4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Kết quả ấp trứng
4.2.2.1. Tỷ lệ ra bột Bảng 4.5. Tỷ lệ ra bột. Ghi chú: Đợt 1: 15/9 – 21/9/2011; Đợt 2: 01/10 – 10/10/2011; Đợt 3: 15/10 – 23/10/2011; Đợt 4: 30/10 – 07/11/2011; Đợt 5: 15/11 – 23/11/2011; Đợt 6: 06/12 – 14/12/2011; Đợt 7: 20/12 – 28/12/2011.
Các giá trị trung bình trong cùng một cột được đánh ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tỷ lệ ra bột được được thể hiện ở bảng 4.7. Tỷ lệ ra bột trung bình cao nhất ở thí nghiệm TN3 (tương đương 1,89 lần so với TN1), tiếp đến là TN2 (tương đương 1,38 lần so với TN1). Tuy nhiên chỉ có sự sai khác ý nghĩa giữa TN1 và TN3 (P<0,05). Tỷ lệ ra bột có xu hướng giảm dần theo thời gian, kết quả này hoàn toàn có thể lý giải bởi sự giảm dần của nhiệt độ ấp trứng.
4.2.2.2. Năng suất cá bột
Năng suất cá bột của cá mẹ của các ao thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.6. Năng suất cá bột của cá mẹ ở các ao thí nghiệm có xu hướng giảm dần theo thời gian. Năng suất cá bột trung bình cao nhất ở thí nghiệm 3 (1675 ± 86), tiếp đến là TN2 (1518 ± 203) và thấp nhất ở TN1. Sự sai khác có ý nghĩa
Tỷ lệ ra bột (%) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Trung bình ± SE TN1 42,1 14,1 27,6 17,0 25,2 a ± 6,34 TN2 51,0 52,1 37,1 29,0 21,6 17,1 34,7ab ± 6,02 TN3 54,0 54,7 48,7 52,9 44,8 38,2 22,7 45,1b ± 3,77
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36 giữa các thí nghiệm TN2 so với TN1, TN3 so với TN1 (P<0,05). Giữa TN2 và TN3 không có sai khác ý nghĩa (P>0,05).
Bảng 4.6. Năng suất cá bột của cá mẹ ở các ao thí nghiệm.
Năng suất cá bột (con/kg cá mẹ)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Trung bình ± SE TN1 1162 471 962 714 827a ± 246 TN2 2143 2292 1314 1418 1036 907 1518b ± 203 TN3 2220 2206 1875 1778 1556 1390 703 1675b ± 86 Ghi chú: Đợt 1: 15/9 – 21/9/2011; Đợt 2: 01/10 – 10/10/2011; Đợt 3: 15/10 – 23/10/2011; Đợt 4: 30/10 – 07/11/2011; Đợt 5: 15/11 – 23/11/2011; Đợt 6: 06/12 – 14/12/2011; Đợt 7: 20/12 – 28/12/2011.
Các giá trị trung bình trong cùng một cột được đánh ký tự giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
4.2.2.3. Số lượng cá bột thu được
Số lượng cá bột thu được của các thí nghiệm có sự sai khác ý nghĩa (P<0,05), TN3 cao tương đương gấp 1,9 lần so với TN2 và 10,3 lần so với TN1. Sự sai khác này cũng chứng minh các biện pháp kỹ thuật ở TN2 và TN3 đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm tăng được số lượng cá bột thu được trong các ao thí nghiệm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37
Hình 4.4. Số lượng cá bột thu được của 3 ao thí nghiệm.
Như vậy, biến động nhiệt độ môi trường nước trong các đợt ấp trứng cá rô phi vụ thu-đông là rất lớn và có nhiều thời điểm không thuận lợi cho quá trình ấp trứng. Việc sử dụng nước giếng khoan để ấp trứng đã tăng được tỷ lệ ra bột, qua đó góp phần làm tăng năng suất cá bột và số lượng cá bột thu được của các ao thí nghiệm.