5. Bố cục đề tài
2.2.1.1. Tình hình thị trường chung
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Hình 3 : Tăng trưởng GDP theo năm của cả nước
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, ước tính quý II/2010 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 109,8% tốc độ tăng quý I/2010. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước và tăng đều cả ở ba khu vực.
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,50%, đóng góp 2,63 điểm phần trăm; - Khu vực dịch vụ tăng 7,05%, đóng góp 2,94 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm theo xu hướng mức tăng quý sau cao hơn quý trước và tăng cả ở ba khu vực cho thấy nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh và có khả năng đạt mức tăng trưởng cao hơn thời gian tới. Trong 6 tháng cuối năm, khả năng GDP sẽ tăng 6,8 đến 7,3%. Các nhà kinh tế nhận định GDP năm 2010 hoàn toàn có thể đạt và vượt con số 6,5%.
b. Tình hình đầu tư phát triển
- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2010 ước tính đạt 8971,4 tỷ đồng, bằng 7,2% kế hoạch năm;
- Thu hút Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp. Xuất khẩu của khu vực FDI kể cả dầu thô ước đạt 17,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 16 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ.
- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 0,22% so với tháng 5 và tăng 8,69% so với tháng 6/2009. Với việc tăng nhẹ trong tháng 6, CPI sáu tháng qua đã tăng 4,78% so với tháng 12/2009 và tăng 8,75% so với cùng kỳ 2009. Sở dĩ CPI tháng 6 chỉ tăng nhẹ là do giá lương thực vẫn tiếp tục giảm hỗ trợ CPI tiếp tục
giảm tốc. Bên cạnh đó, giá nhiều nhóm hàng hoá thiết yếu khác trên thị trường như xăng dầu, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, thực phẩm giảm hoặc chỉ tăng nhẹ đã góp phần “kéo” CPI tăng chậm lại
c. Thị trường Bất động sản
- Cuối năm 2009, tình hình mua bán trên thị trường địa ốc đã trầm lắng hẳn lại, một phần vì những quy định mới về thuế, một phần vì việc vay mua nhà từ các ngân hàng đã trở nên khó khăn hơn. Nếu trung bình lãi suất vay mua nhà của năm 2009 là 12%/năm, thì hiện nay đã lên trên 15%/năm. Giá cả tăng cho thấy nguy cơ lạm phát ngày càng lớn, nhưng giới BĐS lại cho rằng lạm phát tăng sẽ khiến các nhà đầu tư cá nhân bỏ tiền vào địa ốc. Chỉ trong khoảng hơn 2 tháng, giá bất động sản được đẩy lên thêm 30-40%, bằng rất nhiều chiêu “thổi giá”, “làm giá” của giới đầu cơ và ngay cả chủ đầu tư. Năm 2010 bắt đầu khi nền kinh tế đã trở nên sáng sủa hơn, điều đó sẽ kéo theo những hy vọng cho thị trường BĐS. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia thì trong năm nay giá văn phòng cho thuê tiếp tục giảm vì có nhiều tòa nhà mới đi vào hoạt động như Vincom, Finacial Tower. Khi nguồn cung dồi dào thì sự cạnh tranh cũng sẽ trở nên gay gắt. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sẽ trở lại Việt Nam để liên doanh và thị trường bán lẻ cũng sẽ thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
- Nhiều DN đã chuyển hướng đầu tư vào các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, nhà ở xã hội do được Nhà nước quan tâm và ủng hộ về nhiều mặt.
- Ngoài ra, các DN BĐS cũng chọn phương thức liên kết, hợp tác nhằm phát triển trên nhiều phương diện như công nghệ quản lý, chiến lược kinh doanh và vốn...
- Mặc dù hiện nay thị trường BĐS được nhìn nhận đang ở trạng thái trầm lặng sau những cơn sốt đất ở Hà Nội nhưng với những biến động trong suốt quý 2 cho thấy thị trường đã và đang có chuyển biến tốt. Những tín hiệu lạc quan từ sự sôi động phân khúc bán lẻ hoặc nguồn cung ngày càng tăng của phân khúc căn hộ bán cho thấy sự hồi phục khả quan của thị trường nhà đất.
Từ tình hình kinh tế chung trong cả nước vào cuối năm 2009 và nửa đầu năm 2010 vừa qua, ta có thể rút ra những khó khăn chung trong thời gian vừa qua:
- Kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, chưa thể ổn định
- Tiến độ giải ngân các công trình, dự án chậm.
- Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng trong nước sau một thời gian liên tục tăng đến nay tuy chững lại những vẫn ở mức cao
- Thị trường tài chính – tiền tệ - ngân hàng thay đổi phức tạp làm ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
- Sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu gia tăng sau khi mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu giảm xuống theo lộ trình hội nhập WTO