Nhận dạng và đề xuất giải pháp giải quyết rủi ro về an toàn lao động trong xây dựng của Cienco 4 – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Rủi ro hiện diện xung quanh cuộc sống cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với rủi ro và chúng xuất hiện trong các hoạt động kinh tế của tổ chức. Rủi ro có thể mang lại tổn thất cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể mang lại cơ hội kiếm lời cho doanh nghiệp, đôi khi nếu không có rủi ro thì doanh nghiệp không có cơ hội để có những bước tiến mới. Mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng, … lại có những loại rủi ro khác nhau và cách quản trị chúng khác nhau. Với đề tài “Nhận dạng và đề xuất giải pháp giải quyết rủi ro về an toàn lao động trong xây dựng” thì nhóm 7 xin trình bày những vấn đề rủi ro gặp phải trong an toàn lao động của công ty Cienco 4 – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Và đề xuất một vài giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro an toàn lao động của công ty này.
Đề tài nhóm 6: Nhận dạng và đề xuất giải pháp giải quyết rủi ro về an toàn lao động trong xây dựng của Cienco 4 – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Mở bài Rủi ro hiện diện xung quanh cuộc sống cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với rủi ro và chúng xuất hiện trong các hoạt động kinh tế của tổ chức. Rủi ro có thể mang lại tổn thất cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể mang lại cơ hội kiếm lời cho doanh nghiệp, đôi khi nếu không có rủi ro thì doanh nghiệp không có cơ hội để có những bước tiến mới. Mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng, … lại có những loại rủi ro khác nhau và cách quản trị chúng khác nhau. Với đề tài “Nhận dạng và đề xuất giải pháp giải quyết rủi ro về an toàn lao động trong xây dựng” thì nhóm 7 xin trình bày những vấn đề rủi ro gặp phải trong an toàn lao động của công ty Cienco 4 – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Và đề xuất một vài giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro an toàn lao động của công ty này. I. Lý thuyết cơ bản 1. Rủi ro và quản trị rủi ro 1.1. Rủi ro 1.1.1. Khái niệm Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. - Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được. - Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra. - Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện. - Biên độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể. 1.1.2. Phân loại a. Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội - Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài). - Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm: + Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: Liên quan đến việc thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn cách thức ra quyết định. + Rủi ro trong quá trình ra quyết định: Rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này mà không chọn quyết định khác. + Rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: Rủi ro về sự tương hợp giữa kết quả thu được và dự kiến ban đầu. b. Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán - Rủi ro thuần túy tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể. - Rủi ro suy đoán tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất c. Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán. - Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro. - Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung. d. Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp - Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận. - Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả “doanh thu max” không tương hợp với tốc độ phát triển của “chi phí min”. - Rủi ro giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản. e. Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh. - Yếu tố luật pháp - Yếu tố kinh tế - Yếu tố văn hóa – xã hội - Yếu tố tự nhiên - … f. Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang - Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập nguyên vật liệu -> sản xuất -> đưa sản phẩm ra thị trường. - Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu phát triển… 1.2. Quản trị rủi ro 1.2.1. Khái niệm Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh. 1.2.2. Vai trò - Giúp tổ chức hoạt động ổn định - Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, thực hiện chiến lược kinh doanh - Giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn 2. Quá trình quản trị rủi ro 2.1. Nhận dạng rủi ro. - Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghĩa là xác định một danh sách các rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu bao gồm cả rủi ro sự cố cũng như các rủi ro gắn với quá trình ra quyết định. - Nhận dạng rủi ro được chia thành 3 nhóm chính: + Nguy cơ rủi ro về tài sản là khả năng được hoặc mất đối với những tài sản hữu hình hoặc vô hình. + Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất về trách nhiệm pháp lý đã được quy định. + Nguy cơ rủi ro về nguồn lực là nguy cơ rủi ro liên quan đến tài sản con người của tổ chức đó là rủi ro xảy ra đối với nguồn lực trong doanh nghiệp. - Các phương pháp nhận dạng: + Phương pháp phân tích báo cáo tài chính + Phương pháp lưu đồ + Phương pháp thanh tra hiện trường + Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp + Phương pháp làm việc với bộ phận khác ở bên ngoài + Phương pháp phân tích hợp đồng + Phương pháp nghiên cứu tổn thất trong quá khứ - Ý nghĩa: là cơ sở để đánh giá, đo lường, đưa ra các giải pháp để khắc phục rủi ro. 2.2 Phân tích rủi ro Khái niệm: Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro. Nội dung phân tích rủi ro: - Phân tích hiểm họa: Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tang mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bằng cách thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong, kiểm soát sau để phát hiện raq mối hiểm họa. + Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người + Phần lớn các rủi ro liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa của các đối tượng rủi ro. + Một phần rủi ro phụ thuộc vào con người, một phần phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật. - Phân tích tổn thất + Phân tích tổn thất đã xảy ra: Nghiên cứu, đánh giá những tổn thất xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra. + Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, dự đoán về những tổn thất có thể có. 2.3 Kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật công cụ, chiến lược chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra. Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng ngừa hạn chế. Nội dung kiểm soát rủi ro: - Né tránh rủi ro: là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức: + Chủ động né tránh + Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro Tuy nhiên cần lưu ý: • Né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ nguyên nhân rủi ro không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra. • Né tránh rủi ro có thể làm mất đi cơ hội. Do vậy, né tránh rủi ro không thể thực hiện một cách tuyệt đối. - Ngăn ngừa rủi ro (chấp nhận nhưng giảm thiểu rủi ro) + Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra. + Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. Sự can thiệp đó là: • Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa. • Thay thế hoặc sửa đổi môi trường. • Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trường kinh doanh. 2.4 Tài trợ rủi ro. Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù cho những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất. Nội dung tài trợ rủi ro - Trong thực tế có 2 biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro: + Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp + Tài trợ rủi ro bằng biện pháp chuyển giao rủi ro. - Có thể kết hợp 2 biện pháp tài trợ rủi ro để hình thành các kỹ thuật tài trợ rủi ro khác nhau: + Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là tự khắc phục rủi ro, có kèm thêm chuyển giao một phần. + Tài trợ rủi ro bằng cách chủ yếu là chuyển giao rủi ro, còn một phần là tự khắc phục hay bảo hiểm. + Tài trợ rủi ro bằng cách 50% tự khắc phục và 50% chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm là một sách lược để giảm tính không chắc chắn của một bên là người được vào việc thông qua việc san sẻ những rủi ro cá biệt tới bên khác , đó là người nhận bảo hiểm , ít nhất cũng là một phần thiệt hại mà người được bảo hiểm bị tổn thất . Nhà quản trị sử dụng cần phải sử dụng biện pháp khác là tự bảo hiểm nghĩa là biện pháp ứng xử của nhà quản trị trước khi rủi ro xảy ra .bằng cách lập quỹ dự phòng tài chính để tự khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Tìm hiểu về an toàn lao động 3.1. An toàn lao động là gì? An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, hay gây thiệt hại mất mát về cơ sở vật chất, gián đoạn công việc. An toàn lao động trong xây dựng là việc hạn chế các sự cố về tai nạn đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động xây dựng. Hạn chế thương tích, hạn chế va chạm và tai nạn. An toàn lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì khả năng làm việc lâu dài của người lao động. Nếu an toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. 3.2. Tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lao động Lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Hàng ngày mỗi người phải dành ít nhất 8 giờ để làm việc và phải tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm độc hại. Thế nên việc đảm bảo an toàn lao động là đảm hết sức cần thiết đối với mỗi người, tại mỗi nơi làm việc khác nhau. Con người là lực lượng chính để sản xuất, xây dựng,… đảm bảo an toàn lao động cho người tham gia lao động chính là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng thành công hơn. Lao động trong môi trường xây dựng dễ phải gặp nhiều nguy hiểm như: chấn thương trong di chuyển, tai nạn trong quá trình làm việc, ảnh hưởng của máy móc,… chính vì vậy việc đảm bảo an toàn lao động luôn được các công ty xây dựng chú ý quan tâm. Một số cá nhân do không tuân thủ quy trình an toàn lao động nên có thể có những hành vi hoạt động sai trái với quy định gây ảnh hưởng trực tiếp đến người xung quanh, thậm chí là cả tập thể, máy móc. 3.3. Nguyên nhân và hậu quả của việc không an toàn lao động Hầu hết nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao là do trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và cả phía cơ quan quản lý nhà nước. Về phía người sử dụng lao động, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tổ chức huấn luyện về ATLĐ cho người lao động theo đúng quy định, hoặc có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, nội dung huấn luyện còn chung chung, chưa đi sâu vào lĩnh vực lao động đặc thù của doanh nghiệp. Ở nhiều doanh nghiệp, các máy thiết bị không có hướng dẫn quy trình vận hành, nhất là những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động, dẫn đến tình trạng người lao động không nắm chắc quy trình vận hành nên để xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, do nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác AT-VSLĐ-PCCN nên nhiều chủ sử dụng lao động chưa có biện pháp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn lao động. Về phía người lao động, do không có nhận thức đúng đắn về công tác này nên nhiều người đã vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc, làm bừa, làm ẩu. Ngay cả những người được đào tạo cơ bản về AT-VSLĐ nhưng do chủ quan, ý thức chấp hành kỷ luật kém nên đã gây ra những tai nạn lao động đáng tiếc cho bản thân và doanh nghiệp. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra AT-VSLĐ chưa thường xuyên, số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp còn hạn chế, do đó chưa kịp thời phát hiện những vi phạm các quy định của pháp luật, các tiêu chuấn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra. Việc xử lý các vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng chưa kịp thời và nghiêm khắc nên chưa có tính răn đe, giáo dục. II. Tình huống quản trị rủi ro về lao động trong xây dựng của Cienco4 Công nhân An tham gia xây dựng công trình đường Vành đai 3 của công ty. Trong khi đang dỡ giàn giáo thì anh bị ngã, giàn giáo sập xuống đè lên người. Anh bị thương nặng nhưng may không bị nguy hiểm đến tính mạng, mức độ thương tật rất là cao. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của anh An, cũng như hình ảnh của công ty và làm gián đoạn quá trình xây dựng. 1. Giới thiệu công ty 1.1. Bối cảnh thành lập Công ty Cienco 4 có tên đầy đủ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Trụ sở chính: tầng 10-11, tòa nhà ICON4, số 243A, Đê La Thành – phường Láng Thượng – quận Đống Đa – TP. Hà Nội. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) là đơn vị kế thừa truyền thống cục Công trình – Bộ giao thông vận tải được thành lập ngày 27/12/1962 để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trải qua gần 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành công ty đã nhiều lần được tổ chức lại và trải qua nhiều giai đoạn. - Ngày 27/12/1962, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 1477-QĐ/TL thành lập Cục Công trình trực thuộc Bộ giao thông vận tải. - Trải qua nhiều lần thay đổi cơ cấu và tên gọi thì đến ngày 22/8/2007, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 2601/QĐ-BGTVT thành lập công ty mẹ - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. - Sau nhiều lần chuyển đổi loại hình công ty, đến ngày 01/6/2014 tổng công ty chính thực hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, tổng công ty với đội ngũ cán bộ công nhân viên được tôi luyện trong chiến đấu và trong xây dựng kinh tế, với ý chí vươn lên mạnh mẽ, không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đầu tư thiết bị công nghệ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống ổn định cho người lao động, coi trọng lợi ích của khách hàng và các đối tác, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, phát triển Tổng công ty bền vững. Từ năm 2000 đến năm 2013 tổng công ty liên tục là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Giao thông vận tải, được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2008, Tổng công ty được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 2013, Tổng công ty được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Hình thức tổ chức quản lý của công ty là công ty cổ phần trong đó thì Tổng công ty có 5 công ty con, 2 công ty liên doanh và 14 công ty liên kết ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. 1.2. Lĩnh vực hoạt động Các lĩnh vực kinh doạnh của công ty rất đa dạng và phong phú. Vì có bề dày lịch sử hình thành và phát triển nên các hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng được đổi mới, bổ sung. Một số lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là: xây dựng, sản xuất- kinh doanh,khai thác, đầu tư bất động sản, tài chính- bảo hiểm. - Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước [...]... người lao động dễ hiểu và dễ thực hiện hơn Một số ban an toàn lao động dự án đã chủ động tổ chức tập huấn an toàn lao động tại công trường, điển hình như: Ban an toàn lao động Gói thầu 3A Đà Nẵng - Quảng Ngãi… 2.3.3 Quan tâm và có sự đầu tư nhất định trong công tác bảo hộ lao động Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động, lựa chọn và bố trí cán bộ làm chuyên trách hoặc bán chuyên trách về bảo hộ lao động, ... thờ ơ trong việc bảo hộ lao động theo đúng quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động Nhận thức của người sử dụng lao động không quan tâm tới công tác an toàn và bảo hộ lao động Thực tế, người sử dụng lao động, nhất... tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do Giám đốc đơn vị xác nhận Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao: giây an toàn, quần áo, mũ bảo hộ lao động - Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động làm việc trên cao Thực hiện tốt các nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao: nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi... chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao động Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng là một trong số nguyên nhân dẫn đến những vụ TNLĐ thương tâm Trong khi các... trang bị phòng hộ lao động cá nhân cho người lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động nhằm cải thiện điều kiện lao động, hạn chế đến mức tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xẫy ra đối với người lao động 2.3.4 Nâng cao đời sống người lao động Ban thường vụ công đoàn tổng công ty đề nghị tổng giám đốc phối hợp ban... lực quan trọng nhất của công ty, mà việc đảm bảo an toàn lao động còn mang lại hình ảnh đẹp cho công ty, giảm các chi phí phát sinh và các công việc phát sinh, không làm gián đoạn quá trình lao động, xây dựng của công trình xây dựng Ngoài ra, để đảm bảo an toàn lao động thì các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong từng khâu sản xuất kinh doanh, chú trọng việc phân tích, đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong... luật liên quan, kể cả những vấn đề vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm kiên quyết đề nghị các cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự Kết bài: Trên đây là những phân tích về rủi ro về an toàn lao động mà công ty Cienco 4 gặp phải Việc rủi ro là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu công ty có biện pháp quản lý rủi ro hợp lý và kịp thời, đúng lúc thì có thể hạn chế và giảm thiểu rủi ro một cách... trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương - Ngoài ra, trong trường hợp của anh A, công ty phải có trách nhiệm với tính mạng của anh A bằng các khoản trợ cấp cho đến khi anh A làm việc trở lại Giải pháp quản trị rủi ro của doanh nghiệp Bố trí hợp lý khu vực thi công để đảm bảo an. .. ty sau này b - Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực Tổn hại về tinh thần Những tổn hại về tinh thần không chỉ tác động đến công nhân A mà còn tác động đến toàn thể công ty như những lo sợ, căng thẳng về mối nguy hiểm khi thi công công trình, về các rủi ro tương tự xảy ra khi lao động, … khiến các nhân viên trong công ty không còn hăng hái làm việc, người lao động không dám đi làm Trong đó, công nhân A là... ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn - Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường thì phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình trong, . giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro an toàn lao động của công ty này. I. Lý thuyết cơ bản 1. Rủi ro và quản trị rủi ro 1.1. Rủi ro 1.1.1. Khái niệm Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ. loại a. Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội - Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (nó gắn liền với yếu tố bên ngoài). - Rủi ro. góp chung. d. Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp - Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận. - Rủi ro giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng