Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
111,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại bên cạnh đó sự lẫn lộn thật giả ngày càng khó phân biệt. Người tiêu dùng ngày càng sâu sắc hơn trong tiêu chí lựa chọn sản phẩm về hình thức, chất lượng, mẫu mã và kể cả vị trí cũng như uy tín của nhà cung cấp được thể hiện trên mỗi sản phẩm. Trong hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là một tiêu chí không thể thiếu. Trên mỗi sản phẩm có thông tin đạt chứng chỉ ISO sẽ là một thông điệp có giá trị tin cậy mà các đối tác muốn quan tâm và lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO cụ thề là ISO 9000 vào trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức được hết những lợi ích của nó vì thế có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cho mình và nếu có thì vẫn chưa phát huy được tác dụng, chỉ xem ISO là một loại bằng cấp để khoe khoang và lòe khách hàng hơn là một sự khẳng định quyết tâm duy trì và theo đuổi mục tiêu chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của tờ giấy chứng nhận này. Chớnh vì điều này, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, em xin chọn đề tài ôBộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Namằ. Trong quá trình tìm hiểu đề tài khó tránh khỏi sai sót, mong thầy góp ý để em hoàn thành đề tài tốt hơn. Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 I) NHỮNG TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000: 1.1 Khái niệm về ISO - Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 1.1.1 Khái niệm về ISO ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO ban hành lần đầu năm 1987, và sửa đổi mới nhất năm 2000, nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kể cả dịch vụ hành chính do các cơ quan Nhà nước thực hiện. ISO 9000 tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất đã được thực thi trong nhiều quốc gia trên thế giới từ chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, phân phối, dịch vụ sau khi bán hàng, xem xét, đánh giá nội bộ, đào tạo. Đây không phải là tiêu chuẩn cho một sản phẩm cụ thể mà là tiêu chuẩn cho một hệ thống quản lý chất lượng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là công cụ quản lý, áp dụng nó là áp dụng một công nghệ quản lý tiên tiến. 1.1.2 Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đõy chớnh là phương tiện hiệu quả giỳp cỏc nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000. Hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản húa cỏc yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 2 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 1.2 Cấu trúc của Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Ngoài ra cũn cỏc tiêu chuẩn hỗ trợ và Hướng dẫn thực hiện, bao gồm: ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo hoạt động thực tế của doanh nghiệp. ISO 9001: 2000 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng cho các tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm thoả món cỏc yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được sắp xếp lại dưới dạng tiện dụng cho người sử dụng với các từ vựng dễ hiểu đối với doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Tiêu chuẩn này dùng cho việc chứng nhận và cho các mục đích cá biệt khác khi tổ chức muốn hệ thống quản lý chất lượng của mình được thừa nhận. Tiêu chuẩn bao gồm 5 phần, quy định các hoạt động cần thiết phải xem xét trong khi triển khai hệ thống chất lượng. 5 phần trong ISO 9001: 2000 quy định những gì một tổ chức phải làm một cách nhất quán để cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu pháp định, chế định được áp dụng. Thêm vào đó, tổ chức phải tìm cách nâng cao sự thoả mãn của khách hàng bằng cách cải tiến hệ thống quản lý của mình. ISO 9004: 2000 được sử dụng nhằm mở rộng hơn những lợi ích đạt được từ ISO 9001: 2000 không những đối với bản thân tổ chức mà còn đối với tất cả cỏc bờn liên quan đến hoạt động của tổ chức. Cỏc bờn liên quan bao gồm nhân viên, chủ sở hữu, các người cung ứng của tổ chức, và rộng hơn là cả xã hội. ISO 9001: 2000 và ISO 9004: 2000 đã được xây dựng như là một cặp thống nhất của bộ tiêu chuẩn để làm thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Sử dụng tiêu chuẩn theo cách này sẽ làm chúng ta có thể liên kết nó với các hệ thống quản lý khác (ví dụ như Hệ thống quản lý môi trường), hoặc những yêu cầu cụ thể trong một số lĩnh vực (ví dụ như: Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 3 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 ISO/TS/6949 trong ngành công nghiệp ô tô) và giúp cho việc đạt được sự công nhận thông qua các chương trình chứng nhận quốc gia. Cả ISO 9004: 2000 và ISO 9001: 2000 thống nhất về bố cục và từ vựng nhằm giúp tổ chức chuyển một cách thuận tiện từ ISO 9001: 2000 sang ISO 9004: 2000 và ngược lại. Cả hai tiêu chuẩn đều sử dụng phương pháp tiếp cận quá trình. Các quá trình được xem như bao gồm một hay nhiều hoạt động có liên kết, có yêu cầu nguồn lực và phải được quản lý để đạt được đầu ra quy định trước. Đầu ra của một quá trình có thể trực tiếp tạo thành đầu vào của một quá trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của một mạng lưới hoặc một hệ thống các quá trình. Để cho bộ ISO 9000 duy trì được tính hiệu lực, những tiêu chuẩn này được xem xét định kỳ (khoảng 5 năm một lần) nhằm cập nhật những phát triển mới nhất trong lĩnh vực quản lý chất lượng và thông tin phản hồi từ người sử dụng. Ban kỹ thuật của Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO/TC 176 bao gồm các chuyên gia từ các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới theo dõi việc áp dụng các tiêu chuẩn để xác định những cải tiến cần thiết nhằm thoả mãn những đòi hỏi và mong muốn của người sử dụng và đưa vào phiên bản mới. ISO/TC176 sẽ tiếp tục kết hợp các yếu tố đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng, những sáng kiến trong các ngành cụ thể và các chương trình chứng nhận chất lượng khác nhau trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Cam kết của ISO với việc duy trì động lực ISO 9000 thông qua các xem xét, cải tiến và hợp lý hoỏ cỏc tiêu chuẩn đảm bảo sự đầu tư của tổ chức vào ISO 9000 hôm nay sẽ tiếp tục mang lại những hiệu quả trong tương lai. 1.3 Các bước áp dụng ISO 9000 Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9 bước: Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 4 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức. Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000: 2000. Việc áp dụng ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nờn cú một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng. Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đó cú, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn. Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000. Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Cần xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ: - Xây dựng sổ tay chất lượng - Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan - Xõy dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết. Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau: - Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 5 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 - Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra. - Phõn rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả. - Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp. Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau: - Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện. - Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ. Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty. Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty. II) THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 6 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 LƯỢNG ISO 9000 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NƯỚC TA: Trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại nước ta hiện nay có những bất cập lớn sau đây: Trong số những doanh nghiệp vừa và nhỏ nói trên thì số doanh nghiệp áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9000 còn rất hạn chế, mới chỉ có con số vài trăm doanh nghiệp. Khi hỏi đến vấn đề áp dụng ISO 9000, các doanh nghiệp cho rằng mỡnh cũn nhỏ, chủ yếu làm hàng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp lớn hay thị trường tiêu thụ hạn hẹp trong nước hoặc tại địa phương nờn khụng nhất thiết phải áp dụng HTQLCL này. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng về vai trò của ISO 9000, cũng có doanh nghiệp đã biết, song không muốn bỏ ra cả trăm triệu đồng mà không lập tức thu lại lợi nhuận và họ bằng lòng với quy mô hoạt động của mình. Đa số các đơn vị sản xuất vừa và nhỏ chiếm lĩnh thị trường bằng cách bán sản phẩm giá rẻ, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt cũng chưa thể thuyết phục người tiêu dùng đặt trọn niềm tin. Điều đó gây trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác trong thị trường. Theo tìm hiểu, nhận thấy có khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nơi sản xuất cố định sản xuất về lâu dài, ảnh hưởng đến tâm lý trong sản xuất kinh doanh. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời chủ yếu dựa trên các hình thức như cổ phần, TNHH, tư nhân, nên nếu sản xuất không có lãi, sau thời gian ngắn sẽ bị giải thể. Yếu tố này cũng khiến cho các doanh nghiệp không mấy quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, thay vào đó là những vấn đề sống còn của họ như bằng cách nào ký được nhiều hợp đồng với đối tác để sản xuất không bị ngừng trệ, đứt quãng, duy trì sự phát triển Thực tế cho thấy, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính không mạnh, điều này thể hiện ở cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn Đây là trở ngại lớn trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hiện nay, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, từ hoạt động tư vấn cho đến khi được Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 7 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 cấp chứng chỉ, cần một khoảng kinh phí trên dưới 100 triệu đồng. Với số tiền này, nhiều doanh nghiệp sẽ cân nhắc sử dụng vào việc 'tiện ích" trước mắt. Để xây dựng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong doanh nghiệp vừa và nhỏ là khụng khú, chỉ cần nhận thức được vai trò của nó với sự phát triển của doanh nghiệp cùng với một tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo trong đường lối phát triển của đơn vị mình. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị hiển nhiên đã và đang từng bước thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000. Tuy nhiên do sự nhìn nhận một các chủ quan, xem ISO 9000 như là một hệ thống phức tạp gồm vô số thủ tục rườm rà, rắc rối đã làm doanh nghiệp vừa và nhỏ có phần mất thiện chí. Bên cạnh đó vẫn có một số doanh nghiệp đã áp dụng HTQLCL ISO 9000 và được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, nhưng ở doanh nghiệp lại chưa thực sự vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9000 như: Chưa thực hiện treo các bảng nội quy, quy định và chính sách chất lượng; chưa thực sự coi trọng việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000, chỉ dừng lại ở hình thức nên chưa làm tốt việc đưa người lao động vào guồng máy hoạt động của đơn vị mỡnh. Chớnh vì vậy mà hiệu quả chất lượng quản lý theo ISO 9000 chưa cao. Ngoài ra, có không ít doanh nghiệp làm theo kiểu phong trào. Người ta có ISO thỡ mỡnh cũng cần phải có, để phục vụ cho mục đích quảng cáo. Những doanh nghiệp này không áp dụng ISO 9000 một cách thực chất nờn đó để xảy ra những sự cố đáng tiếc. Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp những khó khăn chung khi tự xây dựng quản lý chất lượng - Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành. - Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra. - Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000. - Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần như không được thực hiện có hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 8 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giỳp cỏc tổ chức rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giỳp cỏc doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động kém hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 9 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 III) LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ KHI ÁP DỤNG HTQLCL ISO 9000: Hiện nay, ở nước ta có đến 200.000 doanh nghiệp, ít nhất 2/3 là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả thì nền kinh tế sẽ phát triển rất nhanh. Vì vậy việc áp dụng ISO 9000 trong các doanh nghiệp nhỏ là đều hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp đã áp dụng tốt HTQLCL ISO 9000 khác hẳn so với các doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống này. Thứ nhất, mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp được sắp xếp để có thể có được những dự đoán chính xác giữa đầu vào và đầu ra. Có nghĩa là: nếu muốn được kết qủa "đầu ra" này thì nguồn lực "đầu vào" tương ứng phải như thế nào? Các quá trình phải được sắp xếp thành một hệ thống logic được ấn định trước. Vì có tính hệ thống, tính logic nên những bất cập trong hoạt động dễ được nhận dạng, sửa sai, cải tiến. Nhờ những biện chứng này, ba chức năng lãnh đạo, điều hành, quản lý doanh nghiệp được thực hiện một cách tập trung, đúng đắn và hiệu quả. Thứ hai, là sự nghiêm ngặt ngay từ quy chế ra vào cơ quan của công nhõn, khỏch đến đơn vị đến tác phong quản lý, làm việc của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Với những bảng, biểu, nội quy, quy định, quy trình làm việc và nhất là chính sách chất lượng của doanh nghiệp được treo ngay ngắn, dễ nhìn, dễ thấy. Thứ ba, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn lao động trong doanh nghiệp được thực hiện rất đầy đủ. Có những doanh nghiệp dành kinh phí lên tới gần 100 triệu đồng cho công tác bảo hộ lao động như: Công ty cổ phần Khí cụ điện Vinakip, Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn, Công ty cổ phần Thiết bị thực phẩm. áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO mang lại cho doanh nghiệp giá trị uy tín trên thị trường và ngay cả những người lao động trong đơn vị đó cũng được hưởng những chế độ, sự ưu đãi tốt khiến họ tận tâm, tận lực với công việc hơn, từ đó lại nhân lên hiệu quả công việc và mang đến thành công cho doanh nghiệp. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 10 [...]... ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ Tất nhiên đối với các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. .. trong sản xuất kinh doanh, từ đó có điều kiện họ mới mạnh dạn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao chất lượng cho chính mình và xã hội Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 11 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 IV) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9000 TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 4.1 Về phía... công việc và mang đến thành công cho doanh nghiệp trên bước đường phát triển và hội nhập Tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp bản thân doanh nghiệp cùng với nền kinh tế Việt Nam cất cánh vượt qua cơn khủng hoảng để tiến lên từng bước vững chắc và hội nhập vào nền kinh tế thế giới Để cho việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng áp dụng dụng sâu rộng hơn và thực... của doanh nghiệp Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 13 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 KẾT LUẬN Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO mang lại cho doanh nghiệp giá trị uy tín trên thị trường và ngay cả những người lao động trong đơn vị đó cũng được hưởng những chế độ, sự ưu đãi tốt khiến họ tận tâm, tận lực với công việc. .. toàn doanh nghiệp Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 14 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nghiệp vụ quản lý chấ lượng sản phẩm và hàng hoá – Nhà xuất bản Lao động 2) Một số tài liệu từ Internet http://my.opera.com/qtdn/blog/mot-so-tai-lieu-ve-quan-ly-chat-luong -iso- sa http://vi.wikipedia.org/wiki /ISO_ 9000. .. nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỡnh thỡ việc áp dụng ISO 9000 là một trong những việc cần phải làm ngay bay giờ, nó sẽ giúp tạo ra nền tảng để mang lại cho doanh nghiệp không chỉ là uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường và phát triển thành những doanh nghiệp lớn Khó khăn là không thể tránh khỏi, điểm mấu chốt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần... tác dụng của nó và trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp ở nước ta nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thì cần có một sự nổ lực hỗ trợ doanh nghiệp từ phớa cỏc cơ quan chức năng nhà nước và nội tại bản thân doanh nghiệp cũng cần có những cái nhìn khác đi trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cần nên đưa HTQLCL vào để nó trở thành mục tiêu. .. cho những doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riờng về nội dung cơ bản, quy trình thủ tục, tính hiệu quả, tầm quan trọng của việc áp dụng HTQLCL ISO 9000 trong sản xuất kinh doanh Có những chương trình hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống QLCL ISO, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc để ngày càng tiến gần hơn với HTQLCL ISO 9000 4.2 Về phía doanh nghiệp: Cần... http://my.opera.com/qtdn/blog/mot-so-tai-lieu-ve-quan-ly-chat-luong -iso- sa http://vi.wikipedia.org/wiki /ISO_ 9000 http://vietco.com/tl_cate.php?categoryID=202 http://www .iso. org /iso/ iso_catalogue/management_standards.htm Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 15 ... của doanh nghiệp Trước tiên, phải tham gia nhiệt tình các khóa đào tạo, tập huấn kết hợp tự tìm hiểu thông tin về ISO 9000 trờn cỏc phương tiện truyền thông đại chúng và tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) Thứ năm, ISO 9000 có ưu điểm rất lớn là có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp quy mô gia đình chỉ có 3-4 lao động đến doanh nghiệp . việc xây dựng chiến lược kinh doanh cần nên đưa HTQLCL vào để nó trở thành mục tiêu phấn đấu cho toàn doanh nghiệp. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . bị hiện đại hơn thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 12 Quản trị chất. quả. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc áp dụng tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 9 Quản trị chất lượng SV thực hiện: Đoàn Trang Hà Thanh - KDQT3 - K33 III) LỢI ÍCH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ