BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRẦN VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC GIẾNG KHOAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔPHI Oreochromis niloticus ĐƠN TÍ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
TRẦN VIỆT CƯỜNG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NƯỚC GIẾNG KHOAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔPHI
(Oreochromis niloticus) ĐƠN TÍNH ĐỰC VỤ THU-ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số : 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỮU NINH
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Trần Việt Cường
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I – Bắc Ninh
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu đó, đặc biệt tới thầy hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Hữu Ninh, Thạc sỹ Ngô Phú Thỏa
đã định hướng, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện luận văn
Xin cám ơn Ban giám đốc Trung tâm giống thủy sản Thái Bình, Trại thực nghiệm nuôi cá Hòa Bình, đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Trung tâm đã tạo điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, vợ con và những người thân trong gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp cho sự thành công của luận văn
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, tháng 3 năm 2012
Học viên: Trần Việt Cường
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan……….i
Lời cảm ơn ……… ii
Mục lục………iii
Danh mục bảng……….v
Danh mục hình……….vi
Danh mục ký hiệu chữ viết tắt………vii
1 MỞ ĐẦU 1
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học 4
2.1.3 Điều kiện sinh thái và môi trường sống của cá rô phi 10
2.2 Tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới 13
2.3 Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam 16
2.4 Những khó khăn trong sản xuất cá rô phi đơn tính trong vụ thu đông ở các tỉnh phía Bắc 20
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thời gian và địa điểm 22
3.1.1 Địa điểm 22
3.1.2 Thời gian 22
3.2 Bố trí thí nghiệm 22
3.3 Vật liệu nghiên cứu 23
3.3.1 Cá bố mẹ 23
3.3.2 Thức ăn 23
3.3.3 Ao nuôi, ao ương, trang thiết bị 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1 Ghép cá bố mẹ cho đẻ và thu trứng 24
Trang 53.4.2 Ấp trứng 24
3.4.3 Xử lý giới tính 25
3.5 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thí nghiệm 26
3.6 Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường 27
3.7 Phương pháp phân tích số liệu 27
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Một số yếu tố môi trường thí nghiệm 28
4.1.1 Môi trường thí nghiệm cho cá bố mẹ sinh sản 28
4.1.2 Môi trường ấp trứng 30
4.1.3 Theo dõi môi trường trong quá trình xử lý đơn tính 31
4.2 Kết quả sinh sản 32
4.2.1 Kết quả đẻ trứng 32
4.2.2 Kết quả ấp trứng 35
4.2.3 Kết quả xử lý giới tính 37
4.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất 41
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Đề xuất ý kiến 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 50
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu protein của một số loài cá rô phi 5
Bảng 2.2 Các giai đoạn phát triển noãn sào của cá rô phi 8
Bảng 2.3 Phân biệt cá rô phi đực và cá cái dựa vào ngoại hình 9
Bảng 2.4 Diện tích nuôi cá rô phi ở các vùng trong cả nước 17
Bảng 2.5 Sản lượng cá rô phi nuôi ở các vùng trong cả nước 18
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường các ao thí nghiệm 28
Bảng 4.2 Nhiệt độ nước trong quá trình ấp trứng 30
Bảng 4.3 Nhiệt độ nước các đợt xử lý giới tính 31
Bảng 4.4 Tỷ lệ cá mẹ thu được trứng 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ ra bột 35
Bảng 4.6 Năng suất cá bột của cá mẹ ở các ao thí nghiệm 36
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi sau 21 ngày xử lý giới tính 37
Bảng 4.8 Tỷ lệ chuyển giới tính của cá rô phi sau khi xử lý 39
Bảng 4.9 Đánh giá chi phí và lợi ích của các thí nghiệm 41
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) 3
Hình 2.2 Tăng trưởng sản lượng cá rô phi trên thế giới (Fishstat, 2011) 14
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 22
Hình 3.2 Hệ thống ấp trứng cá rô phi 25
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ nước trong các ao thí nghiệm 29
Hình 4.2 Thời gian thu trứng các ao thí nghiệm 32
Hình 4.3 Số lượng trứng thu được ở các thí nghiệm 34
Hình 4.4 Số lượng cá bột thu được của 3 ao thí nghiệm 37
Hình 4.5 Số lượng cá 21 ngày tuổi thu được 38
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DO Hàm lượng Ôxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
FAO Tổ chức Nông lương thế giới (Food and Agriculture
Oganization) GIFT Cá rô phi chọn giống (Genetic Improvement of Farmed Tipalia) Max Giá trị lớn nhất
Min Giá trị nhỏ nhất
NORAD Norwegian Acency for Development Cooperation
NTTS Nuôi trồng thủy sản
SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
SE Sai số chuẩn (Standard Error)
SL Số lượng
TB Trung bình
TN Thí nghiệm
MT 17α-Methyltestosteron
Trang 91 MỞ ĐẦU
Cá rô phi là đối tượng kinh tế được nuôi phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Thịt cá rô phi thơm, ngon, không có xương dăm, được nhiều thị trường trên thế giới ưa thích Ở Việt Nam, phong trào nuôi cá rô phi đang triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương Với tiềm năng về mặt nước phong phú, nước ta có thể trở thành một quốc gia xuất khẩu cá rô phi chủ lực trong
tương lai (thuysanvietnam.com.vn)
Trong điều kiện khí hậu của các tỉnh phía Bắc, sản xuất giống cá rô phi
có thể tập trung vào 2 vụ trong năm: Vụ xuân-hè (tháng 2 - 6); Vụ thu (tháng
9 – 11) Vụ xuân-hè là vụ sản xuất giống chính trong năm và cho sản lượng cá lớn; trong khi đó vụ thu cho sản lượng rất nhỏ thậm chí bằng không nên hầu như không được các trại sản xuất giống quan tâm
Hiện nay, diện tích nuôi cá rô phi ngày càng được mở rộng, nhu cầu về con giống tăng cao đặc biệt là cá đơn tính đực vào đầu vụ nuôi Vì vậy việc nghiên cứu tạo ra con giống đơn tính đực đầu vụ cần được quan tâm Thực tiễn sản xuất cho thấy cá rô phi bố mẹ sau thời gian khai thác chính vụ thường suy kiệt thể lực, lại phải trải qua điều kiện nắng nóng khắc nghiệt của mùa hè nên hầu hết cá bố mẹ không có khả năng phục hồi nếu thiếu biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ phù hợp Mặt khác, trong điều kiện sản xuất vụ thu đông, các yếu tố môi trường không ổn định (biến động nhiệt độ nước lớn, thời tiết thay đổi do chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa) làm giảm hiệu quả sản xuất (Tỷ
lệ ra bột thấp, tỷ lệ sống giảm, năng suất cá bột thấp ) Việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực vụ thu đông nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống đầu vụ là hết sực cần thiết
Nhiều vùng ở các tỉnh phía Bắc có nguồn nước ngầm khá dồi dào, có chất lượng tốt và có nhiệt độ khá ổn định, thích hợp cho sản xuất giống thủy
Trang 10sản Việc tận dụng nguồn nước ngầm này sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất giống cá rô phi đơn tính Vì vậy chúng tôi
triển khai đề tài: “Nghiên cứu sử dụng nước giếng khoan nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất giống cá rô phi (Oreochromis niloticus) đơn tính đực vụ
Thu-Đông”
Mục tiêu của đề tài:
Thăm dò khả năng sử dụng nước giếng khoan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực trong vụ thu – đông ở miền Bắc
Nội dung của đề tài:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của nước giếng khoan đến quá trình đẻ trứng,
ấp trứng và xử lý cá rô phi đơn tính vụ thu-đông
+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước giếng khoan trong sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực vụ thu-đông
Trang 112 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.1.1 Phân loại
Cá rô phi thuộc họ Cichlidae, phân bố rộng rãi ở Châu Phi, Trung
Đông, Nam và Trung Mỹ, Nam Ấn Độ và Sri Lanka Cá rô phi O niloticus có
hệ thống phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis Loài: O niloticus
Hình 2.1 Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)
Phần lớn giống cá rô phi có giá trị thương mại thuộc giống
Oreochromis, Tilapia và Sarotherodon Giống Oreochromis là lớn nhất,
khoảng 79 loài, tiếp đến là giống Tilapia khoảng 41 loài và cuối cùng là giống
Sarotherodon khoảng 10 loài Trong 3 giống trên có khoảng 8 đến 9 loài có
giá trị trong nuôi trồng thủy sản (Phạm Anh Tuấn, 1998) Trong các loài có
Trang 12giá trị, cá rô phi vằn O niloticus, cá rô phi xanh O aureus và cá rô phi hồng Oreochromis sp được coi là quan trọng nhất hiện nay, đang được nuôi phổ
biến ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới (Macintosh & Little, 1995)
2.1.2 Đặc điểm sinh học
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Cá rô phi vằn O niloticus toàn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng có
màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng sữa hoặc màu xanh nhạt Trên thân mình có 7 – 9 vạch đậm chạy từ lưng xuống bụng Vây đuôi có màu sọc đen đậm song song từ phía trên xuống dưới và phân bố khắp vây đuôi Vây lưng
có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên Đầu ngắn, miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy Lỗ mũi gần mắt hơn mõm Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của đầu Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng Vây ngực nhọn, dài, mềm Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn Cá rô phi vằn được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan (Nguyễn Công Dân, 1998a)
2.1.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Bộ máy tiêu hoá của cá rô phi thích nghi với việc ăn tạp Miệng chúng khá rộng hướng lên trên, có thể ăn được những mồi lớn, răng hàm ngắn và nhiều, xếp lộn xộn giúp cá bắt và giữ mồi tốt, lược mang ngắn và khá dày giúp cá lọc tảo dễ dàng Cá rô phi có hai tấm răng hầu ở trên và một tấm ở dưới giúp cho cá nghiền thức ăn Thực quản ngắn, dạ dày nhỏ và thành dạ dày mỏng Ruột cá rô phi dài và xếp thành nhiều vòng, đó là đặc điểm của loài cá
ăn thực vật (Mai Đình Yên, 1978)
Cá rô phi là loài cá ăn tạp nghiêng về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo
và một phần thực vật bậc cao và mùn bã hữu cơ Ở giai đoạn cá con từ cá bột
Trang 13lên cá hương, thức ăn chủ yếu là động vật phù du và một ít thực vật phù du
Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ
và thực vật phù du Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh, tảo lục
mà một số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá Ngoài ra cá rô phi còn ăn được thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, các loại phụ phẩm nông nghiệp khác Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá và các phụ phẩm nông nghiệp khác Trong nuôi thâm canh thường sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng
đạm cao (18-35% Protein) (http//:www.agriviet.com)
Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay đổi theo từng giai đoạn phát triển Trong các yếu tố dinh dưỡng thì Protein đóng vai trò quan trọng nhất cả về số lượng và chất lượng Các loài cá khác nhau có nhu cầu Protein khác nhau Ngay trong cùng một loài nhu cầu Protein cũng khác nhau giữa các độ tuổi và điều kiện môi trường nuôi khác nhau Đối với cá nhỏ nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn nhiều hơn cá lớn, cá nuôi trong hệ thống nghèo thức ăn tự nhiên, đòi hỏi mức độ Protein trong khẩu phần ăn cao hơn so với cá nuôi trong môi trường giầu thức ăn tự nhiên hay trong ao bón phân (Lê Văn Thắng, 1999)
Bảng 2.1 Nhu cầu protein của một số loài cá rô phi
Protein (%) Hệ thống nuôi
rô phi hồng Cá bột-cá thịt 20 - 30 Ao nước lợ
Tilapia Cá trưởng thành 28 Lồng nước lợ
rô phi hồng Cá bột 30 - 40 Ao nước ngọt
O niloticus Cá trưởng thành 27,5 - 35 Bể nước ngọt
(Nguồn: Ngô Văn Chiến, 2008)
Trang 14Khẩu phần ăn của cá rô phi phụ thuộc vào loài, kích cỡ, mức năng lượng trong khẩu phần cho ăn, chất lượng nước, tần suất và lượng thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực Điều đáng chú ý là khẩu phần tối ưu về mặt sinh học
không hẳn tối ưu về mặt kinh tế Điều này đặc biệt chú ý với cá O niloticus vì
loài cá này có thể sử dụng thức ăn dưới mức tối ưu mà vẫn tăng trưởng tốt (Lê Văn Thắng, 1999) Thực tế trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả, năng suất và sản lượng cao khi cá được cho ăn với khẩu phần hợp lý, phù hợp với từng điều kiện nuôi Thông thường khẩu phần ăn của cá giảm dần khi cá càng lớn Tuy nhiên khẩu phần thức ăn của cá cần được điều chỉnh thường xuyên theo điều kiện thời tiết, chất lượng nước và tình trạng sức khoẻ của cá
Trong tự nhiên cá rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, cá có thể bắt mồi hầu hết các giờ trong ngày Ruột cá rô phi thích nghi với việc thu nhận thức ăn từng ít một Do vậy trong quá trình nuôi cần chia lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày và cho ăn vào ban ngày Cá nhỏ nên cho ăn nhiều lần hơn cá lớn, tần suất cho ăn giảm dần cùng với sự tăng khối lượng của cá Về nguyên tắc cho ăn nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc theo dõi thức ăn thừa, quản lý chất lượng nước và cá sinh trưởng tốt hơn nhưng chi phí lao động cao hơn (Masintosh & Little, 1995)
2.1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của cá rô phi mang đặc trưng của loài, các loài khác nhau
có tốc độ sinh trưởng khác nhau Loài O niloticus có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh vượt trội so với loài O mossambicus Cá rô phi loài O niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến O galilaeus và O aureus (Lowe-McConnell, 1982)
Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật chăm sóc Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh
hơn khi nuôi bán thâm canh hay là nuôi ghép (http//:www.agriviet.com)
Trang 15Giai đoạn ương nuôi trong ao từ cá hương lên cá giống, cá rô phi vằn
có tốc độ sinh trưởng khá nhanh từ 15- 20g/tháng Từ tháng nuôi thứ hai đến tháng nuôi thứ sáu tăng trưởng bình quân ngày có thể đạt 2,8 - 3,2 g/con/ngày
Cá rô phi vằn có thể đạt khối lượng bình quân trên 500g/con sau 5 – 6 tháng
nuôi (http//:www.agriviet.com)
2.1.2.4 Đặc điểm sinh sản
Thành thục sinh dục:
Sự thành thục của cá rô phi tuỳ thuộc theo từng loài, phụ thuộc vào
kích cỡ, tuổi cá và môi trường sống Cá rô phi O mossambicus thành thục sớm hơn O niloticus Trong ao nghèo dinh dưỡng cá thường thành thục ở cỡ
nhỏ hơn nuôi trong ao có điều kiện dinh dưỡng tốt (Lowe-Connell, 1982)
Trong tự nhiên cá rô phi thành thục lần đầu sau 4 – 6 tháng tuổi, khi cá đạt khối lượng 100-150g/con (Hepher và Pruginin, 1982; Nho, 1996; Nguyễn Công Dân, 1998a,b) Tuy vậy kích thước thành thục sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi Cá rô phi nuôi trong mô hình thâm canh năng suất cao, cá cái tham gia sinh sản lần đầu khi khối lượng đạt trên 200g; trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt đầu đẻ khi khối lượng cơ thể mới khoảng 100g Khi điều kiện môi trường thuận lợi, giàu dinh dưỡng, cá rô phi lớn nhanh và phát dục ở kích cỡ lớn, ngược lại trong điều kiện môi trường không đầy đủ chất dinh dưỡng, cá thành thục ở kích thước nhỏ
Chu kỳ sinh sản:
Cá rô phi thành thục rất sớm, thường sau 3 đến 5 tháng nuôi Chu kỳ sinh sản từ 30 - 35 ngày /lứa Cá sinh sản nhiều lần trong năm, ở những vùng
khí hậu ấm áp quanh năm như các tỉnh phía Nam cá rô phi O niloticus có thể
đẻ 11 - 12 lần/năm Còn ở các tỉnh miền Bắc cá chỉ đẻ 5 - 6 lần/năm Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy, trong buồng trứng lúc nào cũng có tất cả các loại trứng, từ loại non nhất đến loại chín sẵn sàng rụng để đẻ Số lượng trứng
Trang 16mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng đến khoảng vài nghìn trứng Chu kỳ sinh sản của
cá rô phi thường kéo dài từ 3 – 4 tuần (tính từ lần đẻ này đến lần đẻ tiếp theo) Tuy nhiên khi nhiệt độ nước xuống dưới 200C kéo dài trong nhiều ngày cá ngừng sinh sản (Nguyễn Công Dân & Trần Văn Vĩ , 1996) Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi
cá, cỡ cá, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ nước, độ mặn…
Bảng 2.2 Các giai đoạn phát triển noãn sào của cá rô phi
Tập tính sinh sản:
Đối với cá rô phi, sự phát triển và hình thành các đặc điểm, dấu hiệu sinh dục phụ được thể hiện rất rõ ở cả con đực và con cái trước khi tham gia sinh sản (Ambali, 1990) Cá đực đến tuổi phát dục, mép vây đuôi, vây lưng, vây bụng có màu rực rỡ (từ hồng tím đến xanh đen) (Trần Đình Luân, 2006)
Cá cái có màu hơi vàng ở ngực, không có gì thay đổi về màu sắc bên ngoài Quan sát lỗ huyệt sinh dục có thể phân biệt được cá đực và cá cái như sau:
Trang 17+ Cá đực: có hai lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là rãnh huyệt (huyệt niệu sinh dục)
+ Cá cái: Có ba lỗ, phía trước là lỗ hậu môn, phía sau là lỗ niệu sinh dục và ở giữa là lỗ sinh dục
Để phân biệt cá đực và cá cái, người ta dựa vào hình thái ngoài và dựa vào kết quả giải phẫu tuyến sinh dục
Bảng 2.3 Phân biệt cá rô phi đực và cá cái dựa vào ngoại hình
ngậm trứng và con
Màu sắc Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ có
màu hồng hặc hơi đỏ Màu nhạt hơn
(Nguồn: Lê Văn Thắng, 1999 )
Khi cá đã thành thục sinh dục sẵn sàng tham gia sinh sản, chúng
thường đào tổ sẵn trên nền đáy ao (đường kính khoảng 20 – 30cm) Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng Sau khi trứng đã được thụ tinh,
cá cái ấp trong miệng Thời gian ấp trứng được tính từ khi cá được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do Thời gian này kéo dài khoảng 5-10 ngày tùy theo nhiệt độ môi trường Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo
vệ và chăm sóc cá con đến khi cá bột nở ra và bơi thành đàn khỏe mạnh (Masintosh và Little, 1995)
- Ở nhiệt độ 200C thời gian ấp khoảng 10 ngày
- Ở nhiệt độ 280C thời gian ấp khoảng 7 ngày
- Ở nhiệt độ 300C thời gian ấp khoảng 5 ngày
Trang 18Khi cá bơi lội tự do, chúng thường tập hợp thành đàn bơi nơi nước ấm
và nông xung quanh ao Giai đoạn đầu cá rô phi ăn động vật phù du, sau chuyển sang ăn động vật và các loại ấu trùng động vật trong nước và ở đáy
ao Trong điều kiện ấp nhân tạo cá con mới nở gặp phải điều kiện không đảm bảo như trong miệng của mẹ chúng nên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống Cá cái bắt đầu bắt mồi tích cực sau khi kết thúc đợt ấp trứng để chuẩn bị cho đợt đẻ kế tiếp (Masintosh & Little, 1995) Lượng thức ăn mà cá cái tiêu thụ có thể lên tới 40% khối lượng cơ thể trong vòng 48 giờ ngay sau chấm dứt việc ấp trứng
và ngậm con trong miệng Trong thời gian sinh sản cá cái thường bị giảm khối lượng cơ thể do nhịn ăn trong thời gian ấp trứng và ngậm con, khối lượng có thể giảm 15% đến 20% so với khối lượng ban đầu trước khi tham gia sinh sản (Little, 1990) Theo Al Hafedh và ctv., (1999); Tsadik và Bart (2007), khả năng sinh sản của cá rô phi bố mẹ phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và quản lý cũng như một số yếu tố môi trường
2.1.3 Điều kiện sinh thái và môi trường sống của cá rô phi
2.1.3.1 Ôxy hòa tan
Hàm lượng ôxy hòa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Nhu cầu về hàm lượng ôxy hòa tan và lượng tiêu hao ôxy hòa tan của cá tăng theo nhiệt độ và mức độ sử dụng thức ăn của cá Khi mức độ thâm canh cao thì hàm lượng ôxy hòa tan trở thành yếu tố hạn chế Nhiều loài cá tăng trưởng chậm đi khi hàm lượng ôxy hòa tan nhỏ hơn 5 mg/l (Boyd, 1996)
Cá rô phi có khả năng sống trong môi trường nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp nhờ khả năng sử dụng ôxy trên mặt nước Trong môi trường có hàm lượng ôxy hòa tan thấp dưới 1 mg/l, cá rô phi vẫn có thể sống nhưng không thể kéo dài khi hàm lượng ôxy hòa tan dưới 0,7 mg/l (Balarin và
Haller, 1982) Cá rô phi O niloticus và O mossambicus chỉ sống trong thời gian ngắn khi hàm lượng ôxy ở mức 0,1 mg/l và 0,2 mg/l đối với O aureus
Trang 19(Chervinski, 1982; Magid và Babiker, 1975) Hàm lượng ôxy trong ao nuôi thường thấp vào sáng sớm và ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến sinh dục, giảm tần số đẻ của cá, hoạt động sinh sản xảy ra mạnh hơn khi hàm lượng ôxy cao vào buổi chiều (Little, 1990)
2.1.3.2 Nhiệt độ
Nguồn cung cấp nhiệt độ cho thủy vực chủ yếu là từ năng lượng bức xạ mặt trời Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường nước có quy luật ngày đêm rất rõ rệt Thường nhiệt độ của nước về ban ngày cao hơn ban đêm, trong năm thì mùa hè có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất vào mùa đông
Cá là động vật máu lạnh chính vì thế nhiệt độ cơ thể cá biến đổi theo nhiệt độ của môi trường nước Khi nhiệt độ nước thay đổi, thân nhiệt cá cũng thay đổi theo Tốc độ của các phản ứng sinh hóa có liên quan mật thiết với nhiệt độ Khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tỷ lệ các phản ứng sinh hóa tăng lên hai lần Rất nhiều loài cá phù hợp với nuôi trồng thủy sản có thể sống và sinh sản trong dải nhiệt rộng nhưng dải nhiệt giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất tương đối hẹp (Boyd, 1996)
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Cá rô phi là loài cá có nguồn gốc nhiệt đới, nên thích nghi ở điều kiện nhiệt độ cao tốt hơn nhiệt độ thấp Biên độ nhiệt độ của cá dao động từ 11 – 420C Philippart & Ruwet (1982) đã ghi nhận biên độ nhiệt của cá rô phi từ 8 - 420C Nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển là 28 – 300C (Lê Quang Long, 1964; Balarin & Haller, 1982) Cá rô phi ngừng hoạt động và hoàn toàn ngừng ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 160C Quá trình sinh sản của cá rô phi xảy ra khi nhiệt độ nước trên 220C, nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi sinh sản là 26 – 290C Khi nhiệt độ nước xuống dưới 200C thì tuyến sinh dục ngừng phát triển (Chervinski, 1982; Behrends & ctv., 1990)
Trang 20Balarin và Haller (1982) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ
mặn đến đời sống của cá rô phi Theo các tác giả thì cá rô phi xanh (O aureus) sống trong môi trường nước có nhiệt độ thấp với độ mặn 5‰ tốt hơn
trong nước ngọt và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở ngưỡng nhiệt độ thấp trong môi
cá rô phi giống có kích thước lớn hơn thì có khả năng chịu lạnh tốt hơn và cho
tỷ lệ sống cao hơn cá rô phi có kích thước nhỏ với tỷ lệ sống lần lượt là 54%
và 33,4% (Dan và Little, 2000) Mặt khác, một số tác giả khác lại chỉ ra rằng không có sự tương quan giữa kích thước cá giống và khả năng chịu lạnh của
cá rô phi hoặc sự tương quan này là rất nhỏ (Cnaani và ctv., 2000; 2003; Charo-Karisa và ctv., 2004) Các tác giả này cũng chỉ ra rằng khả năng chịu lạnh của cá rô phi bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố di truyền về ngoại hình và điều kiện môi trường
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trứng và cá con sau khi nở Biên độ nhiệt thích hợp cho sự phát triển của phôi cá rô phi là 25 -
300C và cho cá con là 28 - 300C Sau khi nở 8 ngày ở nhiệt độ nước 240C, cá bột rô phi bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thời gian rút ngắn còn 5 ngày khi nhiệt
độ nước tăng lên 280C và 3 ngày khi nhiệt độ nước là 300C (Rana, 1990)
2.1.3.3 pH
Đối với cá rô phi và một số loài cá nước ngọt, pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của chúng là từ 6,5 – 8,5 Cá rô phi có thể sống được ở biên độ pH dao động từ 4 – 11 (Chervinski, 1982), pH thấp hoặc cao quá
Trang 21ngưỡng cho phép đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Quá trình sinh trưởng và khả năng sinh sản của cá rô phi giảm rõ rệt khi pH thấp dưới 6,5 (Bongco, 1991)
2.1.3.4 Độ mặn
Hầu hết các loài cá rô phi có khả năng chịu độ mặn rộng, khả năng chịu
độ mặn phần lớn phụ thuộc vào dòng cá, loài và kích cỡ cá; yếu tố thời gian, hoàn cảnh tác động và các yếu tố môi trường (Chervinski, 1982) Nhiều loài
cá rô phi có thể sinh trưởng thuận lợi trong môi trường nước ngọt cũng như
nước lợ Ở Việt Nam, mới đây cá rô phi vằn O niloticus được chọn là một
loài nuôi luân canh để có thể hạn chế bệnh tôm tràn lan (một vụ cá, một vụ tôm) Đây được coi là biện pháp nuôi tôm phát triển bền vững trong hệ thống kín ít thay nước (Trần Văn Vỹ, 2002)
2.2 Tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi là đối tượng được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá Chép Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo Nghề nuôi cá rô phi cũng được cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt (WFC, 2003)
Theo thống kê của FAO (2008), tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới đang tiếp tục tăng rất nhanh, trong đó sản lượng nuôi chiếm 70% Trong giai đoạn 5 năm từ 2003-2007, sản lượng cá rô phi nuôi tăng đến 60%, từ 1,58 triệu tấn lên 2,51 triệu tấn Theo báo cáo sơ bộ của FAO, sản lượng cá rô phi nuôi năm 2009 đã vượt quá 3 triệu tấn Quốc gia sản xuất cá rô phi lớn nhất thế giới là Trung Quốc, chiếm đến 45% tổng sản lượng toàn cầu Các nước sản xuất lớn khác đáng chú ý có Ai-cập, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Braxin, Đài Loan, Honđurat, Côlômbia, Êcuađo, Trong tổng sản lượng cá
rô phi nuôi, loài cá rô phi vằn O niloticus chiếm đến 85%
Trang 22Năm 2009, sản lượng cá rô phi của Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ sau khi chững lại do mùa đông khắc nghiệt vào năm 2008 Sản lượng ước tính đạt 1,15 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2008 Theo dự đoán, về lâu dài thì sản lượng cá rô phi của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường thế giới, trong đó mạnh nhất là Mỹ, thị trường chiếm đến 70% tổng sản lượng xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc (Globalfish,2010)
Hình 2.2 Tăng trưởng sản lượng cá rô phi trên thế giới (Fishstat, 2011)
Năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc tiếp tục tăng, đạt khoảng 259.000 tấn, tăng 15% so với năm 2008 Tuy vậy, cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến giá xuất của Trung Quốc Đơn giá xuất khẩu năm 2009 chỉ còn 2,75USD/kg, giảm 16% so với năm 2008 Điều này giải thích tại sao
Trang 23tổng giá trị xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc giảm nhẹ trong năm 2009, đạt khoảng 710 triệu USD, mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng kỷ lục (Globalfish,2010)
Năm 2009, Mỹ nhập khẩu 183.295 tấn sản phẩm cá rô phi, trị giá 696,1 triệu USD Trung Quốc là nhà cung cấp số 1 cho thị trường này, năm 2009 xuất khẩu 129.871 tấn, trị giá 407,6 triệu USD Các nhà xuất khẩu lớn khác cho thị trường Mỹ gồm Êcuađo, Honđurat, Côxtarica và Inđônêxia Tuy nhiên thị phần của các nước này chỉ ở mức khiêm tốn Sản phẩm chính nhập khẩu vào Mỹ là philê đông lạnh, cá nguyên con đông lạnh, philê tươi ướp đá
và cá nguyên con tươi ướp đá Theo Globalfish, về lâu dài nhập khẩu cá rô phi vào Mỹ năm 2010 sẽ giảm do sản lượng cung cấp giảm và giá sẽ tăng khoảng 20% Tuy nhiên, thực tế tổng nhập khẩu cá rô phi vào Mỹ trong quý I/2010 vẫn tăng, đạt 48.600 tấn, tăng 4.400 tấn so với cùng kỳ năm 2009, với sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất là philê đông lạnh (Globalfish, 2010)
Các thị trường nhập khẩu đáng chú ý khác như Mêhicô là nhà nhập khẩu lớn thứ hai các sản phẩm cá rô phi của Trung Quốc, với khoảng trên 36.000 tấn năm 2009 Nga là nước nhập khẩu cá rô phi lớn thứ 3, nhưng có tốc độ tăng rất mạnh Để bù đắp một phần thiếu hụt do giảm nhập khẩu cá tra, năm 2009 Nga đã nhập 21.900 tấn cá rô phi của Trung Quốc, tăng 28% so với năm 2008 EU là một thị trường tiêu thụ cá rô phi mới nổi, sự phát triển của thị trường còn rất chậm Các nước nhập khẩu chính là Pháp, Anh, Đức, Bỉ và
Ba Lan, trong đó Pháp có bước chuyển biến khá rõ Năm 2009, Pháp nhập khẩu 2.900 tấn cá rô phi của Trung Quốc, trong khi vài năm trước chưa hề
có Nhìn chung, EU đang mở rộng dần thị trường tiêu thụ cá rô phi và theo dự đoán đến cuối năm 2010 tổng nhập khẩu cá rô phi EU có thể đạt 20.000 tấn (Globalfish, 2010)
Do sản lượng cá rô phi trên thế giới liên tục tăng vì vậy giá cá cũng diễn biến theo chiều hướng giảm dần Tại Bắc Kinh và Thượng Hải, hồi
Trang 24tháng 6/2005 giá cá trung bình là 2,3USD/kg, đến tháng 1/2006 giảm xuống chỉ còn 1,6USD/kg Tuy nhiên do sản lượng năm 2008 sụt giảm mạnh trước ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, giá đã lại tăng 36%, nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhu cầu chi tiêu giảm và làm giá nhiều loài thủy sản xuống, trong đó có giá cá rô phi Đơn giá trung bình xuất khẩu
cá rô phi Trung Quốc năm 2009 giảm còn 2,75 USD/kg so với 3 USD/kg năm
2008 (Globalfish, 2010)
2.3 Tình hình nuôi cá rô phi tại Việt Nam
Nuôi cá rô phi ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1950 sau khi cá
rô phi đen (O mossambicus) được nhập vào nước ta Vào thời kỳ đó cá rô phi
chủ yếu được nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất thấp Mặt khác
do đặc điểm của cá rô phi đen là chậm lớn đẻ dày, kích thước nhỏ nên dẫn đến việc cá rô phi trong một thời gian dài không được người nuôi chú ý Năm
1973, cá rô phi vằn O niloticus đã được nhập vào miền Nam nước ta từ Đài
Loan, cá trở thành đối tượng nuôi cá triển vọng, song do công tác lưu giữ giống thuần không tốt, hiện tượng lai tạp giữa cá rô phi đen và rô phi vằn Đài Loan là phổ biến, làm suy giảm chất lượng cá rô phi giống (Trần Mai Thiên
và Trần Văn Vỹ, 1994) Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, và các chương trình hợp tác quốc tế, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nhập một số giống cá rô phi có chất lượng như: Cá rô phi vằn dòng Thái Lan, dòng Egypt – Swansea, cá rô phi dòng GIFT (Genetic Improvement of Farmed Tilapia) chọn giống thế hệ thứ năm của ICLARM Cá rô phi vằn dòng GIFT nhập nội đã được sử dụng làm vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống
cá rô phi tiến hành tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, sau hai thế hệ chọn giống theo phương pháp gia đình, cá rô phi chọn giống có tốc độ tăng trưởng tăng thêm 29,1% (Nguyễn Công Dân và ctv., 2001)
Theo thống kê năm 2010 của Tổng cục thủy sản, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 22.340 ha chiếm 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản,
Trang 25trong đó nuôi nước lợ, mặn là 2.068 ha và nuôi nước ngọt là 20.272 ha Tổng sản lượng cá rô phi ước tính đạt 54.486,8 tấn, chiếm 9,08% tổng sản lượng cá nuôi Phần lớn diện tích nuôi tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (10.129
ha chiếm 45.3%), kế đến là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đông Bắc bộ
Cả nước có 16 tỉnh có nuôi cá rô phi trong lồng, với tổng số 2.036 lồng, trong
đó miền Bắc có 748 lồng, kích cỡ lồng nhỏ dao động từ 12-19m3, miền Trung
có 158 lồng, kích cỡ lồng giao động 10-36m3, miền Nam có 1.130 lồng-bè với tổng thể tích khoảng 75.000 m3, các lồng bè có kích thước dao động rất lớn,
từ 5 - 1.250m3 (Bảng 2.4)
Bảng 2.4 Diện tích nuôi cá rô phi ở các vùng trong cả nước
Tỉnh/Thành phố Diện tích nuôi rô phi (ha) Nuôi ao (ha) và lồng/bè
(chiếc)
Tổng Diện tích Lợ/mặn Nước ngọt Ao/đầm Lồng/bè
Cỡ lồng (m3)
Cả nước 22.340 2.068 20.272 15.946 2.036 5-1.250
ĐB Sông Hồng 3.604,5 430,0 3.174,5 2.424,5 40,0 12-19 Đông Bắc Bộ 3.288,0 106,0 3.182,0 2.458,0 8,0
Trang 26ao/đầm 37.931,8 tấn, nuôi lồng bè 10.182 tấn, còn lại 6,373 tấn là các hình thức khác
Hình thức và phương thức nuôi cá rô phi của nước ta rất đa dạng như nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi nước thải, nuôi công nghiệp, nuôi kết hợp với vịt, lúa, nuôi lồng, bè trong các loại thủy vực khác nhau từ Bắc vào Nam, tuy nhiên hình thức nuôi chủ yếu vẫn là nuôi ghép
Bảng 2.5 Sản lượng cá rô phi nuôi ở các vùng trong cả nước
Sản Lượng cá rô phi nuôi (tấn) Tỉnh/Thành phố Tổng sản lượng
cá nuôi (tấn) Tổng Ao/Đầm Lồng/Bè Khác
Cả nước 600.388,5 54.486,8 37.931,8 10.182 6.373 Đồng bằng Sông Hồng 136.974 9.571,8 9.164,8 7 400
Trang 27vùng nước khác nhau, cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, do vậy ít rủi ro cho người nuôi
cá Tuy cá đã được nuôi khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhưng vùng nuôi phần lớn còn phân tán, quy mô nhỏ, vùng sản xuất hàng hóa có quy mô còn ít Hình thức nuôi gồm nuôi đơn và nuôi ghép, nuôi quảng canh, bán thâm canh
và nuôi thâm canh, trong đó nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phổ biến hơn cả Nuôi thâm canh cá rô phi còn chiếm tỷ lệ nhỏ Phần lớn diện tích và sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta là từ các vùng nước ngọt, nuôi cá rô phi vùng nước lợ mặn đã bắt đầu được quan tâm, nhưng còn tiềm năng to lớn về mặt nước chưa được sử dụng (Cục nuôi trồng Thủy sản, 2008)
Trong những năm gần đây ở Việt Nam cá rô phi vẫn chủ yếu tập trung tiêu thụ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên nhu cầu của người dân về sử dụng thực phẩm cá rô phi đang ngày càng lớn Theo thống kê mức tiêu thụ rô phi tại Việt Nam trong năm 2005 là 22 kg/người,
dự đoán đến năm 2010 – 2015 sẽ tăng lên 30 kg (Phạm Anh Tuấn, 2007)
Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số TTg phê duyệt “Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020” với mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng đạt 5 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người Trong đó sản lượng cá rô phi năm 2015 đạt 150.000 tấn, tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 7,9%/năm, trong đó 2/3 sản lượng dùng để xuất khẩu Đây là một nhiệm vụ khá nặng nề nhưng đồng thời cũng là nguồn động lực rất lớn nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá rô phi trong nước phát triển
332/QĐ-Dự báo nhu cầu giống cá rô phi đơn tính đực hàng năm cho sản xuất của các tỉnh phía Bắc khoảng 300 triệu con (Thống kê Tổng cục thủy sản, 2010) Tuy nhiên nguồn giống tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu, số còn lại được nhập từ Trung Quốc, Thái Lan hay chuyển từ các tỉnh phía Nam
ra (Chi cục thủy sản Hải Dương, 2009) Nguồn giống nhập về khó kiểm soát
về dịch bệnh, chất lượng không ổn định, giá thành cao, ảnh hưởng lớn đến
Trang 28hiệu quả của quá trình nuôi thương phẩm Để quản lý được chất lượng, mùa
vụ, số lượng và chất lượng cá giống để thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá rô phi bền vững ở các tỉnh phía Bắc thì yêu cầu đặt ra là cá giống được sản xuất tại chỗ, chất lượng giống được đảm bảo thông qua việc kiểm tra chất lượng con giống tại các cơ sở cung cấp Bên cạnh đó, để nghề nuôi cá rô phi ở các tỉnh phía Bắc phát triển một cách có hiệu quả bên cạnh việc cải tiến công nghệ nuôi, mùa vụ thả giống thì sản xuất con giống có chất lượng, đúng mùa vụ và
đủ số lượng là rất quan trọng Đây là một trong những yếu tố giúp nghề nuôi
cá ở các tỉnh phía Bắc phát triển bền vững đạt hiệu quả cao
2.4 Những khó khăn trong sản xuất cá rô phi đơn tính trong vụ thu đông ở các tỉnh phía Bắc
Trong điều kiện các tỉnh phía Bắc, cá rô phi có thể đẻ thành 2 vụ trong năm là vụ xuân hè (tháng 2- tháng 6) và vụ thu (tháng 9 – tháng 11) Vụ xuân-
hè điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh sản của cá rô phi nên đây cũng là vụ
có được sản lượng lớn nhất trong năm Với vụ thu, việc sản xuất giống cá rô phi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng điều kiện thời tiết khắc nghiệt của miền Bắc:
Đối với cá bố mẹ: Vừa trải qua vụ sinh sản xuân-hè, gặp các tháng điều kiện thời thiết khắc nghiệt của những tháng giữa và cuối hè, các đợt nắng nóng kéo dài kết hợp với tình trạng hạn hạn làm đàn cá bị suy kiệt về thể lực Khi bước vào giai đoạn đầu mùa thu, điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh sản của cá rô phi (nhiệt độ, có mưa), cá bố mẹ bắt đầu các chu kỳ sinh sản tiếp theo Tuy nhiên, nếu không có chế độ nuôi vỗ và tạo sinh thái hợp lý thì khả năng phục hồi của đàn cá bố mẹ là rất kém Điều đó giải thích tại sao năng suất trứng của cá rô phi mẹ trong vụ thu là rất thấp
Đối với ương ấp trứng, xử lý giới tính: Do ảnh hưởng của các đợt gió mùa vào cuối thu, đầu đông làm nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột và giảm rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng, xử lý giới tính
Trang 29cũng như ương cá rô phi Các sự cố kỹ thuật hay gặp ở vụ này: Trứng đang ấp thì gặp gió mùa, đa số bị hỏng hoặc nở ra cá bị dị hình làm tỷ lệ ra cá bột rất thấp ; Thời tiết nóng lạnh bất thường làm cá ương trong giai để xử lý bị sốc và chết hàng loạt; Ở cuối vụ nhiệt độ xuống thấp làm cá trong giai xử lý giới tính
ít ăn, chậm lớn, tỷ lệ sống thâp, tỷ lệ chuyển giới tính không cao Những khó khăn trên đã làm cho việc sản xuất giống cá rô phi vụ thu đông gặp nhiều khó khăn cho nhà sản xuất
Năm 2011 – 2013, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã và đang thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu sản xuất giống rô phi đơn tính quy mô hàng hóa trong điều kiện nhiệt độ thấp phía Bắc” Mục tiêu của đề tài là “Chủ động công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính trong điều kiện nhiệt độ thấp tại các tỉnh phía Bắc” Các kết quả thu được của đề tài năm 2011 là rất khả quan Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu trên quy mô sản xuất lớn, khả năng đầu tư lớn,
cơ sở vật chất phải hoàn thiện với hệ thống ao, hệ thống nhà ấp trứng và xử lý đơn tính khép kín và nâng nhiệt
Tại nhiều vùng ở các tỉnh phía Bắc có nguồn nước giếng khoan khá dồi dào, chất lượng lượng nước tốt có thể sử dụng để sản xuất giống cá rô phi và nhiều loài cá nước ngọt khác Đặc biệt, nguồn nước giếng khoan có nhiệt độ nước khá ổn định, mùa đông, nhiệt độ thường ấm hơn so với nhiệt độ không khí xung quanh và rất thích hợp cho việc sản xuất giống cá rô phi Tận dụng được nguồn nước này vào sản xuất sẽ nâng cao được hiệu quả của quá trình sản xuất, ổn định số lượng và chất lượng con giống, đáp ứng nhu cầu thị trường Góp phần đẩy nhanh sản lượng cá rô phi thương phẩm, nâng cao hiệu quả của quá trình nuôi rô phi ở các tỉnh phía Bắc
Trang 303 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
(Có máy phun mưa,
không cấp nước giếng khoan)
Diện tích 200 m2Mật độ ghép 2con/m2
Tỷ lệ ghép 2 ♀/ 1♂
Số lượng : 400 con
Nuôi cá bố mẹ và thu trứng trong ao
(Có máy phun mưa và cấp nước giếng khoan 8 giờ/ngày, cấp cả ngày khi nhiệt độ không khí dưới
22oC) Diện tích 200 m2Mật độ ghép 2con/m2
trong ao không bơm
nước giếng khoan
Giai xử lý đơn tính đặt trong ao có bơm nước giếng khoan
Giai xử lý đơn tính đặt trong ao có bơm nước giếng khoan
Thí nghiệm 1 (TN1) Thí nghiệm 2 (TN2) Thí nghiệm 3 (TN3)
Trang 313.3 Vật liệu nghiên cứu
3.3.1 Cá bố mẹ
Cá rô phi bố mẹ dòng GIFT của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
Số lượng 1200 con, cá cỡ 250 – 350g/con
3.3.3 Ao nuôi, ao ương, trang thiết bị
- Ao cắm giai nuôi cá bố mẹ và thu trứng ở thí nghiệm 1 (TN1) có diện tích 450 m2 Hai ao nuôi vỗ và thu trứng cá bố mẹ ở thí nghiệm 2 (TN2), 3 (TN3) đều có diện tích 200 m2
- Ao trong thí nghiệm TN2, TN3 được bố trí một máy bơm 1,5 kw/h để bơm nước phun mưa
- Ao cắm giai xử giới tính ở thí nghiệm TN1 có diện tích 500 m2, ao này cũng dùng để cắm các giai nuôi cá của tất cả các lô thí nghiệm TN1, TN2
và TN3 để kiểm tra giới tính của thế hệ con
- Các giai xử lý giới tính ở hai thí nghiệm TN2 và TN3 được cắm trong cùng một ao có diện tích 200 m2, trong ao có đặt 2 máy bơm nước giếng khoan (công suất mỗi máy 0,75 kw/h, lưu lượng nước 16m3/h/máy)
- Giai nuôi cá bố mẹ có kích thước 4m × 10m × 1,2m, đáy giai may bằng lưới cước mịn cỡ mắt lưới 1 mm, thành giai được may bằng lưới A10
- Giai xử lý đơn tính được may bằng lưới cước cỡ mắt 0,5mm, diện tích
1 m2, 2 m2, 3 m2
- Giai nuôi cá con để kiểm tra giới tính có mắt lưới 0,5 mm, diện tích 1 m2
Trang 32- Nước giếng khoan được khai thác từ độ sâu trên 40 mét, có chất lượng nước theo QCVN 02:2009/BYT về yêu cầu chất lượng nước trong sinh hoạt Bơm liên tục từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày, bơm cả ngày khi nhiệt độ không khí xuống dưới 22oC
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Ghép cá bố mẹ cho đẻ và thu trứng
Bố trí trong 3 ao thí nghiệm:
*Ao thí nghiệm 1 (TN1): Nuôi cá bố mẹ và thu trứng trong giai mắc
trong ao bình thường (không sử dụng nước giếng khoan)
*Ao thí nghiệm 2 (TN2): Nuôi cá bố mẹ và thu trứng trong ao có diện
tích 200m2, dùng máy phun nước công suất 1,5kw/giờ, ngày bơm 3 giờ (4 – 6 giờ sáng), không sử dụng nước giếng khoan
*Ao thí nghiệm 3 (TN3): Nuôi cá bố mẹ và thu trứng trong ao có diên
tích 200m2, tạo mưa nhân tạo bằng máy bơm 1,5 kw/h, bơm hàng ngày từ 5 –
7 giờ sáng Sử dụng 2 máy bơm nước giếng khoan (công suất mỗi máy 0,75 kw/h) bơm liên tục 8 giờ/ngày (từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày), cấp cả ngày khi nhiệt độ không khí dưới 22oC
Số lượng, mật độ và tỷ lệ giới tính của cá bố mẹ ở các ao thí nghiệm đã được trình bày ở mục 3.2
Các ao trước khi đưa vào nuôi vỗ được chuẩn bị theo mục 13, 14, 15 và
16 của 28 TCN 62-79
Thời gian nuôi bắt đầu từ 1/9/2011, sau 20 ngày nuôi tiến hành kiểm tra
và thu trứng cá để đem ấp Đếm số cá cái thu được trứng, cân tổng số trứng thu được sau mỗi lần thu
3.4.2 Ấp trứng
Hệ thống ấp, quy trình ấp trứng được áp dụng theo quy trình sản xuất giống cá rô phi của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Trang 33Theo dõi biến động nhiệt độ trong quá trình ấp trứng, cân và tính lượng
cá bột thu được sau mỗi lần ấp
Quản lý chăm sóc theo quy trình xử lý giới tính cá rô phi của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Theo dõi biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình xử lý giới tính Sau khi cá đủ 21 ngày tuổi tiến hành cân tổng số, tính số cá thu được từ
đó tính tỷ lệ sống
Trang 34Hình 3.3 Hệ thống giai xử lý giới tính
Kết thúc giai đoạn xử lý giới tính (21 ngày), giữ lại và nuôi ngẫu nhiên
200 con trong giai 5 m2; sau 50- 60 ngày cá đạt cỡ 3 -5 g/con thì tiến hành mổ
để kiểm tra giới tính
3.5 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thí nghiệm
Số cá bột hết noãn hoàng
-Tỷ lệ ra bột (%) = × 100
Số trứng ấp ở giai đoạn I, II, III, IV
Số cá thu được sau thí nghiệm
- Năng suất cá bột (con/kg cá cái) =
Tổng khối lượng cá cái
- Phương pháp xác định giới tính giai đoạn sớm dựa theo phương pháp của Guerrere và Shelton (1974)
Trang 353.6 Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường
- Nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, ôxy hòa tan đo 2 lần/ngày vào lúc
7 giờ và 14 giờ bằng máy đo DO
- Đo pH mỗi tuần 2 lần bằng máy đo pH
3.7 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu thập được xử lý thống kê mô tả bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 Sử dụng T-test (P<0,05) phân tích sai khác ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm về tỷ lệ sống, tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ ra bột
Trang 364 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số yếu tố môi trường thí nghiệm
4.1.1 Môi trường thí nghiệm cho cá bố mẹ sinh sản
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường các ao thí nghiệm
Nhiệt độ (Trung bình ± SE)
DO (Trung bình ± SE)
pH (Trung bình ± SE)
7,5 a ± 0,1
7,5 a ± 0,1
7,5 a ± 0,1
7,5 a ± 0,1
5,6 b
± 0,2
5,6 b ± 0,2
Ghi chú: TN1-Thí nghiệm 1; TN2-Thí nghiệm 2; TN3-Thí nghiệm 3
Các giá trị trung bình trong cùng một hàng được đánh ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
* Nhiệt độ nước các ao thí nghiệm
Các ao thí nghiệm TN1 và TN2 cá được nuôi bằng nước tự nhiên tại địa điểm triển khai Thí nghiệm TN3 được bơm nước giếng khoan 8 giờ/ngày Trong tháng 9/2011, nhiệt độ trung bình nước còn ở mức cao (29,3 oC) nên ở TN3 không sử dụng nước giếng khoan Từ đầu tháng 10/2011, nhiệt độ nước
có thời điểm xuống dưới 22 oC và ở TN3 bắt đầu bơm nước để nâng nhiệt của
ao Tuy nhiên sự sai khác nhiệt độ nước trung bình trong tháng 10 giữa các ao không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Từ giữa tháng 11 và tháng 12 là thời điểm nhiệt độ không khí giảm mạnh, do đó nhiệt độ nước các ao TN1 và TN2 cũng giảm theo Sai khác ý nghĩa giữa nhiệt độ nước trung bình của TN1, TN2 so với TN3 ở các tháng 11 và 12 (P<0,05) Nhiệt độ nước tháng 12 ở TN1 và TN2 không thuận lợi cho quá trình sinh sản của cá rô phi