1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lời văn nghệ thuật nguyễn huy thiệp

216 773 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Đổi mới trong nghệ thuật có thể bắt đầu từ các yếu tố rất khác nhau của nội dung và hình thức, nhưng cuối cùng và quyết định nhất vẫn phải là đổi mới về ngôn ngữ. Chừng nào ngôn ngữ còn chưa đổi mới, chừng ấy vẫn chưa có sự đổi mới thực sự trong nghệ thuật. Đó là quy luật của nghệ thuật nói chung mà trước hết là của nghệ thuật ngôn từ. Ngay từ những năm sau chiến tranh, văn học Việt Nam đã có những cựa quậy chuyển mình về cảm xúc, về tư tưởng, về đề tài, cùng không ít những yếu tố hình thức lẻ tẻ khác, nhưng vẫn chưa tạo được một thay đổi hẳn, bởi vẫn chưa có được một ngôn ngữ thật mới. Phải khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, người ta mới thấy một thay đổi thực sự. Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cho văn học bấy giờ một ngôn ngữ mới. Năm 2004, nhìn lại vai trò quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp đối với sự nghiệp đổi mới văn học, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bấy giờ đang giữ chức Trưởng Ban tư tưởng văn hóa Trung ương đã khẳng định : “Về mặt đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật thì anh Thiệp là người mở đường” [158; 32]. Có thể nói, đây là điều quan trọng nhất làm nên vị trí và tầm cỡ của nhà văn này, vị trí một cột mốc, một bước ngoặt của văn học Việt Nam hiện đại. Bởi thế, tìm hiểu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp là nghiên cứu một trong những yếu tố cốt lõi nhất làm nên hiện tượng nghệ thuật đặc sắc này. 1.2. Là hiện tượng mà ngay từ khi mới xuất hiện đã có sức hấp dẫn lớn đối với giới phê bình nghiên cứu, rất nhiều giá trị trong sáng tạo của tác giả đã được khám phá và minh định, nhưng đến nay Nguyễn Huy Thiệp vẫn chưa ngừng gây phân vân trong dư luận. Những ý kiến khen - chê, khẳng định - phủ định, đề cao - hạ thấp đối với nhà văn không ít phức tạp này vẫn chưa phải đã có sự đồng thuận. Việc nghiên cứu sâu vào Nguyễn Huy Thiệp, nhất là lời văn nghệ thuật của ông, sẽ góp một tiếng nói học thuật trong việc đi tới 1 sự đồng thuận nào đó, cũng như góp phần vào việc đánh giá và xác định vị trí của ông trên văn đàn. 1.3. Tuy chưa có một chỗ đứng trong văn học nhà trường ở bậc học phổ thông, nhưng Nguyễn Huy Thiệp lại là một đối tượng quan trọng ở bậc học đại học, ông được quan tâm nghiên cứu và giảng dạy như một hiện tượng không thể thiếu của văn học đương đại. Từ tính chất tiêu biểu của sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật của nhà văn này giúp soi sáng cho một xu hướng chung trong ngôn từ nghệ thuật, đặc biệt là văn xuôi của nền văn học nước ta từ thời kỳ đổi mới. Trên đây là những lí do căn bản khiến người viết lựa chọn Lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp là đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Vấn đề khái niệm Lời văn nghệ thuật Đề tài luận án không thuộc chuyên ngành Lý luận văn học hay Ngôn ngữ học, nên xây dựng khái niệm cũng như điểm lại lịch sử phát sinh và hoàn thiện khái niệm không phải là nhiệm vụ của công trình này. Tuy nhiên, để có một khái niệm công cụ chính thức dùng cho việc khảo sát, chúng tôi vẫn dành phần đầu để giới thuyết ít nhiều về khái niệm Lời văn nghệ thuật trong tương quan với những khái niệm gần gũi, dù rằng đây chưa phải phần chính thức của lịch sử vấn đề. Chúng tôi cũng không có tham vọng bàn góp về nội hàm của mỗi định nghĩa, mà chỉ nhằm lựa chọn cho luận án một khái niệm chính thức mà thôi. Trước hết, cần điểm lại một cách khái lược quan điểm về ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật của các trường phái nghiên cứu nổi bật trên thế giới. Hầu hết các trường phái nghiên cứu văn học hiện đại đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học của Ferdinand De Saussure (1857 – 1913). Trường phái Hình thức Nga, được xem là những người tiên phong cho việc hiện đại hóa lí thuyết về văn học, đã xem hình thức và nội dung là một 2 nhất thể không thể tách rời một cách giản đơn và siêu hình. Ngôn ngữ được xem là “chủ thể của văn học”, nên văn bản nghệ thuật gắn liền với ngôn ngữ và thủ pháp. Và tác phẩm văn học không phải là những thủ pháp rời rạc, mà là một tập hợp toàn vẹn của những thủ pháp theo qui luật nội tại của tác phẩm văn học. Xem tác phẩm văn học như là một “cấu trúc ngôn từ động”, trường phái này rất coi trọng tính tự trị của ngôn từ. Nếu trường phái hình thức Nga nhấn mạnh vào yếu tố thủ pháp, kĩ thuật của ngôn từ nghệ thuật trong văn bản, thì Phê bình mới, một trào lưu nổi lên ở Anh và sau đó là Mỹ vào những năm 20 – 40 của thế kỉ XX, lại đặc biệt coi trọng ý nghĩa của ngôn từ. Họ xem văn bản văn học là một thực thể ngôn từ đầy ẩn ý. Bởi thế Phê bình mới là xu hướng phê bình giải thích văn bản, coi trọng việc tìm kiếm ý nghĩa của văn bản đằng sau ngôn từ và cấu trúc văn bản chứ không phải ở bản thân cấu trúc. Trong khi đó, Chủ nghĩa cấu trúc, một trào lưu triết học và lí thuyết văn hóa văn học theo quan điểm ngôn ngữ học rộ lên ở nhiều nước phương Tây từ giữa thế kỉ XX, lại phân biệt ngôn ngữ với lời nói. Nếu ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, một định chế xã hội, thì lời nói về bản chất là hành động cá nhân trong việc lựa chọn và thực hành cái định chế ngôn ngữ đó. Lời nói xuất hiện như là kết quả của việc liên kết các kí hiệu với nhau. Tư tưởng, ý đồ của nhà văn hay hiện thực đời sống được nói đến đều không có mối liên hệ bắt buộc với tác phẩm, bởi bất kì văn bản nào hoặc một hệ thống biểu đạt nào cũng đều không có nguồn gốc cuối cùng. Còn lý thuyết Hậu hiện đại thì có thể xem như là một sự khước từ lý thuyết hiện đại, vì thế xung quanh vấn đề văn bản nghệ thuật ngôn từ, lý thuyết này cũng có những quan điểm khác hẳn. Hậu hiện đại xem tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một thế giới luôn luôn mở, hướng về người đọc. Do phụ thuộc hoàn toàn vào việc đọc ở người tiếp nhận, nên nghĩa của văn bản là một quá trình và có tính bất ổn. Mọi văn bản đều chứa đựng những đối kháng nội tại và bất nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, vì thế không có khuôn mẫu cấu trúc nào bền vững với thời gian. 3 Tính khép kín, tự trị của văn bản theo quan điểm của lí thuyết hiện đại đã bị phá vỡ hoàn toàn bởi quan điểm giải cấu trúc và liên văn bản của lí thuyết này… Mỗi trường phái lí thuyết là một cách nhìn vào văn bản nghệ thuật ngôn từ, và là sự nhấn mạnh, đôi khi khá cực đoan, vào một khía cạnh nào đó của nó. Chúng có thể xung đột lẫn nhau, nhưng cũng bổ khuyết cho nhau. Vì thế, luận án này không chọn riêng một quan điểm về ngôn ngữ của một trường phái nào, mà cố gắng dung hợp những yếu tố tích cực nhất của mỗi quan điểm đó để làm nền tảng cho quan điểm của mình. Dưới đây, là những đề cập cụ thể vào khái niệm lời văn nghệ thuật và các bình diện hợp thành lời văn nghệ thuật trong loại văn bản nghệ thuật cụ thể là văn xuôi nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [45; 162]. Lời văn nghệ thuật gắn liền với hình tượng. Các tài liệu về thi pháp học, lý luận văn học như: Dẫn luận nghiên cứu văn học [124], Lý luận văn học [116], Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ [47], Dẫn luận thi pháp học [131] cơ bản thống nhất với định nghĩa lời văn nghệ thuật nêu trên. Thuật ngữ lời văn nghệ thuật gần gũi với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học nhưng không đồng nhất. Nhiều công trình còn nêu ra sự cần thiết phải phân biệt lời văn với lời văn nghệ thuật. Theo G.V. Pospelov, có nhiều dạng lời văn: “lời văn nghệ thuật, lời văn luật pháp, cũng như lời văn sách vở và ca hát của nhà thờ trong một số thời đại” [124; 145]. Vì vậy cần phân biệt thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật dùng để chỉ dạng lời văn trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, phân biệt với lời văn thường, lời nói thường hay lời văn trong các văn bản hành chính, pháp luật. Sự đồng nhất lời văn nghệ thuật với lời văn đồng nghĩa với việc phủ nhận tính sáng tạo và tính hình tượng của lời văn 4 nghệ thuật. Sự hoạt động của ngôn ngữ thành dạng lời nói cụ thể, hằng ngày trong những hoàn cảnh trực tiếp không đồng nhất với lời văn nghệ thuật – biểu hiện sống động của ngôn ngữ nghệ thuật, mang đậm dấu ấn phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Lời văn nghệ thuật thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật của văn học. Lại Nguyên Ân khẳng định nó là “hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm” [5; 308]. Cũng như các yếu tố hình thức nghệ thuật khác của văn học, nó không phải là loại hình thức chung chung, trừu tượng mà cụ thể, cảm tính, được tổ chức và sáng tạo. Nó không phải là cái vỏ bọc bên ngoài thuần túy của một nội dung nào đó. Cùng các yếu tố hình thức khác như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chi tiết, nhân vật, kết cấu, cốt truyện… lời văn nghệ thuật là phương thức tồn tại, là phương tiện biểu hiện nội dung, là sự hiện hữu cụ thể và sinh động của hình tượng và cũng là “yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm” [87; 148]. M. Bakhtin cho rằng: “lời văn, tức là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó, chứ không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học” [9; 189]. Ngôn từ nghệ thuật (ngôn ngữ của văn học) “là ngôn từ được lựa chọn, được tổ chức thành văn bản cố định, sao cho nói một lần mà giao tiếp mãi mãi.(…) Ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà không một phát ngôn đồng nghĩa nào có thể thay thế được” [131; 162-163]. Nó không đồng nhất với ngôn từ trong đời sống thường ngày được sử dụng với tư cách phương tiện giao tiếp thông thường, truyền đạt thông tin từ người nói đến người nghe hoặc người viết đến người đọc bằng dạng thức lời nói thường, lời văn thường phi nghệ thuật, ngẫu nhiên, tạm thời. Iu. M. Lotman nhấn mạnh: “từ những điểm nhìn nhất định, thì thông tin được bao gồm vào trong một sự lựa chọn kiểu ngôn ngữ nghệ thuật được thể 5 hiện ra là có tính quan trọng bậc nhất” [88; 43]. Ông còn phân biệt ký hiệu ngôn ngữ nghệ thuật với các ký hiệu ngôn ngữ tự nhiên. Ông cho rằng “Văn học có tính nghệ thuật nói bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai (…) Trong các ngôn ngữ tự nhiên, các ký hiệu – những đơn vị ổn định và bất biến của văn bản – và các quy tắc cú đoạn học được lẩy ra tương đối dễ dàng. Các ký hiệu được phân chia mạch lạc thành các bình diện nội dung và biểu hiện, giữa chúng tồn tại mối quan hệ của tính không chế định lẫn nhau, của tính quy ước lịch sử. Trong văn bản có tính nghệ thuật ngôn từ thì không chỉ những ranh giới giữa các ký hiệu là khác nhau, mà cả bản thân khái niệm ký hiệu cũng khác nhau” [88; 49]. Mặc dù nghệ thuật ngôn từ có dựa vào ngôn ngữ tự nhiên thì cũng “chỉ với điều kiện là để cải biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình – ngôn ngữ thứ sinh, ngôn ngữ của nghệ thuật” [88; 53]. Ngôn từ nghệ thuật không phải là thứ “vật liệu” có tính chất cố định mà có tính chất sống động, gắn liền với ý thức sáng tạo và chủ đích của nghệ sỹ. Nhà cấu trúc luận R. Barthes cho rằng nó không giống những viên gạch xây nhà, mà chúng sinh sôi trong nhau, tạo sinh nghĩa mới trong trường ngữ nghĩa mà chúng đi vào do sự lựa chọn và kết hợp của người sáng tạo. Nó không giống các ký hiệu thông thường. Còn Likhachev cho rằng: “từ nghệ thuật (hoặc từ trong văn học có tính nghệ thuật đằng nào cũng thế) chủ yếu là phi ký hiệu” [79]. Nguyên nhân là do nó đi vào hoạt động giao tiếp nghệ thuật luôn có khả năng tạo sinh nhiều lớp ngữ nghĩa. Ngôn ngữ là “hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [125; 666]. Ngôn ngữ văn học là dạng thức đã được chỉnh lý của ngôn ngữ toàn dân. Theo Lại Nguyên Ân, tác giả “150 thuật ngữ văn học” [5] , ngôn ngữ văn học đối lập với ngôn ngữ thông tục, ngôn ngữ đời thường, các phương ngữ xã hội. Nó có ba dạng thức khác nhau tùy thuộc phạm vi sử 6 dụng: ngôn từ hội thoại dùng trong giao tiếp bình thường; ngôn từ chuyên môn dùng trong khuôn khổ các đề tài; ngôn từ nghệ thuật dùng trong các sáng tác văn học. Đối với ngôn từ nghệ thuật, việc sử dụng ngôn ngữ chủ yếu bị chi phối về mặt thẩm mỹ. Lại Nguyên Ân còn lưu ý phân biệt “ngôn ngữ văn học” (ngôn ngữ nghệ thuật) với “ngôn ngữ của văn học” (ngôn từ nghệ thuật) và khẳng định đây là hai dạng thức khác nhau tuy chúng cùng một chất liệu. Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Theo Trần Đình Sử, “nghệ thuật ngôn từ từ xa xưa đã bao gồm không chỉ thơ trữ tình, kịch, sử thi mà còn bao gồm cả nghệ thuật hùng biện dùng trong giảng đạo, trong xét sử, trong diễn thuyết chính trị trước công chúng. Ngày nay, với sự phát triển của báo chí và phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, băng hình…) thì phạm vi của nghệ thuật ngôn từ còn rộng hơn và đổi khác.(…) khi nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật đó – tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì mục đích nghệ thuật” [131; 162]. Thực tế, sự phân biệt các thuật ngữ lời văn nghệ thuật, lời văn, ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật… chỉ có tính tương đối. Nội hàm các thuật ngữ này có phần giao nhau hoặc trong những văn cảnh cụ thể có thể thay thế được cho nhau. Song việc phân biệt như trên vẫn cần thiết, giúp người nghiên cứu lời văn nghệ thuật xác định đúng tính chất đối tượng của mình. Tiếp xúc với lời văn nghệ thuật – một dạng thức của hoạt động ngôn ngữ sáng tạo, cụ thể, sinh động, cảm tính, người đọc không thể dùng lý thuyết thông tin đơn giản để giải mã nó mà phải dựa vào mã cơ sở của một nền văn hóa – nền tảng xây dựng các thực thể văn hóa khác nhau. Theo Michel Foucault, văn hóa ở mỗi thời điểm chỉ có một mã cơ bản chi phối mọi lĩnh vực tri thức, “điều khiển ngôn ngữ của nó, các khung cảm nhận, sự trao đổi, hình thức cảm nhận và tái tạo, các giá trị và các bậc thang thực tiễn của nó” [36; 36]. Cũng theo ông, mọi tri thức đều thể hiện dưới hình thức các diễn 7 ngôn; trung tâm của văn hóa hiện đại “là ngôn ngữ dưới dạng các diễn ngôn” [36; 36]. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (trong đó có văn học) thể hiện rõ cách ứng xử, quan hệ tinh thần và thực tiễn của con người. Những tầng ý nghĩa, các lớp nội dung, những giá trị thẩm mỹ, những gợi mở liên tưởng cho người đọc và khát vọng chân lý nghệ thuật… đều được chuyển tải, biểu hiện và ẩn tàng ở lời văn nghệ thuật. Nó cũng là phương tiện hữu hiệu để nhà văn thể hiện tư tưởng và phong cách. Vì vậy, “ý nghĩa của nó không phải chỉ là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn như là hiện tượng của phong cách” [68; 191]. Vấn đề lời văn nghệ thuật cũng đã được Lê Hồng My khái quát khi nghiên cứu Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng [97]. Tác giả luận án đã trình bày các khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học và khẳng định “các thuật ngữ này có nội hàm rộng hơn thuật ngữ lời văn nghệ thuật” [97; 3]. Từ những khái niệm công cụ, Lê Hồng My nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng theo các phương diện: nguyên tắc tổ chức lời văn, các thành phần của lời văn, các phương tiện của lời văn. Là loại yếu tố hình thức quan trọng thể hiện tính quan niệm, được tổ chức theo những nguyên tắc của cá tính sáng tạo, có giá trị trực tiếp trong việc tạo hình hình tượng, biểu hiện phong cách tác giả và gắn liền với những “kỹ thuật” tổ chức, vì vậy việc nghiên cứu lời văn nghệ thuật cần phải tập trung làm rõ các vấn đề: Thứ nhất: Quan niệm nghệ thuật và ảnh hưởng của quan niệm tới những nguyên tắc tổ chức lời văn; Thứ hai: Các thành phần trong cấu trúc lời văn (đơn vị trực tiếp tạo hình hình tượng) và những thủ pháp tạo nên đặc trưng lời văn nghệ thuật của một tác giả. Từ góc độ lý thuyết, lời văn nghệ thuật của một tác giả phải được tìm hiểu từ các thành phần của nó gắn với ngôn ngữ thể loại, ngôn ngữ thời đoạn 8 và những định chế ngôn ngữ mang tính lịch sử. Nguyễn Huy Thiệp thành công nhất ở truyện ngắn, vì vậy việc tìm hiểu lời văn nghệ thuật của ông đương nhiên phải khởi đi từ các thành phần lời văn trong tác phẩm tự sự (lời trần thuật - ngôn ngữ gián tiếp và lời nhân vật - ngôn ngữ trực tiếp). Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi xác định hướng triển khai nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp. Lịch sử vấn đề lời văn nghệ thuật của tác giả này cũng được tập trung điểm lại theo những phương diện của lời văn đã được đề cập, nghiên cứu. 2.2. Vấn đề lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp qua các công trình nghiên cứu 2.2.1. Sơ lược về tình hình phê bình, nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Hơn hai mươi năm qua, kể từ khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn và nhanh chóng in dấu ấn vào văn học đương đại cũng là lúc phê bình văn học nhận được nhiều luồng gió mới của những tư tưởng, quan niệm khác nhau. Tác phẩm của ông trở thành hiện tượng gây nên nhiều đánh giá, phê bình không dễ gặp gỡ, thống nhất. Thậm chí nó còn “châm ngòi” cho những cuộc tranh luận quyết liệt, khó có thể dung hòa. Gây nên tranh luận ấy, xét đến cùng là do quan niệm nghệ thuật và những nguyên tắc sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp đã chi phối mạnh mẽ việc tổ chức lời văn, tạo nên hiện tượng lời văn mới lạ, vượt ra ngoài khung hình truyền thống. Cái mới dễ gây chú ý nhưng cũng dễ sinh ra những hoài nghi, chỉ trích. Đó cũng là lẽ thường. Khi truyện ngắn Tướng về hưu xuất hiện cũng là lúc ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp tạo được sự chú ý của người đọc và giới phê bình. Bằng trải nghiệm của người cầm bút từng đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến không khí đổi mới văn học, Nguyên Ngọc đã nhận ra rằng: “từ nay không thể viết như trước được nữa” và “Phải hình thành cho được ngôn ngữ mới để nói về hiện thực mới vô cùng phức tạp của xã hội và con người” [87; 171]. 9 Tính về số lượng, chỉ trong hơn ba năm (từ 1987 đến 1990), số bài viết về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chủ yếu là về truyện ngắn, lên đến con số hàng trăm. Điều này chứng tỏ tác phẩm của ông “có vấn đề”, hoặc là có sức hút kỳ lạ, hoặc là sự riết róng của nhu cầu đối thoại ở cây bút văn chương này đã tác động mạnh mẽ đến người đọc, cuốn hút họ vào môi trường can dự. Không khí đối thoại không chỉ diễn ra trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, không dừng lại giữa nhà nghiên cứu, phê bình, bạn đọc với tác giả mà dần chuyển thành đối thoại, tranh luận, thậm chí là công kích giữa các nhà phê bình, giữa những người tiếp nhận. Điều này càng chứng tỏ Nguyễn Huy Thiệp đã làm được một việc quan trọng: đưa tác phẩm của mình vượt khỏi những mô hình định sẵn, những quy phạm của văn chương “minh họa” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu), “khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới” [34] để trở thành tâm điểm của dư luận. Bài viết “Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình [111] sơ kết khá cơ bản hơn hai năm nghiên cứu, bình luận, đánh giá về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhìn chung, những nghiên cứu, bình luận về Nguyễn Huy Thiệp từ 1987 đến 1990 chủ yếu tập trung vào nội dung, tư tưởng tác phẩm để khẳng định một tài năng hoặc cao giọng phủ định. Tướng về hưu như một tiên định về văn nghiệp Nguyễn Huy Thiệp nhưng mới chỉ là một mảnh ghép của bức chân dung tác giả. Nếu chỉ từ một tác phẩm để khái quát chân dung tư tưởng, quan niệm của nhà văn thì dễ rơi vào phiến diện, thiếu cơ sở. Theo Nguyễn Đăng Điệp, “Với Nguyễn Huy Thiệp, khoảng thời gian 1987-1993 có thể coi là khoảng thời gian ngòi bút của ông sung mãn đến độ xuất thần” [34]. Sau những bài viết về ông và văn ông tạo nên bầu không khí nảy lửa, ông vẫn viết như một lẽ tự nhiên. Không coi thường dư luận một khi tài năng và nhu cầu nghệ thuật căng đầy, Nguyễn Huy Thiệp thực hiện thiên chức nhà văn theo quan niệm của ông để hoàn thành nghĩa vụ với đời. 10 [...]... nghĩa và sự đa dạng về màu sắc thẩm mỹ của lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn đầy hấp dẫn 3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, luận án tập trung vào các nhiệm vụ: 3.1 Xác lập hệ thống khái niệm: ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, lời văn nghệ thuật; chọn lời văn nghệ thuật là khái niệm trung tâm của lý luận về văn xuôi và việc nghiên cứu phương diện hình... trong 3 chương: Chương 1 Từ quan niệm nghệ thuật đến các nguyên tắc tổ chức lời văn của Nguyễn Huy Thiệp 27 Chương 2 Lời trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Chương 3 Lời nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp Chương 1 TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ĐẾN CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC LỜI VĂN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Văn học Vệt Nam 1945-1975 đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của một nền văn học cách mạng: cổ vũ chiến đấu,... của nhà văn Vì thế, luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học trong toàn bộ quá trình nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp 5.3 Phương pháp hệ thống Lời văn nghệ thuật là một hệ thống được cấu trúc bởi nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau Nghiên cứu lời văn nghệ thuật không thể không vận dụng phương pháp hệ thống Những vấn đề cụ thể về lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp được... từ nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp Tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện, hệ thống trên cơ sở từ quan niệm nghệ thuật đến hệ thống nguyên tắc chi phối việc tổ chức lời văn Tuy nhiên, tất cả kết quả nghiên cứu của những người đi trước đều có những giá trị nhất định để triển khai nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy. .. phương diện lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp hoạt động ngôn từ nghệ thuật cụ thể và sinh động, luận án tìm ra đặc điểm, đặc sắc của lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp và khẳng định đó là “hiện tượng của phong cách” [68; 191] 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận án tiến hành nghiên cứu: quan niệm và các nguyên tắc tổ chức lời văn, các thành phần lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ở tất cả các truyện... với nhà văn và bạn đọc Bài viết “Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình trong sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp một mặt sơ kết tình hình hơn hai năm nghiên cứu bình luận về Nguyễn Huy Thiệp và sáng tác của ông, đồng thời có những nhận xét khái quát về ngôn ngữ, lời văn ông Tác giả bài viết khẳng định: Văn Nguyễn Huy Thiệp đầy ma lực, chỉ riêng mạch văn, lời văn, nhịp... truyện ngắn như: đặc điểm trần thuật, đặc điểm đối thoại, đặc điểm độc thoại, từ ngữ thô tục, tổ chức thế giới nghệ thuật đa thanh… 2.2.2 Những nghiên cứu, đánh giá liên quan đến ngôn từ, lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp Vấn đề ngôn từ và nghệ thuật trần thuật ít nhiều được đề cập ở một số bài viết về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp Nói đến trần thuật và tổ chức trần thuật trong tác phẩm của ông,... nhằm tìm ra đặc điểm lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp Việc so sánh theo cả chiều đồng đại và lịch đại góp phần soi sáng đối tượng nghiên cứu 6 ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Luận án tập trung nghiên cứu lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện, hệ thống Việc nghiên cứu vì vậy vừa soi tỏ cho lý luận về lời văn nghệ thuật vừa khẳng định một xu hướng văn học mới mẻ, tất yếu... Luận văn đã bước đầu nêu được “mạch ngầm – dòng chảy của những ý nghĩa hàm ngôn trong lời thoại nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nguyên tắc sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Huy Thiệp đã được đề cập trong luận văn thạc sỹ Ngữ văn của Nguyễn Thành Nam (Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ĐHSP Hà Nội, 2006) Tác giả luận văn chú ý tới hai nguyên tắc lựa chọn và tổ chức ngôn từ nghệ thuật. .. văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp với tư cách yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện tư tưởng, quan niệm, cách nhìn nhận và phản ánh hiện thực Hơn nữa, đối với hiện tượng “hai lần lạ” này, hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp không thể nói là đã kết thúc 24 ở một công trình nghiên cứu nào Lời văn nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp như ống kính vạn hoa Ông tổ chức lời văn như xoay ống kính ấy . biệt thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật dùng để chỉ dạng lời văn trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, phân biệt với lời văn thường, lời nói thường hay lời văn trong các văn. khái niệm lời văn nghệ thuật và các bình diện hợp thành lời văn nghệ thuật trong loại văn bản nghệ thuật cụ thể là văn xuôi nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là “dạng. sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì mục đích nghệ thuật [131; 162]. Thực tế, sự phân biệt các thuật ngữ lời văn nghệ thuật, lời văn, ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật chỉ có tính tương

Ngày đăng: 30/11/2014, 23:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Lê Hải Anh (2006), “Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trần thuật của Nam Cao”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trần thuật của Nam Cao”, Tạp chí "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Hải Anh
Năm: 2006
2- Lê Hải Anh (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám - 1945, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác trước Cách mạng tháng Tám - 1945
Tác giả: Lê Hải Anh
Năm: 2006
3- Đào Tuấn Ảnh (1999), “Muốn làm rung động người đọc, nhà văn không được thương xót trái tim mình”, Tạp chí Văn học, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn làm rung động người đọc, nhà văn không được thương xót trái tim mình”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 1999
4- Lại Nguyên Ân (1983), “Mấy nhận thức về đổi mới trong văn nghệ”, Văn nghệ, (42, 43) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nhận thức về đổi mới trong văn nghệ”, "Văn nghệ
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1983
5- Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
6- Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
7- Nguyễn Duy Bắc (2001) tuyển chọn và giới thiệu, Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
8- Bakhtin, M. M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết" (Phạm Vĩnh Cư "dịch
Tác giả: Bakhtin, M. M
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 2003
9- Bakhtin, M. M. (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki (Trần Đình Sử dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki" (Trần Đình Sử "dịch
Tác giả: Bakhtin, M. M
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
10- Barthes, R. (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết" (Nguyên Ngọc "dịch)
Tác giả: Barthes, R
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 1997
11- Barthes, R., “Văn chương và siêu ngôn ngữ” (Đinh Hồng Thanh dịch), (nguồn: http://tapchisonghuong.com.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương và siêu ngôn ngữ” (Đinh Hồng Thanh "dịch
12- Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên nét lớn), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên nét lớn)
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
13- Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát”, Tạp chí "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2007
15- Brown, G. - Yuli, G. (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch), NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn" (Trần Thuần "dịch
Tác giả: Brown, G. - Yuli, G
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
16- Xuân Cang (1994), “Cho một hành trình văn học trở về nguồn”, Văn nghệ, (53) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho một hành trình văn học trở về nguồn”, "Văn nghệ
Tác giả: Xuân Cang
Năm: 1994
17- Nông Quốc Chấn (1988), “Dân chủ trong văn nghệ”, Văn nghệ, (21) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ trong văn nghệ”, "Văn nghệ
Tác giả: Nông Quốc Chấn
Năm: 1988
18- Đỗ Hữu Châu (1996), Giản yếu về ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu về ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
19- Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
20- Nguyễn Minh Châu (1991), Con người và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn
Năm: 1991
21- Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Văn nghệ, (49, 50) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa"”, Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w