1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: Phân tích môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam tập đoàn Bảo Việt bằng mô hình SWOT để đưa ra

25 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 137 KB

Nội dung

TRƯỜNG HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LỚP : QTMB_K10 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ HƯNG THÀNH VIÊN NHÓM 3 : 1. Trần Văn Thương 2. Trần Văn Khánh 3. Hoàng Minh Tâm 4. Lê Cao Thắng 5. Nguyễn Xuân Tùng 6. Nguyễn Thanh Tùng 7. Đào Thanh Hà 8. Đoàn Quang Đạo BÀI THẢO LUẬN MARKETING Đề tài : Phân tích môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam- Tập đoàn Bảo Việt bằng mô hình SWOT để đưa ra phương hướng chiến lược kinh doanh A- ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Thị trường bảo hiểm trong những năm gần đây thì rất sôi động và đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng. Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm – đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao. Tốc độ tăng doanh thu phí của bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản than của Bảo Hiểm Bảo Việt nói riêng . Theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu môi trường kinh doanh đối với bảo hiểm Việt Nam là rất quan trọng. Thông qua tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt, nhóm 3 xin sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam, để đưa ra các chiến lược kinh doanh. B- Giải quyết vấn đề : I. Sơ lược hình thành và phát triển phát triển Bảo Việt : CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM (1965 - 1989)  Giai đoạn 1965-1975 :Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt ngày nay tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964.  Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965 với 16 cán bộ. Lúc bấy giờ, Bảo Việt có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng. Hoạt động kinh doanh ban đầu chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tầu biển. Với tổng tài sản danh nghĩa 900 triệu đồng, doanh thu của Bảo Việt tại thời điểm này chỉ đạt 800 nghìn đồng. Trong giai đoạn từ năm 1965 tới năm 1975, Bảo Việt phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, tầu biển ở miền Bắc.  Giai đoạn 1975-1989 : Năm 1975, hoà trong niềm vui khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc được sống trong tự do, hoà bình, cũng là thời điểm đánh dấu một bước phát triển mới của Bảo Việt. Kể từ năm 1975, Bảo Việt chính thức triển khai và phát triển mạng lưới kinh doanh của mình ra các tỉnh phía Nam. Trong giai đoạn này, thương hiệu Bảo Việt đã được biết đến là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước lớn nhất và duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Cùng với việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, Bảo Việt bắt đầu đa dạng hoá các loại hình dịch vụ bảo hiểm như: bảo hiểm hàng không; bảo hiểm con người; bảo hiểm tầu sông, tầu cá; bảo hiểm xe cơ giới… TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM (1989 - 2007) Năm 1989 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Bảo Việt khi Công ty bảo hiểm Việt Nam được Chính phủ chuyển đổi thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số 27-TCQĐ-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/2/1989. THÁNG 10/2007 ĐẾN NAY  Tháng 12/2007 : Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt ký hợp đồng bảo hiểm Dự án phóng vệ tinh VINASAT với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.  Ngày 23/1/2008 : Tập đoàn Bảo Việt chính thức ra mắt; đồng thời công bố thành lập lại các công ty con do  Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt.  Tháng 3/2008 : Tập đoàn Bảo Việt và HSBC Insurance ký thỏa thuận hợp tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật  dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.  Tháng 3/2008 : Bảo hiểm Bảo Việt ký hợp đồng bảo hiểm tàu với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.  Tháng 6/2008 : Bộ trưởng Thương mại, Doanh nghiệp và Cải cách chính sách Vương quốc Anh thăm Tập  đoàn Bảo Việt.  Tháng 9/2008 : Hoàng tử Andrew (Vương quốc Anh) thăm và làm việc tại trụ sở Tập đoàn Bảo Việt.  Tháng 10/2008 : Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ký hợp đồng liên kết chứng khoán - ngân hàng.  Tháng 12/2008 : Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt đa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp  Giấy phép Thành lập và hoạt động.  Tháng 12/2008 : Sản phẩm Universal Life chính thức được Bộ Tài chính phê chuẩn cho phép triển khai. II. Phân tích SWOT : I- Điểm mạnh S: 1. Thương hiệu có bề dày lịch sử 25 năm (quan trọng nhất) 2. Bảo Việt là doanh nghiệp có quy mô rất lớn 3. Tiềm lực tài chính rất mạnh. 4. Nguồn nhân sự dồi dào 5. Doanh thu của BV thuộc hàng đầu trên thị trường tài chính-BH VN và luôn tăng trưởng ổn định 6. Tham gia mạnh mẽ vào thị trường tài chính 7. Nhu cầu sử dụng bảo hiểm của người dân ngày càng cao. 8. Luôn chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ, lợi ích khách hàng II- Điểm yếu W: 1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội 2. Chất lượng nguồn nhân lực của VN nói chung và Bảo Việt nói riêng,hiện tượng “chảy máu chất xám” 3. Các loại hình sản phẩm còn hạn chế, khả năng cạnh tranh đối với doanh nghiệp quốc tế còn yếu III- Cơ hội O: 1. Thị trường bảo hiểm được đánh giá là giàu tiềm năng 2. Nền kinh tế phát triển, đầu tư tăng cao 3. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp quy đa dạng đang dần được hoàn thiện theo tiêu chuẩn chung 4. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh 5. Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng 6. Nhu cầu sử dụng bảo hiểm của người dân 7. Cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam IV- Thách thức T: 1. Sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các công ty bảo hiểm 2. Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình khai thác và quản lý 3. Các công ty bảo hiểm đang cổ phần hóa trong khi công ty không còn sự bảo hộ của nhà nước 4. Nhu cầu ngày càng khắt khe hơn trong ngành bảo hiểm 5. Thực hiện cơ cấu lại, phân chia lại thị trường trong nước 6. Vấn đề chính sách mức phí bảo hiểm,quản lý tài chính 1- Điểm mạnh (Strength) : 1.1. Thương hiệu : Được thành lập vào năm 1965, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên và duy nhất hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam cho đến trước năm 1995. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000. Vì vậy, có thể nói, với tư cách là Công ty bảo hiểm được thành lập đầu tiên và triển khai sớm nhất các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trên thị trường, Bảo Việt đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam sau này. 1.2.Về quy mô : Là một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt có công ty mẹ - “Tập đoàn Bảo Việt” và các công ty con: - Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn điều lệ; - Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn điều lệ; - Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn điều lệ; - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 60% vốn điều lệ; - Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA) do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 51% vốn điều lệ; - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BAOVIET BANK) do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 52% vốn điều lệ; - Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 55% vốn điều lệ; - Công ty TNHH Bảo Việt - Âu Lạc do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 60% vốn điều lệ; - Bảo Việt Y tế (sẽ thành lập); - Công ty Cho thuê Tài chính Bảo Việt (sẽ thành lập); - Trung tâm Đào tạo Bảo Việt - đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đoàn Bảo Việt; - Các công ty liên kết do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư vốn. 1.3.Tiềm lưc tài chính: Với tiềm lực tài chính hùng mạnh (vốn điều lệ hiện lên tới 5.730 tỷ đồng), Tập đoàn Bảo Việt đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ: - Bảo hiểm nhân thọ (với hơn 40 sản phẩm) - Bảo hiểm phi nhân thọ (với hơn 80 sản phẩm) - Tái bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ - Đầu tư tài chính - Quản lý quỹ đầu tư - Chứng khoán - Ngân hàng - Kinh doanh bất động sản - Các lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Bảo Việt đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, CCR, Hannover RE, AON, Athur Gallagher, Marsh… Mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn của Bảo Việt vừa giúp Tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa giúp phân tán rủi ro, tăng khả năng thanh toán. Với hoạt động kinh doanh đa ngành, với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý kinh doanh mới, với thế và lực mới, Bảo Việt luôn là sự lựa chọn đúng đắn, là người bạn đồng hành tin cậy của các cá nhân và tổ chức. 1.4. Về nhân sự : Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất của Việt Nam có quy mô với các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thu hút một lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 34.000 đại lý tận tâm với khách hàng, tận tình với công việc trải đều trên khắp các tỉnh thành. Trong số đó, nhiều cán bộ có kinh nghiệm am hiểu thị trường bảo hiểm Việt Nam và nhiều cán bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính quy có trình độ chuyên môn cao, tạo ra một lực lượng đan xen đồng bộ nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 1.5.Doanh thu : Bảo Việt đang nắm gần 40% thị phần doanh thu phí bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ). Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định, đạt mức bình quân trên 15%/năm, quy mô vốn Điều lệ hiện nay là 3.000 tỷ đồng, sau khi cổ phần hoá với sự tham gia của các cổ đông chiến lược (trong đó có thể có cổ đông chiến lược nước ngoài) góp phần tạo thêm lượng hàng hoá hấp dẫn cho thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh chóng của Việt Nam 1.6.Tham gia thị trường tài chính: Với lợi thế có lượng vốn nhàn rỗi lớn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn (10, 15 và 20 năm) từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cho phép Bảo Việt đầu tư vào các công cụ tài chính dài hạn trên thị trường vốn. Những hoạt động này đã góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường vốn của Việt Nam Bảo Việt tiên phong thành lập Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) - là Công ty chứng khoán đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện đã khẳng định vị trí là Công ty hàng đầu trên thị trường. Năm 2006 Bảo Việt thành lập Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) và đang hoàn thiện thủ tục để thành lập Ngân hàng Cổ phần Bảo Việt trong năm 2007. Sự hoạt động chuyên sâu của các đơn vị này trong kinh doanh đã góp phần cung cấp thêm các dịch vụ tài chính cho thị trường qua đó góp phần tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế, nhất là vốn từ dân cư 1.7.Khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm : Bảo Việt vẫn luôn chú trọng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các dịch vụ đã có, nâng cao lợi ích của khách hàng, dần dần hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Năm 2001, Bảo Việt nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức Quacert (Việt Nam) và BVQI (Vương quốc Anh) và vẫn duy trì được chứng chỉ cho đến nay [...]... nếu kinh doanh bảo hiểm và đầu tư không có hiệu quả Khi Việt Nam gia nhập WTO, chính phủ các nước cùng với doanh nghiệp bảo hiểm của họ sẽ gây sức ép với Việt Nam để được hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đáp ứng được đầy đủ điều kiện ghi trong Luật Kinh doanh bảo hiểm và chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 4.4 Các doanh ngiệp bảo. .. DN về mặt thời gian, độ chính xác trong việc tra cứu khách hàng, đối tượng bảo hiểm hay công tác hạch toán kế toán 4.3 Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ không còn nhận được sự bảo hộ của Nhà nước Trong kinh doanh bảo hiểm sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài Một số doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa, trong... cạnh tranh về vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh 4.6 Hiện tại, mức phí bảo hiểm tại Việt Nam vẫn còn khá cao do đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khá vất vả khi gặp những tập đoàn bảo hiểm tầm cỡ với chương trình bảo hiểm toàn cầu có mức phí rất thấp Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện tượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh. .. qua việc phân tích thị trường bảo hiểm Việt Nam- Tập đoàn Bảo Việt, ta rút ra được các định hướng chiến lược sau :  Phương châm hành đông: “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững”  Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo phương châm: “Trung thực - Giỏi chuyên môn tái bảo hiểm - Am hiểu chuyên môn gốc - Sự thành đạt của doanh nghiệp là sự thành đạt của người lao động”  Sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm trong... ra rủi ro được bảo hiểm Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải tiếp tục trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu khai thác, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là ứng dụng được thương mại điện tử (Người có nhu cầu về bảo hiểm có thể lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trên mạng và khi chấp nhận sẽ được cấp đơn bảo hiểm, ... công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng 3.6 Nhận thức của nhân dân về vai trò, lợi ích và phương thức tham gia bảo hiểm nhân thọ được... Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại 2.2 Nguồn nhân lực là điểm yếu lớn của bảo hiểm Việt Nam, lý do là tuy bảo hiểm tồn tại ở VN từ rất lâu song BH hoạt động theo nguyên tắc của kinh tế thị trường mới... vẫn phải xử dụng ngân sách để giải quyết các thiệt hại Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng... được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm ngay lập tức Từ đó, việc quản lý đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, giải quyết tổn thất và bồi thường bảo hiểm được dễ dàng và thuận tiện nhanh chóng ) Bên cạnh đó, phải tiếp tục sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh thật gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp... của những công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường Hơn nữa mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước chuyển đổi cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh 3.5 Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những . Hà 8. Đoàn Quang Đạo BÀI THẢO LUẬN MARKETING Đề tài : Phân tích môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam- Tập đoàn Bảo Việt bằng mô hình SWOT để đưa ra phương hướng chiến lược kinh doanh A-. trọng. Thông qua tập đoàn Tài chính -Bảo hiểm Bảo Việt, nhóm 3 xin sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam, để đưa ra các chiến lược kinh doanh. B- Giải quyết. này. 1.2.Về quy mô : Là một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm kinh doanh đa ngành, với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt có công ty mẹ - Tập đoàn Bảo Việt

Ngày đăng: 03/12/2014, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w