1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DẠY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI THẦY, COI TRỌNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

4 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 75 KB

Nội dung

DẠY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI THẦY, COI TRỌNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ***** Đặng Xuân Sơn Tổ: TLH-GDH MỞ ĐẦU Thực tế đang diễn ra: Đào tạo “thợ dạy” Theo giáo sư Đinh Quang Báo - Viện Nghiên cứu sư phạm - thì việc đào tạo nhà giáo trong các trường, các khoa sư phạm thời gian qua chỉ là cách đào tạo nên “thợ dạy” chứ không phải đào tạo “người thầy” - “nhà giáo dục”. Giáo sư Báo cho rằng để hướng tới việc đào tạo “nhà giáo dục” chứ không phải “thợ dạy”, cấu trúc nội dung đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm chí ít phải đảm bảo 60% thời lượng cho việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm, 10-15% cung cấp kiến thức đại cương, 20% cung cấp kiến thức chuyên môn. Thế nhưng kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của ngành toán và ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ chiếm 16,9%, của ngành sư phạm Trường ĐH Cần Thơ chiếm 14,2% (sư phạm toán) và 17,5% (sư phạm văn) (1) “Giáo viên phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình để tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh. Vai trò truyền thụ kiến thức của người thầy tuy vẫn tiếp tục có ý nghĩa nhưng vai trò hướng dẫn, tổ chức, tư vấn đối với người học để họ tự thực hiện mọi nhiệm vụ nhận thức và phát triển kỹ năng cần thiết hơn. Giáo viên cũng phải có năng lực cảm hóa người học, giúp họ hình thành cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn ” - bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh. (2) Thực tế nhiều trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên nhưng không có trường (cơ sở) sư phạm thực hành, để sinh viên có thể thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nhiều trường, khoa sư phạm phải chuyển từ thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên sang học học phần thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – bỏ cụm từ “thường xuyên”? Việc làm này khác nào “dạy chay” để “học chay”, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển năng lực người thầy cho sinh viên sư phạm; và như vậy nếu không có thầy tốt thì làm sao có trò giỏi – làm gì để góp phần thực hiện tốt “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” đó là trăn trở rất lớn của những người làm công tác giáo dục, của các giảng viên khoa sư phạm 1 ĐHTG và có lẽ đó cũng là một trong những lý do chính của buổi hội thảo khoa học hôm nay? NỘI DUNG Vấn đề đặt ra: Muốn phát triển năng lực người thầy – nhà giáo dục – nhà sư phạm thì nhà trường sư phạm (khoa sư phạm) cần hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc mấy vấn đề sau: 1. Quán triệt quan điểm: Dạy học lấy người học làm trung tâm. “Dạy - Học lấy người học làm trung tâm” hoặc “Dạy - Học lấy hoạt động học làm trung tâm” có các tiêu chí sau đây: Thứ nhất: Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có. Thứ hai: Hoạt động hóa người học – giao việc, bằng nhiều phương thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau - Tự mình “chuyển” chỗ ở của khái niệm từ “quê hương” thứ nhất tới “quê hương” thứ hai – Là tâm hồn mình. Thứ ba: Hợp tác giữa các thành viên - Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học (Người xưa có nói: “Học thầy không tày học bạn”) Thứ tư: Thực hiện có hiệu qủa “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học. Thứ năm: Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy học. 2. Nắm vững mười đặc điểm dạy học ở đại học: 2.1. Dạy và học trên tinh thần khái quát hóa tri thức 2.2. Tự học rất quan trọng – chiếm 2/3 thời gian 2.3. Khai thác tối đa các tiện ích của internet 2.4. “Học thầy không tày học bạn” được cụ thể hóa – học nhóm 2.4. Người dạy có thể xây dựng lại nội dung bài học – cập nhật 2.5. Nếu có nhiều quan điểm song song tồn tại phải nói cụ thể 2.7. Áp dụng các phương tiện kỹ thuật, không đọc chép, chiếu chép 2.8. Thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa thầy và trò, có thể đánh giá thầy thông qua trò khách quan, chính xác 2.9. Ngày hôm nay học bài ngày nay là chính – học ngay 2 2.10. Khai thác tối đa vốn sống của người học – đề mở. 3. Cần hiểu đúng thế nào là dạy giỏi? Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy giỏi (xuất phát từ những tiêu chí khác nhau hoặc được nhìn nhận dưới những góc cạnh khác nhau) tuy nhiên chúng tôi cho rằng đơn giản và dễ hiểu: Người thầy dạy giỏi phải đạt được 3 tiêu chí cơ bản sau: 3.1. Học sinh thích học – Sướng, sung sướng được học 3.2. Đạt được mục đích bài dạy: Kiến thức, kỹ năng, thái độ 3.3. Đúng tiến trình dạy học đề ra – Đúng kế hoạch, đúng thời khóa biểu Về tiêu chí 2 và 3 dễ hiểu và có thể định lượng được (dễ đánh giá) còn tiêu chí 1 - Học sinh thích học, là vấn đề nhạy cảm tế nhị và rất khó định lượng? – sẽ bàn vào một chuyên đề riêng! Tuy nhiên rất cảm tính cũng có thể khẳng định rằng: Nếu bài giảng mà không tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn… người học, làm cho người học thích thú sung sướng khi học thì không thể gọi là dạy giỏi được! 4. Thực hiện tốt 7 nguyên tắc trong giảng dạy: (Nguyên tắc thực tế) 4.1. Liên hệ thực tế, gắn với thực tế sinh động của cuộc sống 4.2. Tạo bầu không khí tích cực trong giờ giảng 4.3. Trực quan hóa – trình bày nội dung bài học bằng hình ảnh 4.4. Khuyến khích người học tự làm, tham gia tích cực vào bài học 4.5. Minh họa bài học bằng những liên kết, video 4.6. Chốt lại nội dung giờ dạy-học 4.7. Giao nhiệm vụ cho người học sau nghe giảng. 5. Các tiêu chí để người dạy có thể tự đánh giá giờ giảng của mình: 5.1. Các phương pháp và phương tiện có được sử dụng linh hoạt 5.2. Có khuyến khích người học tham gia tích cực 5.3. Có làm chủ và bao quát toàn bộ lớp học 5.4. Có độc thoại liên tục vượt quá 15 phút? 5.5. Có trực quan hóa các nội dung bài học 5.6. Nội dung và thời gian có được điều chỉnh để duy trì sự chú ý của người học 5.7. Có chốt lại – làm đọng lại kiến thức nơi người học. 3 KẾT LUẬN “Người thầy giáo chỉ biết nói là người thầy giáo tồi; biết nói và biết giải thích là người thầy giáo trung bình; biết nói biết giải thích và biết minh họa bằng cả cuộc đời này là người thầy giáo khá; biết nói biết giải thích, biết minh họa bằng cả cuộc đời này, biết huy động trí tuệ vốn sống của người nghe tham gia vào quá trình dạy học, biết hấp dẫn người nghe, lôi cuốn người nghe đó mới là người thầy giáo giỏi!” Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải thực sự nghiêm túc xem xét lại cách dạy (cách đào tạo) mang ý nghĩa sư phạm học, trong tất cả các chương trình; đặc biệt các chương trình sư phạm – đào tạo ra đội ngũ thầy cô giáo. Khắc phục tối đa kiểu “thợ dạy”, thậm chí giảng viên lên lớp chỉ biết kể lại, thông báo lại một cách cứng nhắc kiến thức đã có trong các giáo trình! Thực sự coi trọng việc “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” trong các nhà trường sư phạm, cần làm tốt ngay từ những tháng ngày đầu tiên khi bước chân vào nhà trường sư phạm. Muốn thực hiện được điều này có lẽ câu hỏi đầu tiên cần có câu trả lời đó là: Đâu là trường (cơ sở) thực hành của chúng ta? Trên đây là một số suy nghĩ có tính chất rất chủ quan, mặt khác năng lực của bản thân là luôn luôn có giới hạn; bởi vậy bài viết có lẽ còn những hạn chế nhất định. Rất mong được sự chia sẻ chân thành từ quí vị! Kính chúc quí vị sức khỏe, Chúc hội thảo đạt được những kết quả nhất định, Xin trân trọng cám ơn và kính chào! ……………………………………… Tài liệu tham khảo (1),(2)-Quỹ “Hòa bình và phát triển Việt Nam” do bà Nguyễn Thị Bình - nguyên phó chủ tịch nước - đại diện, cung cấp tại hội thảo về “Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” được tổ chức tại TP HCM, vào ngày 18-7-2012. 1. GS.VS Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội năm 1999. 2. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD, Hà Nội 2004 3. GSVS Nguyễn Cảnh Toàn, Thế nào là dạy giỏi ở thời đại ngày nay, Văn nghệ số 02 ngày 14-01-2006. 4 . DẠY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI THẦY, COI TRỌNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ***** Đặng Xuân Sơn Tổ: TLH-GDH MỞ ĐẦU Thực tế đang diễn ra: Đào tạo “thợ dạy Theo. xuyên”? Việc làm này khác nào dạy chay” để “học chay”, ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển năng lực người thầy cho sinh viên sư phạm; và như vậy nếu không có thầy tốt thì làm sao có trò giỏi. chú ý của người học 5.7. Có chốt lại – làm đọng lại kiến thức nơi người học. 3 KẾT LUẬN Người thầy giáo chỉ biết nói là người thầy giáo tồi; biết nói và biết giải thích là người thầy giáo trung

Ngày đăng: 28/11/2014, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w