1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên

99 787 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Rất Rất Hay!

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học của chế phẩm sinh học Egg Stimulant 24

Bảng 1.2 Tiêu chuẩn và thành tích của gà Isa Shaver Brown 36

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 38

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn ăn của gà đẻ trứng thương phẩm lông màu từ 30 - 40 tuần tuổi 38

Bảng 3.1 Giá trị thức ăn trong thí nghiệm 43

Bảng 3.2 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 44

Bảng 3.3 Diễn biến tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm 46

Bảng 3.4 Năng suất trứng/mái đầu kỳ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 48

Bảng 3.5 Khối lượng trứng của gà thí nghiệm 50

Bảng 3.6 Chất lượng trứng của gà thí nghiệm qua khảo sát 52

Bảng 3.7 Thành phần hóa học trứng của gà thí nghiệm 55

Bảng 3.8 Tỷ lệ lòng đỏ và protein lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm 59

Bảng 3.9 Hàm lượng caroten và độ đậm màu lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm 62

Bảng 3.10 Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 10 trứng của gà thí nghiệm 66

Bảng 3.11 Tiêu tốn protein/ 10 trứng của gà thí nghiệm 70

Bảng 3.12 Tiêu tốn năng lượng/ 10 trứng của gà thí nghiệm 71

Bảng 3.13 Sơ bộ hạch toán kinh tế 73

Trang 3

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 47

Hình 3.2 Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49

Hình 3.3 Biểu đồ tỷ lệ lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm 60

Hình 3.4a Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm 61

Hình 3.4b Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm 62

Hình 3.5 Biểu đồ hàm lượng caroten lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm 63

Hình 3.6 Biểu đồ độ đậm của màu lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm .65

Hình 3.7 Độ đậm màu lòng đỏ trứng ở các lô thí nghiệm 65

Hình 3.8 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng 67

Hình 3.9 Biểu đồ chi phí thức ăn cho 10 trứng 69

Hình 3.10 Biểu đồ tiêu tốn protein cho 10 trứng 71

Hình 3.11 Biểu đồ tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 10 trứng 72

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi gia cầm ở nước ta chiếm vị trí rất quan trọng trong việc cungcấp thực phẩm cho con người Hiện nay, việc tiếp cận, áp dụng những thànhtựu khoa học tiên tiến vào chăn nuôi đã và đang tạo ra một lượng thực phẩmlớn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt, trứng của người dân Trongchiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ(Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg) dự kiến đến năm 2015 nước ta sẽ sản xuấtđược khoảng 11 tỷ quả trứng và 700 ngàn tấn thịt gia cầm; đến năm 2020 là

14 tỷ quả trứng và trên 1 triệu tấn thịt

Bên cạnh việc phấn đấu để đảm bảo cung cấp đủ số lượng trứng, ngườitiêu dùng nước ta còn có yêu cầu rất cao về chất lượng trứng, nhất là màu sắccủa lòng đỏ, sản phẩm trứng phải có màu thật tươi, thơm ngon thậm chí ngườitiêu dùng chấp nhận mua trứng này với giá cao Chính vì thế, trên thị trườngcác loại trứng gà Ri, gà Ai Cập tuy có khối lượng nhỏ hơn trứng gà côngnghiệp nhưng giá bán lại đắt gấp đôi mà vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng

Để màu sắc lòng đỏ có độ Roche cao, nhiều hãng đã đưa vào thức ăn cho gà

đẻ các chất tạo màu nhân tạo mà không kiểm soát được chất lượng của chúng

và trong nhiều trường hợp, chính các chất này gây ảnh hưởng xấu đến sứckhoẻ người tiêu dùng

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, cần áp dụng các biện phápkhoa học kỹ thuật mới Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu vàsản xuất các loại chế phẩm bổ sung vitamin, khoáng vi lượng cho vật nuôi.Các loại chế phẩm này có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng,tăng khả năng sản xuất của gia cầm, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, ổnđịnh hệ vi sinh vật có lợi, đồng thời ức chế sinh trưởng, phát triển của một sốloại vi sinh vật có hại cho gia cầm

Trang 5

Egg Stimulant và Selvie - WD là những chế phẩm như vậy Với việc bổsung chế phẩm vào khẩu phần ăn, nước uống của gà, Egg Stimulant và Selvie

- WD giúp giảm tỷ lệ chết, tăng sức đề kháng, kéo dài chu kỳ đẻ của gà, tăngsản lượng trứng, tăng độ đậm màu của lòng đỏ trứng, cải thiện tỷ lệ ấp nở vàcải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa

có kết quả nghiên cứu tổng thể nào về mức độ ảnh hưởng của các chế phẩmtrên đến năng suất và chất lượng trứng gà Chính vì vậy để có cơ sở khoa họcđánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm này trong lĩnh vực chăn nuôi gà sinh

sản, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“So sánh ảnh hưởng của việc bổ

sung chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm Isa Shaver nuôi tại Thành phố Thái Nguyên”

2 Mục tiêu của đề tài

Đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm Egg Stimulant và Selvie

-WD đến năng suất, chất lượng trứng của gà thương phẩm Isa Shaver

- Đưa ra khuyến cáo đối với người chăn nuôi và người tiêu dùng khi sửdụng chế phẩm

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đóng góp những số liệu khoa học về hiệu quả của chế phẩm EggStimulant và Selvie - WD khi bổ sung vào khẩu phần của gà Isa Shaver nuôitại Thái Nguyên

Kết quả của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị để phục vụ chocông tác nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở để khẳng định hiệu quả của việc bổ sungchế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD cho gà Isa Shaver thương phẩm

Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng chế phẩmEgg Stimulant và Selvie - WD có hiệu quả trong sản xuất

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm

1.1.1.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm

* Cơ quan sinh dục cái của gia cầm

Gồm một buồng và ống dẫn trứng Buồng trứng có chức năng tạo lòng

đỏ, còn ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, lòng trắng loãng,màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng Thời gian trứng lưu lạitrong ống dẫn trứng từ 20 – 24 giờ

+ Buồng trứng:

Buồng trứng nằm ở phía trái xoang bụng, thấp hơn thận trái, kích thước

và hình dạng buồng trứng khác nhau tuỳ theo tuổi gia cầm Gà con 10 ngàytuổi buồng trứng có hình phiến mỏng, kích thước từ 1 – 2mm, khối lượng0,03g đến 4 tháng tuổi buồng trứng có dạng hình thoi, khối lượng 2,66g, đếnthời kỳ đẻ trứng thì buồng trứng giống như chùm nho với khối lượng 55g, ởthời kỳ gà nghỉ đẻ thay lông thì khối lượng buồng trứng giảm xuống 5g TheoNguyễn Duy Hoan và cs, (1998) [11] xác định ở giai đoạn phôi thai, hai phíaphải và trái của gà mái đều có buồng trứng phát triển nhưng sau khi nở thìbuồng trứng bên phải tiêu biến chỉ còn lại buồng trứng bên trái

Sự phát triển của mỗi tế bào trứng gồm 3 giai đoạn:

Thời kỳ tăng sinh của các tế bào trứng bắt đầu xảy ra ngay trong thời kỳphát triển phôi thai và kết thúc ở giai đoạn gà con nở ra

Thời kỳ sinh trưởng gồm có:

Thời kỳ sinh trưởng nhỏ: Từ khi gia cầm nở ra đến khi thành thục vềsinh dục

Trang 7

Thời kỳ sinh trưởng lớn: Chỉ từ 4 – 13 ngày, đây là thời kỳ tích luỹ lớnnhất 90% - 95% khối lượng trứng được tích luỹ trong giai đoạn này Vào thời

kỳ đẻ đường kính của tế bào trứng 35 - 45mm

Số lượng tế bào trứng ở gà mái có thể đến hàng triệu Frege H.A (1978)xác định số lượng trứng lúc gà bắt đầu đẻ từ 900-3600 nhưng chỉ có một sốlượng hạn chế trứng chín và rụng (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu, 2002 [27]).Trong thời gian phát triển, lúc đầu các tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng

tế bào không có liên kết với biểu bì phát sinh, tầng tế bào này phát triển trởthành nhiều tầng và sự tạo thành tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi

là follicun Bên trong follicun có một khoảng hở chứa đầy dịch, bên ngoàifollicun giống như một cái túi Trong thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dầnlàm thay đổi hình dạng buồng trứng trông giống như chùm nho Sau thời kỳ

đẻ trứng, buồng trứng trở về hình dạng ban đầu, các follicun trứng vỡ ra, quảtrứng chín chuyển ra ngoài cùng với dịch của follicun và rơi vào phễu ốngdẫn trứng Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu sự thành thục sinh dục, đó là quátrình đi ra của tế bào trứng chín Từ buồng trứng, bình thường sự rụng trứngchỉ xảy ra một lần trong một ngày, có những trường hợp đặc biệt có thể haihoặc ba tế bào cùng rụng một lúc, trường hợp quả trứng của ngày hôm trước

đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới xảy ra quá trình rụngtrứng Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhaunhư: điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, lứa tuổi, trạng thái sinh lý của gia cầm.Song điều chung nhất là sự rụng trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của thânkinh và thể dịch, (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [11])

+ Ống dẫn trứng: Là một ống dài có nhiều khúc cuộn, tại đây xảy ra quátrình thụ tinh và hình thành trứng của gia cầm Tuỳ thuộc vào hình dạng vàchức năng của ống dẫn trứng mà người ta chia thành các loại khác nhau Kíchthước và hình dạng ống dẫn trứng thay đổi theo lứa tuổi và các hoạt động của

cơ quan sinh dục Trước khi đẻ quả trứng đầu tiên ống dẫn trứng dài ra, khối

Trang 8

lượng tăng lên rất nhiều và nó chia thành từng phần khác nhau: Ở gà không

đẻ trứng (trưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 1-18cm Ở gà đẻ trứng (lúctrưởng thành) chiều dài ống dẫn trứng: 55-68cm Ở thời kỳ thay lông chiềudài ống dẫn trứng chỉ còn khoảng 7cm

Theo đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý ống dẫn trứng chia thành 5phần: loa kèn, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo

- Loa kèn: Bề mặt niêm mạc của loa kèn thì không có ống tuyến chỉ phần

cổ phễu có ống tuyến tiết ra một phần lòng trắng đặc và hình thành dây chằnglòng đỏ Tại đây trứng được thụ tinh nếu gặp tinh trùng, trứng chỉ dừng ở đây

từ 15-20 phút

- Phần tiết lòng trắng: Là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng Ở thời kỳ giacầm đẻ với tỷ lệ cao, chúng có thể dài tới 20 - 30cm, niêm mạc phần này có nhiềutuyến hình ống giống như cổ phễu để tiết ra lòng trắng đặc hình thành dây chằnglòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng, trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ

- Phần eo: Là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8cm, cáctuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và tiết ra một chất hạt hình thành nêntấm màng dưới vỏ gồm 2 lớp, 2 lớp này tách nhau tại đầu lớn của vỏ trứnghình thành nên buồng khí Các dung dịch muối và nước có thể thấm qua màngnày đi vào lòng trắng Trứng dừng ở đây 60 – 70 phút

- Tử cung: Là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, là phần mở to ra tạothành tử cung dài 8 – 12cm, tuyến vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng,chất dịch thẩm thấu qua màng vỏ đi vào trong lòng trắng làm cho tăng khốilượng lòng trắng, mặt khác một số tuyến ở tử cung tiết ra một chất dịch hìnhthành nên vỏ cứng, quá trình hình thành của vỏ diễn ra chập chạp Trứngdừng lại ở đây khá lâu từ 18-20 giờ

- Âm đạo: Là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng rangoài cơ thể Giữa âm đạo và tử cung có một van cơ dài 17-20cm, niêm mạcnhăn nhưng không có các tuyến hình ống Tại chính mép biểu mô của âm đạo

Trang 9

tiết ra một chất dịch tham gia hình thành lớp màng keo ở trên vỏ Trứng điqua phần âm đạo rất nhanh.

* Những trường hợp trứng dị hình:

- Trứng không có lòng đỏ: Do trong cơ thể có những tế bào chết rơi vàoloa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt được vì vậy vẫn có quá trình tạotrứng và hình thành trứng nhỏ

- Trứng 2 lòng đỏ: Do 2 trứng cùng rụng một thời điểm hoặc cách nhaukhông quá 20 phút vì vậy hình thành nên quả trứng rất to

- Trứng trong trứng: Thường ít gặp, do bị kích động đột ngột một quảtrứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây ra nhu động ngược lên phía trêngặp tế bào trứng mới rụng, sẽ nằm cùng với lòng đỏ của trứng mới bên ngoàiđược bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng

Ngoài ra còn có trứng méo mó, không vỏ do thiếu khoáng, vitamin D, do

co bóp của ống dẫn trứng…

1.1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm

Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơbản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm.Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướngsản xuất chính của gà hướng trứng Còn với gà hướng thịt (cũng như gàhướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sựnhân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm Từ đó, nó quyết địnhtới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm Con người chútrọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quanđến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượngđông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt Sinh sản

là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói chung và công tácgiống gia cầm nói riêng Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sảncũng khác nhau rõ rệt

Trang 10

Để đánh giá khả năng sản xuất trứng của gia cầm người ta thườngdùng các chỉ tiêu sau:

* Tuổi đẻ đầu

Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trìnhsinh sản Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quảtrứng đầu tiên Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng.Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểmtại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 % Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôidưỡng các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếusáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quanđến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định Những gia cầm thuộc giống

có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn nhữnggia cầm có khối lượng cơ thể lớn Trong cùng một giống, cơ thể nào đượcchăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếusáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn Nhiều công trìnhnghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổithành thục sinh dục muộn

* Năng suất trứng

Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầmmái đẻ ra trên một đơn vị thời gian Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quantrọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điềukiện ngoại cảnh Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sảnxuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể Năng suất trứng được đánh giá qua sựphụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ

* Tỷ lệ đẻ

Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm Đỉnh cao của tỷ lệ

đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng Tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo

Trang 11

dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt Chế độ chăm sóc nuôi dưỡngđảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻthấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ởnhững tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản Năng suất trứng trên nămcủa một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứngđạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ.

* Cường độ đẻ trứng

Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn Trong thờigian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường Thời gian kéo dài sự đẻ cóliên quan tới chu kỳ đẻ trứng Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường

độ và thời gian chiếu sáng Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trongchăn nuôi gà đẻ Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi

ấp Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ởcác giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau

Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượngtrứng cả năm Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần vềcường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khíhậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn

* Khối lượng trứng

Là chỉ tiêu đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của một cá thể, một đànhay một giống gia cầm Nó là tính trạng có hệ số di truyền cao Do đó người

ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc giống Trong chọn lọc cần chú

ý tới chỉ số trung bình chung Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơthể, giống, tuổi đẻ, tác động dinh dưỡng tới gà sinh sản Đồng thời khối lượngtrứng lại quyết định tới chất lượng trứng giống, tỷ lệ ấp nở, khối lượng và sứcsống của gà con Nó là chỉ tiêu không thể thiếu của việc chọn lọc con giống

Trang 12

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [11] trong cùng một độ tuổi thì khốilượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trịnăng lượng giảm dần Giữa khối lượng trứng ấp và khối lượng gà con khi nởthường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu Khối lượng trứng củacác loại giống khác nhau thì khác nhau.

1.1.1.3 Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm

* Đặc điểm hình thái:

- Hình dạng quả trứng: là một đặc trưng của từng cá thể, vì vậy nó đượcquy định di truyền rõ rệt Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của quả trứng làmột chỉ số ổn định 1: 0,75 Hình dạng của quá trứng tương đối ổn định, sựbiến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn Nói chung, hình dạng quảtrứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt

- Vỏ trứng: vỏ trứng là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ramàu sắc bên ngoài quả trứng Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào giống, lá tai vàtừng loại gia cầm khác nhau Hiện nay, ở Việt Nam, thị hiếu người tiêu dùng

ưu thích màu trứng gà Ri: màu trắng, hồng nhạt Nói chung đây là thói quencủa người dân thích các màu sáng với ý niệm một màu sạch và sự quen dùngtrứng gà Ri là loại trứng gà nội có chất lượng cao, thơm ngon Độ dày của vỏtrứng có ảnh hướng tới việc bảo quản trứng, sự phát triển của phôi Thời gian,

độ ẩm trong quá trình ấp cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố dày của vỏ trứng

Do đó, độ dày vỏ là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng quan trọng Nóchịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di truyền Ở mỗi loại gia cầmkhác nhau vỏ trứng có độ dày khác nhau và ở mỗi thời điểm khác nhau, môitrường khác nhau vỏ trứng cũng có độ dày khác nhau Trong thực tế ta có thểthấy hiện tượng vỏ trứng mỏng khi khẩu phần thức ăn của gia cầm thiếu can xi.Theo Nguyễn Duy Hoan và cs, (1998) [11] thì chất lượng vỏ trứngkhông những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như can xi (70 % can xi cần cho

Trang 13

hình thành vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn), phốt pho, vitamin D3, vitamin

K, các nguyên tố vi lượng… Độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ,khi nhiệt độ tăng từ 20 – 300C thì độ dày vỏ trứng giảm 6 – 10 %, dẫn đếntrứng không có vỏ hoặc bị biến dạng

- Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, nó là sản phẩm củaống dẫn trứng Lòng trắng chủ yếu là Albumin giúp cho việc cung cấp nước

và chất khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ởgiai đoạn phôi Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng vàđơn vị Haugh Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao Awang (1987) chobiết khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86)khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48) (dẫn theo Trần HuêViên, 2000 [40])

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lòng trắng, Orlov M.V(1974) cho rằng: chỉ số lòng trắng ở mùa đông cao hơn mùa xuân và mùa hè.Trứng gà mái tơ và gà mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độtuổi sinh sản Trứng bảo quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi Chấtlượng lòng trắng còn kém đi khi cho gà ăn thiếu Protein cần thiết và vitaminnhóm B

Để đánh giá chất lượng lòng trắng người ta quan tâm đến chỉ số lòngtrắng Nó được tính bằng tỷ lệ chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộngđường kính nhỏ và đường kính lớn của lòng trắng trứng Chỉ số lòng trắngchịu ảnh hưởng của giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng Kết quả nghiên cứu trên

gà lương Phượng của nhóm tác giả Trần Công Xuân và cs, (2002) [41] chobiết chỉ số lòng trắng của trứng gà Lương Phượng đạt 0,09 ở cả hai dòng M1

và M2; Chỉ số lòng trắng của gà Lương Phượng tại 38 tuần tuổi là 0,12 – 0,13(Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [5]); của con lai Lương Phượng x Ri là 0,09 –

Trang 14

0,11 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [6]); của gà Isa Brown là 0,09 – 0,11(Nguyễn Nhật Xuân Dung và cs, 2011 [3]).

- Lòng đỏ: Là tế bào trứng có dạng hình cầu đường kính 35 – 40mm vàđược bao bọc bởi màng lòng đỏ có tính đàn hồi nhưng sự đàn hồi này giảmtheo thời gian bảo quản, ở giữa có hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy chất dinhdưỡng từ nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển Lòng đỏ có độđậm đặc cao nằm ở giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định nhờ dây chằng lànhững sợi Protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ, phía trên lòng đỏ là mầm phôi.Lòng đỏ cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho phôi

Thông qua nguồn năng lượng dư cho phôi mà người ta có thể đánh giáđược chất lượng lòng đỏ Chất lượng lòng đỏ được đánh giá dựa trên chỉ sốlòng đỏ, chỉ số lòng đỏ được tính bằng tỷ lệ số giữa chiều cao lòng đỏ so vớiđường kính của nó

Lòng đỏ bao gồm: nước, protein, lipit, các axit amin không thay thế, cácloại vitamin…Chỉ số lòng đỏ của con lai Ri Lương Phượng và Lương Phượng

Ri từ 0,39 - 0,44 (Nguyễn Huy Đạt và cs, 2002 [6])

Màu lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố màu và Caroten có trong thức ăn Màulòng đỏ ổn định suốt trong thời gian đẻ trứng, nó thay đổi khi khẩu phần ăncủa gà mái thay đổi trước vài tuần Hàm lượng sắc tố và caroten trong thức ăntăng lên thì hàm lượng sắc tố trong trứng cũng tăng lên Màu của sắc tốcaroten chính là độ dài bước sóng của nó, độ dài bước sóng của caroten dùng

để tạo màu lòng đỏ trứng rơi vào khoảng 400 - 600mm, trong phổ màu từvàng đến đỏ mà mắt người có thể nhìn thấy được Sự hình thành màu tronglòng đỏ trứng gia cầm diễn ra theo hai pha, pha bão hòa và pha màu

Ở pha bão hòa có sự tích lũy caroten vàng để tạo nền vàng Một khi nềnvàng đã được thiết lập thì khi thêm caroten đỏ sẽ làm màu biến đổi sang đỏ-dacam trong pha màu Đáp ứng màu theo liều lượng caroten đỏ bổ sung vào thì

Trang 15

mạnh hơn là caroten vàng Do vậy, để tạo màu lòng đỏ trứng có hiệu quả vềchi phí cần kết hợp cả hai loại caroten vàng và đỏ Màu lòng đỏ tuy khôngbiểu hiện giá trị dinh dưỡng của trứng nhưng nó có giá trị thương phẩm lớn

* Chỉ số Haugh (HU)

Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua khối lượng trứng

và chiều cao lòng trắng đặc Chỉ số HU càng cao thì chất lượng trứng càng cao,trứng đạt chất lượng tốt Nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: thời gianbảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ, sự thay lông, giống, dòng

* Hình dạng và chất lượng trứng

Hình dạng trứng: được quyết định bởi phần sau của ống dẫn trứng

Nó mang đặc điểm của từng cá thể, do nguyên nhân di truyền ở một mức

độ rõ rệt Trứng gia cầm có hình ô van, dễ phân biệt được đầu tù và đầu nhọn,đường cong từ đầu tù đến đầu nhọn phải đều, không bị sần sùi Hình dạngtrứng không biến đổi theo mùa song quả trứng đầu của chu kỳ đẻ thường dài

và nhỏ hơn những quả trứng sau Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994) [13]hình dạng trứng không phụ thuộc vào khối lượng gà mái mà phụ thuộc vàođặc điểm cấu tạo và chức năng của ống dẫn trứng, ống dẫn trứng càng dài,càng to thì trứng đẻ ra càng to Hình dạng trứng là căn cứ để đánh giá chấtlượng trứng

Trứng của mỗi loài gia cầm đều có chỉ số hình thái riêng Nguyễn MạnhHùng và cs, (1994) [13] cho biết khoảng biến thiên của chỉ số hình thái trứng gà

là 1,34 - 1,36 Chỉ số hình dạng của trứng gà lai Ri Lương Phượng và LươngPhượng Ri từ 1,33 –1,38; của gà Lương Phượng dòng M1 và M2 là 1,34 - 1,35(Trần Công Xuân và cs, 2002 [41]) Chỉ số này ở gà Leghom là 1,38, gàGoldline là 1,32 - 1,36 (dẫn theo Trương Thúy Hường, 2005 [15]) Những quảtrứng có chỉ số hình dạng cao, tỷ lệ lòng trắng loãng ít hơn, chỉ số lòng đỏ vàđơn vị Haugh cao hơn

Trang 16

Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vậnchuyển bảo quản mà còn liên quan đến tỷ lệ ấp nở Ngô Giản Luyện (1994)[18] cho biết chỉ số hình dạng ảnh hưởng đến vị trí của đĩa phôi khi ấp.Những quả trứng quá tròn hay quá dài đều có tỷ lệ ấp nở thấp Vì vậy chỉ sốhình dạng là căn cứ để đánh giá chất lượng bên trong của trứng.

* Độ dày vỏ trứng

Độ dày vỏ trứng ảnh hưởng đến độ bền của trứng và có ý nghĩa trongviệc vận chuyển, quá trình trao đổi chất, là nguồn cung cấp can xi cho phôi.Một số nghiên cứu cho rằng độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố ditruyền Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ chuồng cao, tuổi

gà già, các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém và tác nhân stress khác đềulàm giảm độ dày và sức bền vỏ trứng

* Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được xác định bằng tỷ lệ (%) số con nở ra so với

số trứng có phôi Đây là tính trạng đầu tiên biểu hiện sức sống ở đời con, tỷ lệ

nở của trứng không những chứng minh cho đặc tính di truyền về sinh lực củagiống mà còn là một xác minh về sự liên quan đến tỷ lệ nở với cấu tạo củatrứng Nguyễn Quý Khiêm và cs, (1999) [17] cho rằng: Khối lượng trứng, sựcân đối giữa các thành phần cấu tạo và cấu trúc vỏ trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ

ấp nở Những quả trứng quá lớn hoặc quá nhỏ đều có khả năng nở kém hơnnhững quả trứng có kích thước trung bình Khi khối lượng trứng từ 45 – 64gthì khả năng nở là 87 %, khối lượng trứng nhỏ hơn 45g thì khả năng nở giảmxuống còn 80 % còn trứng có khối lượng vượt 64g thì khả năng nở là 71 %

1.1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới sức sinh sản của gia cầm

Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởngbởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài

Trang 17

- Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp Cụ thể

giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 – 270 trứng/năm Sản lượng trứng,những dòng chọn lọc kỹ thường đạt cao hơn những dòng chưa được chọn lọc

kỹ khoảng 15 – 30 %

- Tuổi gia cầm: Có liên quan chặt chẽ tới sức đẻ trứng của nó Như một

quy luật ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm15-20 % so với năm thứ nhất

- Tuổi thành thục sinh dục: Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó là

đặc điểm di truyền cá thể Sản lượng trứng của 3 - 4 tháng đầu tiên tương quanthuận với sản lượng trứng cả năm Người ta cho rằng ít nhất cũng hai gen chínhtham gia vào yếu tố này: một gen là E (gen liên kết với giới tính) và gen e, còncặp thứ hai là Ee Gen trội E chịu trách nhiệm về tính thành thục sinh dục Tuổithành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm là đặc điểm ditruyền cá thể Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻquả trứng đầu tiên Đối với đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi thành thục sinh dục

là thời điểm tại đó gà đẻ đạt tỷ lệ 5 % Tuổi thành thục sinh dục sớm haymuộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ ấp nở, khối lượng vàchất lượng thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớnnhất, quyết định đến tuổi thành thục sớm hay muộn là vấn đề hạn chế thức

ăn trong giai đoạn nuôi hậu bị Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn đều

có ảnh hưởng không tốt tới sức sản xuất trứng của gia cầm Gà đẻ sớm làmtăng số lượng trứng nhỏ, giảm số lượng trứng giống, giảm số lượng gà con/mái, tăng chi phí thức ăn/10 quả trứng giống

- Thời gian nghỉ đẻ: Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời

gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chíkéo dài 1 - 2 tháng Thời gian nghỉ đẻ thường vào mùa đông, nó có ảnh hưởngtrực tiếp đến sản lượng trứng cả năm Gia cầm thường thay lông vào mùa

Trang 18

đông nên thời gian này gà nghỉ đẻ Trong điều kiện bình thường, lúc thay lôngđầu tiên là vào thời điểm quan trọng để đánh giá gà đẻ tốt hay xấu Nhữngđàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 - 7 và quá trìnhthay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 - 4 tháng là những đàn gà đẻ kém Ngượclại, có những đàn gà thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 -

11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là đàn gà đẻ tốt Đặc biệt ở một số đàn

gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 - 5 tuần và lại đẻ ngay khi chưa hình thànhxong bộ lông mới Có con gà đẻ ngay trong thời kỳ thay lông

- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: Chu kỳ đẻ trứng sinh học

liên quan đến thời vụ nở của gia cầm non Tuỳ thuộc vào thời gian nở mà sựbắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời giankhác nhau trong năm Thường ở gà, chu kỳ đẻ trứng kéo dài 1 năm; ở gà tây,vịt, ngỗng chu kỳ này ngắn hơn và theo mùa Chu kỳ đẻ trứng sinh học cómối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền

đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng Giữa tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ

đẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt

- Tính ấp bóng hay bản năng đòi ấp trứng: Đây là phản xạ không điều

kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm Trong tự nhiên, tính ấp bónggiúp gia cầm duy trì nòi giống Bản năng đòi ấp rất khác nhau giữa các giống

và các dòng Các dòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơncác dòng nặng cân, gà Leghorn và gà Goldline hầu như không còn bản năngđòi ấp Bản năng đòi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó là mộtphản xạ nhằm hoàn thiện quá trình sinh sản Song với thành công trong lĩnhvực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao sản lượng trứng của gia cầm cần rút ngắn

và làm mất hoàn toàn bản năng ấp trứng Bởi vì bản năng ấp trứng là một yếu

tố ảnh hưởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng

Trang 19

- Nhiệt độ môi trường xung quanh: Liên quan mật thiết đến sản lượng

trứng ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là

14 - 220C Nếu nhiệt độ dưới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượngchống rét Nếu nhiệt độ quá cao, khả năng thu nhận thức ăn của gà giảm, nhiều

gà bị chết do stress nhiệt dẫn đến năng suất trứng bị giảm

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm: Nó được xác

định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng Yêu cầu của gà đẻ thờigian chiếu sáng 12-16h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sángnhân tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3-3,5w/m2

- Mùa vụ: Ảnh hưởng đến sức đẻ trứng rất rõ rệt ở nước ta, mùa hè sức đẻ

trứng giảm xuống rất nhiều so với mùa xuân, đến mùa thu lại tăng lên Ảnhhưởng của mùa vụ đến năng suất trứng có hai yếu tố đó là: ảnh hưởng của thờigian chiếu sáng ngày và ảnh hưởng của nhiệt độ, trong đó ảnh hưởng của thờigian chiếu sáng là chủ yếu Bởi vì thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến sinhtrưởng và phát dục của gia cầm Mùa vụ với thời tiết, khí hậu, độ dài ngàychiếu sáng và nguồn thức ăn tự nhiên giữ một vai trò quan trọng, nó chi phối

và ảnh hưởng lớn sức đẻ trứng của gia cầm, đặc biệt đối với gia cầm nuôi theophương thức quảng canh hoặc bán thâm canh

- Độ đồng đều của đàn gia cầm sinh sản: Năng suất trứng tỷ lệ thuận với

độ đồng đều của quần thể gà, yêu cầu khi gà chuẩn bị lên đẻ độ đồng đều củađàn gà phải đạt trên 80 % Điều này cần đặc biệt chú ý khi nuôi gà hậu bịgiống Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã ứngdụng đạt kết quả tốt là phải nuôi gà hậu bị giống bằng chế độ cho ăn hạn chế,chỉ cho ăn 70 – 80 % lượng thức ăn theo định mức hàng ngày

Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng độ đồng đều của đàn gà (khi cho ănhạn chế) như: Rải thức ăn nhanh, tăng số máng ăn để đảm bảo mỗi gà đều cóchỗ đứng để ăn, phân loại gà theo khối lượng cơ thể lúc 7 và 16 tuần tuổi để

Trang 20

điều chỉnh lượng thức ăn, cân cá thể hàng tuần 10 - 20 % số gà có mặt đểđiều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

- Cường độ đẻ trứng: Liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu cường

độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại Yếu tố này do 2 cặp gen

R và r phối hợp cộng lại để điều hành

- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên

đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất Chu kỳ thứ hai bắt đầu

từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lônglần thứ hai Cứ như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo Chu kỳ

đẻ trứng liên quan tới vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các thángkhác nhau thường ở gà là một năm Nó có mối tương quan thuận với tính thànhthục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tốnày do hai gen P và p điều hành Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéodài chu kỳ đẻ trứng

- Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng gia cầm nghỉ đẻ và thay lông, ở điều

kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để đánh giágia cầm đẻ tốt hay xấu Ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh thời giannghỉ đẻ dưới hai tháng, đặc biệt là đàn cao sản thời gian nghỉ đẻ chỉ 4-5 tuần và

đẻ lại ngay sau khi chưa hình thành bộ lông mới, có con đẻ ngay cả trong thờigian thay lông, yếu tố này do các gen M và m điều khiển Ngoài ra gia cầm đẻtrứng còn chịu sự chi phối trực tiếp của khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn, chăm sócquản lý, tính ấp bóng

1.2 Giới thiệu về chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WD

1.2.1 Một số hiểu biết về chế phẩm Selvie - WD

Chế phẩm Selvie - WD được sản xuất bởi Công ty sản xuất thuốc thú yINTERCORP – India và được phân phối bởi Công ty Dược phẩm xanh Việt Nam.Chế phẩm được sản xuất dưới dạng bột, màu trắng, được khuyến cáo sử dụng vớitất cả các loài vật nuôi Chế phẩm có thành phần là vitamin E và Selenium

Trang 21

Trong mỗi gram chế phẩm Selvie - WD cung cấp:

Hoạt tính sinh học của α-tocopherol là 100 thì của β, γ, δ lần lượt là 45,

13 và 0,4 1IU vitamin E = 1mg α-tocopherol acetate

- Vai trò của vitamin E

Vitamin E có vi trò tham gia nhiều vào quá trình oxy hóa khử (trao đổichất), là thành phần trực tiếp các loại men hệ hô hấp

Giúp phục hồi chức năng tế bào cơ, tùy xương, mạch máu và mô mỡ.Vitamin E điều tiết hoạt động các tuyến dưới thuộc hệ sinh sản và tăngnăng suất vật nuôi

Vitamin E còn là chất chống oxy hóa của  - caroten, vitamin A vàaxit linoleic

Vitamin E loại bỏ quá trình hình thành chất độc trong cơ thể và đào thảichúng ra khỏi cơ thể, giúp cho lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi và cân bằng tíchlũy vitamin A trong trứng, gan…

Trang 22

Vitamin E tham gia chuyển hóa gluxit, lipit, axit nucleic, tổng hợpvitamin C, chuyển hóa các axit amin chứa lưu huỳnh.

Vitamin E trực tiếp điều chỉnh quá trình tổng hợp ADN trong cơ và tủyxương, tham gia trực tiếp cấu tạo các axit nucleic để tổng hợp nên các axitamin rất cần cho mọi giai đoạn phát triển của cơ thể: Tăng trọng đối với giasúc non, tăng năng suất và chất lượng đối với gia súc chửa đẻ… tăng khảnăng kháng bệnh, chống mệt mỏi, giải độc cho cơ thể…

Thiếu vitamin E rất hay gặp trong chăn nuôi gà tập trung với các biểuhiện điển hình như: thần kinh (co giật, đi vòng quanh, ngoẹo đầu), phù nềphần cổ, giảm sức đề kháng, gà con chậm lớn, gà đẻ không đều, giảm sảnlượng trứng, tỷ lệ ấp, nở thấp, gà con nở ra yếu

- Nguyên nhân thiếu vitamin E

Tỷ lệ vitamin A và E mất cân đối trong khẩu phần

Do bổ sung vitamin E thiếu trong khẩu phần ăn hoặc khi pha trộnkhông đều

Do trong thức ăn bổ sung quá nhiều bột cá, dầu động thực vật làm ngăncản quá trình hấp thu vitamin E

Do một số chất bảo quản thức ăn như: axit Propionic phá hủy vitamin

E, một số axit amin không thay thế khác như: Methionin, lyzin trong đó cóchứa lưu huỳnh buộc vitamin E phải tham gia trực tiếp tổng hợp nên các axitamin từ đó dẫn đến thiếu vitamin E

Do trong thức ăn có quá nhiều độc tố mà vitamin E phải trực tiếp thamgia giải độc…

- Triệu chứng bệnh thiếu vitamin E

Đối với gà con và gà thịt: Chậm lớn, tích nước vùng cổ đầu Đầu bịngoẹo Rối loạn vận động, khi xua đuổi có con đi giật lùi, hoặc khuỵu chân

Trang 23

đầu gối chúi xuống đất, các ngón co quắp lại Gà còi, thiếu máu, xơ xác, dễmắc các bệnh truyền nhiễm.

Đối với gà đẻ: Khả năng kháng bệnh giảm, năng suất giảm, gà đẻkhông đều, lòng đỏ nhạt, trứng ấp bị chết phôi vào ngày thứ tư, thứ sáu

- Nhu cầu vitamin E

Theo tác giả Vũ Duy Giảng, (1998) [9], nhu cầu vitamin E cho gia cầmnhư sau:

Gà con (0 – 8 tuần tuổi): 10mg/kg thức ăn

Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 5mg/kg thức ăn

Gà đẻ trứng thương phẩm: 10mg/kg thức ăn

Gà đẻ giống thịt, trứng: 12mg/kg thức ăn

Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin E cho gia cầm nuôi thịt

từ 10 – 20 mg/kg thức ăn

- Nguồn cung cấp vitamin E

Vitamin E có nhiều trong các loại chế phẩm, trong thức ăn thực vật,đặc biệt là trong các loại hạt nảy mầm như: Mầm lúa mì, cám gạo, caolương, ngô hạt…

* Selenium

Theo từ điển hóa học Anh - Việt (2000)[39] định nghĩa về selen: Selen

là nguyên tố phi kim rất độc trong nhóm VI, nguyên tử số 34, màu sáng thép,tan trong Cacbondisunfua, không tan trong nước và cồn, dùng trong phân tích,luyện kim và các pin quang điện và như chất ổn định dầu bôi trơn và hóa chấttrung gian

Selenium là một muối của Selen Selen được phát hiện vào năm 1817,

do các nhà hóa học người Thụy Điển Jons Jakop Berzelius, ông tìm thấynguyên tố này gắn liền với (trái đất) Selen theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là mặt

Trang 24

trăng Một thế kỷ sau, vai trò quan trọng của nó được xác định bởi Schwars vàFoltz Hai nhà khoa học đã phát hiện và chứng minh rằng selen ở liều lượng400µg tính ra cho một kg thức ăn có tác dụng mạnh hơn Vit E 500 lần, hơncác axit amin chứa lưu huỳnh 25000 lần Selen trở lên một yếu tố quan trọngcủa dinh dưỡng người và thực vật

Những công trình nghiên cứu cơ bản về vai trò của selen trong hóa sinhhọc ở động vật và con người Selen đã được xác định là một nguyên tố vilượng không thể thiếu được cho sự sống Selen có trong thành phần của đạmthực vật và động vật, đặc biệt là nhóm – S – SeH được coi là nhóm hoạt độngcủa rất nhiều men trong cơ thể

Jean Paul Cortay và cs (2003) [16] chỉ ra rằng: Phát hiện ra vai trò củaSelen trong quá trình chống lại các gốc tự do, biến nó trở thành ngôi sao mớicủa nhu cầu bổ sung muối khoáng

Trong thiên nhiên rất hiếm thấy selen ở dạng nguyên tố khoáng vật của

nó, thường ở chung với quặng sunfua và được điều chế từ bùn Anot (Lê MậuQuyền, 2004) [23]

- Vai trò của Selen

Selen có khả năng liên kết với các kim loại nặng như: Hg, Cu, Co,As… và đào thải chúng ra nước tiểu Selen cũng bảo vệ cơ thể khỏi tác hạicủa Cadimi, Chì, Bạc, Platin Ngoài ra bằng cách hợp tác với GlutathionPeroxydaza, Selen góp phần giải độc tính của nhiều chất khác

Selen xúc tác quá trình tổng hợp các glubulin miễn dịch, làm tăng chứcnăng tiêu hóa lipit của tụy, tham gia điều khiển sự vận chuyển ion qua màng

tế bào và có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại các hiện tượng oxy hóa Nóngăn cản sự hình thành các lipopeoxyt do đó làm chậm quá trình lão hóa,chống sự tổn hại ở hệ tim mạch

Trang 25

Selen tham gia trong hệ vận chuyển điện tử trong hô hấp tế bào và cótác dụng đệm oxy hóa khử trong tế bào Thiếu selen cơ thể không tổng hợpđược vitamin C

Phạm Thiệp và cs, (2008) [26] trích dẫn: Selen là một nguyên tố vô cơ

vi lượng chủ yếu Selen chính là Coenzym của Glutathion peroxydaza, là mộtchất chống oxy hóa, giữ vai trò chủ chốt bảo vệ cơ thể, chống lại tác hại củacác gốc oxy tự do

Theo Jeal Paul Cortay và cs (2003) [16] sự tham gia của selen vào hoạtđộng của men Glutathion Peroxydaza khiến nó trở lên có vai trò sáng chói:

2GSH + H2O2 GPX GSSG + 2H2O Như vậy, enzym này trung hòa nước oxy già trước khi tạo thành cácgốc tự do có hại Nó cũng là một enzym duy nhất có khả năng tái sử dụng axitbéo hư hỏng do các gốc tự do Đặc biệt ở mặt ngoài màng tế bào

Từ các axit béo bị oxy hóa này mà các chất trung gian của viêm, dị ứngđược tạo thành Do đó, selen cũng có vai trò trong hoạt động thay đổi thể dịchcủa máu và các đáp ứng miễn dịch Trong những chức năng chống viêm, nó

có tác dụng hiệp đồng với Glutathion, vitamin E và các axit béo không no

- Nhu cầu selen của gia súc, gia cầm

Hàm lượng selen trong cơ thể vật nuôi không ổn định, nhưng nó chỉdao động trong một giới hạn nhỏ và có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vàokhẩu phần selen Đối với vật nuôi hàm lượng này có thể từ 0,1 – 1 mg/kg, cònđối với động vật hoang rã, thì hàm lượng này có thể cao hơn một chút

Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó phải kể đến

có công trình nghiên cứu của Arnold (1972) trên gà, của Tilop (1969) trênlợn, của Pirop và Tilop (1969) trên bò, của Allsop và Millar (1972) trên chuộtcống trắng

Trang 26

Cơ thể gia cầm khi thiếu hụt selen có các biểu hiện như sau: Cơ bịtrắng, cơ dễ mỏi đau, một số bệnh ở cơ tim (theo Jensen L.S 1975a) [45];(Jensen L.S 1975b) [46] Có thể bổ sung trong trường hợp cơ thể bị suy dinhdưỡng, sơ gan, đường ruột, viêm khớp, nhiễm khuẩn, bệnh về mắt (PhạmThiệp và cs, 2008) [26].

Theo Jeal Paul Cortay và cs (2003) [16] dấu hiệu khi thiếu selen ở thểnhẹ là không đặc biệt Tuy nhiên, nó góp phần làm tổn hại các tế bào quantrọng, cũng như thúc đẩy quá trình lão hoá, biểu hiện tương tự như khi quansát thiếu Vit E, Caroten và những chất bảo vệ khác trong cơ thể vật nuôi

Nghiên cứu của Nguyễn Phước Tương (1994) [38], yêu cầu cần bổsung hàm lượng selen vào khẩu phần ăn hàng ngày của vật nuôi như sau: Vớigia súc là 0,1 ppm, còn với gà là 0,25 ppm để phòng bệnh do thiếu selen

Tuy nhiên, không chỉ thiếu selen gây ra bệnh mà khi bổ sung hàmlượng selen thừa cũng gây độc cho người và gia súc Với nghiên cứu vào năm

1966, Deriabin cho biết nhiễm độc selen sẽ làm giảm hoạt tính của nhữngmen ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, như men Homoserin dehydraza, Sezindehdraza Ngoài ra, còn nhiều men khác cũng giảm Trúng độc selen còn làmsắc hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, nhưng bạch cầu đơn nhân giảm Các triệuchứng ngộ độc bao gồm: Trong hơi thở có mùi hôi của tỏi, rối loạn tiêu hoá,rụng lông, mệt mỏi, tổn thương thần kinh

Như vậy, bổ sung selen vào khẩu phần ăn trong chăn nuôi là hết sứccần thiết nhưng phải đảm bảo đúng liều lượng, nhu cầu của từng đối tượngvật nuôi Cần lưu ý nhu cầu này còn phụ thuộc vào:

+ Khả năng hấp thu selen của từng cá thể

+ Khẩu phần ăn càng nhiều vitamin E càng làm giảm yêu cầu về selen + Chất đạm tương tự như vitamin E cũng làm giảm yêu cầu selen + Bản chất hoá học của selen trong thực vật

Trang 27

* Chế phẩm Selvie –WD có công dụng: Cải thiện năng suất và nângcao chất lượng trứng Cải thiện hệ thống miễn dịch, giải độc, chống viêm.Nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho vật nuôi sau tiêm chủng và trong thờigian bị bệnh.

1.2.2 Một số hiểu biết về chế phẩm Egg Stimulant

Chế phẩm Egg Stimulant được sản xuất bởi Công ty sản xuất thuốc thú y

PT MEDION – Indonesia và được phân phối bởi Công ty Dược phẩm xanh ViệtNam Chế phẩm được sản xuất dưới dạng bột hòa tan, có thành phần như sau:

Bảng 1.1 Thành phần hóa học của chế phẩm sinh học Egg Stimulant

cà rốt, bí ngô, cà chua, rau xanh …

- Vai trò của vitamin A

Vitamin A tham gia vào nhóm ghép của men phân huỷ, hấp thu chấtdinh dưỡng thông qua các quá trình oxy hoá khử

Trang 28

Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Tăng khả năng sinh sản

Bảo vệ và tăng thị lực mắt

Vật nuôi trong tình trạng thiếu vitamin A kéo dài thì hiệu suất chuyểncaroten thành vitamin A cũng rất kém, vì thế trong trường hợp này chỉ nêncung cấp vitamin A mà không nên cung cấp caroten cho con vật

Thiếu Vitamin A ở gia cầm làm giảm khả năng kháng bệnh, gây ra mấtphối hợp thần kinh cơ, làm giảm tăng trưởng và làm giảm sản xuất trứng vàtrứng nở

- Nhu cầu vitamin A

Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin A cho gia cầm như sau:

Gà con (0 - 8tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn

Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn

Gà đẻ trứng thương phẩm: 6000UI/kg thức ăn

Gà đẻ giống thịt, trứng: 8000UI/kg thức ăn

- Chức năng dinh dưỡng của vitamin A

Chức năng thị giác

Trên võng mạc mắt có một protein thụ thể có tên là rhodopsin, khi cóánh sáng chiếu vào rhodopsin phân chia thành retinol và ospin, trong bóng tốilại có quá trình ngược lại và ratinol kết hợp với ospin để tạo thành rhodopsin

Trong máu retinol ở dạng all-trans-retinol, khi đi vào võng mạc nóchuyển thành all-trans-retinyl este, rồi thành 11-cis-retinol và tiếp theo là 11-cis-retinal Ở tế bào hình gậy trên võng mạc mắt, 11-cis-retinal kết hợp vớiopsin tạo nên rhodopsin Khi có ánh sáng chiếu vào tế bào, rhodopsin phângiải thành retinol và opsin Chính khi rhodopsin phân giải thành retinol vàopsin đã tạo nên một sung thần kinh báo về não để tạo thị giác

Trang 29

Khi thức ăn thiếu vitamin A thì chức năng thị giác bị cản trở và xuấthiện triệu chứng quáng gà Quáng gà là triệu chứng đầu tiên của tất cả cácloài động vật khi thiếu vitamin A (Vũ Duy Giảng và cs, 1997) [9]

Chức năng liên quan đến niêm mạc (epithelial tissue)

Niêm mạc là tổ chức bao bọc các mô và cơ quan trong cơ thể Khi thiếuvitamin A, màng niêm mạc bị khô cứng, chết và bong tróc ra Với mắt, thiếuvitamin A giác mô bị khô cứng, gây ra ngứa và trầy xước, hiện tượng này gọi

là xeropthalmia

Với đường hô hấp, tiêu hóa hay sinh sản, thiều vitamin A làm cho niêmmạc khô cứng và suy yếu không có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vàobên trong tế bào, gây ra các bệnh viêm phổi, tiêu chảy và rối loạn sinh sản, làmgiảm hiệu quả chăn nuôi rất rõ rệt ở cả gia súc non và gia súc trưởng thành

Các chức năng khác

Vitamin A còn liên quan đến nhiều chức năng khác như sinh trưởngcủa xương và sụn, sự hoạt động của các hormon tuyến giáp, hormon sinh dục

và hormon tuyến thượng thận

Ngày nay người ta còn thấy vitamin A có liên quan đế hoạt động của hệthống kháng thể, nó thúc đẩy sự hình thành tế bào killer, tế bào lympho B vàđại thực bào

Một số loài động vật không chỉ có nhu cầu đối với vitamin A mà còn cảβ-caroten Rối loạn sinh sản ở bò sữa như chậm rụng trứng hay phôi đầu kỳchết nhiều có thể do thiếu tiền vitamin A trong khẩu phần Lợn nái được tiêm

β caroten đã giảm tỷ lệ phôi chết, nhờ đó tăng được số lượng lợn con mỗi ổ.Người ta cho rằng β caroten có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành steroid(steroidogenesis) thông qua vai trò quét các gốc tự do mà làm tổn hại đến tế

bào của buồng trứng (theo McDonald P và cs, 2002) [48].

* Vitamin D 3

Trang 30

Vitamin D3 được tổng hợp từ cơ thể động vật với một lượng nhỏ.Vitamin D3 tham gia vào quá trình điều hòa trao đổi Ca và P, chuyển các hợpchất photpho hữu cơ thành dạng vô cơ và làm tăng lượng photpho huyết thanhmáu Khi thiếu vitamin D3 sẽ gây nên chứng còi xương, đó là do sự rối loạntrao đổi phospho – canxi đãn đến các xương bị mềm và cong Trường hợpcung cấp vitamin D3 quá liều có thể gây ra rối loạn trao đổi canxi, phospho vàmột số bệnh lý về rối loạn trao đổi chất khác Động vật ở thời kỹ cho sữa, đẻtrứng đều cần cung cấp đử vitamin D3 trong thức ăn.

* Vitamin E

Vitamin E có vai trò to lớn trong quá trình sinh sản của động vật Nếu

cơ thể thiếu vitamin E gây lên sự rối loạn trao đổi chất, nhất là trao đổiprotein và lipit dẫn đến sự phá hủy chức năng sinh sản của cơ thể Ở con đựcnếu thiếu vitamin E thì sẽ không hình thành được tinh trùng và nếu có hìnhthành được thì cũng không có khả năng chuyển động, ống dẫn tinh bị teo, dẫntới không có khả năng thụ tinh Con cái phần lớn các quá trình sinh dục (độnghớn, rụng trứng, thụ tinh) vẫn duy trì nhưng phôi thai không phát triển được

vì có những biến đổi chai sơ niêm mạc tử cung, phôi thai chết yểu Mặt kháckhi thiếu E sẽ gây nên trạng thái loạn dưỡng bắp thịt, thoái hóa tủy sống, bạiliệu và toàn thân mệt mỏi

* Vitamin K

Đây là một vitamin rất thông dụng trong cuộc sống Người ta cho rằngvitamin K là nhóm hoạt động của enzyme xúc tác cho quá trình tổng hợpprotrombin là chất có vai trò to lớn trong quá trình làm đông máu Dưới tácdụng của enzyme này protrombin  trombin Chất Trombin sẽ gây sự chuyểnfibrinogen của máu thành fibrin, là nhân tố trực tiếp gây máu đông

Động vật thiếu vitamin K sẽ gây hội chứng chảy máu như xuất huyếtphủ tạng, mề xói mòn

* Vitamin B 1

Trang 31

Vitamin B1 có vai trò đặc biệt qua trong trong sự chuyển hóa glucid lànguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể động vật Khi thiếu vitamin

B1 chuyển hóa glucid bị rối loạn mà một trong những dấu hiệu này là sự tăngnồng độ pyruvic acid trong máu Nếu thiếu vitamin B1, pyruvic acid bị tích tụtrong mô, gây độc cho tế bào thần kinh, gây bệnh viêm thần kinh, nặng hơn là

tê phù, gây chứng ăn mất ngon do quá trình tiết dịch vị bị giảm sút làm chođộng vật gầy, yếu Gà, vịt trong thời kỳ đẻ trứng cần nhiều vitamin B1 hơn

* Vitamin B 2

Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất,trao đổi năng lượng trong tế bào nhờ sự tham gia của nó trong hoạt động củaenzyme oxy hóa - khử flavinic, xúc tác cho nhiều phản ứng oxy hóa sinh họctrong cơ thể động vật Nếu thiếu vitamin B2 thì toàn bộ quá trình trao đổi chất

bị rối loạn, cơ thể động vật ngừng sinh trưởng, biểu hiện bệnh lý rõ nhất làthiếu máu, viêm màng nhầy, rụng lông, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, rối loạn hôhấp Các loại gia cầm cần 2,5 – 3,5 mg/100 kg thể trọng, riêng với gà concần 0,3 – 0,4 mg/100 g thức ăn

* Vitamin B 6

Đây là loại vitamin rất phổ biến trong thế giới sinh vật, tuy nhiên ở cơthể động vật hàm lượng B6 cao hơn so với thực vật Vitamin B6 có vai tròquan trọng trong quá trình trao đổi protein Khi ở dạng pyridoxal là được estephosphoric hóa, nó trở thành nhóm hoạt động của enzyme Aminotransferaselàm nhiệm vụ vận chuyển các nhóm Amin trong phản ứng chuyển amin hóagiữa xetoacid và a.amin Nhờ phản ứng này cơ thể có khả năng kiến tạo nêncác a.amin mới

Động vật khi thiếu vitamin B6 sẽ tạo nên các triệu trứng ăn mất ngon, dễ

bị kích thích mạnh, rụng lông, co giật, ngừng sinh trưởng Ở động vật non như

gà con cần 3 mg/100 g thức ăn

* Vitamin B 12

Trang 32

Vitamin B12 có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo máu ở động vật.Vitamin B12 con tham gia vào quá trình trao đổi protein và nucleic acid Vì thếthiếu vitamin B12, các quá trình trao đổi chất này bị phá hủy, khả năng đồnghóa thức ăn giảm, cơ thể bị thiếu máu Vitamin B12 đã và đang được sử dụngrất rộng rãi trong chăn nuôi nhằm tăng khối lượng, tăng năng suất và chấtlượng trứng của gia cầm.

* Vitamin C

Vitamin C dễ dàng tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử của quátrình trao đổi chất nhờ khả năng cho nhân hydro của nó Vitamin C còn thamgia vào quá trình trao đổi nucleic acid, quá trình oxy hóa các amino acid cónhân thơm

Vitamin C thường dùng để phòng chữa các bệnh như: thận, phổi, tăngsức đề kháng của cơ thể động vật trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc Thiếu vitamin C sẽ mắc phải các bệnh hoại huyết: chảy máu chân lông hoặc ởnội quan, khả năng tự đề kháng của cơ thể động vật bị giảm sút

* Ca-d-pantothenate

Pantothenic acid hay còn gọi là vitamin B3 tham gia vào thành phần củacoenzyme A, một hợp chất giưữ ai trò quan trọng trong trao đổi axit béo, traođổi carbohydrate và trao đổi amino acid Nếu thiếu vitamin B3 thì coenzyme

A không được tạo thành, các quá trình trao đổi chất cũng bị phá hủy Độngvật dễ bị viêm da, rụng lông

* Nicotinic acid

Nicotinic acid thường được gọi là vitamin B5 hay vitamin PP Vitamin

B5 có khả năng chống lại bệnh pelagra (da sần sùi) Vì thế vitamin B5 có tên

gọi PP (Preventive pellagra) nghĩa là chống bệnh da sần sùi Khi mắc bệnh

này thường có triệu chứng như: sưng màng nhày của dạ dày và ruột, sau đósưng ngoài da, đặc biệt những vùng da tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị đỏ, sần sùi

Trang 33

Trong cơ thể động vật, vitamin PP được tổng hợp từ a.amin triptophan.Quá trình này có sự tham gia của các vitamin B2 và B6.

* Acid folic

Acid folic hay còn được gọi là vitamin B9, cần thiết cho sự phát triển vàphân chia tế bào của động vật và cần cho sự hình thành của tế bào máu Acid folic đóng vai trò quan trọng như một chất xúc tác cho phản ứng tổnghợp các acid nucleic Khi cơ thể động vật bị thiếu axít folic sẽ có chứng thiếumáu hồng cầu to, khó thở, viêm lưỡi, chán ăn, da nhợt nhạt, suy kiệt cơ thể,giảm khả năng miễn dịch… Động vật mang thai do nhu cầu tạo các tế bàomới cho thai, nhau, tạo thêm hồng cầu tăng cao nên cần rất nhiều axít folic.Động vật mang thai bị thiếu axít folic, nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn, nếu sinhđược thì sẽ sinh non, con vật sinh ra gầy, yếu

* Chế phẩm Egg Stimulant có công dụng: Giúp gia cầm nhanh chóngđạt được sản lượng trứng tối đa, nâng cao chất lượng trứng Duy trì sản lượngtrứng trong giai đoạn ốm, dùng vaccin, thay đổi thời tiết, chuyển chuồng.Giúp gia cầm nhanh chóng hồi phục sau chu kỳ đẻ

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về selen ở Việt Nam từ trước tới nay là rất ít Có thể nói cácnghiên cứu chỉ dừng lại ở thống kê trên người và kiểm định kết quả của thế giới

Đàm Trung Bảo và cs, (1983) [2] đã nghiên cứu hàm lượng selen trongmáu người Việt nam, năm 1982 đưa ra kết luận: Sản phụ ở nhà hộ sinh B của HàNội có hàm lượng selen giảm đi 50% so với người khỏe mạnh Đây có thể đượccoi là nghiên cứu đầu tiên về selen trong cơ thể người ở Việt Nam

Tổ chức y tế thế giới WHO tính toán: Hàm lượng selen trong máungười trung bình phải đạt trên 0,15µg/ml thì mới đủ lượng cần thiết cho cơthể Trong khi đó, theo một khảo sát trong phạm vi nhỏ tại thành phố Hồ Chí

Trang 34

Minh, 10% người có hàm lượng selen trong máu nhỏ hơn 0,1 µg/ml, 33,5%người có hàm lượng selen nhỏ hơn 0,15 µg/ml (Phạm Thị Huỳnh Mai, 2007)[21] Vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ định phải sử dụng thêmnhững thực phẩm giàu selen trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung hàm lượng.

Quan điểm của nhiều thầy thuốc và y học mới cho rằng: Selen lànguyên tố mang nhiều hứa hẹn cho nền y học tương lai (Lương Lễ Hoàng,2008) [12]

Theo Nguyễn Tài Lương (2002) [20] nhận xét: “Có lẽ không phải riêngtôi mà bất kỳ nhà y học, dược học, nông nghiệp học nào, thậm chí cả nhữngnhà sản xuất và quản lý các công ty dược Việt Nam đã từ nhiều năm naymong muốn sự ra đời sản phẩm selen hữu cơ sản xuất trong nước nhằm mụcđích phục vụ y tế và chăn nuôi, nông lâm, ngư nghiệp”

Nguyễn Quang Thưởng đã nghiên cứu thành công và là người đầu tiênsản xuất chế phẩm selen hữu cơ dạng nấm men ở Việt Nam, có hàm lượngselen từ 400 - 600 ppm vào năm 2001 - 2002 Đây được coi là một thành cônglớn của y dược học Việt Nam (Nguồn dẫn: Nguyễn Tài Lương, 2002) [20]

Trong những năm gần đây việc sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin vàkhoáng vi lượng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được biết đến và ngàycàng sử dụng rộng rãi

Trước đây, hội chứng rối loạn tiêu hoá đường ruột được điều trị bằngkháng sinh như: Tetracylin, Streptomycin, Furazolidon, Chlorocid Lúc đầu,thuốc cũng hạn chế được bệnh phần nào, nhưng do việc lạm dụng kháng sinhdùng thuốc không đúng chỉ định và sự phối hợp các loại kháng sinh chưa tốt nêngây ra nhiều tai biến, càng gây rối loạn thêm hệ vi sinh vật đường ruột (đặc biệt

vi sinh vật có lợi, có khả năng tổng hợp vitamin B1 cho cơ thể) Vì vậy, hiện naychúng ta đang điều trị theo xu hướng sử dụng chế phẩm và kháng sinh thảo mộc.Hiệu quả đạt tốt hơn nhiều (Lê Thị Tài và cs, 2004) [24]

Trang 35

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học khuyếncáo việc sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi lợn sẽ giúp tăng tỷ lệ nạc hoá đànlợn vượt ngưỡng 50%; giải quyết tốt môi trường chăn nuôi vốn là một khókhăn trong chăn nuôi, nhất là tại các vùng ven đô để tạo ra những sản phẩm

Nhóm chế phẩm chứa các hỗn hợp tế bào nấm men dưới dạng đậm đặc

sẽ kích thích tăng trưởng của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó

sẽ vô hiệu hoá độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hoá nhanh, nâng cao khảnăng sinh sản

Nhóm chế phẩm cung cấp vitamin sẽ giúp vật nuôi tiêu hoá tinh bột vàprotein, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong chăn nuôi

Nhóm chế phẩm chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với các hợp chấthữu cơ như aminoacid hoặc peptid giúp cho việc hấp thu khoáng chất trong

cơ thể gia súc, gia cầm Các chế phẩm nhóm này sẽ bổ sung nguyên tố vilượng mà cơ thể đang cần, giúp cho con vật phòng trị một số bệnh về dinhdưỡng, tăng khả năng miễn nhiễm, gia tăng hiệu quả sinh sản

Trang 36

1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Khám phá vào cuối thập niên 70 về tác dụng phòng bệnh của selen thểhiện ngay một lợi điểm trước mắt Hàng trăm ngàn chuyên viên sinh hóa, dinhdưỡng, dược lý ở phương Tây nhờ đó mà tìm được việc làm, vì hiếm có thànhphần nào được nghiên cứu khẩn cấp trong hai thập niên vừa qua cho bằng selen

Selen rất dễ qua nhau thai vào bào thai Hidiroglou (1970) kết luận:Ông đã nghiên cứu sự phân bố selen trong từng bộ phận của thai bò và thấyhàm lượng nguyên tố này phân bố cũng tương tự như đối với súc vật trưởngthành (Nguồn dẫn: Đàm Trung Bảo và cs, 1983) [2]

Một công trình nữa đã chứng minh sự vận chuyển của selen qua nhauthai vào bào thai là nghiên cứu của Bou-Reslimn và cs (2001) [44] trên thainhi chuột cho thấy có sự tăng liên tục về nồng độ selen trong nhau thai và đầuthai nhi, mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng có thể cho thấy thai nhiđược cung cấp selen từ máu mẹ và một phần vào việc cung cấp hormon tuyếngiáp, đây là hormon quan trọng trong sự phát triển của não bộ

Theo Peplowski M A (1981) [49] quan sát thấy bổ sung selen vàvitamin E tham gia tích cực và có hiệu lực trong việc tăng cường phản ứngmiễn dịch của lợn con cai sữa

Nghiên cứu của Mahan D C và cs (2004) [47] chỉ ra rằng: Việc bổ sungcho lợn nái bằng nguồn selen hữu cơ sẽ có sự chuyển giao selen cho sữa non, mô

và lợn con sơ sinh nhiều hơn so với lợn nái được bổ sung selen vô cơ

Năm 1973, Godwin cho súc vật uống natri selenit, 3% lượng selenđược chuyển thành selenomethionin trong đạm sữa Selenomethionin bảo vệ ancoldehydrogennaza tốt gấp 5,2 lần, bảo vệ ribonucleaza tốt gấp 3 lần so với methionin

Năm 1979, sau rất nhiều nghiên cứu Piat Kopski đã đưa ra kết luận:Khi con vật có chửa, hàm lượng selen giảm nhiều trong máu, sau đó là trong

Trang 37

gan, tình trạng này làm giảm sức chống đỡ của cơ thể đối với bệnh tật Trongngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, rất cần cho thêm selen vào khẩuphần ăn của gia súc có chửa

Hiện nay, đã có tới 40 loại bệnh ở người và động vật được cho là thiếu selen Quan trọng nhất và phổ biến nhất là bệnh cơ trắng Về hình thái bệnh

lý, bệnh cơ trắng thể hiện chủ yếu do sự thoái hóa hệ thống cơ, đặc biệt là cơtim có tính chất hoại tử Về mặt sinh hóa học, trong bệnh này có sự biến đổithành phần chất đạm của cơ, có hiện tượng giảm myosin trong cơ và tăngđột ngột collagenaza Đạm của cơ dần dần bị thay thế bởi đạm của các môliên kết

Simensen M.G.Et (1982) [51] chỉ rõ bổ sung selen hợp lý sẽ điều trị rốiloạn sinh sản, tăng sản lượng sữa, nâng cao khả năng miễn dịch

Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản Jica (2002) [36] cho rằng: Khi thiếuselen, tỷ lệ tăng khối lượng ở gà giảm Lợn giảm khả năng sinh đẻ và sự dichuyển mất phối hợp Còn ở trâu, bò và cừu thì khả năng sinh đẻ yếu, cơ runrẩy, yếu ớt, sót nhau, chậm lớn và tiêu chảy kéo dài ở trâu, bò non

Nhiều nghiên cứu gần đây kết luận rằng selen có tác dụng quan trọngtrong phòng và điều trị bệnh ung thư Selen ngăn ngừa nhiều thể ung thư vúkhác nhau ở động vật và có liên quan tới chức năng sản xuất sữa Riêng đốivới người các chứng bệnh: Viêm khớp, chứng đau thắt ngực, viêm bao hoạtdịch có kết quả điều trị tốt khi sử dụng selen kết hợp với Vitamin E

Những nghiên cứu được hoàn thành bởi các nhà nghiên cứu trường Đạihọc bang Ohio cho rằng: việc bổ sung vitamin E làm giảm tỷ lệ mắc bệnhviêm vú và thiếu selen, giảm thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng Thiếu hụtvitamin E và selen cũng đã được tìm thấy làm tăng tỷ lệ sót nhau Nếu chỉthiếu selen có thể làm tăng tỷ lệ chết phôi, nhiễm trùng tử cung và có thể làmgiảm khả năng sinh sản

Trang 38

1.4 Vài nét về nguồn gốc gà thí nghiệm

- Nguồn gốc:

Gà Isa Shaver có nguồn gốc từ Pháp Giống gà này mới được nhập vàonước ta trong những năm gần đây, so với các giống gà chuyên trứng khác nhưGoldine 54 nhập năm 1990 từ Hà Lan, Brown Nick nhập từ Mỹ năm 1993,Hysex Brown nhập từ Mỹ năm 1996 thì hiện nay giống gà này là sự lựa chọnhàng đầu và đang rất phát triển trong các trang trại chăn nuôi nước ta

- Đặc điểm về ngoại hình:

Chúng có kích thước trung bình, lông màu nâu đỏ, đuôi và phía saulông trắng, dáng thanh tú, đầu nhỏ, mào cờ, mắt sáng, tinh nhanh, cổ dài thanh,ngực lép, bụng bầu, bộ lông ép sát vào thân, lông đuôi dài, xòe rộng, chân cao,khô, thần kinh linh hoạt

- Đặc điểm về sinh trưởng:

Gà sinh trưởng nhanh, từ 0 – 4 tuần tuổi cho gà ăn tự do, sau đó cho gà

ăn hạn chế Đến 22 tuần tuổi gà trống tiêu thụ 11,536kg, gà mái tiêu thụ9,135kg thức ăn

- Đặc điểm về sinh sản

Gà Isa Shaver có tỷ lệ đẻ là 33,04 % ở 21 tuần tuổi, 54 % ở 22 tuần tuổi

và đạt đỉnh cao 95,34 % ở tuần tuổi 32 Khối lượng trứng 58 – 60 gam Vỏtrứng màu nâu Gà bắt đầu đẻ ở tuần tuổi 20 Thời gian đẻ kéo dài cho đến 76tuần tuổi

Với khả năng đáp ứng được yêu cầu về sức sản xuất cũng như khả năngthích nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt được thị trường Việt Nam rất ưachuộng thì trong những năm tới việc phát triển chăn nuôi gà chuyên trứngtheo hướng công nghiệp thì đây sẽ là giống gà được nhân rộng và phát triểnmạnh hơn trong các trang trại chăn nuôi gà ở Việt Nam

Trang 39

Bảng 1.2 Tiêu chuẩn và thành tích của gà Isa Shaver Brown

(từ 18 - 90 tuần tuổi) [52]

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ĐVT

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 40

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Gà Isa Shaver thương phẩm từ 30 đến 40 tuần tuổi

Chế phẩm Egg Stimulant và chế phẩm Selvie – WD

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên.Phân tích mẫu tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WDđến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm Isa Shaver

- Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant và Selvie - WDđến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm Isa Shaver và hiệu quảkinh tế của người chăn nuôi

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh Đảm bảo

độ đồng đều về các yếu tố như giống, tuổi gà thí nghiệm, qui trình chăm sócnuôi dưỡng…chỉ khác nhau ở yếu tố thí nghiệm đó là có bổ sung chế phẩmEgg Stimulant, chế phẩm Selvie – WD và không bổ sung chế phẩm

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Gà thí nghiệm Gà đẻ thương Gà đẻ thương Gà đẻ thương

Ngày đăng: 31/05/2014, 00:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn ăn của gà đẻ trứng thương phẩm lông màu  từ  30 - 40 tuần tuổi (Tiêu chuẩn ngành - 10 TCN 656-2005) [28] - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn ăn của gà đẻ trứng thương phẩm lông màu từ 30 - 40 tuần tuổi (Tiêu chuẩn ngành - 10 TCN 656-2005) [28] (Trang 41)
Bảng 3.1. Giá trị thức ăn trong thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.1. Giá trị thức ăn trong thí nghiệm (Trang 46)
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Trang 47)
Bảng 3.3. Diễn biến tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.3. Diễn biến tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm (Trang 49)
Hình 3.1.  Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Trang 50)
Bảng 3.4. Năng suất trứng/mái đầu kỳ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.4. Năng suất trứng/mái đầu kỳ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Trang 51)
Hình 3.2. Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của gà  thí nghiệm qua các tuần tuổi - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.2. Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (Trang 52)
Bảng 3.5. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.5. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm (Trang 53)
Bảng 3.6. Chất lượng trứng của gà thí nghiệm qua khảo sát - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.6. Chất lượng trứng của gà thí nghiệm qua khảo sát (Trang 55)
Bảng 3.7. Thành phần hóa học trứng của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.7. Thành phần hóa học trứng của gà thí nghiệm (Trang 58)
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm (Trang 63)
Hình 3.4a. Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.4a. Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm (Trang 64)
Hình 3.4b. Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.4b. Biểu đồ tỷ lệ protein lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm (Trang 65)
Bảng 3.9. Hàm lượng caroten và độ đậm màu lòng đỏ  ở các giai đoạn thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.9. Hàm lượng caroten và độ đậm màu lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm (Trang 65)
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng caroten lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng caroten lòng đỏ qua các giai đoạn thí nghiệm (Trang 66)
Bảng 3.10. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 10 trứng của gà thí nghiệm Tuần - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.10. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/ 10 trứng của gà thí nghiệm Tuần (Trang 69)
Hình 3.9. Biểu đồ chi phí thức ăn cho 10 trứng (đồng) - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.9. Biểu đồ chi phí thức ăn cho 10 trứng (đồng) (Trang 72)
Bảng 3.11. Tiêu tốn protein/ 10 trứng của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Bảng 3.11. Tiêu tốn protein/ 10 trứng của gà thí nghiệm (Trang 73)
Hình 3.10. Biểu đồ tiêu tốn protein cho 10 trứng  3.2.8. Tiêu tốn năng lượng cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.10. Biểu đồ tiêu tốn protein cho 10 trứng 3.2.8. Tiêu tốn năng lượng cho sản xuất trứng của gà thí nghiệm (Trang 74)
Hình 3.11. Biểu đồ tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 10 trứng - So sánh ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm egg stimulant và selvie   WD đến năng suất và chất lượng trứng của gà thương phẩm isa shaver nuôi tại thành phố thái nguyên
Hình 3.11. Biểu đồ tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 10 trứng (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w