1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế – tiền tệ Châu Âu (EMU)

10 4,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I.So sánh Mô hình liên kết Cộng đồng kinh tế Asean và Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu: 2 1.So sánh Cấu trúc nội dung Cộng đồng kinh tế Asean và Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu. 2 1.1.Khái quát chung về cấu trúc nội dung Cộng đồng kinh tế Asean và Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu: 2 1.2.So sánh cấu trúc nội dung AEC và EMU 3 2.So sánh cấp độ liên kết giữa AEC và EMU 4 3.Nguyên nhân tồn tại sự khác biệt giữa AEC và EMU 5 4.Bình luận mô hình liên kết của AEC khi so sánh với EMU 6 I.Triển vọng của AEC đến năm 2015 7 1.Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của Asean: 7 2.Triển vọng của cộng đồng kinh tế AEC vào năm 2015 8 2.1. Yếu tố khách quan 8 2.2. Yếu tố chủ quan: 8 KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa và chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hơn bao giờ hết xu hướng liên kết khu vực về mọi mặt trong đó đặc biệt là liên kết kinh tế ngày càng trở thành xu thế của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Trước bối cảnh đó các quốc gia Đông Nam Á cũng đã xây dựng và phát triển cho riêng mình một liên minh kinh tế riêng – Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) để nắm bắt xu hướng thời đại cũng như tìm cho mình một chỗ đứng trên trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn về Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng, mô hình liên kết kinh tế khu vực trên thế giới nói chung ta cùng so sánh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 1 và Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu (EMU) – mô hình liên kết kinh tế khu vực được đánh giá là thành công điển hình trên thế giới tính đến thời điểm này. NỘI DUNG I. So sánh Mô hình liên kết Cộng đồng kinh tế Asean và Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu: 1. So sánh Cấu trúc nội dung Cộng đồng kinh tế Asean và Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu 1.1. Khái quát chung về cấu trúc nội dung Cộng đồng kinh tế Asean và Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu: * Cấu trúc nội dung của AEC Trong kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng Asean, nội dung của AEC được đưa ra tại phần II bao gồm - Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất caủa Asean bao gồm 5 yếu tố cốt lõi: (i)Tự do hóa thương mại hàng hóa; (ii) Tự do hóa thương mại dịch vụ; (iii) Tự do hóa đầu tư; (iv) Tự do hóa dòng vốn; (v) Tự do di chuyển lao động ngành nghề - Khu vực kinh tế cạnh tranh cao gồm 6 yếu tố: (i) Chính sách cạnh tranh; (ii) Bảo vệ người tiêu dùng; (iii) Quyền sở hữu trí tuệ; (iv) Phát triển cơ sở hạ tầng; (v) thuế; (vi) thương mại điện tử Khu vực phát triển kinh tế đồng đều: tập trung vào 2 nội dung chính: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thu hẹp khoảng cách phát triển - Khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu * Cấu trúc nội dung của Liên minh kinh tế tiền tệ Châu âu (EMU) Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu là bước phát triển cao nhất của các liên kết kinh tế khu vực được cấu thành bởi liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ. Trong đó mục tiêu cở bản của Liên minh tiền tệ là việc phát triển của một thị trường chung và một liên minh thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Thị trường duy nhất của Liên minh châu Âu liên quan mật thiết đến bốn trụ cột tự do bao gồm tự do lưu thông hàng hóa, vốn, con người và dịch vụ trong phạm vi của Liên minh châu Âu. Còn 2 liên minh thuế quan là việc áp dụng một hệ thống thuế khóa chung cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu vào thị trường duy nhất. Ngoài ra báo cảo Delors 1989 cũng đưa ra bốn yếu tố cơ bản của Liên minh tiền tế: (i) thị trường chung; (ii)chính sách cạnh tranh và các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ chế thị trường; (iii) chính sách chung nhằm thay đổi cấu trúc và phát triển khu vực; (iv) phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là những quy định bắt buộc với chính sách về ngân sách 1 . Nội dung của Liên minh tiền tệ gồm : (i) bảo đảm toàn bộ và hoán đổi tiền tệ một chiều; (ii)tự do giao dịch vốn và đảm bảo sự hội nhập hoàn toàn của hệ thống ngân hàng cũng như các thị trường tài chính khác; (iii) loại bỏ biên độ dao động và cố định tỉ giá hối đoái 2 1.2. So sánh cấu trúc nội dung AEC và EMU • Giống nhau: Có thể thấy về cơ bản cấu trúc của AEC mốt số nét giống với EMU. Theo đó cả AEC và EMU đều hướng tới xây dựng một khu vực thương mại tự do trong đó vốn, hàng hóa cũng như người lao động được tự do di chuyển. Trong cấu trúc nội dung của cả AEC và EMU đều đề cập tới việc xóa bỏ một phần hay toàn bộ các rào cản thuế quan, phi thuế quan nhằm thực hiện tự do hóa thuế quan. Ngoài ra trong cấu trúc của AEC và EMU, việc xây dựng một thị trường giàu tính cạnh tranh cũng là một trong những nội dung cơ bản. • Khác nhau: Có thể thấy dù có những điểm giống nhau tuy nhiên cấu trúc nội dung của AEC và EMU vẫn có nhiều điểm khác nhau. - Khác biệt cơ bản nhất giữa AEC và EMU là sự tồn tại của Liên minh tiền tệ trong EMU. Trong liên minh này, các nước EU thống nhất sử dụng chung một đồng tiền chung Euro. Các chính sách tài chính cũng được thống nhất dưới sự quản lý của Ngân hàng trung ương Châu Âu. Trong khi đó, tại AEC, mỗi quốc gia vẫn sử dụng đồng tiền riêng của nước mình và trong tương lai gần sẽ không có sự hình thành của “ASEAN đồng” - Việc xây dựng liên minh thuế quan của EMU cũng có khác biệt với chính sách của ACE. Nếu như EMU xây dựng một hệ thống thuế khóa chung đối với hàng hóa từ các nước ngoài khu vực và xóa bỏ thuế quan giữa các quốc gia trong liên minh thì ACE chỉ thực hiện các chính sách nhằm giảm thuế hoặc xóa bỏ hàng rào thuế , hàng rào phi thuế 1 Nguyên văn: - the single market within which persons, goods, services and capital can move freely; - competition policy and other measures aimed at strengthening market mechanisms; - common policies aimed at structural change and regional development; - macroeconomic policy coordination, including binding rules for budgetary policies 2 Nguyên văn: - the assurance of total and irreversible convertibility of currencies; - the complete liberalization of capital transactions and full integration of banking and other financial markets; - the elimination of margins of fluctuation and the irrevocable locking of exchange rate parities 3 quan giữa các quốc gia trong khu vực. Đối với hàng hóa từ các quốc gia ngoài khu vực, mỗi quốc gia thuộc Asean lại áp dụng một mức thuế quan riêng. - Trong cấu trúc nội dung của ACE, khu vực phát triển kinh tế đồng đều là một trong những yếu tố cơ bản tuy nhiên đối với EMU, khu vực phát triển kinh tế đồng đều không phải là mộ trong những nội dung cần xây dựng. Trong khi đó việc xây dựng khu vực kinh tế đồng đều là một nội dung quan trọng của AEC nhằm thu hẹp khoản cách phát triển giữa các quốc gia thành viên 2. So sánh cấp độ liên kết giữa AEC và EMU Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu (EU) hiện nay là hai liên kết kinh tế rất tiêu biểu cho mô hình liên kết kinh tế khu vực trên thế giới trong thời đại toàn cầu hóa. Hai liên kết kinh tế này có những nét tương đồng và những đặc thù nhất định về cấp độ liên kết. Về điểm tương đồng, đây là hai Liên kết kinh tế khu vực với cấp độ liên kết khá chặt chẽ dựa trên bốn yếu tố đó là: tự do hàng hóa, tự do dịch vụ, tự do đầu tư và tự do lao động. Về điểm khác biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là mô hình liên kết kinh tế có cấp độ liên kết thấp hơn Liên minh kinh tế - Tiền tệ châu Âu (EU). Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu đạt đến mức độ cao nhất của các loại hình liên kết kinh tế khu vực hiện nay đó là Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU) còn Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mới đạt tới cấp độ liên kết là một Thị trường chung “ trừ” hay nói cách khác là một Khu vực thương mại tự do “ cộng ”. Cụ thể: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chủ yếu chỉ dựa trên bốn yếu tố đó là : - Tự do hàng hóa: từ năm 1992 đến nay ASEAN liên tục ban hành các văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại trong AFTA: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác trong ASEAN năm 1992, CEPT năm 1992, ATIGA năm 2009, APIS năm 2004 … và các hoạt động cụ thể nhằm tự do hàng hóa. - Tự do dịch vụ: Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) 1995 và các hoạt động cụ thể nhằm tự do hóa dịch vụ đã được triển khai thực hiện. - Tự do đầu tư: các nước ASEAN đã ký kết và thực hiện các hiệp định: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1987 , Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (FAAIA) năm 1998 , Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) năm 2009 đã tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tự do đầu tư trong AEC. - Tự do lao động. Những sự tự do các yếu tố dịch vụ, vốn, lao động chỉ ở mức yếu: “ tự do một số lĩnh vực dịch vụ” chứ chưa phải là tất cả các lĩnh vực dịch vụ; “ tự do di 4 chuyển vốn hơn ” so với trước đây chứ chưa phải là hoàn toàn tự do di chuyển vốn và “ tự do di chuyển lao động lành nghề ” chứ chưa phải tự do di chuyển mọi hình thức lao động. Và bổ sung thêm nội dung mới hơn là tự do di chuyển lao động lành nghề. Do vậy cấp độ liên kết củ AEC mới chỉ được coi là một Thị trường chung trừ ( CM- ) hoặc là một Khu vực thương mại tự do cộng ( FTA +) . Bởi lẽ, hình thức liên kết khu vực Thị trường chung (CM) được thành lập khi hai hay nhiều nước thiết lập ra một liên minh thuế quan và thêm vào đó là sự cho phép các yếu tố của sản xuất di chuyển tự do giữa các nước này. Mà AEC mới chỉ có sự tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất mà chưa có thuế quan chung và hài hòa chính sách kinh tế nên mới chỉ ở cấp độ liên kết CM- . Còn đối với Khu vực thương mại tự do ( FTA) – được hình thành khi hai hoặc nhiều nước thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất nhập khẩu và tất cả các hạn ngạch đối với thương mại hang hóa giữa các nước này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các nước khác – như vậy AEC cộng them hai yếu tố so với hình thức liên kết FTA đó là sự tự do luân chuyển vốn và lao động . Như vậy, AEC là mô hình liên kết chưa có tiền tệ trên thế giới, hay nói theo cách khác thì cấp độ liên kết của AEC mới chỉ ở mức CM- hoặc FTA+ . AEC vẫn là các nền kinh tế “cộng” chứ không phải là một thực thể kinh tế đơn nhất , sự hài hòa về chính sách kinh tế vẫn chưa có giữa các quốc gia tham gia AEC. AEC vẫn ở một cấp độ liên kết thấp hơn so với EMU . Liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu là mô hình liên kết khu vực kinh tế cao nhất hiện nay. Liên minh châu Âu ( EU ) đã đạt đến hình thức liên kết cao nhất này kể từ khi cho ra đời đồng EURO vào ngày 1/1/2002. Đạt tới hình thức liên kết này , không còn rào cản nào đối với các yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên; đồng tiền của các nước EU được thay bằng đồng tiền chung Châu Âu EURO và ngân hàng chung với quyết định chính sách tiền tệ chung. Và mục tiêu lạm phát chung được thực hiện, rủi ro về tiền tệ bị loại bỏ bằng việc thực hiện đồng tiền chung. EMU là một thực thể kinh tế đơn nhất và đã được nhất thể hóa , tất cả các vấn đề thuộc phạm vi của Cộng Đồng đều được các quốc gia thành viên chuyển giao chủ quyền cho Cộng đồng kinh tế châu Âu. 3. Nguyên nhân tồn tại sự khác biệt giữa AEC và EMU Sở dĩ có sự khác biệt về mô hình liên kết giữa AEC và EMU bởi một số nguyên nhân như : - Khác biệt về sự phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia thành viên trong mỗi mô hình: Các quốc gia thành viên AEC có sự chênh lệch nhất định về trình độ phát triển kinh 5 tế xã hội - sự chênh lệch là khá lớn về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa nhóm các nước ASEAN 6 và nhóm các nước ASEAN 4. Trong khi đó các quốc gia thành viên EMU dù có những sự chênh lệch nhất định nhưng nhìn chung vẫn là những nước tương đối phát triển về kinh tế, xã hội. Điều này dẫn tới việc AEC cần tập trung san bằng khoảng cách về kinh tế giữa các quốc gia trong khi EMU không cần đưa yếu tố này vào cấu trúc nội dung của mình. - Khác biệt về đặc điểm chính trị, tôn giáo, văn hóa của các quốc gia: ASEAN là sự hợp tác của các nước đang phát triển vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa, phụ thuộc, đa dạng về văn hóa tôn giáo. Còn các nước EU, vốn có nguồn gốc lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ khá tương đồng nên EU dễ dàng thiết lập một thể chế thống nhất và liên kết chặt chẽ. - Khác biệt về lịch sử hình thành và phát triển của AEC và EMU: AEC được hình thành và phát triển từ năm 2003 đến nay vẫn là một Liên kết kinh tế “ trẻ ”. Còn Liên minh kinh tế - tiền thế châu Âu (EMU) có sự đồng đều tương đối về trình độ phát triển giữa các nước và về cả thể chế chính trị vì vậy dễ dàng đạt được sự nhất thể hóa và liên kết trên mọi lĩnh vực; hơn thế nữa, EU là liên kết khu vực đầu tiên thành công trên thế giới tồn tại đến nay, và có hơn 10 năm hình thành và phát triển liên kết kinh tế của mình so với AEC vì vậy EU đạt tới cấp độ liên kết kinh tế cao nhất là hệ quả tất yếu. - Khác biệt về mục tiêu liên kết: nếu như các quốc gia EU xây dựng EMU với mục tiêu biến khu vực châu Âu thành một nền kinh tế đơn nhất thì các quốc gia Asean chỉ muốn xây dựng AEC nhằm mục tiêu nâng cao khả năng hợp tác cũng như đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực nhằm phát triển kinh tế. 4. Bình luận mô hình liên kết của AEC khi so sánh với EMU Nhờ hướng tới xây dựng thị trường kinh tế đơn nhất mà hiện nay Liên minh Châu Âu đã trở thành nên kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó nếu so sánh về mô hình liên kết hiện nay, các quốc gia thành viên AEC không có được sự liên kết chặt chẽ như các quốc gia thành viên EMU . Việc không xây dựng được một chính sách chung nhất về chiến lược phát triển kinh tế cũng như các chế tài rõ ràng khiến các quốc gia ASEAN có phần chậm trễ trong việc thực hiện các nội dung liên kết . Hàng rào thuế quan còn tồn tại giữa các quốc gia khiến thị phần thương mại nội khối mới chỉ đạt mức thấp. Tuy nhiên mô hình liên kết có phần còn lỏng lẻo hiện nay của AEC lại đang thể hiện rõ những ưu điểm nếu so sánh với EMU đang trong cơn khủng hoảng: - Việc không hướng tới nền kinh tế đơn nhất giúp các quốc gia AEC tránh được hiệu ứng domino khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Tại Châu Âu, ngay khi Hy Lạp xảy ra 6 khủng hoảng vỡ nợ thì một loạt các quốc gia khác theo hiệu ứng domino liên tục lâm vào khủng hoảng. Các quốc gia khác thuộc Liên minh cũng phải chung tay giúp đỡ khiên kinh tế Châu Âu càng lâm vào khủng hoảng. Trong khi đó tại khu vực Asean, khủng hoảng kinh tế tại một quốc gia dù có xảy ra nhưng cũng khó có thể thể ảnh hưởng mạnh tới cả khu vực do mỗi nước có chính sách tài chính độc lập. - AEC không hướng tới sử dụng đồng tiền chung giúp nền kinh tế quốc gia thành viên duy trì sự linh hoạt khi thực hiện những chính sách của mình. Nếu một quốc gia vẫn có đồng tiền riêng của mình, họ sẽ không phải chịu đựng những khó khăn kéo dài khi cắt giảm tiền lương: họ có thể phá giá đồng tiền (giảm giá trị của đồng nội tệ so với các đồng tiền khác) và do đó sẽ khiến cho tiền lương trên thực tế giảm xuống 3 . Nhờ những chính sách mềm dẻo về tiền tệ mà dù gặp khủng hoảng các quốc gia Asean cũng có thể ứng biến nhanh nhạy hơn. I. Triển vọng của AEC đến năm 2015 1. Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của Asean: Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 (2009) tổ chức tại Hà Nội, hàng loạt các văn kiện quan trọng về hợp tác kinh tế với các đối tác ASEAN+1 và ASEAN+3 đã được ký kết, trong đó bao gồm những hiệp định về thương mại giữa ASEAN với Hàn Quốc và việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia – New Zealand. Việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do này có tầm quan trọng nhất định đối với khối trong việc mở rộng khu vực hợp tác kinh tế, đánh dấu ASEAN đang dần lớn mạnh, đang dần trở thành tâm điểm chú ý của thế giới. Năm 2010 là năm có nhiều dấu mốc trong chặng đường thưc hiện mục tiêu AEC. Từ tháng 1/2010, đã có tới 99% tổng số dòng thuế, đã được xóa bỏ trong thương mại nội khối ASEAN. Mức thuế trung bình đã giảm xuống còn 0,9% năm 2009. Các luồng di chuyển vốn, dịch vụ được cởi mở thông thoáng trên định hướng của AEC. Báo cáo tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 17 đã cho thấy 83,2% tổng số biện pháp nêu cho giai đoạn 2008 – 2009 đã được hoàn thành. Việt Nam là một trong nước thành viên có mức thực hiện cao nhất với trên 94,2% số biện pháp đã hoàn thành Bên cạnh những thành tựu, quá trình hội nhập của các nước Asean vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Kết quả hợp tác kinh tế trong ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng chưa thực sự tạo ra bước phát triển đột biến trong quan hệ kinh tế thương mại. Thị phần thương mại nội khối mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị thương mại của cả khối. Tỷ lệ hàng hóa ASEAN tham gia thị trường toàn cầu chỉ ở mức 6%, là mức thấp so 3 Paul Krugman: Can Euro be saved 7 với quy mô GDP của khối. Từng nền kinh tế ASEAN chưa thực sự là những nền kinh tế mạnh và đang ở trong những giai đoạn phát triển kinh tế rất xa nhau. Điều quan trọng nữa là mức chênh lệch phát triển giữa các quốc gia phát triển ASEAN 6 (Bruney, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore) với ASEAN 4 (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar) khá cao - được coi là yếu tố cản trở chính của sự liên kết kinh tế. 2. Triển vọng của cộng đồng kinh tế AEC vào năm 2015 Căn cứ vào những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của các nước Asean, có thể vẽ ra hai viễn cảnh đối với Cộng đồng kinh tế AEC vào năm 2015 như sau: - Các quốc gia Asean xây dựng thành công cộng đồng kinh tế AEC vào năm 2015. - AEC chưa thể đạt được các mục tiêu đề ra vào năm 2015. Căn cứ vào nhiều nguyên nhân khách quan chủa quan có thể thấy, viễn cảnh về một AEC chưa hoàn thiện vào năm 2015 là viễn cảnh có nhiều khả năng xảy ra hơn. Một số nguyên nhân Cụ thể cản trở sự hình thành của AEC : 2.1. Yếu tố khách quan - Bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn u ám. Tình hình kinh tế thế giới đang trong cơn bi đát đặc biệt là ở EU và Mỹ. Trong khi đó đây là hai thị trường lớn đối với các nước Asean. Khủng hoảng tại hai thị trường này có thể khiến kinh tế khu vực Đông Nam Á suy giảm tăng trưởng cũng như gặp nhiều khó khăn. - Viễn cảnh “Cộng đồng kinh tế Đông Á” lại tỏ ra hấp dẫn hơn AEC, do khu vực này có hai nền kinh tế lớn là Nhật Bản và Trung Quốc. Sức ảnh hưởng của các nền kinh tế mạnh ở Đông Á khiến các quốc gia Asean khó có thể cạnh tranh được đặc biệt khi một số quốc gia như Trung Quốc được cho rằng đã tác động tới thị trường nhằm gây ảnh hưởng tới Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN – Trung Quốc. 2.2. Yếu tố chủ quan: - Sự vội vàng của các nước Asean khi rút ngắn lộ trình hình thành cộng đồng AEC. Theo Tầm nhìn Asean 2020, AEC sẽ được xây dựng thành công vào năm 2020 tuy nhiên đến năm 2006, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XII tổ chức tại Cebu, các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên đã quyết định đẩy nhanh lên thành năm 2015. Vào giai đoạn này, kinh tế thế giới vẫn chưa rơi vào cơn khủng hoảng vì vậy sự lạc quan của các nhà lãnh đạo là có cơ sở tuy nhiên khi khủng hoảng kinh tế nổ ra từ năm 2007, nền kinh tế hầu hết các nước trên thế giới bị ảnh hưởng và các quốc gia Asean không phải là ngoại lệ đặc biệt là Việt Nam. Nhưng tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế vào năm 2011, các nhà lãnh đạo vẫn lạc 8 quan cho rằng Lộ trình xây dựng AEC vẫn có thể hoàn thành bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn câu đang diễn ra có xu hướng trầm trọng và chưa có dấu hiệu chấm dứt. - ASEAN không có một nền kinh tế đầu tàu để dẫn dắt các thành viên khác trong tổ chức. - Sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia Asean là rất lớn khó có thể san bằng hoặc thậm chí là thu hẹp chỉ trong vài năm ngắn ngủi. - Liên quan đến mục tiêu đầu tiên của kế hoạch AEC – một thị trường và cơ sở sản xuất chung, vẫn còn tồn tại nhiều hàng rào thuế quan làm giảm lợi ích được coi là tiềm năng của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). - Đặc trưng thứ hai của AEC về khu vực kinh tế cạnh tranh cần một chính sách cạnh tranh toàn diện và hiệu quả để ngăn ngừa hành vi độc quyền không lành mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số quốc gia ban hành Luật Cạnh tranh và thành lập các cơ quan cạnh tranh độc lập như Việt Nam, Sin-ga-po. Thái Lan , còn lại hầu hết các nước vẫn đang chậm trễ trong lĩnh vực này và vẫn chưa thi hành luật chống độc quyền. - Một số quốc gia Asean thường xuyên phải đối mặt tới những bất ổn chính trị như Myanmar, Thái Lan khiến kinh tế khó có thể phát triển ổn định theo đúng lộ trình. Có thể thấy với những yếu tố khách quan và chủ quan để xây dựng AEC đúng lộ trình cần sự nỗ lực nhiều hơn từ các quốc gia thành viên. Tuy nhiên nếu so sánh với Liên Minh kinh tế- tiền tệ Châu Âu có nguy cơ sụp đổ trong thời gian sắp tới thì triển vọng của AEC vẫn có thể coi là tươi sáng. KẾT LUẬN Qua những so sánh căn bản nhất giữa AEC và EU nêu trên, ta có được những tri thức hữu ích về mô hình liên kết kinh tế khu vực nói chung, kiến thức về AEC và EU nói riêng để nhìn nhận lại chặng đường đã qua của AEC và hơn thế là xây dựng và hoàn thiện Cộng đồng kinh tế ASEAN phồn thịnh, hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập bài giảng môn Pháp luật Cộng đồng Asean 2. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - nội dung và lộ trình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 3. http://www.aseansec.org 9 4. http://europa.eu 5. http://ec.europa.eu/economy_finance/index_en.htm 6. Asean economic community Blueprint 7. Report on economic and monetary union in the European Community, 1989 8. Economic and Monetary Union - Memo prepared for the State of the European Union Vol 8 meetings, By Amy Verdun 9. Can Euro be saved – Paul Krugman, New York Times 1/2011 10 . Trung Quốc. 2. 2. Yếu tố chủ quan: - Sự vội vàng của các nước Asean khi rút ngắn lộ trình hình thành cộng đồng AEC. Theo Tầm nhìn Asean 20 20, AEC sẽ được xây dựng thành công vào năm 20 20 tuy nhiên. của AEC đến năm 20 15 7 1.Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế của Asean: 7 2. Triển vọng của cộng đồng kinh tế AEC vào năm 20 15 8 2. 1. Yếu tố khách quan 8 2. 2. Yếu tố chủ. 19 92 đến nay ASEAN liên tục ban hành các văn bản pháp lý nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại trong AFTA: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác trong ASEAN năm 19 92, CEPT năm 19 92,

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w