I. ĐẶT VẤN ĐỀ A lưới là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng diện tích tự nhiên là 1229,02 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 73.561,6 ha, chiếm 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Rừng và đất lâm nghiệp ở A Lưới đã và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của chất độc trong chiến tranh, khai thác không hợp lý cho tiêu dùng và sản xuất, v.v. Cũng như nhiều nơi khác, công tác quản lý và sử dụng nguôn lợi từ rừng và đất rừng ở đây đang nẫy sinh nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ và chức năng quản lý rừng. Nhiệm vụ và hệ thống tổ chức lâm nghiệp các cấp không ổn định và còn chồng chéo. Giữa cách thức quản lý Nhà nước và cách thức quản lý truyền thống về rừng đang còn nhiều mâu thuẫn và xung đột. Vì vậy, hiệu quả của công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng và đất rừng còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của các cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số sống trên và gần địa bàn rừng. Thử thách lớn cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng và đất rừng bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên cùng với việc giảm nghèo cho người dân địa phương (Bảo, 1999). Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý rừng A Lưới” nhằm nghiên cứu thực trạng các công cụ quản lý tài nguyên rừng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần cải thiện công tác quản lý rừng bảo đảm cả mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên cùng với việc cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Khái niệm quản lý môi trường Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Khái niệm công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Phân loại công cụ quản lý môi trường Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát: Tiêu chuẩn môi trường Giấy phép không thể chuyển nhượng Công cụ kinh tế: Tăng cường quyền tài sản Thuế tài nguyên gồm: Thuế sử dụng đất; Thuế sử dụng nước; Thuế rừng; Thuế tiêu thụ năng lượng; Thuế khai thác khoáng sản. Thuếphí môi trường: Thuế phí ô nhiễm đánh vào nguồn gây ô nhiễm; Thuế phí ô nhiễm đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm; Phí đánh vào người sử dụng. Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng: Giấy phép xả khí thải; Giấy phép xả nước thải; Giấy phép chứng nhận đầu tư trồng rừng. Hệ thống đặt cọc hoàn trả Ký quỹ môi trường Trợ cấp môi trường: Trợ cấp không hoàn lại; Các khoản cho vay ưu đãi; Cho phép khấu hao nhanh; Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế). Nhãn sinh thái Tuyên truyền giáo dục cộng đồng 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý tài nguyên rừng trên thế giới Rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là lá phổi của Trái đất, là thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp gỗ, củi; điều hoà khí hậu; ngăn chặn gió bão; tạo ra Oxy; điều hoà nước; là nơi cư trú của muôn loài động thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm… Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng, và ngành công nghiệp lâm sản là một nguồn cung cấp khối lượng lớn việc làm, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực. Số liệu thống kê mới đây cho thấy, 30% diện tích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước đạt 327 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay, rừng đang bị con người khai thác quá mức, khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và khí hậu thay đổi, đe doạ sự sống trên khắp Trái đất. Ước tính của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, mỗi năm 130.000km² rừng trên thế giới bị biến mất do nạn phá rừng. Điều này khiến cho môi trường sống của 23 loài trên Trái đất bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm, và với đà này, trong tương lai không xa, mỗi ngày chúng ta sẽ phải nói lời chia tay với 100 loài. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, đất định cư, thu hoạch gỗ không bền vững, quản lý đất đai không hiệu quả... cũng là những lý do phổ biến nhất cho sự thất thoát rừng ở nhiều khu vực trên thế giới. Thực tế cho thấy, nếu chỉ có các biện pháp mệnh lệnh – điều khiển truyền thống như luật pháp, ký kết công ước... thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên còn lại của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế
Trang 1Nhóm 5
Trang 2I Đặt vấn đề
A lưới là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế,
có tổng diện tích tự nhiên là 1229,02 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 73.561,6 ha, chiếm 65% tổng diện tích đất tự nhiên Rừng và đất lâm nghiệp ở A Lưới đã và đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau Điều này đã làm ảnh hưởng đến đời sống của các cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số sống trên
và gần địa bàn rừng Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã
chọn đề tài “Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý
rừng A Lưới” nhằm nghiên cứu thực trạng các công cụ
quản lý và ảnh hưởng của nó nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng
Trang 41 Cơ sở lý luận
Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
xã hội quốc gia
Khái niệm công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các
tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau
Trang 51 Cơ sở lý luận (tt)
Phân loại công cụ quản lý môi trường:
Công cụ mệnh lệnh kiểm soát
- Tiêu chuẩn môi trường
- Giấy phép không thể chuyển nhượng
Công cụ kinh tế
- Hệ thống đặt cọc - hoàn trả
- Ký quỹ môi trường
- Trợ cấp môi trường
- Thuế tài nguyên
- Thuế/phí môi trường
- Giấy phép môi trường có thể chuyển nhượng
- Tăng cường quyền tài sản
Giáo dục tuyên truyền cộng đồng
Trang 62 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý tài
nguyên rừng trên thế giới
Thực tế cho thấy, nếu chỉ có các biện pháp mệnh lệnh – điều khiển truyền thống như luật pháp, ký kết công ước thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên còn lại của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển
Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm đó là Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và cấp Chứng chỉ rừng (CCR)
Trang 72 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý tài nguyên rừng trên thế giới (tt)
Với các sản phẩm được cấp chứng chỉ rừng sẽ được thị trường thế giới chấp nhận với giá cả cao hơn và có thị trường rộng hơn, thậm chí một số thị trường nếu không có chứng nhận của FSC sẽ không trao đổi được Cho đến năm 2010, đã có hơn 118,33 triệu ha rừng tại 82 nước được cấp chứng chỉ
Bên cạnh hình thức “quản lý rừng bền vững” và “cấp chứng chỉ rừng” còn có hình thức quản lý tư nhân Đây là hình thức quản lý thấp nhất về quy mô Trong đó, mỗi chủ thể được giao trách nhiệm quản lý chất lượng môi trường
ở một khu vực trong một lĩnh vực nào đó
Trang 82 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý tài nguyên rừng trên thế giới (tt)
Từ sự không thành công của quản lý rừng nhà nước đã dẫn đến người ta hy vọng rằng việc trao quyền quản lý rừng cho tư nhân là một giải pháp tốt để có thể bảo vệ và phát triển rừng Quản lý tư nhân là một loại hình quản lý rừng và đất rừng có hiệu quả, vì chủ thể được xác định rõ ràng, họ biết chắc chắn sẽ được hưởng lợi những gì trên mảnh rừng đó Thực tiễn phát triển của các trang trại trên thế giới trong những năm qua đã minh chứng rõ ràng nhất cho loại hình quản lý này Trang trại phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, theo hướng mở rộng diện tích, sản xuất hàng hoá, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân
Trang 92 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý tài nguyên rừng trên thế giới (tt)
Nhưng nếu quá nhấn mạnh đến hình thức quản lý tư nhân lại dẫn đến những hậu quả xã hội khác Như ở Philippin người ta chỉ coi trọng quản lý rừng tư nhân và đã gây nên hậu quả xã hội: phân hoá giàu nghèo mãnh liệt, Nhà nước mất quyền lợi, không kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh về rừng của tư nhân
Và để nâng cao nhận thức về bảo tồn cũng như tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, Liên Hợp Quốc đã chính
thức tuyên bố năm 2011 là Năm Quốc tế về rừng
Trang 103 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở Việt
Luật đất đai năm 2003
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
Chương IV - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
…
Trang 113 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (tt)
* Hương ước bảo vệ rừng
Hương ước do cộng đồng dân
cư cùng thoả thuận đặt ra theo
ý chí, nguyện vọng của người
dân, xuất phát từ nhu cầu, lợi
ích của cộng đồng nên hương
ước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới
ý thức, hành vi của cộng đồng
người dân, hỗ trợ cho các quy
định pháp luật được hoàn thiện
và hiệu quả hơn.
Trang 123 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (tt)
Hương ước đã và đang
Trang 133 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở
Việt Nam (tt)
Công cụ kinh tế
• Giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp
Nước ta đã thực hiện giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân từ năm 1994
để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; làm cho thu nhập
từ rừng trở thành một nguồn thu đáng kể, góp phần bảo đảm cuộc sống của những người làm nghề rừng
Trang 143 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam (tt)
* Chi trả dịch vụ hệ sinh thái ( PES )
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái hay còn
gọi là chi trả dịch vụ môi trường
(PES) là công cụ kinh tế, sử dụng
để những người được hưởng lợi từ
các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho
những người tham gia duy trì, bảo
vệ và phát triển các chức năng của
hệ sinh thái đó
Nước ta đã thực hiện thí điểm PES
tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.
Trang 153 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở
Việt Nam (tt)
* Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ( QLRBV & CCR )
QLRBV và CCR đã và đang trở thành một công cụ để quản lý kinh doanh rừng trong giai đoạn hiện nay Nước ta đã thực hiện cấp chứng chỉ rừng cho một số đơn vị như: công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO)…
CCR đảm bảo cho việc thu hoạch các sản phẩm gỗ và ngoài gỗ trong khi vẫn duy trì được tính đa dạng sinh học, năng suất và quá trình sinh trưởng của rừng, giúp cho người dân địa phương
và toàn xã hội được hưởng lợi ích lâu dài từ rừng Đồng thời cung cấp các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ để người dân địa phương tuân thủ kế hoạch quản lý rừng dài hạn và duy trì được tài nguyên rừng.
Trang 163 Các công cụ quản lý tài nguyên rừng ở
Việt Nam (tt)
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng
Để bảo vệ và phát triển rừng không chỉ phụ thuộc vào công tác quản lý của Nhà nước mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của con người Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường rất quan trọng và cần thực hiện đầu tiên Một số hình thức để nâng cao ý thức về bảo vệ rừng như: thành lập các câu lạc bộ bảo vệ và phát triển rừng ở các trường THPT, họp dân, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông (loa phóng thanh, truyền hình, apphich, tờ rơi, băng rôn), tổ chức các hội thi
Trang 175 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý ở rừng A Lưới
Công cụ mệnh lệnh kiểm soát
Các văn bản pháp luật
- Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 04/01/2010, Về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý nương rẫy, phòng cháy chữa cháy rừng năm 2010
- Chỉ thị số 30/2010/CT-UBND, ngày 08/10/2010 về tăng cường các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng
- Quyết định 1201/QĐ-UBND, ngày 29/10/2009 của UBND huyện về việc kiện toàn BCH thực hiện Chỉ thị 12- 08/TTg & Phòng cháy chữa cháy rừng
…
Trang 185 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý ở rừng A Lưới (tt)
Hương ước bảo vệ rừng
Trên toàn huyện đã xây dựng 41 quy ước bảo vệ rừng cho 41/131 thôn, bản Trong năm đã hướng dẫn cho 05 thôn tham gia xây dựng hương ước bảo vệ rừng Nâng số thôn
đã xây dựng hương ước bảo vệ rừng trên toàn huyện lên
41 thôn/131thôn
Bên cạnh đó, nhà nước còn đưa ra các yêu cầu về việc kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến việc bảo vệ rừng
Trang 195 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý ở rừng A Lưới (tt)
Giao rừng tự nhiên: Đến nay trên địa bàn
huyện đã giao rừng cho 15 cộng đồng và 15 hộ
gia đình với diện tích rừng tự nhiên giao là
6.477,20 ha
Bên cạnh đó, UBND huyện A Lưới còn thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2010-2014 Năm 2011, đã triển khai giao rừng thí điểm cho 03 xã Phú Vinh, Đông Sơn và Hồng Thái với diện tích giao khoảng 1.000 ha
Công cụ kinh tế
Để quản lý rừng, Nhà nước còn thực hiện
giao, khoán rừng cho người dân quản lý
theo các hình thức: QLR cộng đồng, QLR
tư nhân…
Trang 205 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý ở rừng A Lưới (tt)
Khoán quản lý bảo vệ rừng
Trong năm 2010 đơn vị đã giao khoán
cho các hộ dân trên địa bàn bảo vệ và
quản lý rừng với diện tích 2.987,9 ha,
Trang 215 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý ở rừng A Lưới (tt)
Tuyên truyền – giáo dục
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BVR là việc
làm thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng và ở rừng A
Lưới đã thực hiện các hoạt động như:
Tổ chức họp dân tuyên truyền các văn bản liên quan đến công tác
QLBVR- PCCCR cho các cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Tổ chức hội thi tìm hiểu công tác QLBVR trên địa bàn Huyện cho
đối tượng là các em học sinh khối THCS thuộc 04 trường Thị
trấn, Hồng Thượng, Hồng Quảng và trường THCS Hương Lâm,
thu hút trên 400 lượt học sinh tham gia.
Cấp phát 1.675 Poster tuyên truyền các loại cho quần chúng nhân
dân ở các vùng trọng điểm về khai thác lâm sản trái phép, khu vực
thường xảy ra cháy rừng.
Trang 225 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý ở rừng A Lưới (tt)
Tổ chức cán bộ đến tận
thôn bản để vận động thực
hiện Luật bảo vệ và Phát
triển rừng, làm cam kết với
Trang 23Nhận xét
Tóm lại, qua việc xem xét phân tích các loại hình công cụ để quản lý rừng như trên thì nhóm chúng em đã rút ra được công cụ kinh tế là công cụ quản lý hiệu quả nhất với phương thức quản lý rừng cộng đồng là chủ yếu So với trước đây, rừng được nhà nước quản lý một cách tổng thể thì hình thức giao, khoán cho cộng đồng quản lý, khai thác, hưởng lợi tỏ ra rất thiết thực và hiệu quả hơn nhiều Cộng đồng được nhà nước giao rừng, cấp sổ đỏ (họ được công nhận là chủ rừng) nên họ luôn có các biện pháp tốt nhất để quản lý rừng Thực tiễn cho thấy thời gian qua mô hình quản lý rừng cộng đồng đã đạt kết quả khả quan, thành công của mô hình đã khẳng định hình thức quản lý rừng cộng đồng thôn, bản là một trong những hình thức quản lý rừng
có hiệu quả phù hợp với điều kiện các địa phương ở nước ta nói chung và huyện A Lưới nói riêng.
Trang 242.4 Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng công cụMệnh lệnh kiểm soát
Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo của Sở NN và PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thường
vụ Huyện Uỷ, UBND Huyện.
- Đội ngũ cán bộ kiểm lâm có trình độ về chuyên môn và hiểu biết về lâm luật nên dễ dàng áp dụng luật và hướng dẫn người dân thực hiện theo luật.
- Lực lượng Kiểm lâm địa bàn đã bám sát địa bàn, tham mưu kịp thời cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn trong lĩnh vực lâm nghiệp
Trang 252.4 Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng công cụ (tt)
Công cụ kinh tế
Thuận lợi
- Quá trình thực hiện nhiệm vụ được sự quan tâm của các Ban ngành: Chi cục Lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm A Lưới , cũng như chính quyền địa phương và các Phòng Ban đã tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần
- Đã có sự phối kết hợp khá nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan gồm: Kiểm lâm, chủ rừng, công an, quân sự, biên phòng và chính quyền địa phương trong việc hạn chế bùng phát các điểm nóng.
- Quá trình thực hiện các dự án (661, 147) đã được đại bộ phận người dân địa phương nhiệt tình tham gia, cùng với sự nhiệt tình, trách nhiệm của Lãnh đạo và cán bộ nhân viên của ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới nhằm quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.
Trang 262.4 Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng công cụ (tt)
- Kiểm lâm được phân công về địa bàn một số còn gặp nhiều hạn chế về kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập do chưa thành thạo tiếng và hiểu biết nhiều văn hoá của người đồng bào dân tộc thiểu số Mặt khác chính quyền cấp xã chưa thực sự sử dụng kiểm lâm địa bàn có hiệu quả, chưa tạo điều kiện về nơi ăn
ở, làm việc cho KLĐB.
Trang 272.4 Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng công cụ (tt)
Tuyên truyền giáo dục
Thuận lợi
Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng được đầu tư trang bị chu đáo nhất là các phương tiện sử dụng đa dạng phong phú, tạo điều kiện cho việc tuyên truyền được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Khó khăn
- Áp lực dân số ngày một gia tăng, đời sống của người dân gần rừng, ven rừng gặp nhiều khó khăn, một số bộ phận người dân phận là đồng bào dân tộc ít người, nhận thức bảo vệ rừng còn hạn chế, còn sống chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên rừng, nên vẫn còn tiếp tục vào rừng kiếm kế sinh nhai, lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác.
- Bên cạnh đó, huyện A Lưới là một huyện miền núi, điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, số lượng loa phóng thanh còn hạn chế nay lại rất nhiều loa bị hỏng nên không thể tuyên truyền sâu rộng, liên tục trong nhân dân.
- Năng lực của cán bộ đội ngũ làm công tác truyền thông, cán bộ thôn, xã vẫn còn hạn chế.
Trang 28Các giải pháp
Tuyên truyền – giáo dục
- Tăng cường hơn nữa việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền để
nâng cao nhận thức của người dân sống gần, ven, trong rừng trong công tác QLBVR-QLLS
- Tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ viên chức Ban Quản lý.
- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BVR phải thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi đối tượng
- Cần chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là học sinh để việc tuyên truyền đảm bảo tính chiến lược lâu dài.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu công tác PCCCR một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực
QLBVR-tế, tránh phô trương, hình thức.
Trang 29Các giải pháp (tt)
Mệnh lệnh – điều khiển
- Tăng cường thực hiện theo quy chế đã được UBND các xã, thị
trấn ban hành về việc phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công
an xã và lực lượng dân quân tự vệ trong công tác bảo vệ rừng.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng
- Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế công
vụ, đạo đức nghề nghiệp.
- Tranh thủ sự chỉ đạo của các ban ngành cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp
và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Thường vụ Huyện uỷ Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc lên cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời