Điều kiện về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 33)

V. Kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản một số địa phương trong nước

3. Điều kiện về kinh tế xã hội

3.1. Về cơ cấu kinh tế.

Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), được xem như một phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc. Hướng phát triển của Quảng Ninh được chính phủ xác định: “ Hình thành các trung tâm lớn có ý nghĩa tạo vùng và giao lưu quốc tế hỗ trợ cho các tỉnh Nam vùng ĐBSH, hình thành các trung tâm công nghiệp lớn, phát triển các ngành công nghệ cao thuộc các lĩnh vực điện tử, tin học, sản xuất vật liệu mới, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, phát triển kinh tế cảng biển và đi đầu trong hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giảm dần tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Nhờ đó mà tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đã ngày càng tăng lên.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 là 12,5%, năm 2006 là 13% và năm 2007 tăng 13,17%, trong đó nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp xây dựng tăng 18%, dịch vụ tăng 11%. GDP bình quân đầu người đạt 1.040 USD. Tỉnh đã tăng cường các hoạt động đối ngoại, hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 2: Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ninh (%).

Ngành 2005 2006 2007

1. Công nghiệp - Xây dựng 46,5 50,9 53,46

2. Dịch vụ 45,38 41,3 39,58

3. Nông - lâm - ngư nghiệp 8,12 7,8 6,96

Nguồn:www.mpi.gov.vn

Nhìn vào cơ cấu GDP của Tỉnh ta có thể thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là một xu thế chuyển dịch tất yếu của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay.

Trên thực tế thì Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp với những ngành kinh tế mũi nhọn như: công nghiệp khai thác than, công nghiệp vật liệu xây dựng, và cũng là một tỉnh có ngành du lịch phát triển. Ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của Tỉnh, tuy nhiên cũng không kém phần quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu thụ của dân cư. Và đặc biệt ngành thuỷ sản chiếm một tỷ trọng khá lớn

trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Ngay trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ đó là tỷ trọng của ngành ngư nghiệp ngày càng tăng lên. Điều đó có thể thấy rằng Quảng Ninh đã biết tận dụng lợi thế về biển của mình để phát triển ngành thuỷ sản từ khai thác đến nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.

3.2. Cơ sở hạ tầng.

Hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và cảng biển đã tạo cho Quảng Ninh trở thành cửa mở quan trọng có điều kiện để chuyên tải hàng hoá cho miền Bắc Việt Nam, Tây Nam - Trung Quốc và Bắc Lào. Quảng Ninh được nhà nước định hướng tập trung phát triển trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ.

3.2.1 Giao thông vận tải.

Quảng Ninh có tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ ở Quảng Ninh hiện nay là 3.688 km, trong đó:

- Quốc lộ: Gồm bốn tuyến với chiều dài 338 km

- Tỉnh lộ: Gồm tám tuyến với tổng chiều dài là 507 km. - Đường huyện quản lý với tổng chiều dài là: 356 km. - Đường xã quản lý với tổng chiều dài là: 2.809 km.

- Đường sắt kép - Bãi Cháy, trong tương lai không xa sẽ nối liền với cảng Cái Lân, hoà mình cùng mạng lưới đường sắt quốc gia tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển, hạ giá thành vận tải, và góp phần giải toả nhanh hàng hoá thông qua cảng.

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có nhiều sông suối, có ưu thế về đường thuỷ. Trong 13 huyện, thị xã trong tỉnh chỉ có huyện Bình Liêu là không có đường thuỷ. Trong số các nhánh sông đã có 17 nhánh được khai thác cho vận tải với tổng chiều dài 218 km cùng với 250 km bờ biển tạo thành mạng giao thông với hệ thống cảng chuyên dùng.

3.2.2. Hệ thống cấp thoát nước.

Là một tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên Quảng Ninh có nguồn nước mặt rất hạn chế. Toàn tỉnh không có hệ thống sông lớn nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ phát sinh trong tỉnh, lưu lượng từ vài chục đến

trên dưới 100 m3 /s không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

nhất là về mùa khô. Hệ thống thoát nước nói chung ở mức độ kém, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị. Hiện nay, một số khu vực quan trọng như Bãi Cháy, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ ô nhiễm nặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải cả tự nhiên và nước thải công nghiệp.

3.2.3. Hệ thống điện.

Quảng Ninh được cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện miền Bắc, từ Phả Lại thông qua các nhà máy điên Uông Bí và bảy trạm áp 110 KV. Nhà máy điên Uông Bí đang được đầu tư nâng cấp mở rộng giai đoạn II để nâng công suất lên 300 MV. Hiện nay, đã có tuyến 220 KV từ Phả Lại về trạm 220/110/35 KV tại Hoành Bồ. Trong số 14 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh có 13 đơn vị dùng điện lưới và huyện Cô Tô dùng điện diezel. 100% xã, hơn 80% hộ dân đã được sử dụng điện.

Mạng truyền tải có 515 km tuyến đường dây 110 KV, hai trạm thuỷ điện công suất khoảng 200 KW và một số trạm thuỷ điện nhỏ rải rác tại các huyện miền núi của Tỉnh. Tuy nhiên lưới điện hạ thế ở một số nơi trong Tỉnh còn tồn tại nhiều khó khăn như ở nhiều khu vực đường điện đã cũ, chắp vá gây tổn thất điện lưới và chi phí, giá thành điện cao.

3.2.4. Thông tin.

Hệ thống thông tin liện lạc và viễn thông của Tỉnh tương đối hoàn chỉnh, được hiện đại hoá với tốc độ cao, công nghệ tiên tiến nối kết được mọi nơi trong Tỉnh. Số lượng thuê bao điện thoại tính đến hết năm 2003 là

120.871 ( Bao gồm cả điện thoại cố định và di động, không tính đến các số máy điện thoại di động không thuê bao dùng card trả trước). Các dịch vụ thông tin liên lạc như thư điện tử, internet cũng phát triển rất nhanh.

3.3. Dân số và lao động.

Quảng Ninh là một tỉnh có mức tăng dân số thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc. Năm 2005 dân số toàn tỉnh là 1.078.000 người; năm 2006 là 1.091.000 người, đến năm 2007 dân số tỉnh Quảng Ninh có trên 1.112.450 người trong đó tổng số lao động làm nghề thuỷ sản là 31.500 người, trong đó có 8000 người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Dân số Quảng Ninh có mật độ

bình quân là 160 người/km2 nhưng phân bố không đều. Có một đặc điểm của

dân số Quảng Ninh đó là kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm một tỷ lệ lớn hơn 76%.

Với kết cấu dân số trẻ như vậy, thì hàng năm tỉnh có thêm một đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, có trình độ kỹ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong tỉnh. Đây là một nguồn lao động dồi dào, luôn luôn được bổ sung vào các ngành kinh tế trong Tỉnh trong đó có ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w