Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập (Trang 26 - 27)

5. Bố cục đề tài

2.1.2.Giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường

Cổ phần hóa – Bước ngoặt lớn

Năm 2004 khởi đầu bằng việc chỉ số giá nhiều mặt hàng tăng đột biến đặc biệt là giá của một số VLXD cơ bản như sắt thép… Nhu cầu và tốc độ xây dựng chững lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của công ty. Trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, cung đang vượt cầu. Nhiều nhà sản xuất mới ra đời, để vào được thị trường đã giảm giá bán xuống dưới giá thành, tạo ra sự rối loạn về giá, về cơ chế khuyến mãi.. thị trường trở nên phức tạp, sức tiêu thụ giảm sút.

Do phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, các chỉ tiêu chính của năm kế hoạch không đạt, nhưng về cơ bản Công ty vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, làm nghĩa vụ với nhà nước… Đặc biệt là Công ty đã được Bộ xây dựng quyết định cho phép tiến hành Cổ phần hóa trong năm 2004. Không như một số DNNN, do dự và thậm chí e ngại CPH sẽ mất địa vị, mất quyền lợi, khó trụ vững trong cơn lốc kinh tế thị trường, lãnh đạo Công ty đã xác định đây là hướng đi đúng đắn trong quá trình hội nhập nên rất phấn khởi đón nhận quyết định của Bộ, chỉ đảo các tổ nghiệp vụ làm việc ngày đêm để hoàn thành hồ sơ CPH. Trong tiến trình CPH, không ít khó khăn nẩy sinh, song với quyết tâm cao, Giám đốc công ty cùng các bộ phận đã tháo gỡ từng bước để hoàn thiện hồ sơ. Đến ngày 6/12/2004, Bộ Xây Dựng đã có quyết định số 190/QĐ – BXD phê duyệt phương án CPH công ty Thạch Bàn.

Năm 2005, năm đầu tiên sau cổ phần hóa, được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động SXKD cũng có nghĩa là phải tự lo: vốn, NVL đầu vào sao cho vừa đảm bảo chất lượng, vừa có giá hợp lý, tăng sản lượng tiêu thụ, giảm hàng tồn từ nhiều năm trước đọng lại. Nặng nhất vẫn là lo vốn vì đã là doanh nghiệp cổ phần, các ngân hàng không cho áp dụng nhiều ưu đãi nữa. Trong khi đó, giá NVL đầu vào vẫn tăng chóng mặt.

Nhưng với truyền thống của một đơn vị luôn đi đầu đổi mới, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, lãnh đạo công ty đã tìm một hướng đi mới: xuất khẩu kỹ thuật. Sau khi tìm hiểu đối tác, thị trường, Thạch bàn đã bắt tay với một tập đoàn tầm cỡ lớn của Angiêri : CCI

Group. Giờ đây, Thạch Bàn lại tự hào đại diện cho ngành VLXD VN đem công nghệ kĩ thật đi chuyển giao ở nước ngoài.

Để phù hợp với mô hình tổ chức công ty cổ phần, Công ty đã chuyển đổi hệ thống quản lý mới với cơ cấu gọn nhẹ, năng động, hiệu quả. Mạnh dạn giao trách nhiệm cho lớp cán bộ trẻ có tri thức, sức bật tốt, tâm huyết với sự nghiệp của Công ty, phát huy tối đa khả năng cống hiến của mỗi người, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Công ty đã giải quyết thành công chế độ 41 cho một số lượng lớn người lao động và mở hướng xuất khẩu kỹ thuật ra nước ngoài là những nỗ lực đáng ghi nhận của năm 2005.

Năm 2006 bắt đầu đẩy mạnh tổ chức hoạt động mô hình công ty Mẹ - Con trong đó công ty Thạch bàn là công ty mẹ, các công ty thành viên là 8 công ty con. Toàn mô hình có mối liên kết chặt chẽ thông qua chỉ đạo của Công ty mẹ. để triền khai mô hình này, Hội đồng giám đốc đã được thành lập.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần gạch ngói thạch bàn trong điều kiện hội nhập (Trang 26 - 27)