Đối với Truyện Kiều, việc khai thác, tiếp cận tác phẩm này từ góc độ văn hóa cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, giới thiệu chứ có một công trình nghiên cứu nào đi sâu, khai thác kĩ lưỡng. Phần lớn, việc chỉ ra những biểu hiện văn hóa trong Truyện Kiều chỉ được nêu ra như những dẫn chứng cho các luận điểm trong các công trình nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong công trình “ Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” đã chọn góc nhìn văn hóa để quan sát và giải thích các hiện tượng văn học. Ông lấy Truyện Kiều để minh họa cho nhận định của mình: “bị chi phối bởi một luận đề duy tâm về tài mệnh tương đố nên nó chưa phải là một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa”(Dẫn theo Nguyễn Văn Dân, [28, 8]). Một tác giả khác, trong bài viết: “Tính văn hóa của tác phẩm văn học”, nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn viết: “ Việc sắp xếp, xử lí các chi tiết, các sự kiện được lấy từ cuộc sống sao cho chúng trở thành chất liệu nghệ thuật đắc dụng, không thiếu không thừa là thuộc về tài năng sáng tạo cá nhân, nó liên quan tới việc xác lập cách nhìn nghệ thuật về con người vốn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Chẳng hạn từ các sự kiện đã nêu ở hai tác giả Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân đều đưa nhân vật của mình tới một hành động, đó là Kiều bán mình chuộc cha, nhưng cách miêu tả cách Kiều bán mình qua hai tác giả ta thấy có sự khác nhau rất rõ.”[3-7, 3] Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, phê bình tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, các thành tựu văn hóa trong tác phẩm này đã được giới thiệu, khẳng định rất nhiều, nhất là các công trình của các tác giả: Phan Ngọc- Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều; Trần Đình Sử- Thi pháp Truyện Kiều ; Nguyễn Lộc- Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến hết thế 6 kỷ XIX ; Hoài Thanh- Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; Đặng Thanh Lê - Giảng văn Truyện Kiều đều khai thác những thành tựu của Truyện Kiều trên hai phương diện: ngôn ngữ nghệ thuật và vấn đề con người, nhìn từ những góc độ khác nhau. Những thành quả nghiên cứu về con người, ngôn ngữ của các tác giả đã được người viết kế thừa, học tập trong luận văn này. Như vậy, việc vận dụng tri thức văn hóa vào việc đọc hiểu tác phẩm văn chương gần đây đã được chú trọng nhưng mới ở mức độ khái quát, chung chung chứ chưa có một hướng dẫn cụ thể. 2.2. Đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường phổ thông Truyện Kiều là tác phẩm lớn và giàu ý nghĩa nên việc tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác các vẻ đẹp của tác phẩm và đoạn trích là vấn đề luôn luôn được đặt ra và có nhiều nhà sư phạm dày công nghiên cứu. Đối với việc giảng văn Truyện Kiều, đã có một số công trình nghiên cứu và các bài báo. Giáo sư Lê Trí Viễn trong cuốn “ Các bài giảng văn đại học”, Nhà xuất bản Giáo dục, H. 1982 đã đi vào gợi ý phân tích, bình giảng các đoạn trích cụ thể của Truyện Kiều, Giáo sư Đặng Thanh Lê trong “ Giảng văn Truyện Kiều”, nhà xuất bản Giáo dục, H.2006 (Tái bản lần thứ 7) đã đưa ra cách phân tích Truyện Kiều theo phương hướng tiếp cận thi pháp học và ngôn ngữ học. Trong đó, tác giả đã nêu ra những cách thức để tiến hành như xác lập hệ thống cấu trúc đoạn trích theo đặc điểm thể loại, vấn đề giới thiệu vị trí đoạn trích. Mặt khác cũng xác định tính chất của hình tượng nhân vật theo thể loại, từ đó đi đến phân tích nhân vật theo đặc trưng thi pháp cổ điển, tập trung vào phân tích ngôn ngữ của tác phẩm. Phần sau tác giả giới thiệu bài phân tích các đoạn trích giảng được học trong chương trình. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn “ Đọc văn, học văn”, Nxb Giáo dục, H. 2003, cũng đã đưa ra quan điểm đọc văn: “ Chúng tôi chú trọng mặt ngôn từ, bởi hình tượng văn học mọc lên từ đó. từ âm thanh, nhạc điệu, ý nghĩa của từ ngữ, ý nghĩa các biểu trưng đã hình thành trong truyền thống văn hóa, cấu 7 trúc của văn bản, giọng điệu, lời văn của ai, quan hệ đối thoại trong ngữ cảnh đều là những yếu tố cần được tìm hiểu để hiểu bài văn”[7, 54]. Trong công trình này, tác giả cũng tiến hành phân tích các tác phẩm văn học trung đại đến hiện đại, trong đó có các đoạn trích trong Truyện Kiều . Cùng với các công trình nghiên cứu, hiện nay cũng có rải rác các bài báo, luận án tiến sĩ, các luận văn sau đại học quan tâm tìm hiểu việc dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều. Đó là bài báo của tác giả Trần Xuân Lít: “Cái khó khi dạy và học Truyện Kiều” đăng trên báo Giáo dục và thời đại số ra tháng 12 – 2001, nêu ra một số khó khăn mà giáo viên thường gặp phải như: khoảng cách tiếp nhận, ngôn ngữ [ 5, 30] Trong luận án tiến sĩ khoa học của Nguyễn Thanh Sơn: “ Biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận của học sinh TH miền núi trong giờ học giảng văn Truyện Kiều của Nguyễn Du” , tác giả đã chỉ ra những khó khăn cho học sinh miền núi khi tiếp nhận Truyện Kiều chính là “rào cản ngôn ngữ: ngôn ngữ Tiếng Việt- Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ trong Truyện Kiều”[ 52]. Một khó khăn khác nữa là sự hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Ở luận án náy, tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn này. Trong số các giải pháp đó, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến giải pháp nâng cao vốn văn hóa, tầm hiểu biết cho các em. Các sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ được tác giả đưa ra như những biện pháp để nâng cao tầm văn hóa cho học sinh. Bên cạnh đó là các luận văn sau đại học nghiên cứu phương pháp dạy học Truyện Kiều. Luận văn “Lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học Truyện Kiều ở THPT” của Nguyễn Thị Ngọc Oanh (năm 2002) đã nghiên cứu lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ trong nước và trên thế giới. Luận văn cũng đã đưa ra một số cách thức hướng dẫn học sinh nhưng không tập trung vào đoạn trích nào cụ thể. Đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” chỉ được đưa ra như là một ví dụ nhỏ. Một luận văn khác là “Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều cho học sinh THPT” của Nguyễn Thúy Hằng (năm 2003) có đi vào những biện pháp cụ thể 8 để hướng dẫn học sinh đọc hiểu, nhưng chủ yếu là vận dụng các thao tác và các dạng đọc. Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà trong luận văn “ Vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường PT” chủ yếu nêu ra tác dụng của phương pháp giảng bình trong dạy học Truyện Kiều . Luận văn này cũng chỉ ra một số cách thức vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học một số đoạn trích nhưng ở mức độ sơ sài. Nhìn chung, các luận văn đã vận dụng một số phương pháp khác nhau để hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đoạn trích Truyện Kiều cho học sinh THPT. Tuy nhiên, hướng vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu một đoạn trích cụ thể, đoạn trích “Nỗi thương mình”chưa được quan tâm đến. Chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp thích hợp để hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích này là điều cần thiết và bổ ích trong dạy học Truyện Kiều ở trường phổ thông. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Mục đích chính mà luận văn đề ra là tìm phương pháp hợp lí cho học sinh đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” để có thể khai thác đoạn trích hiệu quả và phù hợp. Có nhiều cách tiếp cận và khai thác đoạn trích khác nhau. Từ đó, tìm ra cách thức cụ thể vận dụng tri thức văn hóa vào khai thác tác phẩm văn học. Với phương pháp này, chúng tôi tiến đến khai thác sâu sắc những giá trị văn học của đoạn trích. Từ đó, có thể tìm ra phương pháp đọc hiểu các đoạn trích trong Truyện Kiều. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích đã đặt ra như trên, luận văn đã đề ra và thực hiện các nhiệm vụ sau: Tìm cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn học sinh khai thác đoạn trích “Nỗi thương mình” bằng cách vận dụng tri thức văn hóa.: phương pháp tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học, giá trị văn hóa của Truyện Kiều, thực tế học tập của học sinh đối với đoạn trích “Nỗi thương mình”. 9 Tìm ra biểu hiện của tri thức văn hoá trong tác phẩm văn học, cụ thể ở đây là trong Truyện Kiều và đoạn trích “Nỗi thương mình”. Luận văn chỉ lựa chọn những biểu hiện văn hóa trong Truyện Kiều cần thiết, có ý nghĩa cho đọc hiểu đoạn trích mà thôi. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể để vận dụng tri thức văn hóa vào hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình”. Cuối cùng, luận văn trình bày thiết kế giáo án thể nghiệm cho đoạn trích “Nỗi thương mình”, trong đó vận dụng những biện pháp, cách thức vận dụng tri thức văn hóa. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Do biểu hiện của tri thức văn hóa trong Truyện Kiều rất phong phú nên trong phạm vi của một luận văn sau đại học chúng tôi chỉ tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa trong Truyện Kiều ở hai phương diện con người và ngôn ngữ, và cũng chỉ những yếu tố có văn hóa gần gũi, có ý nghĩa cho việc đọc hiểu đoạn trích “ Nỗi thương mình” Trọng tâm của luận văn chủ yếu tìm hiểu những biểu hiện văn hóa có trong đoạn trích “ Nỗi thương mình”. Từ đó sẽ giúp ích cho việc phân tích các giá trị văn học từ cái nhìn văn hóa. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tổng hợp - Phân tích - Chuyên gia 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Tìm thêm một hướng mới cho việc đọc hiểu các đoạn trích “Nỗi thương mình” nói riêng, các đoạn trích của Truyện Kiều . Luận văn đã chỉ ra được các cách thức khác nhau để vận dụng tri thức văn hóa vào đọc hiểu một đoạn trích cụ thể trong Truyện Kiều cũng như trong 10 [...]... tác phẩm văn học được Tuy nhiên, các loại tri thức đọc hiểu ở trên chỉ là những tri thức cơ sở, cần thiết để đọc hiểu tác phẩm văn học mà thôi Những tri thức quan trọng và cần thiết nhất vẫn là những tri thức văn học Tri thức văn học gồm nhiều nhóm tri thức khác nhau: tri thức về lịch sử văn học, tri thức lí luận văn học, tri thức về tác phẩm văn học Trong đó, đặc biệt quan trọng là tri thức thể loại,...tác phẩm văn học Hi vọng, đây là những gợi ý bổ ích cho giáo viên vận dụng phương pháp tiếp cận văn hóa vào dạy học tác văn chương trong nhà trường 6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tri thức văn hóa trong Truyện Kiều Chương 2: Cách thức vận dụng tri thức văn hoá trong hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích... là những tri thức giúp học sinh hiểu tác phẩm, nắm được cách thức để đi vào tác phẩm 13 Như vậy, tri thức văn hóa nằm ở bộ phận tri thức cơ sở, nền tảng, được vận dụng vào quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương Vận dụng tri thức này cho hiệu quả để khai thác triệt để nội dung, giá trị văn học của tác phẩm là điều cần được chú ý, quan tâm 2 BIỂU HIỆN CỦA TRI THỨC VĂN HÓA TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ ĐOẠN TRÍCH... văn chương 1 2 Tri thức văn hóa là một bộ phận của tri thức đọc hiểu Nói như vậy có nghĩa là tri thức đọc hiểu gồm nhiều bộ phận khác nhau: tri thức về đời sống, tri thức liên ngành, tri thức nghệ thuật, tri thức văn học Tri thức đời sống gồm tất cả những tri thức thuộc đời sống xã hội: các sự kiện, biến cố lịch sử, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong đời sống có ảnh hưởng đến tình cảm,... cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm Tri thức liên ngành là những tri thức thuộc các ngành khoa học có liên quan đến văn học và cần thiết cho sự tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu văn học như ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, giáo dục… Trong bộ phận tri thức liên ngành này, quan trọng nhất và cần thiết nhất là những tri thức về ngôn ngữ, văn hóa Sự am hiểu ngôn ngữ là yêu cầu đầu tiên để người đọc có thể đọc và. .. văn học Trung Quốc để tạo ra những cách diễn đạt hàm súc và biểu cảm Sử dụng từ Hán và việt hóa từ Hán thành từ tiếng Việt, dùng điển cố, điển tích trong tác phẩm văn chương là xu thế chung của thời đại Nguyễn Du, của văn học trung đại Nhưng Nguyễn Du sử dụng một cách sáng tạo, vừa làm giàu cho ngôn ngữ văn học dân tộc, vừa làm cho ngôn ngữ Truyện Kiều gần gũi, dễ hiểu với nhân dân Tuy nhiên, Truyện Kiều. .. nói: "Thôn ca 17 sơ học tang ma ngữ" (Câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu, trồng gai) Thơ ca dân gian và những hình thức văn nghệ quần chúng đã ảnh hưởng to lớn đối với sự hiểu biết và sự hình thành tài năng của nhà thơ Ảnh hưởng một cách trực tiếp và có thể nhận thấy một cách rõ ràng chính là ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của ông Ngôn ngữ Truyện Kiều có nhiều thành... phổ biến trong Truyện Kiều, như giáo sư Lê Trí Viễn nhận xét:" Cách nói nhiều hình tượng trong Truyện Kiều là cách nói bằng ẩn dụ, không có trang nào là không thấy một vài ẩn dụ"[70] 22 Thông thường, người ta sử dụng ẩn dụ để tạo giá trị nhận thức, giá trị phát hiện hoặc giá trị biểu cảm Nguyễn Du thường sử dụng ẩn dụ với mục đích thứ hai, nghĩa là với tác dụng biểu cảm, làm cho lời thơ trở nên lung linh:... hiện đại Tri thức văn hóa chúng tôi quan tâm ở đây bao gồm những tri thức cần cho việc đọc, việc hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương Đó là văn hóa thể hiện trong hình tượng nhân vật ở những phương diện khác nhau của con người: ngoại hình, tính cách, tâm hồn, cái nhìn về con người Tri thức văn hóa trong 12 tác phẩm còn ở cách sử dụng tiếng mẹ đẻ, cách dùng từ, đặt câu cho hay Do đó, tri thức văn hóa... hiện của tri thức văn hóa trong Truyện Kiều Đọc Truyện Kiều, người đọc có thể nhận ra rất nhiều biểu hiện khác nhau của văn hoá trong đó Từ văn hoá ứng xử, văn hoá tâm linh, văn hoá thẩm mĩ, đến văn hoá trong diễn đạt, dùng từ Khuôn khổ của luận văn là vận dụng tri thức văn hóa để dạy học đoạn trích nên chúng tôi chỉ tìm hiểu những tri thức văn hoá trong tác phẩm có tác dụng trong việc dạy học đoạn trích . Truyện Kiều. Luận văn Lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học Truyện Kiều ở THPT của Nguyễn Thị Ngọc Oanh (năm 2002) đã nghiên cứu lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều trên phương diện văn. tri thức văn học. Tri thức văn học gồm nhiều nhóm tri thức khác nhau: tri thức về lịch sử văn học, tri thức lí luận văn học, tri thức về tác phẩm văn học Trong đó, đặc biệt quan trọng là tri thức. khoảng cách tiếp nhận, ngôn ngữ [ 5, 30] Trong luận án tiến sĩ khoa học của Nguyễn Thanh Sơn: “ Biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận của học sinh TH miền núi trong giờ học giảng văn Truyện Kiều

Ngày đăng: 18/12/2014, 02:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lê Nguyên Cẩn - Tính văn hoá của tác phẩm văn học, Tạp chí khoa học- Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính văn hoá của tác phẩm văn học
4. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc (Chủ biên), Đặng Thanh Lê...- Văn học 10, tập 1- Phần văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học10, tập 1- Phần văn học Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Nguyễn Viết Chữ - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ( theo loại thể), Nxb ĐHQG Hà Nội, H. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ( theoloại thể)
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
8. Nguyễn Văn Dân - Tiếp cận văn học bằng văn hoá, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 11/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học bằng văn hoá
9. Trịnh Bá Dĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh – Nguyễn Du, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, H.2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du, về tác gia vàtác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Trần Thanh Đạm- Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, H.1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Nhà XB: NxbGiáo dục
12. Hà Minh Đức - Lý luận Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nxb Hà Nội, 1993 13. Bùi Thị Thu Hà, Vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học cácđoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường PT, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, H.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận Truyện Kiều (Nguyễn Du), "Nxb Hà Nội, 199313. Bùi Thị Thu Hà, "Vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học các"đoạn trích Truyện Kiều ở nhà trường PT
Nhà XB: Nxb Hà Nội
14. Nguyễn Thúy Hằng, Hướng dẫn tìm hiểu trích đoạn “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”cho học sinh THPT, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn, H.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tìm hiểu trích đoạn “Thúc Sinh từ biệtThúy Kiều”cho học sinh THPT
15. Nguyễn Trọng Hoàn - Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Nguyễn Văn Hoàn - Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều, Tạp chí Văn học, tháng 1/1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều
17. Nguyễn Thanh Hùng - Bản chất dạy văn ở nhà trường, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11/ 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất dạy văn ở nhà trường
18. Nguyễn Thanh Hùng - Văn học tầm nhìn biến đổi, Nxb Văn học, 1996 19. Nguyễn Thanh Hùng - Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục, 2002 20. Nguyễn Thanh Hùng - Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học tầm nhìn biến đổi, "Nxb Văn học, 199619. Nguyễn Thanh Hùng - "Đọc và tiếp nhận văn chương, "Nxb Giáo dục, 200220. Nguyễn Thanh Hùng - "Hiểu văn, dạy văn
Nhà XB: Nxb Văn học
21. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc hiểu và đọc hiểu tác phẩm văn chương, Tài liệu bồi dưỡng hè , 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu và đọc hiểu tác phẩm văn chương, Tàiliệu bồi dưỡng hè
22. Hoài Hương - Truyện Kiều những lời bình, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều những lời bình
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
23. Nguyễn Thị Thanh Hương- Về một cách tiếp cận tác phẩm văn chương trên phương diện các phạm trù ý, Tạp chí văn học số 1/ 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một cách tiếp cận tác phẩm văn chươngtrên phương diện các phạm trù ý
24. Nguyễn Thị Thanh Hương- Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, H.1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ởtrường phổ thông trung học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
25. Nguyễn Thị Thanh Hương – Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương (phần Trung đại) ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, H.2006 26. Trần Đình Hượu - Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại, NxbVăn hoá thông tin,1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương(phần Trung đại) ở trường phổ thông, "Nxb Đại học sư phạm, H.200626. Trần Đình Hượu - "Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
27. Lê Đình Kỵ - Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
28. Lê Đình Kỵ - Truyện Kiều và văn hóa nghĩa tình Việt Nam, Tạp chí văn học, số 8/ 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và văn hóa nghĩa tình Việt Nam
29. Đặng Thanh Lê - Giảng văn Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 30. Lê Xuân Lít - Cái khó khi dạy và học Truyện Kiều, Báo giáo dục và thờiđại, tháng 12/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn Truyện Kiều, "Nxb Giáo dục, Hà Nội, 200630. Lê Xuân Lít - "Cái khó khi dạy và học Truyện Kiều
Nhà XB: Nxb Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w