Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
453,5 KB
Nội dung
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ( Nhóm 7 KTB_K10 ) 1. Hoàng Xuân Phương ( nhóm trưởng ) 2. Phí Thanh Vân 3. Phạm Lan Hương 4. Võ Thu Giang 5. Hàn Thị Loan 6. Nghiêm Thị Hân 7. Lê Thị Thanh Xuân 8. Đoàn Thùy Linh Phần I: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TÁC ĐỘNG LÊN DOANH NGHIÊP I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Yếu tố kinh tế : Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho VN nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế VN ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh VN là thành viên của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường xuất khẩu của VN ngày càng mở rộng, xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào VN ngày càng tăng qua các kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp… Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho kinh tế VN phát triển. Và thực tế đã cho thấy, Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng cao. Gần 20 năm phát triển (1990-2008) tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 1990, GDP trên đầu người của VN chỉ khoảng trên 100 USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 835 USD, tăng trên 8 lần. Năm 2008, GDP trên đầu người ước tính đạt khoảng 1.047 USD/người Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của VN giai đoạn 1990-2008 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê VN, WB và IMF Như vậy, năm 2008 đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế VN chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình dưới (nhóm 2). Và so với các nước trong khu vực, VN có mức tăng trưởng cao thứ ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Những đóng góp về phát triển kinh tế nêu trên đã góp phần cải thiện mức sống dân cư và giảm tỷ lệ nghèo đói tại VN. Chuẩn nghèo thay đổi theo các năm. Chuẩn nghèo của Chính phủ VN thời kỳ 2006-2010 là 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Chuẩn nghèo thực phẩm là 146.000 đồng/người/tháng đối với nông thôn và 163.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Đây là một thành tích đáng khích lệ về giảm nghèo tại VN đã được các tổ chức quốc tế công nhận. VN là một trong số ít các nước đã và đang thực hiện tốt chiến lược thiên niên kỷ-tăng trưởng và giảm nghèo. Điều này đã tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có nghành chế biến sữa. Thu nhập của người dân được nâng cao, người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và sẽ tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa. 2.Yếu tố chính trị, luật pháp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp của khu vực đó. Việt Nam là một đất nước có thể chế chính trị và pháp luật ổn định, các chính sách của nhà nước đưa ra có ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp, như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng Nó đã tạo ra điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam ra nhập WTO là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài cùng nghành thâm nhập và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty này thường có vốn lớn và được sự hỗ trợ của nước sở tại của họ thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu…Bên cạnh đó,việc giảm thuế nhập khẩu(0%) đối với các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa ngoại nhập. Điều đó cũng tạo ra nhiều thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện liên doanh để khai thác những mặt mạnh về kỹ thuật, tiếp thị của các doanh nghiệp nước ngoài. 3. Yếu tố văn hóa – xã hội Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ và có quá trình đô thị hóa phát triển. Hiện nay trên 50% dân số đang ở độ tuổi từ 29 trở xuống. Trên thực tế, sữa nước được người tiêu dùng sử dụng ở hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi từ 7-29 tuổi. Điều này tạo ra cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa nói chung và mặt hàng sữa nước nói riêng với một thị trường tiêu thụ lớn và đang ngày càng phát triển. 4. Yếu tố công nghệ Cho đến nay, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vẫn đang là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam. Ban lãnh đạo Vinamilk luôn coi trọng yếu tố khoa học và công nghệ, tuỳ thuộc vào nguồn vốn, nhu cầu của thị trường, cơ cấu sản phẩm để đầu tư chuyển đổi công nghệ kịp thời Vinamilk đã triển khai 3 đợt đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất. Việc tổ chức đánh giá trình độ công nghệ nhằm mục tiêu nhận biết xuất phát điểm của từng thời kỳ, mà ở đó, có thể so sánh trình độ công nghệ của Công ty so với trình độ công nghệ của thế giới. Sau mỗi đợt đánh giá trình độ công nghệ, Vinamilk lại điều chỉnh hoạt động đầu tư chuyển đổi công nghệ. Hiện nay, có thể khẳng định được rằng, lĩnh vực chế biến sữa Việt Nam nói chung và của Vinamilk nói riêng đã đạt tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới cả về công nghệ lẫn trang thiết bị qua một vài ví dụ sau đây: - Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công nghệ “thổi khí”; - Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước; - Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng; - Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh; - Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao thời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu nành; - Đầu tư thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản phẩm; - Đầu tư công nghệ thông tin và điều khiển tự động chương trình trong dây chuyền công nghệ, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để tạo ra sản phẩm luôn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn định - Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 1. Khách hàng Tai sao khách hàng lai có nhu cầu sử dụng sữa? Có thể vì mục đích bản thân: mua sữa cho mình uống, cho gia đình, người thân: uống sữa nhằm đỡ đói, bồi bổ sức khoe, giải độc với các lao động làm việc ở các khu vực, lĩnh vực độc hại. Có thể vì người khác: mua cho bạn bè, người quen, thăm nom người ốm =>từ đó mà họ lựa chọn các loại hình sữa thích hợp cho mình: sữa đặc có đường, sữa tươi, sữa bột…… Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng thì người tiêu dùng thường nghĩ tới khái niệm tiết kiệm tới mức tối đa nhằm giảm tối đa mức chi phí hàng ngày hàng tháng. Một số đối tượng điều kiện sống của họ đã quá dư thừa, có thể nghĩ tới các mặt hàng cao cấp hơn hoặc ko đủ điều kiện để sử dụng các sản phẩm sữa của vinamilk. Người mua hàng là người sẽ cho ra quyết định cuối cùng là sẽ mua hay ko, nếu mua thì sẽ mua sản phẩm loại gi. Bạn bè, người thân: là những người sẽ có những ý kiến đóng góp , tư vấn cho khách hàng khi mua hàng, nên mua những gì, và họ rất có ảnh hưởng tới quyết định của người mua hàng. Các chuyên gia trong lĩnh vực chế biến sản xuất sữa, chuyên gia nghiên cứu về phẩm chất của sữa đưa ra kết luận, tư vấn. Các đặc tính và thông tin của sp ( tốt, độ đạm cao, lương chất béo, đường, lượng năng lượng mà sp sữa mang lại). Năm 2008, trong khi nhiều nhà sản xuất sữa lao đao vì “cơn bão Melamine”, Vinamilk vẫn vững vàng và khẳng định vị thế cũng như chất lượng. Vinamilk đã chủ động gửi tất cả các mẫu nguyên liệu đầu vào và thành phẩm của mình đi kiểm nghiệm và kết quả cho thấy không có mẫu nào nhiễm melamine. Sữa và các sản phẩm từ sữa của công ty chiếm khoảng 50% thị phần toàn quốc. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa tươi, sữa bột và sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phô mai. Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có khả năng xác định và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Điều này giúp Vinamilk tập trung những nỗ lực phát triển những sản phẩm cho các phân khúc thị trường có thể mang lại thành công cao. Cụ thể như dòng sản phẩm sữa Vinamilk dành cho trẻ em như Milk kid … đã trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho phân khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi trong năm 2007. 2. Đối thủ cạnh tranh Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi milk, Ba Vì… Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16 % và 20%. Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk. Số liệu khảo sát cho thấy, số người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục chọn mua sữa tươi - tiệt trùng của Vinamilk cao nhất, chẳng hạn sữa tươi 100% nguyên chất có đường của Vinamilk là 26,5%. Đối với Dutch Lady, có 15,3% số người tiêu dùng trả lời sẽ sử dụng sữa tiệt trùng 100% nguyên chất có đường trong thời gian tới; 10,9% chọn sử dụng sữa có đường. Sữa chua uống Dutch Lady và Vinamilk có tỷ lệ người tiêu dùng dự định lựa chọn trong thời gian tới khá cao. Có 12,4% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sản phẩm sữa chua uống Yomost của Dutch Lady. Trong khi đó, sản phẩm sữa chua uống của Vinamilk cũng có tỷ lệ khá cao với 8,5% người tiêu dùng cho biết sử dụng sản phẩm sữa chua uống vị trái cây tổng hợp. Điều này cho thấy, Dutch Lady đang duy trì được sự cạnh tranh cần thiết với Vinamilk trong phân khúc thị trường sữa chua. Thông thường, các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu trong toàn bộ các lĩnh vực, vì vậy họ cần phải tập trung nguồn lực của mình vào một số lĩnh vực để dẫn đầu trong lĩnh vực đó. Có 3 cách lựa chọn định vị thương hiệu rộng mà người ta phải chú ý, bao gồm: Một là, trở thành nhà sản xuất sản phẩm độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác. Điển hình của phương pháp lựa chọn này là Dutch Lady. Năm 2006, nhãn hàng Friso Gold của công ty sữa Dutch Lady tăng cường miễn dịch cho trẻ em, tạo đột biến về sản phẩm sữa, làm cho những nhãn hàng theo sau như Dumex Gold và sữa mới Arla của Đan Mạch không thể địch nổi. Cũng lựa chọn phương pháp định vị này, LachiFood đã sản xuất ra những sản phẩm sữa bột cũng dành cho trẻ em, nhưng có sự phân biệt sữa của bé trai và sữa của bé gái, với nhãn hiệu LachiEQ của mình. Công ty Vinamilk thì chọn sữa đậu nành Soya độc đáo. Hai là, dẫn đầu về giá thành thấp nhất. Công ty sữa NutiFood đã chọn cách thức này cho sản phẩm sữa bột Nuti của mình. Nuti vừa có thêm loại 20g với giá cực rẻ (với dung lượng nhỏ) cũng kiếm được rất nhiều thị phần ở khu vực vùng nông thôn và bên cạnh những khu công nghiệp. Ba là, khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thị trường chuyên biệt. Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như (suy dinh dưỡng, bệnh lý…). Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này. Cũng như nhãn hàng Fristi của Dutch Lady chuyên về sữa tươi dành cho trẻ em hiếu động và mê truyện tranh ra đời tạo đột biến về một phân khúc thị trường mới lạ. Công ty Nestlé thì chọn phân khúc sản phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ làm một đối trọng để kích sản phẩm sữa bột của mình. Người tiêu dùng thường cho rằng đồng tiền họ bỏ ra để sở hữu một hàng hóa phải xứng đáng với giá trị của nó. Vì vậy, trong định vị thương hiệu, các công ty thường định vị một cách an toàn để người mua lượng hóa được chi phí họ bỏ ra để có được một giá trị hữu dụng thỏa đáng. Trong ngành sữa, giá trị hữu dụng đó chính là dinh dưỡng cho người tiêu dùng và người thân của họ. 3. Khả năng của công ty a. Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam. Vinamilk đã thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có khả năng xác định và am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp Vinamilk tập trung những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng đánh giá. Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nỗ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm Vinamilk Kid trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007. b. Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao bì khác nhau, Vinamilk mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng. c. Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lượng tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 201 nhà phân phối cùng với hơn 141.000 đểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ bán hàng còn kiêm nhiệm phục vụ và hỗ trợ các hoạt động phân phối đồng thời phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới. Ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. Cùng với mạng lưới phân phối trong nước, Vinamilk hiện tại đang đàm phán các hợp đồng cung cấp với các đối tác tiềm năng tại các nước như Thái Lan, Úc và Mỹ. Vinamilk cũng là một trong số ít các công ty thực phẩm và thức uống có trang bị hệ thống bán hàng bằng tủ mát, tủ đông. Việc đầu tư hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông là một rào cảng lớn đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống, bởi việc trang bị hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông này đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn. [...]... trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác Phần II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH A Cụ thể hóa các nhân tố tác động thành sức mạnh (S), điểm yếu... xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng người tiêu dùng • Tăng cường quảng cáo và đề ra những chiến lược khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng 3 Lợi dụng uy tín và hình ảnh đã tạo dựng được của công ty để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi khá mạnh mẽ Với điều kiện về môi trường kinh doanh thuận lợi vốn có của mình như môi trường chính trị ổn định, quy mô dân số... tiêu thụ 2 Lợi dụng những thế mạnh sẵn có của mình để gia tăng khối lượng sản phẩm áp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa đang gia tăng trong nước và mở rộng thị phần Lượng cầu về sữa nội địa đang có xu hướng tăng là một cơ hội lớn để Vinamilk thu hút thêm được khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận trên thị trường trong nước Muốn nắm bắt cơ hội quý giá này Vinamilk cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau : • Huy... về giá của mình so với sản phẩm của các công ty bản địa Với điểm mạnh về chủng loại, chất lượng sản phẩm của mình Vinamilk sẽ có cơ hội lớn để chinh phục nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới, giúp mở rộng thị trường và thu lợi nhuận cao Để đạt được mục tiêu này Vinamilk cần chú trọng tới công tác nghiên cứu môi trường kinh doanh, tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ cao để xúc tiến việc. .. hơn trong công tác quản lý, tận dụng cơ hội với nguồn nguyên liệu trong nước Trong chiến lược của mình, Vinamilk sẽ xây dựng một số mô hình hộ chăn nuôi điển hình trong các gia đình, trên cơ sở tuyển chọn theo tiêu chí cụ thể, cho vay vốn đầu tư cải tạo chuồng trại, đồng cỏ, trang thiết bị kỹ thuật Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân và tham quan các trang trại chăn nuôi công nghệ cao, các mô hình. .. chất Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước mở rộng thị phần và khẳng định được thương hiệu cũng như chất luợng tại thị trường trong nước truớc sự lấn áp của sữa nhập khẩu thời gian qua 7 Nền kinh tế Việt nam đang dần phục hồi sau cơn khủng hoảng Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế nói chung đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sữa... lại lợi nhuận cho công ty B Các định hướng chiến lược cụ thể theo mô hình SWOT I Kết hợp SO : Chiến lược khai thác tối đa các cơ hội hiện có 1 Lợi dụng việc Việt Nam là thành viên của WTO và phát huy ưu thế về giá so với sản phẩm sữa của nước ngoài để xâm nhập và dần chiếm lĩnh thị trường thế giới ( mở rộng thị trường ra nước ngoài) Việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO tạo điều kiện hết sức thuận lợi... chuyển, kho hàng bến bãi cho nên giá thành sản phẩm tăng dẫn đến giá bán tăng khiến sản phẩm của Vinamilk giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường 3 Vinamilk chưa canh tranh tốt được ở thị trường trong nước Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam Mức tăng trưởng hàng năm trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần... nên việc quản lý, giám sát cũng chỉ tới những nhà phân phối, các đại lý chính, uy tín Còn những các quầy tạp hoá, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” thì Vinamilk không có đủ nhân lực để giám sát đến tận nơi xa xôi này được?! III Cơ hội phát triển (opportunity) : Sau khi khảo sát và phân tích được các yếu tố thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá, tổng hợp các yếu tố theo định hướng phân tích môi. .. môi trường tham gia.Cơ hội là nhưng nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp, là những thay đỏi của môi truờng kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp Khi thời cơ đến các doanh nghiệp cần phỉa nắm bắt cơ hội một cách kịp thời để khai thác được những yếu tố có lợi, tìm kiếm thêm lợi nhuận và điều kiện phát triển Theo phân tích của các chuyên gia cũng như nhận định của ngừoi tiêu dùng, thị trường . ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác. Phần II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWOT TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH A. Cụ thể hóa các nhân tố tác động thành sức mạnh (S), điểm yếu. Hân 7. Lê Thị Thanh Xuân 8. Đoàn Thùy Linh Phần I: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TÁC ĐỘNG LÊN DOANH NGHIÊP I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Yếu tố kinh tế : Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS II. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 1.