Kết quả đẻ trứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nước giếng khoan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá rôphi (oreochromis niloticus) đơn tính đực vụ thu đông (Trang 40 - 43)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Kết quả đẻ trứng

4.2.1.1. Thời gian thu trứng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33 Thời gian thu trứng của thí nghiệm TN1 là 45 ngày, trong khi đó thí nghiệm TN2 và TN3 thời gian thu trứng kéo dài được thêm từ 36 đến 50 ngàỵ Sự khác nhau về điều kiện môi trường nước, cụ thể là nhiệt độ trong quá trình nuôi ghép cá bố mẹ có thể là nguyên nhân kéo dài được thời gian thu trứng của các thí nghiệm TN2 và TN3.

4.2.1.2. Tỷ lệ cá mẹ thu được trứng Bảng 4.4. Tỷ lệ cá mẹ thu được trứng. Tỷ lệ cá mẹ thu được trứng (%) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Trung bình ± SE TN1 16,9 20,6 13,1 6,7 14,3 a ± 3,0 TN2 43,1 45,3 16,9 20,6 16,9 9,4 25,3 ab ± 6,2 TN3 48,7 57,3 52,1 39,3 35,6 23,2 12,0 38,3 b ± 6,1 Ghi chú: Các đợt thu trứng: Đợt 1: 15/9 – 21/9/2011; Đợt 2: 01/10 – 10/10/2011; Đợt 3: 15/10 – 23/10/2011; Đợt 4: 30/10 – 07/11/2011; Đợt 5: 15/11 – 23/11/2011; Đợt 6: 06/12 – 14/12/2011; Đợt 7: 20/12 – 28/12/2011.

Các giá trị trung bình trong cùng một cột được đánh ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỷ lệ cá mẹ thu được trứng cao nhất ở thí nghiệm TN3, tiếp đến là TN 2. Ở thí nghiệm TN1, tỷ lệ cá mẹ thu được trứng cao nhất là 20,6%, trong khi ở TN2 là 45,3%, TN3 là 57,3%. Sai khác giữa TN3 và TN1 có ý nghĩa (P<0,05). Giữa TN3 và TN2 không có sai khác ý nghĩa (P>0,05).

4.2.1.3. Kết quả thu trứng của các mô hình thí nghiệm

Số lượng trứng thu được của các thí nghiệm được thể hiện ở hình 4.3. Số lượng trứng cao nhất ở thí nghiệm TN3, tương đương 1,7 lần so với TN2 và 5,22 lần so với TN1).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

Hình 4.3. Số lượng trứng thu được ở các thí nghiệm.

Khi so sánh thí nghiệm TN2 và TN1, mặc dù tỷ lệ cá mẹ thu được trứng và năng suất trứng sai khác không có ý nghĩa nhưng số lượng trứng thu được của TN2 bằng 3,08 lần so với TN1. Như vậy, rõ ràng việc nuôi cá bố mẹ và thu trứng ở các ao đã làm tăng đáng kể số lượng trứng thu được của cá rô phi thể hiện ở hiệu quả do thu được trứng và tỷ lệ ra bột nhiều hơn. Kết quả này cũng tương đương với các kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Chiến (2008).

Khi so sánh thí nghiệm TN3 và TN2, việc sử dụng nước giếng khoan đã làm tăng và ổn định nhiệt độ nước ở TN3, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả về số lượng trứng thu được của thí nghiệm TN3 bằng 1,7 lần so với TN2. Tuy nhiên tỷ lệ cá mẹ thu được trứng và năng suất trứng của TN2 và TN3 không có sai khác ý nghĩa (P>0,05). So sánh thí nghiệm TN3 và TN1 thì các sai khác về tỷ lệ cá mẹ thu được trứng và số lượng trứng thu được đều có ý nghĩa (P<0,05).

Như vậy, các biện pháp kỹ thuật áp dụng ở thí nghiệm 2 và 3 đã làm tăng hiệu quả của quá trình nuôi ghép và đẻ trứng của cá rô phi so với kỹ thuật nuôi ghép và cho đẻ hiện đang áp dụng tại các cơ sở sản xuất, thể hiện ở

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35 thời gian thu trứng của cá rô phi kéo dài hơn từ 36 đến 50 ngày, tăng tỷ lệ và số cá mẹ thu được trứng trung bình ở các đợt thu trứng, tổng số lượng trứng thu được tăng từ 2,08 đến 4,22 lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nước giếng khoan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá rôphi (oreochromis niloticus) đơn tính đực vụ thu đông (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)