1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề môn học tìm HIỂU các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại tại việt nam

25 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 110,27 KB

Nội dung

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. 2 1.1. Giới thiệu chung về môn học. 2 1.2. Những kiến thức chính trong môn học. 2 1.3. Lựa chọn chuyên đề môn học 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM”. 5 2.1. Giới thiệu chung về cán cân thương mại. 5 2.2. Tác dụng của cán cân thương mại. 5 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. 6 2.3.1. Xuất khẩu. 6 2.3.2. Nhập khẩu. 6 2.3.3. Tỷ giá hối đoái. 6 2.3.4. Các chính sách của chính phủ. 6 2.4. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế. 7 2.4.1. Tác động tích cực 7 2.4.2. Tác động tiêu cực. 7 2.5. Thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam những năm gần đây. 8 2.5.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011. 8 2.5.2. Giai đoạn 20122013 và quý I năm 2014. 11 2.6. Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại. 14 2.7. Biện pháp cải thiện cán cân thương mại. 15 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. 18 3.1. Giảng dạy học phần. 18 3.2. Giáo trình và tài liệu học tập. 19 3.3. Cơ sở vật chất. 19 3.3.1.Thuận lợi. 19 3.3.2. Khó khăn. 19 3.4. Tính hữu ích, thiết thực của môn tài chính quốc tế. 19 B. LỜI KẾT 21 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 A. LỜI MỞ ĐẦU Môn tài chính quốc tế là môn học rất thiết thực và hữu ích. Môn học này cung cấp kiến thức về môi trường tài chính quốc tế mà tại đó các công ty sẽ hoạt động trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về các lý thuyết kinh điển trong tài chính quốc tế thể hiện mối tương quan giữa các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và tỷ giá; lựa chọn các chính sách trong nhiều kịch bản kinh tế khác nhau. Các mô hình khủng hoảng tài chính cũng được giới thiệu đến sinh viên thông qua các cuộc khủng hoảng xảy ra trong vài thập niên trở lại đây. Và kiến thức của môn học này là khá nhiều nhưng trong bài tiểu luận này tôi sẽ đi sâu làm rõ hơn về “các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại và thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam”. Nước ta là một nước đang phát triển nên cán cân thương mại hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân vãng lai. Nên tôi đã chọn đề tài này để thấy được tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với nền kinh tế nói riêng và đời sống kinh tế xã hội của nước ta nói chung. Do kiến thức còn hạn chế, nên bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong được sự góp ý của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 2

1.1 Giới thiệu chung về môn học 2

1.2 Những kiến thức chính trong môn học 2

1.3 Lựa chọn chuyên đề môn học 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM” 5

2.1 Giới thiệu chung về cán cân thương mại 5

2.2 Tác dụng của cán cân thương mại 5

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 6

2.3.1 Xuất khẩu 6

2.3.2 Nhập khẩu 6

2.3.3 Tỷ giá hối đoái 6

2.3.4 Các chính sách của chính phủ 6

2.4 Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế 7

2.4.1 Tác động tích cực 7

2.4.2 Tác động tiêu cực 7

2.5 Thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam những năm gần đây 8

2.5.1 Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 8

2.5.2 Giai đoạn 2012-2013 và quý I năm 2014 11

2.6 Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại 14

2.7 Biện pháp cải thiện cán cân thương mại 15

Trang 2

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 18

3.1 Giảng dạy học phần 18

3.2 Giáo trình và tài liệu học tập 19

3.3 Cơ sở vật chất 19

3.3.1.Thuận lợi 19

3.3.2 Khó khăn 19

3.4 Tính hữu ích, thiết thực của môn tài chính quốc tế 19

B LỜI KẾT 21

C TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

Và kiến thức của môn học này là khá nhiều nhưng trong bài tiểu luận

này tôi sẽ đi sâu làm rõ hơn về “các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương

mại và thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam” Nước ta là một nước

đang phát triển nên cán cân thương mại hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớntrong cán cân vãng lai Nên tôi đã chọn đề tài này để thấy được tầm quantrọng của cán cân thương mại đối với nền kinh tế nói riêng và đời sống kinh

tế - xã hội của nước ta nói chung

Do kiến thức còn hạn chế, nên bài tiểu luận của em chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những sai sót, mong được sự góp ý của cô để bài tiểu luậncủa em được hoàn thiện hơn

Trang 4

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.

1.1 Giới thiệu chung về môn học.

Môn học tài chính quốc tế cung cấp kiến thức về môi trường tài chínhquốc tế mà tại đó các công ty sẽ hoạt động trong quá trình hội nhập với nềnkinh tế toàn cầu Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về các lýthuyết kinh điển trong tài chính quốc tế thể hiện mối tương quan giữa cácbiến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất và tỷ giá; lựa chọn các chínhsách trong nhiều kịch bản kinh tế khác nhau Các mô hình khủng hoảng tàichính cũng được giới thiệu đến sinh viên thông qua các cuộc khủng hoảngxảy ra trong vài thập niên trở lại đây

Môn học này nối tiếp và bổ sung cho môn tài chính doanh nghiệp trongmối quan hệ với thị trường tài chính quốc tế và các điều kiện kinh tế vĩ môtoàn cầu tác động đến hoạt động của các công ty nói riêng và nền kinh tế nóichung Môn học cũng cung cấp các kiến thức về tỷ giá, thị trường các sảnphẩm phái sinh để làm nền tảng cho môn học quản trị rủi ro và tài chínhcông ty đa quốc gia

1.2 Những kiến thức chính trong môn học.

Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể hiểu các lý thuyết nềntảng của tài chính quốc tế Vận dụng các lý thuyết này để phân tích việchoạch định chính sách kinh tế vĩ mô; phân tích và đánh giá tác động của việcđiều hành chính sách vĩ mô lên nền kinh tế Phân tích các biến động trên thịtrường tài chính quốc tế đến tình hình tài chính trong nước; dự báo được tỷgiá và các dấu hiệu khủng hoảng có thể xảy ra

Giáo trình tài chính quốc tế của trường đại học kinh tế tp Hồ ChíMinh do GS.TS Trần Ngọc Thơ và PGS.TS Nguyễn Ngọc Định biên soạngồm 11 chương và kiến thức của môn này là rất rộng nhưng em xin đượctóm tắt những kiến thức tôi thu thập được thành 6 chuyên đề như sau:

Trang 5

Chuyên đề 1: Cán cân thanh toán quốc tếNội dung của chuyên đề này bao gồm khái niệm cán cân thanh toánquốc tế, cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế Tìm hiểu sâu hơn về các nhân

tố tác động đến tài khoản vãng lai, đến cán cân tài khoản vốn, tài khoản tàichính, sai số thống kê và dự trữ ngoại hối Giải thích mô hình toàn cầu vềmất cân đối cán cân tài khoản vãng lai (Explaining the Global Pattern ofCurrent Account Imbalances) Cú sốc sản lượng, thâm hụt ngân sách và tàikhoản vãng lai Mối liên hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinhtế

Chuyên đề 2: Các lý thuyết cân bằng trong tài chính quốc tế

Chuyên đề này nói về các lý thuyết cân bằng trong tài chính quốc tế làchủ yếu, bao gồm: lý thuyết ngang giá lãi suất – IRP và ngang giá lãi suất cóphòng ngừa- UIP, lý thuyết ngang giá sức mua – PPP Hiệu ứng Fisher quốc

tế – IFE Giải pháp mới cho câu đố ngang giá sức mua: thái độ quan ngại rủi

ro, tính bất định của tỷ giá hối đoái và luật một giá (A New Solution to thePurchasing Power Parity Puzzles: Risk-Aversion, Exchange RateUncertainty and the Law of One Price) Các chế độ tiền tệ và ngang giá lãisuất tồn tại yếu (Currency Regimes and Weak Interest Rate Parity) Hàm ýcủa câu đố ngang giá lãi suất không phòng ngừa (Implications for theUncovered Interest Rate Parity Puzzle)

Chuyên đề 3: Các thị trường tài chính

Nội dung chuyên đề này đề cập tới bốn loại thị trường tài chính: thịtrường giao ngay, thị trường giao sau, thị trường kỳ hạn và thị trường quyềnchọn Khái niệm, đặc điểm phân biệt, ưu nhược điểm, cách giao dịch và mốiquan hệ của các thị trường

Chuyên đề 4: Tỷ giá và tác động của chính phủ đối với tỷ giá Chuyên đề này tìm hiểu về các chế độ tỷ giá, các nhân tố tác động đến

tỷ giá, can thiệp của chính phủ đối với tỷ giá, vai trò của sự biến động tỷ giáhối đoái thực

Chuyên đề 5: Lý thuyết bộ ba bất khả thi

Trang 6

Chuyên đề này xoay quanh những nguyên lý cơ bản của lý thuyết bộ

ba bất khả thi, lý thuyết bộ ba bất khả thi trong kỷ nguyên mất cân bằng toàncầu (sự thay đổi của bộ ba bất khả thi sau mỗi cuộc khủng hoảng và nhữnglựa chọn chính sách của bộ ba bất khả thi)

Chuyên đề 6: Khủng hoảng tài chính

Chuyên đề này tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và hình thức biểu hiệncác cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm: khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảngngân hàng, khủng hoảng nợ và khủng hoảng kép

1.3 Lựa chọn chuyên đề môn học

Môn tài chính có nhiều kiến thức rộng lớn và cần phải nắm vững, đi

sâu vì vậy em xin chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương

mại và thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam” để tìm hiểu kỹ hơn.

Em chọn đề tài này bởi lẻ ở Việt Nam cán cân thương mại (mậu dịch) chiếm

tỷ trọng nhiều nhất và cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự thay đổirất nhiều khi nước ta ra nhập WTO

Trang 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM”.

2.1 Giới thiệu chung về cán cân thương mại.

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanhtoán quốc tê Cán cân thương mại ghi lại những thay đổitrong xuất khẩu và nhậpkhẩu một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định( quý hoặc năm) cũng nhưmức chênh lệch (xuất khẩu trừ nhập khẩu) giữa chúng

Khi mức chênh lệch lớn hơn 0,thì cán cân thương mại thặng dư Ngược lại mứcchênh lệch nhỏ hơn 0, cán cân thương mại thâm hụt Còn nếu bằng 0, cán cânthương mại cân bằng Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặcthặng dư thương mại Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng

dư thương mại có kết quả dương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩuròng/thặng dư thương mại có kết quả âm

2.2 Tác dụng của cán cân thương mại.

Các thông tin trong bảng cán cân thương mại có 4 tác dụng chính:

Thứ nhất: cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của

một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sovới đồng ngoại tệ

Thứ hai: phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một

quốc gia

Thứ ba: phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước

ngoài, dó đó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô Để đánh giá sức chịuđựng của cán cân tài khoản vãng lai thường sử dụng các chỉ số như là chỉ sốxuất khẩu/GDP, chỉ số nợ/ xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu/ tỷ lệ tăngtrưởng xuất khẩu, tỷ lệ mức lãi xuất trả nợ trên mức tăng xuất khẩu Thôngthường các chuyên gia thường dùng chỉ số nợ/ xuất khẩu để đánh giá tìnhtrạng của cán cân tài khoản vãng lai

Trang 8

Thứ tư: thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế Mối quan

hệ giữa cán cân thương mại với tiết kiệm và đầu tư

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại: xuất khẩu, nhập khẩu, tỷgiá hối đoái và các chính sách của chính phủ

2.3.1 Xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tạiquốc gia khác vì xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước kia Do vậy nóchủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của quốc gia bạn hàng Chính vì thếtrong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định

2.3.2 Nhập khẩu.

Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí còn tăng nhanh hơn

Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên,nghĩa là cứ có một đồng GDP tăng thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,3 đồngcho nhập khẩu Ngoài ra nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sảnxuất trong nước và sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tương đối

so với nước ngoài thì nhập khẩu tăng lên và ngược lại.ví dụ: nếu giá xe đạp sảnxuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xuhướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũngtăng

2.3.3 Tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởngtới giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trườngquốc tế Khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóanhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đốivới người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi choxuất khẩu là thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khinhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên

2.3.4 Các chính sách của chính phủ.

Trang 9

Các chính sách của chính phủ bao gồm: chính sách thương mại, chính sáchđầu tư, chính sách tỷ giá và các chính sách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêudùng, quản lý nợ nước ngoài Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất quantrọng đến cán cân thương mại Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm chocán cân thương mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn hoặcdài hạn Ví dụ: chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng làm xấu đi tìnhtrạng cán cân thương mại, chính sách khuyến khích nhập khẩu tư liệu sản xuất sửdụng để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.

2.4 Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế.

Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ(X-M) cùng với các yếu tố khácnhư chi cho tiêu dùng(C), chi cho đầu tư(I), chi tiêu của chính phủ(G) cấu thànhtổng thu nhập quốc dân (GDP) Như vậy,cán cân thương mại là một bộ phận cấuthành tổng thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại ảnhhưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế

GDP=C+I+G+(X-M)

Như vậy cán cân thương mại có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế

vĩ mô cơ bản Trạng thái của cán cân thương mại thể hiện động thái của nền kinh tế

ở những điểm khác nhau Chính vì vậy, biến động của cán cân thương mại trongngắn hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến lược và mô hìnhphát triển kinh tế, chính sách cạnh tranh

2.4.2 Tác động tiêu cực.

Cán cân thương mại thâm hụt kéo dài nhiều năm, đồng thời với việc phải cắtbớt nhập khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ

Trang 10

Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạngthất nghiệp.

Tuy nhiên, tình trạng cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắnhạn chưa nói lên trạng thái thực của nền kinh tế, vấn đề là ở chỗ thâm hụt cán cânthương mại ở mức có thể đảm bảo mức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai

và nợ nước ngoài

2.5 Thực trạng cán cân thương mại tại Việt Nam những năm gần đây.

2.5.1 Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011.

Trong hai năm liên tiếp 2000 - 2001, cán cân thương mại Việt Nam ởtrạng thái thặng dư, hoạt động xuất khẩu khởi sắc và đạt được những kết quảhết sức khả quan Từ năm 2002 trở lại đây, cán cân thương mại Việt Nam lạirơi vào tình trạng thâm hụt Nguyên nhân không phải do sự giảm sút trongxuất khẩu mà do nhập khẩu tăng quá nhanh Kim ngạch nhập khẩu tăng từ17,76 tỷ USD năm 2002 lên đến mức kỷ lục 97,4 tỷ USD vào năm 2011.Tương tự, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng nhưng nhìn chungcho cả giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội so với kim ngạch xuấtkhẩu dẫn đến cán cân thương mại vẫn thường xuyên trong trạng thái thâm

hụt (Bảng 1)

Bảng 1 Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Kim

trưởng (%) 25,2 4,0 11,2 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 34,2Kim

trưởng (%) 34,5 3,4 22,1 28,0 26,6 21,2 22,1 38,3 28,1 -13,3 18,3 25,9Cán cân thương mại

(Tỷ USD) 0,38 0,63 -1,05 -2,58 -2,28 -2,44 -2,77 -10,36 -12,78 -8,3 -5,1 -0,4

Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165.

Trang 11

Về mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có chuyển biến

tích cực nhưng vẫn dựa chủ yếu vào các sản phẩm thô Mặc dù xuất khẩusản phẩm thô và sơ chế có giảm đi (năm 2011 là 38,87% kim ngạch xuấtkhẩu so với mức 55,78% năm 2000), xuất khẩu nhóm hàng chế biến có tănglên (năm 2011 là 59,92% kim ngạch xuất khẩu so với mức 44,17% năm2000) nhưng tạo ra giá trị gia tăng thấp và tỷ trọng nhóm hàng chế biến vẫn

ở mức thấp so với các nước láng giềng (Tổng cục Thống kê, 2011)

Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một

nhóm nhỏ các quốc gia gồm EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ Năm

2000, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường này lần lượt là EU (19,64%),ASEAN (18,08%), Nhật Bản (17,78%), Trung Quốc (10,61%), Mỹ (5,06%).Ðến năm 2011, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 5 thị trường lớn trên đã lên đến trên

71,03%, riêng Mỹ chiếm 17,4% (Tổng cục Thống kê, 2011) Việc tập trung

vào một số thị trường làm cho xuất khẩu của Việt Nam rất dễ rủi ro khi cónhững biến động bất lợi từ các thị trường này Trong những tháng cuối năm

2008 và đầu năm 2009, xuất khẩu Việt Nam đã trải qua một thời gian laođao khi các nước và khu vực trên thu hẹp nhập khẩu do tác động của khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu

Bảng 2 Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nhóm hàng 2000-2011

92,1

30,5 61,6

92,1

29,8 62,3

92,2

31,6 60,6

93,3

28,8 64,5

89,6

25,3 64,4

88,0

24,6 63,4

90,5

28,6 61,9

88,8

28,0 60,9

90,2

29,3 60,9

90,0

29,2 60,8

90,6

-

7,9

3,0 2,0 3,0

7,9

0,0 2,5 1,8 3,6

7,8

0,0 2,4 1,6 3,8

6,7

0,0 2,4 1,4 2,9

8,2

0,0 3,0 1,4 3,7

7,8

0,0 2,8 1,3 3,7

7,4

0,0 2,5 1,2 3,7

7,8

0,0 2,7 1,1 4,0

9,3 8,8

- 1,5 -

-7,6 - - - -

Trang 12

Vàng phi tiền tệ 2,2 4,2 2,1 3,4 0,5 1,2 1,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Về mặt hàng nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất Tư

liệu sản xuất chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong kim ngạch nhập khẩu,

lên đến 90% (bảng 2) Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập

khẩu tư liệu sản xuất quá lớn là cơ cấu công nghiệp Việt Nam còn mất cânđối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự yếu kém của các ngành côngnghiệp hỗ trợ Thêm vào đó, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

là mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa vớinguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo Trong số các mặt hàngnhập khẩu chủ yếu của Việt Nam thời gian qua, đứng đầu là mặt hàng máymóc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; tiếp theo là mặt hàng xăng dầu Ngoài ra,một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu khá lớn là: máy vi tính, sản phẩmđiện tử và linh kiện; sắt thép; vải các loại, chất dẻo; nguyên phụ liệu dệt

may, da giày (Tổng cục Hải quan, 2009, 2010, 2011) Kim ngạch nhập khẩu

các mặt hàng này tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng tới trạng thái cáncân thương mại và cán cân vãng lai

Ngoài ra, bảng 2 cho thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng tuy chiếm tỷ

trọng nhỏ (khoảng 7% - 9%) nhưng danh mục hàng hóa lại đa dạng dẫn đếnviệc quản lý nhập khẩu, hạn chế nhập siêu trở nên phức tạp hơn Thêm vào

đó, trong cơ cấu nhập khẩu hàng tiêu dùng trước đây đã có nhập khẩu thựcphẩm, vốn đã bất hợp lý với một quốc gia có lợi thế cạnh tranh nông nghiệpnhư Việt Nam, giờ đây lại xuất hiện nhiều hàng tiêu dùng xa xỉ, tuy tỷ trọngcòn nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu nhưng cũng chiếm đến 50% tỷ trọnghàng tiêu dùng (nằm trong khoản mục hàng khác của bảng 2) khiến cho tìnhtrạng nhập siêu càng thêm trầm trọng

Ngày đăng: 24/11/2014, 19:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 - CHUYÊN đề môn học tìm HIỂU các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại  tại việt nam
Bảng 1. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 (Trang 9)
Bảng 2. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nhóm hàng 2000-2011 - CHUYÊN đề môn học tìm HIỂU các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại  tại việt nam
Bảng 2. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nhóm hàng 2000-2011 (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w