TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG HÀ HỒNG KHUYÊN SO SÁN HẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG NUÔI KÍN THÔNG GIÓ VÀ CHUỒNG HỞ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA GÀ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
HÀ HỒNG KHUYÊN
SO SÁN HẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG NUÔI KÍN THÔNG GIÓ VÀ CHUỒNG HỞ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN
CỦA GÀ THỊT GIỐNG COBB 500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI-THÚ Y
CẦN THƠ, 2013
Trang 2ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
HÀ HỒNG KHUYÊN
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG NUÔI KÍN THÔNG GIÓ VÀ CHUỒNG HỞ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN
CỦA GÀ THỊT GIỐNG COBB 500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI-THÚ Y
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
Ths LÊ THANH PHƯƠNG
CẦN THƠ, 2013
Trang 3iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂU CHUỒNG NUÔI KÍN THÔNG GIÓ VÀ CHUỒNG HỞ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA GÀ
THỊT GIỐNG COBB 500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI-THÚ Y
Cần Thơ, Ngày Tháng Năm Cần Thơ, Ngày Tháng Năm
Cán bộ hướng dẫn: DUYỆT BỘ MÔN
Ths Lê Thanh Phương
Cần Thơ, Ngày Tháng … Năm……
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
………
Trang 4i
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cha, mẹ người đã sinh thành, nuôi dạy con khôn lớn, yêu thương con, luôn tin tưởng con và đã
hi sinh cho con cả cuộc đời
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô bộ môn Chăn Nuôi cùng bộ môn Thú Y nói riêng đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu thực tiễn trong suốt quá trình học tập tại trường để là hành trang cho tôi bước vào đời
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô PGS.Ts Nguyễn Nhựt Xuân Dung
đã tận tình chỉ bảo, quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như quá trình làm đề tài tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập Trương Chí Sơn đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến anh Lê Thanh Phương đã tận tình chỉ bảo, quan tâm và tạo điều kiện trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp Xin gửi lời cảm ơn đến Ks anh Võ Thanh Phong, anh Lê Tấn Tam, anh Huỳnh Văn Trung, anh Nguyễn Minh Trí và chị Nguyễn Thị Trúc Linh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài
Chân thành cảm ơn chú Nguyễn Đức Thắng, cô Nguyễn Thị Oanh, chị Trần Thị Mỹ Linh và anh Trần Quang Tâm cùng toàn thể anh chị em quản lí cũng như công nhân của trại đã quan tâm an ủi, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài
Xin chân thành cảm ơn chị Ngô Thị Minh Sương đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Chân thành cảm ơn các anh chị khóa trước, những người bạn chăn nuôi K36 đã bên tôi chia sẻ buồn vui và sát cánh cùng tôi trong suốt quá trình học
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi người nhiều sức khỏe!
Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hà Hồng Khuyên
Trang 5ii
TÓM LƢỢC
Đề tài: “So sánh ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi kín thông gió và
chuồng hở lên sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt giống Cobb 500”
tại Bình Dương từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013 nhằm so sánh về trọng
lượng gà, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ hao hụt
và hiệu quả kinh tế của gà thịt Cobb 500 giai đoạn 21-42 ngày tuổi giữa hai
kiểu chuồng nuôi Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức là một kiểu chuồng, kiểu chuồng kín và kiểu chuồng hở, với 6 lần lặp lại ở mỗi kiểu chuồng, tổng cộng có 12 trại gà Mỗi trại kín nuôi
từ 11.440-15.200 con/trại, trại hở nuôi trung bình 6.000 con/trại Kết quả thí nghiệm chỉ rằng, hai kiểu chuồng nuôi không ảnh hưởng lên trọng lượng gà lúc 42 ngày tuổi (P = 0,59), ở chuồng kín trọng lượng trung bình của gà lúc
42 ngày tuổi là 2.638g và chuồng hở là 2.606g Toàn kì thí nghiệm cho thấy: tiêu tốn thức ăn không ảnh hưởng bởi kiểu chuồng (P>0.05), ở chuồng kín là
161 (g/ngày) và chuồng hở là 160 (g/ngày) Hệ số chuyển hóa thức ăn ở kiểu chuồng hở là 2,22 trong khi chuồng kín 2,11 (P = 0,19) Tỉ lệ hao hụt ở chuồng hở là 2,41% có khuynh hướng cao hơn ở chuồng kín là 1,85% Kết quả nghiên cứu trên cho thấy kiểu chuồng nuôi không ảnh hưởng lên sinh trưởng của gà thịt giống Cobb 500 nhưng ở chuồng kín gà có tỉ lệ hao hụt thấp hơn ở chuồng hở, hiệu quả kinh tế ở kiểu chuồng kín cao hơn ở kiểu chuồng hở
Trang 6iii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Hà Hồng Khuyên
Trang 7iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
LỜI CAM KẾT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Sơ lược về giống gà Cobb 500 2
2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Đặc Điểm 2
2.2 Chuồng trại nuôi gà 3
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi 3
2.2.2 Yêu cầu chính của một chuồng nuôi 4
2.2.3 Chọn vị trí xây dựng chuồng trại 4
2.2.4 Hướng chuồng 4
2.3 Hệ thống chuồng nuôi 5
2.3.1 Hệ thống chuồng nền 5
2.3.2 Hệ thống chuồng sàn 7
2.4 Phương thức chăn nuôi 7
2.4.1 Phương thức nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng 7
2.4.2 Phương thức nuôi trên sàn 8
2.5 Tiêu chuẩn về điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi 8
2.5.1 Nhiệt độ 9
3.5.2 Ẩm độ 10
3.5.3 Tốc độ gió 10
3.5.4 Mật độ nuôi 11
3.5.5 Thời gian chiếu sáng 11
Trang 8v
3.5.6 Thông thoáng 12
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Phương tiện thí nghiệm 13
3.1.1 Thời gian thí nghiệm 13
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 13
3.1.3 Động vật thí nghiệm 15
3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm 15
3.1.5 Thức ăn, nước uống và thú y 17
3.1.6 Dụng cụ thí nghiệm 19
3.2 Phương pháp thí nghiệm 19
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 19
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 19
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 21
3.3 Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Nhận xét tổng quát 23
4.2 Theo dõi chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ của hai kiểu chuồng nuôi 23
4.2.1 Nhiệt độ trung bình của hai kiểu chuồng nuôi 23
4.2.2 Ẩm độ trung bình của hai kiểu chuồng nuôi 25
4.3 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên trọng lượng và tăng trọng của gà qua các tuần tuổi 27
4.3.1 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên trọng lượng gà 27
4.3.2 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên tăng trọng 28
4.4 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn qua các tuần tuổi 29
4.4.1 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên tiêu tốn thức ăn 29
4.4.2 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) 31
4.5 Ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi lên tỉ lệ hao hụt 32
Trang 9vi
4.6 Hiệu quả kinh tế 34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 35
5.1 Kết luận 35
5.2 Đề xuất 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 38
Trang 10vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2 1 Trọng lượng bình quân và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt
Cobb 500, con trống 2
Bảng 2 2 Trọng lượng bình quân và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500, con mái 3
Bảng 2 3 Trọng lượng bình quân và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 trung bình 3
Bảng 2 4 Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng theo ngày tuổi của gà thịt Cobb 500 12
Bảng 3 1 lịch trình sử dụng thức ăn 18
Bảng 3 2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp (TAHH) 18
Bảng 3 3 Định mức sử dụng thức ăn và trọng lượng gà chuẩn 20
Bảng 3 4 Chương trình sử dụng vacxine 21
Bảng 3 5 Chương trình sử dụng thuốc 21
Bảng 4 1 Nhiệt độ trung bình (0C) qua từng giai đoạn theo dõi của hai kiểu chuồng 24
Bảng 4 2 Ẩm độ trung bình (100%) qua từng giai đoạn theo dõi của hai kiểu chuồng nuôi 26
Bảng 4 3 Trọng lượng bình quân (g/con) của gà thịt giống Cobb 500 qua các ngày tuổi 27
Bảng 4 4 So sánh về tăng trọng của hai kiểu chuồng 28
Bảng 4 5 So sánh tiêu tốn thức ăn (TTTA) của hai kiểu chuồng 30
Bảng 4 6 So sánh về hệ số chuyển hóa thức ăn của hai kiểu chuồng 32
Bảng 4 7 Tỉ lệ hao hụt của gà thịt giống Cobb 500 qua các giai đoạn theo dõi 33
Bảng 4 8 So sánh hiệu quả kinh tế của hai kiểu chuồng nuôi trên 1 con gà 34
Trang 11viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3 1 Cổng vào trại gia công gà thịt Chiến Thắng 13
Hình 3 2 Sơ đồ trại gia công gà thịt Chiến Thắng 14
Hình 3 3 Giống gà thịt Cobb 500 15
Hình 3 4 Tổng thể bên ngoài một trại kín 16
Hình 3 5 Máng ăn tự động 16
Hình 3 6 Máng uống tự động 16
Hình 3 7 Tổng thể bên ngoài một trại hở 17
Hình 3 8 Máng ăn 17
Hình 3 9 Máng uống 17
Hình 4 1 Biểu đồ biến động của nhiệt độ qua thời điểm 8 giờ và 14 giờ ở hai kiểu chuồng nuôi 25
Hình 4 2 Biểu đồ biến động của ẩm độ qua thời điểm 8 giờ và 14 giờ ở hai kiểu chuồng nuôi 26
Hình 4 3 Biểu đồ trọng lƣợng bình quân của gà thịt giống Cobb 500 qua các ngày tuổi 27
Hình 4 4 Biểu đồ so sánh tăng trọng, g/tuần của hai kiểu chuồng nuôi 29
Hình 4 5 Biểu đồ so sánh tăng trọng, g/ngày của hai kiểu chuồng 29
Hình 4 6 Biểu đồ so sánh tiêu tốn thức ăn, g/tuần của hai kiểu chuồng 31
Hình 4 7 Biểu đồ so sánh tiêu tốn thức ăn, g/ngày của hai kiểu chuồng 31
Hình 4 8 Biểu đồ so sánh về hệ số chuyển hóa thức ăn của hai kiểu chuồng nuôi 32
Hình 4 9 Biểu đồ tỉ lệ hao hụt của gà thịt giống Cobb 500 qua các giai đoạn theo dõi 33
Trang 121
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Với nền kinh tế ngày càng phát triển và dân số đông như hiện nay thì nhu cầu về thịt, trứng, sữa ngày càng cao Do đó, ngành chăn nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Hiện nay, ở Việt Nam mô hình chăn nuôi gà thịt công nghiệp có hai phương thức đó là chăn nuôi theo phương thức chuồng kín và chăn nuôi theo phương thức chuồng hở
Kiểu chuồng kín có hệ thống làm mát và hệ thống quạt hút dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ từ đó kiểm soát được dịch bệnh, thuận tiện cho việc quản lí và chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường quanh khu vực nuôi, tiết kiệm được diện tích, tăng năng suất lao động nhưng chi phí đầu tư cao Chuồng hở tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng ban đầu, nhưng thời gian sử dụng ngắn, gây ô nhiễm môi trường, tốn công lao động, tiểu khí hậu chuồng nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp với khí hậu bên ngoài môi trường, từ đó dễ xảy ra dịch bệnh do khó cách ly vật nuôi với môi trường xung quanh Tuy hình thức chuồng kín có nhiều ưu điểm nhưng chuồng hở vẫn được duy trì bởi chi phí đầu tư thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân Việt Nam
Nhằm so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật cùng hiệu quả sử dụng của hai kiểu
chuồng nuôi Chúng tôi tiến hành đề tài “so sánh ảnh hưởng của kiểu chuồng nuôi kín thông gió và chuồng hở lên sinh trưởng và tiêu tốn thức
ăn của gà thịt giống Cobb 500” với mục tiêu: so sánh trọng lượng gà, mức
độ tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn qua các tuần tuổi, tỉ
lệ hao hụt và hiệu quả kinh tế của hai kiểu chuồng nuôi
Trang 132
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về giống gà Cobb 500
2.1.1 Nguồn gốc
Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được công ty Emivest nhập từ Mỹ Công ty nuôi gà Cobb 500 bố, mẹ để sản xuất ra gà con Gà con được đưa về các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị trường
2.1.2 Đặc Điểm
Theo sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500 (2008) cho biết:
Gà giống Cobb 500 là gà thịt cao sản, có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình bầu, đẹp
Trang 14(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2008)
Bảng 2 3 Trọng lượng bình quân và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 trung bình
Tuần tuổi Ngày tuổi Trọng lượng bình
(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2008)
2.2 Chuồng trại nuôi gà
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi hiện nay, vật nuôi được nuôi giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi Chính chuồng nuôi quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh vật nuôi Một chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ cho phép vật nuôi phát triển và cho năng suất tối đa Bên cạnh việc thỏa mãn các điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn phải thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con người Một vai trò vô cùng quan trọng của chuồng nuôi là cho khấu hao xây dựng trên một đơn vị sản phẩm thấp Như vậy chuồng nuôi phải có thời gian sử dụng dài và chi phí xây dựng thấp
Trang 154
Một vấn đề nữa là việc ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi và môi trường bên ngoài chuồng nuôi Ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi và người chăn nuôi Song song đó, việc gây ô nhiễm môi trường bên ngoài khu vực chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư xung quanh Do vậy, chuồng nuôi phải đảm nhiệm vai trò hạn chế sự ô nhiễm ngay chính trong chuồng nuôi và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh (Võ Văn Sơn, 2002)
2.2.2 Yêu cầu chính của một chuồng nuôi
Do chuồng nuôi đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người
Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi
Khấu hao xây dựng thấp
Thuận lợi giao thông
Không gây ô nhiễm môi trường
Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác
Có cảnh quan vệ sinh và đẹp (Võ Văn Sơn, 2002)
2.2.3 Chọn vị trí xây dựng chuồng trại
Trước khi xây dựng chuồng trại nuôi gà, người chăn nuôi cần quan tâm
vị trí được chọn để xây dựng chuồng trại như sau:
Địa điểm xây dựng trại phải chú ý đến lượng gió và lượng ánh sáng chiếu đến Phải cao ráo, sạch sẽ, không đọng nước, không có cây cối rậm rạp quá dễ sinh ra chuột, rắn (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Để tránh đọng nước thì trước khi xây dựng phải đào mương, rãnh trong các khu vực chăn nuôi (Hồ Văn Giá, 1992)
Nền chuồng phải cao và khô ráo vì gà không chịu được ẩm ướt Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 50cm (Châu Bá Lộc, 1997)
2.2.4 Hướng chuồng
Hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng Người ta thường lấy trục đối xứng dọc của dãy chuồng để chọn hướng thích hợp cho việc xây dựng chuồng trại Thông thường trục dọc dãy
Trang 16Khí hậu nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, do đó chuồng trại nên xoay mặt về hướng Đông Nam hoặc Nam để chuồng trại được sáng sủa, giữ được nhiệt độ thích hợp Như vậy, chuồng nuôi sẽ được mát mẻ về mùa hè do
có gió Đông Nam và Nam thổi thẳng góc vào mặt chuồng và ấm áp về mùa đông do gió mùa Đông Bắc thổi thẳng góc vào đầu hồi chuồng (Đỗ Ngọc Hồ
và Nguyễn Minh Tâm, 2005)
Trong điều kiện công nghiệp phục vụ ngành gà chưa phát triển, phương thức nuôi gà bằng chuồng nền vẫn là chủ yếu, tốt hơn, dễ thực hiện hơn Tùy điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật và đặc điểm đất đai, khí hậu mà chuồng nền có những dạng khác nhau về cấu trúc nhất là trang bị dụng cụ đi kèm Về đặc điểm cấu trúc, chuồng nền có loại chuồng kín (chuồng tối) và chuồng hở (chuồng thông thoáng tự nhiên)
2.3.1.1 Chuồng kín
Chuồng kín là loại chuồng một hoặc nhiều tầng, có vách, cửa ngăn vách với bên ngoài, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và điều tiết áng sáng nhân tạo theo nhu cầu phát triển từng giai đoạn của gà, bất kể thời tiết, khí hậu, ngày hay đêm
Việc điều tiết khí hậu, nhất là việc chống nóng lâu nay thường dùng máy điều hòa nhiệt độ (thổi không khí lạnh) hoặc “màng nước” kết hợp với quạt
Trang 17Hai bên vách lưới chuồng có rèm cơ động bằng nylon dày Khi che kín rèm hai bên vách tạo thành cái hang đúng nghĩa đen chạy dài từ đầu đến cuối chuồng Đầu chuồng chứa “cửa” để không khí vào, cuối chuồng lắp hệ thống quạt hút có công suất lớn Khi vận hành quạt hút đẩy không khí ra khỏi chuồng, tạo thành dòng không khí (gió) chuyển động liên tục dọc theo chuồng với vận tốc 2-2,5 m/s kéo theo hơi nước từ hệ thống những tấm làm mát Khi tấm làm mát và hệ thống quạt hút hoạt động sẽ làm giảm nhiệt độ trong chuồng xuống từ 3-40C
Nếu gà đang giai đoạn cần nhiều giờ chiếu sáng thì dùng rèm che vách bằng nylon trong suốt để tận dụng ánh sáng ban ngày “Cửa” gió vào là vách lưới để trống Trường hợp phải cắt giảm giờ chiếu sáng, vách chuồng được thay thế bằng loại nylon đen ngăn ánh sáng “Cửa” gió vào, gió ra cũng được che tối hoàn toàn
Ưu điểm
Điều hòa tiểu khí hậu trong chuồng nuôi phù hợp với các giai đoạn phát triển của gà
Tăng năng suất chăn nuôi
Tăng năng suất lao động
Khấu hao xây dựng thấp
Không gây ô nhiễm môi trường
Trang 187
thác được tối đa yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, gió mà thiên nhiên ưu đãi và là tiềm năng vô tận của khí hậu nhiệt đới, để giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm (Võ Bá Thọ, 1996)
Tuy nhiên chuồng hở có thời gian sử dụng ngắn, tiểu khí hậu chuồng nuôi bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường bên ngoài, tốn công lao động, ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy mô chăn nuôi lớn
2.3.2 Hệ thống chuồng sàn
Về cơ bản, chuồng sàn tương tự chuồng nền, chỉ thêm cái sàn chiếm toàn
bộ hoặc một phần lớn diện tích chuồng Chuồng sàn thích hợp cho các giống
gà thịt đi tiểu phân có nhiều nước Gà nuôi trên sàn như trên lồng, hạn chế việc tiếp xúc với phân rác
Nhược điểm của chuồng sàn là đi lại, thao tác thủ công không thuận lợi (Võ Bá Thọ, 1996)
Cần chú ý
Nền chuồng: kiên cố tránh được ẩm ướt, dễ sát trùng, có độ nghiêng nhất định để không làm đọng nước, có sự thoát nước tốt Có hệ thống thoát nước dưới các điểm đặt máng uống
Mái chuồng: có thể sử dụng các loại vật liệu có độ cách nhiệt tốt Có thể
bố trí các vòi nước phun lên mái để tạo mưa nhân tạo lúc trời nóng
Vách chuồng: phải dễ làm vệ sinh và sát trùng, không có gờ dưới chân tường làm cản trở việc vệ sinh và quét chuồng trại Nếu nuôi trên nền thì tường chỉ xây cao vừa tầm đứng của gà khoảng 30-40 cm, phần trên là lưới đủ kín để bạo vệ gà, nên có hệ thống rèm che phòng mưa tạt, gió lùa Nếu nuôi lồng thì chuồng phải có cửa ra vào, cửa sổ phải cao hơn tầm đứng của gà trong lồng
2.4 Phương thức chăn nuôi
Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang sử dụng một số phương pháp nuôi sau: nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng, nuôi trên sàn gỗ hay lưới, nuôi trong lồng (Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 1999)
2.4.1 Phương thức nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng
Phương pháp nuôi gà con: yêu cầu gà con phải cùng lứa tuổi vì nếu gà có những lứa tuổi khác nhau dễ sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp
và tiêu hóa Nuôi theo phương pháp này gà con hoàn toàn không được thả ra ngoài Phương pháp này có những ưu điểm như sau: có khả năng cơ giới hóa
Trang 198
các quá trình làm việc làm giảm nhiều sức lao động, quan sát đàn gà dễ dàng hơn, nó cho phép tìm ra những con bệnh một cách nhanh chóng và áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh tật một cách có hiệu quả, gà con ít chết, lớn đồng đều, ít gặp sự rủi ro Những nguyên liệu được dùng làm chất độn chuồng phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây: rẻ và nhẹ khi vận chuyển; khô
và không bị nấm mốc; có khả năng hút ẩm; có khả năng cách nhiệt tốt; không tạo thành nhiều bụi Chất độn chuồng có nhiều loại có thể sử dụng được như: dâm bào, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu Mỗi loại chất độn chuồng này có khả năng hút ẩm khác nhau, tùy điều kiện nguyên liệu sẵn có ở từng nơi mà chúng ta chọn chất độn chuồng Người ta có thể nuôi gà con trên lớp độn chuồng thay đổi hoặc lớp độn chuồng không thay đổi Lớp độn chuồng thay đổi dày 5cm, trong thời gian nuôi có thể thay đổi vài lần hay thay đổi hàng tuần Sự thay đổi như vậy tuy có sạch sẽ, tránh được bệnh tật nhưng nó cũng có nhiều nhược điểm là: sự cách nhiệt của nền không đảm bảo, tốn nguyên vật liệu độn chuồng, tốn nhiều sức lao động Lớp độn chuồng không thay đổi: gà con được nuôi trên lớp độn chuồng không thay đổi lần nào trong suốt quá trình nuôi như vậy tiết kiệm được sức lao động Lớp độn chuồng dày 20-30 cm, bảo đảm cách nhiệt tốt Trong thời gian nuôi thường xuyên xới lật chất độn để phân lẫn chất độn chuồng mà không vón thành cục lớn, nhờ vậy mà chất độn chuồng vẫn khô và ký sinh trùng không sinh sôi nảy nở được
Phương pháp nuôi gà thịt: Yêu cầu đối với phương pháp nuôi gà thịt thâm canh trên lớp độn chuồng: lớp độn chuồng phải luôn luôn xốp, được rải dày 15cm Nếu nền chuồng có độ cách nhiệt không tốt thì nền chuồng phải rải dày tới 20-25 cm Số lần thay đổi lớp độn chuồng tùy thuộc vào hoàn cảnh và tiểu khí hậu trong vùng, mật độ nuôi, trang thiết bị kỹ thuật (Lã Thị Thu Minh, 2000)
2.4.2 Phương thức nuôi trên sàn
Sàn gỗ hay sàn lưới sắt đặt ở độ cao 50-60 cm so với nền chuồng Nuôi trên sàn dễ vệ sinh, ít khí độc, hạn chế được gà tiếp xúc với mầm bệnh trên đất
và phân, hạn chế được sự lây lan bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh, có thể lấy phân ra ngoài một cách thường xuyên mà không ảnh hưởng tới gà (Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 1999)
2.5 Tiêu chuẩn về điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi
Môi trường sống ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi Trong điều kiện hoang dã động vật tự thích nghi với môi trường xung quanh
để tồn tại, những cá thể không thích nghi, không chịu đựng được sẽ không tồn
Trang 209
tại và tử số thường khá cao Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do môi trường gây ra để tăng hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi, do vậy việc tạo ra một môi trường phù hợp cho vật
nuôi là điều cần thiết
Các yếu tố môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi:
2.5.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể sinh vật Hệ thống điều nhiệt của gà hoàn toàn khác loài hữu nhủ Gà không có tuyến mồ hôi và lớp lông rất dày cản trở sự thoát nhiệt bằng bức xạ và thoát hơi trên da Vì vậy thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp (giống như chó) Gà con mới nở hoàn toàn không có khả năng điều nhiệt, nên khả năng điều nhiệt của chúng tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường Gà con mới nở chưa có khả năng điều nhiệt, 4-6 ngày sau khi nở gà con mới có khả năng điều nhiệt và 4 tuần tuổi mới hoàn thiện khả năng này (Võ Văn Sơn, 2002)
Bảng 2.4: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà
Nhiệt độ thích hợp nhất trong chuồng theo độ tuổi của gà như sau:
Bảng 2.5: Nhiệt độ thích hợp nhất trong chuồng theo độ tuổi của gà
Ngày tuổi Nhiệt độ thích hợp cho gà
Trang 21Ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của không khí Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và lượng mồ hôi bốc hơi ít Đồng thời ẩm độ và nhiệt độ không khí cao sẽ là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp, vật nuôi bị lạnh và làm gia tăng sự mất nhiệt của cơ thể
Khi ẩm độ môi trường thấp sẽ làm tăng nhanh sự bốc hơi trong hơi thở
và trên da làm da và niêm mạc khô, nức nẻ và gia súc dễ nhiễm bệnh, đặc biệt
là các bệnh đường hô hấp
Ẩm độ tối hảo cho các loài là: 60-80%, trung bình 70%, dưới 60% là thấp Dưới 50% gây bệnh đường hô hấp Trên 80% là cao Trên 90% khó khăn trong giải nhiệt và dễ bị nóng (Võ Văn Sơn, 2002)
Ẩm độ tương đối của chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở dễ bị các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt của gà Ẩm độ cao còn gây bất lợi gián tiếp là tạo điệu kiện cho mầm bệnh phát triển như: vi khuẩn, nấm mốc,…đặc biệt là cầu trùng Mật độ nuôi càng cao thì ẩm độ trong chuồng nuôi càng cao (Võ Bá Thọ, 1996)
Ẩm độ khô nhu cầu về nước uống của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn sẽ giảm, gà dễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi,… Giữa nhiệt độ và
ẩm độ tương đối có mối tương quan nghịch với nhau Thông thường ẩm độ tốt nhất đối với gà là từ 65-75% (Dương Thanh Liêm, 1999)
3.5.3 Tốc độ gió
Thông thường tốc độ gió hay sự chuyển động của không khí có hai tác động lên cơ thể động vật Sự chuyển động vừa phải của không khí sẽ làm tăng khả năng trao khí oxy và các chất khí khác trong môi trường giúp sự tuần hoàn của động vật được hoàn hảo.Tuy nhiên, sự chuyển động của không khí còn
Trang 22Tốc độ chuyển động không khí (quạt làm thông khí): tiêu chuẩn của Nga trung bình 0,2-0,3 m/giây vào những tháng mát, vào các tháng nóng tăng lên 1,2m/giây Tiêu chuẩn của Pháp: 0,3m/giây, vào mùa hè: 0,5 m/giây Bulgaria: 0,8-1,2 m/giây
3.5.4 Mật độ nuôi
Cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thông thoáng Mật độ nuôi có liên quan đến sức khỏe và năng suất của gà Mật độ phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi, giống, phương thức nuôi, điện kiện khí hậu, trình độ trang thiết bị chuồng nuôi
3.5.5 Thời gian chiếu sáng
Nuôi gà thịt broiler nên sử dụng ánh sáng nhè nhẹ, trời nắng sáng cần che bớt nhưng phải đảm bảo thoáng để tránh gà hoạt động nhiều, tăng trọng kém
Chế độ ánh sáng: tuần đầu 24 giờ/ngày đêm, tuần 2: 23 giờ/ngày đêm, tuần 3 trở đi: 22 giờ/ngày đêm Công suất chiếu sáng: 1-3 tuần tuổi: 3,5-4 W/m2 chuồng, 4-5 tuần tuổi: 2 W/m2, sau 5 tuần tuổi: 0,2-0,5 W/m2 (Lê Hồng Mận, 1999)
Cường độ chiếu sáng trong 2 tuần tuổi đầu cao 3,5-4 W/m2
mới đủ sáng cho gà con nhìn rõ thức ăn và nước uống (vì trong 2 tuần tuổi đầu mắt gà con còn yếu), sau đó giảm dần theo độ tăng của tuổi Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thấp đèn công suất nhỏ, hoặc có nút điều chỉnh cường độ điện, đảm bảo chỉ 0,2-0,5
m2 là đủ Sáng quá gà sẽ bị stress ánh sáng, chạy nhảy nhiều làm giảm tăng trọng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)
Chương trình chiếu sáng chiếm một vị trí quan trọng trong chăn nuôi gà con Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cơ thể phát triển nhưng lại giảm hiệu quả sử dụng thức ăn Nếu làm giảm
Trang 2312
thời gian chiếu sáng sẽ gây hậu quả ngược lại tức là làm giảm nhu cầu thức ăn, giảm tăng trọng nhưng lại tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
Theo Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500 thì thời gian chiếu sáng
và cường độ chiếu sáng của giống gà Cobb 500 như sau:
Bảng 2 4 Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng theo ngày tuổi của gà thịt Cobb 500
(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2008)
Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu cùng loại công suất để tránh gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn Các thiết bị chiếu sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50-60% (Bùi Đức Lũng, 2003)
3.5.6 Thông thoáng
Yếu tố này phụ thuộc vào kết cấu và kiểu chuồng Nếu gà sống trong điều kiện thông thoáng kém <0,9m3
không khí/giờ/kg thể trọng đàn gà có nguy cơ mắc bệnh hô hấp và bệnh Newcastle cao hơn bình thường Nếu gà sống trong điều kiện có sự trao đổi không khí tốt >5m3 không khí/giờ/kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp (Lã Thị Thu Minh, 2000)
Theo Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500 thì sự thông thoáng là điều kiện quan trọng trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp Yếu tố này bao gồm các vấn đề:
Điều hoà nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi
Loại thải than khí đồng thời cung cấp dưỡng khí cho đàn gà
Giảm bụi và cải thiện chất lượng không khí trong chuồng nuôi
Với điều kiện thông thoáng tốt sẽ làm tăng năng suất chuồng nuôi, cải thiện tỷ lệ nuôi sống, mức tăng trưởng nhanh hơn, giảm hao tốn thức ăn cho một kg tăng trọng và tránh được các chê trách từ người mua gà thịt cũng như
từ nhà máy chế biến
Trang 2413
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm được thực hiện từ 7/2013 – 10/2013
3.1.2 Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại trại nuôi gia công gà thịt Chiến Thắng của công ty TNHH Emivest Việt Nam tại Bình Dương
Cổng vào trại gia công gà thịt Chiến Thắng và sơ đồ trại gia công gà thịt chiến thắng được trình bày qua hình 3 1 và hình 3 2:
Hình 3 1 Cổng vào trại gia công gà thịt Chiến Thắng
Trang 2514 Hình 3 2 Sơ đồ trại gia công gà thịt Chiến Thắng
Trại 9
Trại 7
Trại 6 Trại 5
Trại 10
Trại 1 Trại 2 Trại 3 Trại 4 Trại 5 Trại 6 Trại 7 Trại 8
Kho chứa Khu trại lạnh Khu trại hở Đường đi
Khu nhà ở công nhân
6
Trang 2615
3.1.3 Động vật thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên gà chuyên thịt giống Cobb 500 Thời gian khảo sát đàn gà từ 21 ngày tuổi đến khi xuất chuồng là 42 ngày tuổi Tổng số gà làm thí nghiệm là 115.525 con Trại kín là 81.031 con, mỗi dãy chuồng nuôi từ 11.440 con - 15.200 con Trại hở là 34.494 con, mỗi dãy chuồng nuôi trung bình 6.000 con Gà được phòng vacxine các bệnh truyền nhiễm như: IB (viêm phế quản truyền nhiễm), ND (Newscatle), IBD (Gumboro)
Hình 3 3 Giống gà thịt Cobb 500
3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 hệ thống chuồng:
3.1.4.1 Hệ thống chuồng kín (lạnh)
Thí nghiệm được thực hiện trên 6 dãy chuồng, mỗi dãy chuồng được thiết kế giống nhau về diện tích và kích thước là 1400m2 (14m x 100m) Gà được nuôi trên nền sử dụng trấu làm chất độn chuồng dày khoảng 10-15cm Mật độ nuôi: 8-10 con/m2
Nền chuồng được tráng xi măng, xung quanh xây tường bằng gạch cao 0,5m, có hệ thống bạt nhựa cao 2,2m có thể kéo lên xuống bằng hệ thống ròng rọc Mái chuồng được làm bằngtole
Đầu chuồng lắp hệ thống làm mát được bố trí theo hình chữ L đấu ngược vào nhau Hệ thống làm mát được làm bằng xenlulo ép với thủy tinh nên chịu
Trang 27Hình 3 4 Tổng thể bên ngoài một trại kín
Hình 3 5 Máng ăn tự động Hình 3 6 Máng uống tự động
3.1.4.2 Hệ thống chuồng hở
Thí nghiệm thực hiện trên 6 dãy chuồng, diện tích mỗi dãy bằng nhau: 714m2 (102m x 7m) Gà được nuôi trên nền chuồng làm bằng gỗ và lót thêm một tấm lưới, xung quanh vây bằng lưới cao 0,66m Mật độ nuôi 8 con/m2 Chuồng có hệ thống bạt nhựa cao 1,85m kéo lên xuống bằng hệ thống ròng rọc Trong chuồng có lắp hệ thống phun sương để làm mát khi nhiệt độ
Trang 29Monensin Clopidol Colistin Diclazurin
Salinomycin Maduramycin
Không có
Ghi chú: CP: đạm thô, ME: năng lượng trao đổi, CF: xơ thô, Ca: canxi, P: photpho, Lys: lysine, Met + Cys: metthionine + Cystine
3.1.5.2 Nước uống
Trại sử dụng nước giếng bơm trực tiếp lên bồn lọc dung tích 2100m3 Sau đó nước được đưa vào bình chứa ở mỗi đầu dãy chuồng Đối với trại hở là bồn chứa nước 500 lít Với trại kín là bồn chứa 700 lít
3.1.5.3 Thú y
Trại sử dụng các loại thuốc như Amoxicillin, Enrofloxacin, Doxicylin, Tylodox, Flophenicol, thuốc tím, thuốc sát trùng Bioxide, Vitamin C
Trang 30Hình 3.10: Máy đo Kestrel Hình 3.11: Cân đồng hồ dùng cân gà
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức là chuồng kín và chuồng hở Lập lại 6 lần, mỗi lần lập lại là 1 trại, có tổng cộng
là 6 chuồng kín và 6 chuồng hở Tổng cộng 12 trại gà
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
3.2.2.1 Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà
Sau khi xuất gà, các dụng cụ chăn nuôi cần được đem đi rửa và sát trùng thật kỹ Đối với chuồng kín: máng ăn, máng uống tự động tiến hành vệ sinh bằng cách đưa vòi nước có áp suất mạnh vào một đầu và xả nước một đầu cho đến khi sạch bên trong, đảm bảo không bị ngẹt và hoạt động bình thường Sau
đó đem đi phơi khô, phủ bạt đợi đợt gà tiếp theo Với chuồng hở: sau khi xuất hết gà, tiến hành tháo máng ăn, máng uống rửa sạch, phơi khô rồi cất vào kho Tiến hành làm vệ sinh chuồng trại: đầu tiên tiến hành dọn sạch chất độn chuồng, thông thường chất độn chuồng được hốt vào bao dùng làm phân bón, bón cho cao su trong trại hay bán cho người mua Sau đó, tiến hành xịt rửa chuồng trại thật kỹ không để phân còn dính trên nền chuồng, sàn chuồng và tường xi măng Để vài giờ cho chuồng trại khô rồi tiến hành phun thuốc sát