1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập

56 957 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 495 KB

Nội dung

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình DươngFDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2009 Bảng 2: Sản lượng gạc

Trang 1

Mục lục Trang 1

Danh mục các chữ viết tắt 4

Danh mục bảng, biểu 4

Danh mục hình vẽ, biểu đồ 5

Lời nói đầu 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích của đề tài 8

3 Đối tượng và phạm vi đề tài 8

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 8

5 Bố cục đề tài 9

CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 10

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 10

1.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 10

1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 10

1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh 10

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.1.3 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.1.3.1 Các yếu tố bản thân doanh nghiệp 13

1.1.3.2 Nhu cầu của khách hàng 13

1.1.3.3 Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ 13

1.1.3.4 Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh 14

1.1.3.5 Vai trò của Chính phủ 14

1.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 15

1.2.1 Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO 15

1.2.2 Thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO 20

Trang 2

1.2.3 Bài học rút ra 23

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI THẠCH BÀN TBC 25

2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triền công ty TBSC 25

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về TBSC 25

2.1.1.1 Các thông tin cơ bản 25

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 25

2.1.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC 26

2.1.2 Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường 27

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của TBSC trong điều kiện hội nhập 28

2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 28

2.2.1.1 Tình hình thị trường chung 28

2.2.1.2 Tình hình ngành sản xuất gạch ngói trên thị trường 31

2.2.1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 34

2.2.2 Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 35

2.2.2.1 Nguyên vật liệu 35

a Nguồn nguyên liệu 35

b Sự ổn định của các nguồn cung nguyên vật liệu 35

c Ảnh hưởng của giá cả NVL đến doanh thu và lợi nhuận 36

2.2.2.2 Trình độ công nghệ 37

a Quy trình sản xuất 37

b Trình độ công nghệ 37

c Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 38

d Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ 39

2.2.2.3 Hoạt động bán hàng và marketing 40

2.2.2.4 Định hướng chiến lược đầu tư phát triển 40

2.2.2.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của TBSC 45

Trang 3

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI THẠCH BÀN

1 Nâng cao trình độ quản trị và đào tạo đội ngũ lãnh đạo 50

2 Tiết kiệm chi phí – nâng cao hiệu quả, tăng thu – giảm chi 51

3 Tập trung vào việc tăng cường nguồn lực cho đầu tư, thúc đẩy phát triển

DN theo hướng ổn định và bền vững 52

4 Bảo đảm việc thực hiện các chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý 53

5 Xây dựng hệ thống kế toán quản trị vững mạnh 54

6 Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về mặt

tài chính trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN 55

7 Xây dựng chiến lược Marketing và chiến lược hậu mãi đặc biệt 55

8 Huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau 56

Trang 4

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2009

Bảng 2: Sản lượng gạch dự kiến đến năm 2020

Bảng 3: Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty

Bảng 4: Năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch BànBảng 5: Năng lực của máy, thiết bị

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1 : Cơ cấu tổ chức công ty

Hình 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty CPHình 3 : Tăng trưởng GDP theo năm của cả nước

Hình 4: Cầu thị trường năm 2020

Hình 5: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Sau gần hai thập kỉ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trungbao cấp sang nền kinh tế thị trường Sản xuất hàng hóa đã có bước phát triển mạnh, đápứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Trong quá trình hội nhập, mối quan hệ kinh

tế thương mại đã được mở rộng hầu khắp các lĩnh vực Đến nay, Việt Nam đã thiết lậpmối quan hệ thương mại với hơn 160 nước và vùng lãnh thổ; tham gia 86 hiệp địnhthương mại, 46 Hiệp định hợp tác đầu tư và 40 Hiệp định chống đánh thuế 2 lần; thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước và vùng lãnh thổ… Nhưng hiện nayViệt nam vẫn đang đứng trước ngưỡng cửa WTO, có thể nói cơ hội là rất lớn song tháchthức cũng không nhỏ Trong xu hướng hiện tại, các nước đang ngày càng ít sử dụng biệnpháp bảo hộ “lộ liễu” không được WTO chấp nhận như : cấm, hạn chế nhập khẩu hoặc ápđặt thuế nhập khẩu cao Thay vào đó, chính sách bảo hộ của các nước lại bắt đầu tính đếnviệc áp dụng các rào cản thương mại hiện đại lồng vào các lý do chính đáng như áp dụngcác tiêu chuẩn kĩ thuật, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, môi trường, thủ tụchải quan, ghi nhãn mác hàng hóa, lạm dụng Luật chống bán phá giá… Như vậy, xu thếhội nhập trên thế giới hiện tại đang tạo ra một sức ép rất lớn đối với các nước phát triển,trong đó có Việt nam, chúng ta đang phải chịu sức ép buộc phải mở cửa và tiến hành tự

do hóa Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Việt Nam không hội nhập nhanh hơn, mạnh hơnthì điều tất yếu là chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước trong khu vực, chịu sự thiệt thòi củangười đi sau Ảnh hưởng trước tiên chúng ta đang phải gánh chịu từ chính các nước trongkhu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuấtnhiều sản phẩm cạnh tranh với Việt Nam

Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những nhiệm vụquan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong thời gian

Trang 7

động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng tronghợp tác đa phương và song phương Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chứcquốc tế như Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), đã kí Hiệp định thươngmại song phương với Hoa Kỳ… hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế đất nước như mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốnđầu tư nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến, góp phần giảiquyết các vấn đề xã hội.

Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức được kết nạp làm thành viên của Tổchức Thương mại Thế giới – WTO (World Trade Organisation) Đây là một nỗ lực củaChính phủ Việt Nam sau 11 năm đàm phán, nhưng cũng là một xu thế tất yếu trong bốicảnh hội nhập kinh tế toàn cầu

Sự gia nhập WTO mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để pháttriển nhưng đồng thời cũng mang lại những đe dọa, thách thức Đặc biệt, trong lĩnh vựcsản xuất gạch ngói sẽ có những cơ hội rất lớn để phát triển do nhu cầu xây dựng về nhà ởcũng như các cao ốc văn phòng làm việc ngày càng tăng nhanh Tuy nhiên, các doanhnghiệp sản xuất gạch ngói Việt Nam cũng sẽ mất đi sự bảo hộ bấy lâu của Chính Phủ vàphải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp có vốn góp liên doanh nước ngoài cùngngành

Hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để

đủ sức đứng vững trên thương trường Một thực trạng phổ biến hiện nay là: năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năngtồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp, đặc biệt là thị trường quốc tế

Vì vậy, xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếukhách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Nếu không làm đượcđiều này, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu

Trang 8

Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn cũng ở trong môi trường như vậy Giờ đâyngoài những áp lực cạnh tranh của các công ty nội địa, TBSC còn phải đương đầu với áplực cạnh tranh của các công ty liên doanh có vốn góp nước ngoài có quy mô, tầm vóc hơnhẳn các công ty nội địa Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, không chỉ Chính phủ mà mỗi một

DN nói chung và DN sản xuất gạch ngói nói riêng cần phải nhận thức tình hình một cáchsáng suốt, đánh giá toàn diện thực trạng của mình, những điểm mạnh, điểm yếu, nhữngthách thức nội tại, những thách thức mới cũng như những lợi thế so sánh và những vậnhội Từ đó có chiến lược đúng đắn cho sự phát triển bền vững đối với DN của mình Đâycũng chính là mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề thực tập của em –Đề tài : “Các giảipháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần gạch ngói Thạchbàn trong điều kiện hội nhập”

2. Mục đích của đề tài:

Mục đích chính của đề tài này là đề ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn sau khi phân tích các điểmmạnh, điểm yếu của công ty cũng như nhận định các cơ hội, đe dọa của môi trườngngành gạch ngói Việt Nam hiện nay trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO

3. Đối tượng và phạm vi đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch bànTBSC và một số doanh nghiệp liên quan hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói tạikhu vực miền Bắc Tuy nhiên, chuyên đề thực tập chỉ giới hạn phạm vi tập trung nghiêncứu các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho TBSC

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:

- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: phươngpháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và dự báo trên nền tảng các lý thuyết về cạnhtranh, lý thuyết quản trị chiến lược, thu thập các số liệu liên quan để phân tích sự vậnđộng của hiện tượng nghiên cứu

Trang 9

- Số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo thống kê củacông ty và các ngành liên quan Một số số liệu sơ cấp từ phương pháp điều tra trực tiếpcủa một nhóm các đối tượng có chọn lọc.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vựcnhư kinh tế, thương mại, luật, chính trị… thường xuyên được nhắc tới trên các phươngtiện thông tin đại chúng và được nhiều người quan tâm, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫnđến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh” Trong kinh tế - chính trị học thìcạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóanhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hànghóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa nhữngngười sản xuất với người tiêu dùng; giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻhơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ

Theo Michael Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh

là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanhnghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngànhtheo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980) Cạnh tranhcủa một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng mộtngành

1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúcđẩy sản xuất phát triển Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thườngtrì trệ và kém phát triển Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêucực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi

Trang 11

phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,…) hoặc những hành vi cạnh tranhlàm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.

- Quan điểm về cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế tráivới đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng Và cũng gần như sẽkhông có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến.Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến kết cục thảm hại của những địch thủtranh đấu trong thương trường Hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là

sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi

- Quan điểm về cạnh tranh lành mạnh

Trong bối cảnh thương trường là một thương trường toàn cầu hóa của một thế giớiđang đi trên một tiến trình hội nhập Thế giới hội nhập là một thế giới cạnh tranh Cácloại rào chắn bị dỡ bỏ Trên một sân chơi bình đẳng, các nguồn lực của thế giới đangtranh nhau để được sử dụng theo cách tốt nhất, nghĩa là phải trả chi phí thấp hơn nhưng

có sản phẩm tốt hơn Đó chính là ý nghĩa tích cực của một môi trường cạnh tranh tự dotrên một sân chơi ngang bằng Doanh nghiệp cần phải lắng nghe khách hàng, hợp tác vớicác nhà cung cấp, lập ra các nhóm mua hàng và xây dựng những quan hệ đối tác chiếnlược (thậm chí là với đối thủ cạnh tranh) Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chỉ thànhcông khi những người khác thành công Đây là sự thành công cho cả đôi bên nhiều hơn làcạnh tranh làm hại lẫn nhau Cạnh tranh không phải là “chiến tranh” và cũng không phải

là “hòa bình” Cạnh tranh không còn là những động thái của tình huống, không phải chỉ

là những hành động mang tính thời điểm mà là cả tiến trình tiếp diễn không ngừng, khi

đó các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ tốt nhất thì điều đó có nghĩa là không

có giá trị gia tăng nào có thể giữ nguyên và tồn tại vĩnh viễn mà có sự biến đổi mới lạ

Trang 12

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng

để thu lợi nhuận ngày càng cao Như vậy, năng lực canh tranh của doanh nghiệp trước hếtphải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanhnghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chứcquản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnhtranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường

Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thếcủa sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanhnghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thếcủa mình e chưa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi làyếu tố quyết định Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nộitại, thực lực yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệtnhư hiện nay

Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thựclực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn ngườitiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải thiện vị trí sovới các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”

1.1.3 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tổng hợp các trường phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần củasản phẩm và dịch vụ trên thị trường, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thểđược xác định trên 4 nhóm yếu tố sau:

Trang 13

1.1.3.1 Các yếu tố bản thân doanh nghiệp:

Các yếu tố về bản thân doanh nghiệp bao gồm:

Các yếu tố về con người (chất lượng, kỹ năng làm việc );

Các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường);

Các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:

Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động;Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao…Trong đó, yếu tố về trình độ có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có tínhđộc quyền Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư chuyênsâu

1.1.3.2 Nhu cầu của khách hàng:

Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Thực tế chothấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu củakhách hàng Thường thì DN có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơbản là, DN phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh

mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Thông qua nhu cầucủa khách hàng, DN có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạtđộng kinh doanh và dịch vụ của mình Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho DN đểphát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới Các loại hình này có thể được phát triểnrộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó DN là người trước tiên có được lợi thế cạnhtranh

1.1.3.3 Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ:

Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực cóliên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin…Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, các DN có thể theo dõi và thamgia vào thị trường tài chính, thị trường BĐS 24/24 giờ trong ngày

Trang 14

1.1.3.4 Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh:

Sự phát triển của DN sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong một môitrường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó Sự cạnh tranh giữa các

DN sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chấtlượng dịch vụ

Trong bốn yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là yếu tố nội tại của DN, yếu tố 2 và

3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng Ngoài ra, còn

có một yếu tố mà DN cần tính đến là vai trò của Chính Phủ Vai trò của Chính Phủ có tácđộng tương đối lớn đến khả năng cạnh tranh của DN, nhất là trong việc định ra các chínhsách về công nghệ, đào tạo và trợ cấp

1.1.3.5 Vai trò của Chính phủ:

Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với các DN

đã từng bước được hoàn thiện Động lực kinh doanh đã được phát huy, nhiều rào cản đãđược loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi DN hoạt động trong và ngoài nước Một số công cụchính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như: Luật DN, Nghị định 90, Quỹ hỗ trợ DNVVN,

cơ chế tín dụng… Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên con đường hoàn thiện hệthống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thúc đẩy sựphát triển năng động và có hiệu quả của DNVVN

Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việcxây dựng và hỗ trợ phát triển các DN Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợtrên các mặt khác nhau là rất cần thiết Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và cácnhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước Do

đó, thông qua chủ trương chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơncho hoạt động kinh doanh phát triển, qua đó hình thành một khu vực DN hoạt động cóhiệu quả và phát triển bền vững Sự phát triển của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trongtiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển phồn thịnh của nước nhà

Trang 15

1.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTONgày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước chuyển về chất trong tiến trình mở cửa và hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khởi đầu từ giữa những năm 1980.

1.2.1 Cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO

Gia nhập WTO nhằm tạo môi trường để các nền kinh tế phát triển Đối với ViệtNam, cơ hội mới đem lại khi gia nhập WTO chính là việc cải cách thể chế, tạo lập môitrường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ…

WTO đã và đang tác động hữu hình và vô hình tới nền kinh tế - xã hội của ViệtNam ở cả hai khía cạnh thuận lợi và khó khăn, mặc dù đây không phải là vấn đề dễ dàngbóc tách

1 - Gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đây là một dấu hiệu chính thể hiện tác động rõ rệt của việc gia nhập WTO đối vớinền kinh tế Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh kể từ thời điểm gia nhậpWTO

- Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3%, năm 2008 đã đạt hơn 62 tỷ USD,tăng 29,5% so với năm 2007 Kết quả hoạt động xuất khẩu trong năm 2007 chothấy trong năm đầu tiên gia nhập WTO, Việt Nam đã nắm được các cơ hội để tăngquy mô xuất khẩu cũng như đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu

- Sang năm 2008, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến 150quốc gia và vùng lãnh thổ

- Đến năm 2009, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tếthế giới, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm 9%; tuy nhiên đó là do tác động

về giá chứ không phải do giảm về lượng Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế

Trang 16

giới, hầu hết các nền kinh tế là đối tác thương mại chính của Việt Nam như Hoa

Kỳ, EU, Nhật Bản năm 2009 đều bị tăng trưởng âm Do đó, nhu cầu nhập khẩucủa các nền kinh tế này đều giảm mạnh, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóaViệt Nam trong năm 2009 sang các thị trường chủ yếu đều giảm so với năm 2008

Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2009

Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩunăm 2009 (tỷ USD) % thay đổi về lượng(so với cùng kỳ 2008) % thay đổi về kim ngạch(so với cùng kỳ 2008)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Tổng cục Thống kê ( ngày 31/12/2009)

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam không bị phân biệt đối xửnhư trước, điển hình là hạn ngạch hàng dệt may đã được xóa bỏ Số liệu thống kê chothấy, tính chung kim ngạch xuất nhập khẩu 2 năm 2008-2009 trung bình 150 tỷUSD/năm, tương đương với hơn 160% tổng GDP của cả nước Những nhóm ngành đượclợi nhiều nhất khi Việt Nam gia nhập WTO là những ngành sử dụng nhiều lao động nhưdệt may, da giày và điện tử

Như vậy, có thể thấy rằng trong ba năm qua, xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng trưởngnhưng cũng bộc lộ là dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài như biến động giá

cả thế giới, rào cản thương mại và sự thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu Nhữnglợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng có thể bị giảm sút, do đó những ngành này có thểgặp khó khăn trong xuất khẩu và cả trong sản xuất

Trang 17

2 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh.

Đây là tác động hữu hình dễ nhận thấy từ việc Việt Nam gia nhập WTO

- Mức vốn đầu tư nước ngoài với các cam kết thể hiện trong năm 2006 là 12 tỷUSD; năm 2007 là 21 tỷ USD; năm 2008 vọt lên 71 tỷ USD

- Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, khi sản xuấttrong nước còn gặp nhiều khó khăn tồn kho sản xuất công nghiệp lớn, thì kết quảthu hút và giải ngân vốn FDI năm 2009 là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chungcủa Việt Nam Từ quý II/2009, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì kết quả thuhút vốn FDI cũng có nhiều dấu hiệu khả quan Theo thống kê, mức vốn FDI đăng

kí năm 2009 ở mức 21,4 tỷ USD tương đương số vốn đăng kí và tăng thêm củanăm 2007

- Sau ba năm chính thức trở thành thành viên của WTO , Việt Nam đã thu hút được

số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí hơn 114 tỷ USD với hơn 4000 dự ánđầu tư nước ngoài, cao hơn 4,5 lần so với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm2006-2010

Với việc gia nhập WTO , Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nướcngoài vào một số ngành như điện tử, tin học , dệt may, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…

số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành đó sẽ ngày càng tăng Cùng với vốn,các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục mang công nghệ hiện đại, phương thức quản

lý tiên tiến vào Việt Nam , tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực có

kĩ năng nói riêng và các ngành công nghiệp, dịch vụ nói chung

Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong ba năm qua là thành quả của Chínhphủ trong nỗ lực chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư nướcngoài Môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện và được cộngđồng quốc tế đánh giá cao bởi việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phùhợp với thông lệ quốc tế và khu vực

Trang 18

3 - Nhận thức, khả năng thích ứng và hiệu quả của doanh nghiệp tăng

Có thể thấy rằng hội nhập thông qua WTO đã tác động sâu rộng đến xã hội ViệtNam, đặc biệt sau khi gia nhập WTO thì nhận thức của DN đã rõ hơn Trong khủnghoảng và hội nhập, các DN đã thấy rõ hơn sự bất định của thị trường và từ đó ứng phómột cách tương đối thành công với tác động này Thực tế cho thấy phần lớn các DN đãxoay sở và thích ứng được với những tác động của hội nhập, với những cuộc cạnh tranhkhốc liệt hơn cũng như những cơ hội mở rộng hơn Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầudẫn tới rất nhiều khó khăn nhưng cũng chính là cơ hội lớn để DN cũng như toàn bộ nềnkinh tế đổi mới, tái cấu trúc

Một điểm quan trọng là sau khi gia nhập WTO, môi trường kinh doanh trong nước

đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn Sau khi gia nhập WTO, sốlượng DN tham gia kinh doanh ngày một tăng; nhiều DN tăng trưởng nhanh về số lượng

và kim ngạch buôn bán Sau 3 năm gia nhập WTO, các DN Việt Nam đã thâm nhập đượcnhiều thị trường hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiệnđại, các loại hình dịch vụ, vật tư nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm do thị trườngđược mở rộng và không bị phân biệt đối xử

- Năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với 2007

- Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp vàdịch vụ đều tăng rõ rệt Ví dụ, hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt 2,7 tỷ USD,tăng 25,5 % so với năm 2007; hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5%; sảnphẩm gỗ đạt 2,78 tỷ USD, tăng 15,6%; cà phê đạt 2,02 tỷ USD, tăng 5,8%

- Trong năm 2009, mặc dù kim ngạch xuất khẩu chung giảm, nhưng xét về lượngnhiều ngành vẫn có sự gia tăng đáng kể với sản phẩm gạo tăng 25,4%, cà phê tăng10,2%, than đá tăng 29,9% và cao su tăng 10,3%

Trang 19

4 - Hệ thống phân phối dần được cải thiện

Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã tác động tích cực và mang lạinhiều cơ hội đối với lĩnh vực phân phối; đó là sự khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạođộng lực cho sự phát triển của thị trường phân phối của Việt Nam Có thể thấy rằng, sựxuất hiện của các “đại gia” bán lẻ quốc tế đã làm thay đổi diện mạo của thị trường bán lẻ

ở Việt Nam Bên cạnh đó, nhượng quyền thương mại cũng có nhiều tiềm năng phát triển.Trung Nguyên và Kinh Đô là hai doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này Điều này

đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ trong nước Ví dụ, tổng công ty thươngmại Sài Gòn đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cáchnâng cấp các cơ sở hiện có, xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đầu mốilớn

Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực đối với hệ thống phân phối từ việcgia nhập WTO, có nguy cơ thị trường Việt Nam bị thao túng bởi các công ty đa quốc giathông qua các cam kết về mở cửa thị trường Sự hiện diện của các nhà bán lẻ chuyênnghiệp nước ngoài sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các nhà bán lẻ nội địa Trênthực tế, các công ty Việt Nam đều có quy mô nhỏ, mới được thành lập và yếu về khảnăng cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu quản lý chất lượng Nếu không nhanh chóng đổimới phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu thì khi các nhàbán lẻ nước ngoài đã đủ mạnh, hoàng hóa Việt Nam sẽ mất chỗ đứng ngay ở chính sânnhà mình

Những yếu kém này thực sự là thách thức đối với các DN Việt Nam khi cố gắngvượt qua tình trạng hiện tại để phát triển và đạt được các tiêu chí toàn cầu trong cạnhtranh quốc tế

5 - Một số tác động vô hình khác

Bên cạnh các tác động hữu hình như đã đề cập ở trên, ba năm gia nhập WTO cũng

đã có những tác động vô hình đến nền kinh tế Việt Nam

Trang 20

Thứ nhất, nhận thức của xã hội đối với nhu cầu hội nhập đã tăng đáng kể Trướcđây, khi Việt Nam bắt đầu tiếp cận với vấn đề hội nhập đã có rất nhiều mối lo ngại sâusắc về những khó khăn thách thức, nhưng giờ đây thì ai cũng nhận thấy những lợi ích tolớn

Thứ hai, vị thế của Việt Nam đã được thay đổi đáng kể so với trước khi gia nhậpWTO, kéo theo sự đổi mới mạnh mẽ hơn về thể chế nhà nước

Thứ ba, Chính phủ và các doanh nghiệp nhận biết rõ hơn sự bất định của thịtrường quốc tế, để từ đó tìm ra cách ứng phó linh hoạt, chủ động

Thứ tư, chúng ta nhận thức tốt hơn về những cơ hội và thách thức trong quá trìnhhội nhập, đồng thời bộc lộ cả điểm yếu của nền kinh tế, đó là những điều mà không quathử thách chúng ta không thể biết được

Ngoài những tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc Việt Namgia nhập WTO đã có tác động tích cực đến nền kinh tế của các đối tác Trong giai đoạnđến năm 2015, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm kim ngạch xuất khẩu của thế giớităng 0,026%, kim ngạch nhập khẩu thế giới tăng 0,027% Mặc dù quy mô nền kinh tếViệt Nam còn nhỏ, nhưng Việt Nam đã đóng góp vào xuất khẩu thế giới ở một số mặthàng như may mặc, giày dép, một số sản phẩm nông nghiệp

1.2.2 Thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

1 - Về ban hành chính sách

Qua quá trình dài 3 năm, việc ban hành chính sách của Việt Nam đã minh bạchhơn, nhưng vấn đề khó tiên liệu của chính sách thì vẫn còn Đây chính là điểm yếu củahoạch định chính sách, nhất là trong môi trường bị tác động rất lớn từ bên ngoài Việc tạodựng lòng tin trên thị trường là rất quan trọng Nếu việc tiên liệu chính sách quá khó thì

sẽ làm xói mòn lòng tin Đây là điểm cần phải được cải thiện Lấy ví dụ trong lĩnh lựcnông nghiệp, việc cắt giảm thuế đột ngột và thiếu hàng rào kỹ thuật đã khiến thị trườngthịt nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam trong năm 2009 làm ảnh hưởng đến sản xuất trongnước

Trang 21

2 – Phối hợp hạn chế giữa các cơ quan, bộ ngành

Một vấn đề liên quan tới ban hành chính sách là việc phối hợp giữa các cơ quan

bộ, ngành còn hạn chế, làm giảm hiệu quả đánh giá chính sách xác thực hơn Còn khoảngcách khá xa giữa thực tế và yêu cầu về tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giảitrình của bộ máy nhà nước, trong khi hệ thống động lực ( lương, thưởng, ) cho công thứccòn nhiều méo mó Phối hợp giữa các bộ, ngành trong hoạt động đối ngoại còn chưa chặtchẽ, nhất quán Đây là một thực tế cho thấy Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị tốt cho quá trìnhhội nhập

3- Năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam còn thấp

Năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam còn thấp vàchậm được cải thiện so với các nước trong khu vực Một số lĩnh vực cạnh tranh quốc giacòn yếu, như đào tạo nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, năng lực thể chế, trình độ côngnghệ Đây chính là lực cản đối với cạnh tranh ở tất cả các cấp độ Sức cạnh tranh củahang hoá xuất khẩu còn thấp, chủ yếu dựa vào gia công và sử dụng tài nguyên

Trong quá trình đối đầu với thách thức vừa qua, hiện chỉ còn khoảng 20%DNVVN có khả năng thích nghi, tồn tại và đang phát triển, còn lại khoảng 60% đang gặpkhó khăn nhiều mặt, đặc biệt là không cân đối được đầu vào đầu ra do giá nguyên liệutăng cao và quan trọng hơn cả là thiếu vốn, không được ngân hàng tiếp tục cho vay nhưtrước dù lãi suất tăng cao

4 - Bất cập trong thu hút FDI

Trong những năm qua, nhiều chính quyền địa phương đã có quan niệm cho rằng

cứ có nhiều vốn FDI, dù ở lĩnh vực nào cũng đều sẽ giúp phát triển kinh tế của địaphương Chính vì vậy nhiều tỉnh đã ồ ạt xây dựng khu công nghiệp và khu chế suất vớimục tiêu thu hút FDI mà không tính đến những tác động về xã hội, môi trường mà các dự

án FDI có thể gây ra Vấn đề nổi cộm đang đặt ra hiện nay là bên cạnh những đóng góp

Trang 22

quan trọng của FDI vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, tình hình thu hút và sử dụngvốn FDI gần đây đang dẫn đến một số hệ luỵ làm ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bềnvững của Việt Nam, đầu tư quá nhiều vào các khu vực BĐS, làm thâm hụt cán cânthương mại, môi trường sinh thái bị tác động xấu, sinh kế của người nông dân, nhất lànhững người bị mất đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề v.v…

Như vậy việc trở thành thành viên WTO giúp Việt Nam thu hút được nhiều nguồnvốn FDI hơn, song chắc chắn rằng việc chấp nhận mọi hình thức thu hút vốn FDI màkhông có sự đánh giá về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, các vấn đề xã hội và cócác chính sách thu hút và điều tiết phù hợp hơn thì FDI sẽ không nhất thiết luôn là nguồnvốn ổn định và tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội một cách bền vững Đây lànhững thách thức rất lớn đối với việc xây dựng cạnh tranh thu hút vốn FDI của Việt Namngay cả khi Việt Nam là thành viên của WTO

5 - Nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn

Đối với Việt Nam, khả năng mở rộng thị trường được đánh giá là một trong các cơhội với nông nghiệp khi gia nhập WTO Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản được mởrộng bên cạnh các thị trường truyền thống, là các thì trường Mỹ, EU , Nhật , châu Phi.Nền nông nghiệp đã bắt đầu được hưởng lợi từ chuyển giao khoa học công nghệ về giốngcây trồng, vật nuôi…sát với giá thị trường thế giới Nét nổi bật trong hoạt động xuất khẩunông sản, thuỷ sản đó là việc tăng nhanh về số lượng, thì người sản xuất và DN xuất khẩucũng đã chú ý đến chất lượng và độ an toàn thực phẩm

Tuy nhiên, trong thời gian qua, xuất khẩu hàng nông, lâm thuỷ sản của Việt Namhầu như chưa có sự thay đổi đột biến Tuy kim ngạch xuất khẩu của nông sản có tăng hơn

so với năm 2006, nhưng tốc độ tăng đó lại chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thịtrường nói chung Từ đó có thể xác nhận rằng , việc thực hiện cam kết gia nhập WTOtrong những năm đầu tiên này hầu như chưa có tác động lớn tới xuất khẩu hàng nông sảnViệt Nam

Trang 23

6 - Gia tăng bất bình đẳng xã hội

Tốc độ kinh tế tăng trưởng cao hơn tất yếu sẽ làm thay đổi nhiều về mặt xã hội,trong đó có thể làm tăng gia tăng bất bình đẳng xã hội bởi sự chênh lệch trong đầu tư FDIgiữa các vùng, bởi cơ hội việc làm và thu nhập là khác nhau giữa nhiều nhóm xã hội, sựkhác biệt về quyền lực, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn con người giữa các nhóm này, tạo ra

cơ hội sinh kế khác nhau giữa họ Hiện trạng bất bình đẳng xã hội gia tăng có một nguyênnhân quan trọng là do một sự tập trung nguồn lực kinh tế bao gồm cả vốn FDI, ODA, vốnngân sách và cả khu vực tư nhân vào các vùng kinh tế trọng điểm Mặc dù Nhà nước đã

có nhiều chính sách xã hội (tạo việc làm, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản…) để khắcphục tình trạng này, nhưng vẫn không đủ nguồn năng lực để hạn chế gia tăng hiện tượngbất bình đẳng xã hội

1.2.3 Bài học rút ra

Việc phân tích các tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp của việc gia nhậpWTO cho thấy cần lựa chọn một số ưu tiên trên con đường phát triển tiếp theo để nângcao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của DN Để thâm nhậpthành công và bền vững vào thị trường các nước với kim ngạch xuất khẩu ngày càngtăng Cụ thể, về phía các DN, trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau đây:

- Một, DN cần chủ động trong việc tìm hiểu các quy tắc của WTO; xem xét các camkết theo WTO liên quan đến khu vực DN để có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích vàthách thức do những cam kết này đem lại;

- Hai, DN cần xây dựng chiến lược dài hạn và cải thiện năng lực cạnh tranh Chiếnlược cạnh tranh của DN cần kết hợp với việc tiếp tục hoạt động xúc tiến xuất khẩucác sản phẩm truyền thống với việc đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện toàn diệnnăng lực cạnh tranh;

- Ba, xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuấtkhẩu của các DN để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn

Trang 24

vào một thị trường vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phágiá;

- Bốn, tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao năng lựccạnh tranh của hàng xuất khẩu thay vì cạnh tranh bằng giá thấp;

- Cuối cùng, các DN cần xây dựng hệ thống thông tin, sổ sách kế toán minh bạch vàphù hợp với chuẩn quốc tế

Như vậy, sau ba năm gia nhập WTO, muốn tiếp tục phát huy được những thời cơ

và thuận lợi, hạn chế; những khó khăn thách thức về kinh tế, xã hội, đến thời điểm này,Việt Nam cần phải tăng tốc cải cách, nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao nănglực cạnh tranh của các ngành cũng như các DN Có thể thấy rằng gia nhập WTO là sựđánh dấu một thời kỳ phát triển mới của Việt Nam Dù đó là nhiệm vụ đầy khó khăn, trởngại, nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành khi giải quyết thành công nhữngthách thức trên con đường phát triển

Trang 25

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI THẠCH BÀN TBSC

2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triền công ty TBSC

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về TBSC

2.1.1.1 Các thông tin cơ bản:

- Thông tin chung về Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn

Tên công ty: Công ty Cổ phần gạch ngói Thạch Bàn

Tên viết tắt: TBSC

Trụ sở chính: Tổ 3 – Phường Thạch Bàn – Quận Long Biên – Hà Nội

Các ngành nghề kinh doanh chính:

Sản xuất và kinh doanh gạch, ngói đất sét nung;

Xây lắp lò nung Tuynel & chuyển giao công nghệ lò nung Tuynel;

Kinh doanh vận tải

Vốn điều lệ : 8.910.450.000 đồng

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và chủ yếu:

Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn có bề dày kinh nghiệm sản xuất kinhdoanh gạch ngói đất sét nung, sản phẩm của công ty đã có thương hiệu trên thị trườngViệt Nam Sản phẩm của công ty được sử dụng trong một số công trình lớn và một sốkhu di tích lịch sử như Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung Vănhóa Hữu nghị Việt Xô…

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có bề dày kinh nghiệm gần 50 năm, công ty đãsản xuất và tiêu thụ hàng năm hơn 60tr viên sản phẩm gạch ngói các loại ra thị trường,doanh thu đạt từ 22 đến 36 tỷ đồng Ngoài ra công ty còn chuyển giao công nghệ cho hơn

130 nhà máy sản xuất gạch ngói đất sét nung trên cả nước…

Trang 26

2.1.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC:

Hình1: Cơ cấu tổ chức Công ty

Bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:

- Luật Doanh nghiệp đã được Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 29 tháng 11 năm 2005

- Điều lệ công ty đã được Đại Hội Cổ đông điều chỉnh, sửa đổi và nhất trí thôngqua ngày 26/5/2008

Hình 2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần

Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn

Nhà máy sản xuất

Trang 27

2.1.2 Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường:

Cổ phần hóa – Bước ngoặt lớn

Năm 2004 khởi đầu bằng việc chỉ số giá nhiều mặt hàng tăng đột biến đặc biệt làgiá của một số VLXD cơ bản như sắt thép… Nhu cầu và tốc độ xây dựng chững lại đãảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của công ty Trong lĩnh vực sản xuất gạch ốplát, cung đang vượt cầu Nhiều nhà sản xuất mới ra đời, để vào được thị trường đã giảmgiá bán xuống dưới giá thành, tạo ra sự rối loạn về giá, về cơ chế khuyến mãi thị trườngtrở nên phức tạp, sức tiêu thụ giảm sút

Do phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, các chỉ tiêu chính của năm kế hoạchkhông đạt, nhưng về cơ bản Công ty vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo công ăn việclàm và thu nhập cho người lao động, làm nghĩa vụ với nhà nước… Đặc biệt là Công ty đãđược Bộ xây dựng quyết định cho phép tiến hành Cổ phần hóa trong năm 2004 Khôngnhư một số DNNN, do dự và thậm chí e ngại CPH sẽ mất địa vị, mất quyền lợi, khó trụvững trong cơn lốc kinh tế thị trường, lãnh đạo Công ty đã xác định đây là hướng đi đúngđắn trong quá trình hội nhập nên rất phấn khởi đón nhận quyết định của Bộ, chỉ đảo các

tổ nghiệp vụ làm việc ngày đêm để hoàn thành hồ sơ CPH Trong tiến trình CPH, không

ít khó khăn nẩy sinh, song với quyết tâm cao, Giám đốc công ty cùng các bộ phận đã tháo

gỡ từng bước để hoàn thiện hồ sơ Đến ngày 6/12/2004, Bộ Xây Dựng đã có quyết định

số 190/QĐ – BXD phê duyệt phương án CPH công ty Thạch Bàn

Năm 2005, năm đầu tiên sau cổ phần hóa, được tự chủ hoàn toàn trong hoạt độngSXKD cũng có nghĩa là phải tự lo: vốn, NVL đầu vào sao cho vừa đảm bảo chất lượng,vừa có giá hợp lý, tăng sản lượng tiêu thụ, giảm hàng tồn từ nhiều năm trước đọng lại.Nặng nhất vẫn là lo vốn vì đã là doanh nghiệp cổ phần, các ngân hàng không cho áp dụngnhiều ưu đãi nữa Trong khi đó, giá NVL đầu vào vẫn tăng chóng mặt

Nhưng với truyền thống của một đơn vị luôn đi đầu đổi mới, mạnh dạn dám nghĩ,dám làm, lãnh đạo công ty đã tìm một hướng đi mới: xuất khẩu kỹ thuật Sau khi tìm hiểuđối tác, thị trường, Thạch bàn đã bắt tay với một tập đoàn tầm cỡ lớn của Angiêri : CCI

Trang 28

Group Giờ đây, Thạch Bàn lại tự hào đại diện cho ngành VLXD VN đem công nghệ kĩthật đi chuyển giao ở nước ngoài.

Để phù hợp với mô hình tổ chức công ty cổ phần, Công ty đã chuyển đổi hệ thốngquản lý mới với cơ cấu gọn nhẹ, năng động, hiệu quả Mạnh dạn giao trách nhiệm cholớp cán bộ trẻ có tri thức, sức bật tốt, tâm huyết với sự nghiệp của Công ty, phát huy tối

đa khả năng cống hiến của mỗi người, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Công ty đãgiải quyết thành công chế độ 41 cho một số lượng lớn người lao động và mở hướng xuấtkhẩu kỹ thuật ra nước ngoài là những nỗ lực đáng ghi nhận của năm 2005

Năm 2006 bắt đầu đẩy mạnh tổ chức hoạt động mô hình công ty Mẹ - Con trong

đó công ty Thạch bàn là công ty mẹ, các công ty thành viên là 8 công ty con Toàn môhình có mối liên kết chặt chẽ thông qua chỉ đạo của Công ty mẹ để triền khai mô hìnhnày, Hội đồng giám đốc đã được thành lập

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của TBSC trong điều kiện hội nhập

2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài

2.2.1.1 Tình hình thị trường chung

a Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hình 3 : Tăng trưởng GDP theo năm của cả nước

Nguồn : Tổng cục thống kê

Ngày đăng: 24/11/2014, 07:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC: - Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập
2.1.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức TBSC: (Trang 25)
Bảng 2 : Sản lượng gạch dự kiến đến năm 2020 - Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập
Bảng 2 Sản lượng gạch dự kiến đến năm 2020 (Trang 31)
Bảng 5 : Năng lực của máy, thiết bị - Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập
Bảng 5 Năng lực của máy, thiết bị (Trang 37)
Bảng 4 :  Năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn - Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập
Bảng 4 Năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn (Trang 37)
Bảng 6: Tình hình biến động nhân viên của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn : - Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập
Bảng 6 Tình hình biến động nhân viên của Công ty Cổ phần Gạch ngói Thạch Bàn : (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w