Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013

14 795 2
Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013NĂM 2008a. Tình hình kinh tế:Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng rõ rệt nhất tới Việt Nam trong những tháng cuối năm: -Bất động sản tăng lên chóng mặt, tăng lên 2 đến 3 lần so với năm 2007 đã tạo thành những bong bóng BĐS đe dọa nhà đầu tư.-Thị trường chứng khoán biến động thất thường nhưng hiện có xu hướng đi xuống 30%.Dòng vốn chủ yếu để thúc đẩy đầu tư là vốn tín dụng ngân hàng, hệ quả tất yếu là tăng trưởng tín dụng nóng.b.Phân tích và bình luận: Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong 6 tháng đầu năm 2008 NHTM đã thực hiện đồng thời 4 biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN trong đó có giải pháp: - Tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD có quy mô vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương). Ba NHTM nhà nước lớn nhất, mỗi ngân hàng phải mua 3000 tỷ đồng.Các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN thì giờNHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn- NHTW đã tăng tính thanh khoản cho thị trường bằng cách bơm mạnh tiền qua OMO, chuyển từ đấu thầu lãi suất sang đấu thầu khối lượng, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM.Để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt trong 6 tháng cuối nămđược chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. nhằm kiềm chế lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.CSTT thắt chặt đầu năm đã làm cho lãi suất biến động mạnh và liên tục tăng cao.Trước tình hình đó, NHNN đã thực hiện nới lỏng CSTT 1 cách thận trọng: các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để bơm tiền ra lưu thông nhằm điều chỉnh hạ nhiệt lãi suất thị trường đồng thời vẫn đảm bảo kiềm chế lạm phát ở mức kiểm soát được. Trên thị trường mở, NHNN mở rộng chủng loại và khối lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường tiền tệ, tiếp tục sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng nhằm điều chỉnh lãi suất.

Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013 NĂM 2008 a. Tình hình kinh tế: Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng rõ rệt nhất tới Việt Nam trong những tháng cuối năm: -Bất động sản tăng lên chóng mặt, tăng lên 2 đến 3 lần so với năm 2007 đã tạo thành những bong bóng BĐS đe dọa nhà đầu tư. -Thị trường chứng khoán biến động thất thường nhưng hiện có xu hướng đi xuống 30%. Dòng vốn chủ yếu để thúc đẩy đầu là vốn tín dụng ngân hàng, hệ quả tất yếu là tăng trưởng tín dụng nóng. b. Phân tích và bình luận: Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong 6 tháng đầu năm 2008 NHTM đã thực hiện đồng thời 4 biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN trong đó có giải pháp: - Tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD có quy mô vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương). Ba NHTM nhà nước lớn nhất, mỗi ngân hàng phải mua 3000 tỷ đồng.Các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN thì giờNHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn - NHTW đã tăng tính thanh khoản cho thị trường bằng cách bơm mạnh tiền qua OMO, chuyển từ đấu thầu lãi suất sang đấu thầu khối lượng, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM. Để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt trong 6 tháng cuối năm được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. nhằm kiềm chế lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. CSTT thắt chặt đầu năm đã làm cho lãi suất biến động mạnh và liên tục tăng cao. Trước tình hình đó, NHNN đã thực hiện nới lỏng CSTT 1 cách thận trọng: các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để bơm tiền ra lưu thông nhằm điều chỉnh hạ nhiệt lãi suất thị trường đồng thời vẫn đảm bảo kiềm chế lạm phát ở mức kiểm soát được. Trên thị trường mở, NHNN mở rộng chủng loại và khối lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường tiền tệ, tiếp tục sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng nhằm điều chỉnh lãi suất. Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở 2008 Năm Quý Cung ứng Hấp thụ Cung ứng ròng I 202.236 202.417 -181 II 445.000 421.002 23.998 III 283.100 280.000 3.100 IV 83.860 10.273 73.587 Tổng 1.014.196 913.692 100.685 Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở Năm Doanh số Mua Doanh số B á Tổng doanh số giao dịch % so vớ i năm t rướ c Số phi ê n Doanh số bình quâ n / phi ê n 2008 947.205,900 88.859 1.036.06 6 260,1 % 402 2.577 Tác động tích cực: -Thành công bước đầu trong kiềm chế lạm phát - Tăng niềm tin về sự đúng đắn trong chính sách tiền tệ - Có sự cải thiện dần các chỉ số lạm phát và thâm hụt thương mại, và do đó mối lo về cuộc khủng hoảng tiền tệ đã dịu đi. -Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn cho nền kinh tế. Hạn chế: Quá trình thực thi các giải pháp điều hành tiền tệ của NHTW có thời điểm còn thiếu đồng bô, thị trường tiền tệ, ngoại hối trong những tháng đầu năm còn có những biến động gây khó khăn nhất định cho hoạt động của các TCTD và DN, chất lượng dịch vụ ngân hàng còn có những bất cập. Do Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên việc áp dụng CSTT của NHNN được thực hiện trong bị động và tình hình căng thẳng, Việc thắt chăt CSTT đột ngột trong giai đoạn đầu sẽ tạo ra sốc lớn và gây ra các phản ứng tiêu cực tức thời của thị trường tiền tệ và của NHTM. Thêm vào đó, sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong ngắn hạn sẽ khiến cho nền kinh tế trong ngắn hạn không thể thực hiện được tất cả các mục tiêu của chính sách tiền tệ. -Giới hạn về chủng loại và khối lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường tiền tệ, thiếu hệ thống môi giới minh bạch, thiếu luật điều chỉnh, trong khi sự thống trị của đồng tiền quốc gia bị giới hạn vì đồng USD chiếm phần lớn trong lưu lượng tiền tệ trên thị trường . là những căng thẳng mà NHNN đang gặp phải trong việc điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. Câu hỏi 1: Tại sao năm 2008 NHNN lại thay đổi phương thức hoạt động của OMO chuyển từ hình thức đấu thầu lãi suất sang đấu thầu khối lượng Trả lời: Năm 2008, do thiếu vốn, các TCTD đã tham gia OMO với mức lãi suất đấu thầu rất cao, cá biệt, trong một số phiên giao dịch mua kỳ hạn với thời hạn 07 ngày, lãi suất đăng ký đã lên tới khoảng 40%/năm và lãi suất trúng thầu khoảng 30%/năm. Trước tình hình như vậy, NHNN đã áp dụng đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất được sử dụng trong tuần, đầu tiên là 15% nhằm tạo ñịnh hướng cho thị trường, trong các tuần tiếp theo lãi suất được điều chỉnh giảm xuống 14%, 13%, 10% và 9% cho phù hợp với lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Tình hình lãi suất trên thị trường dần ổn định vào cuối năn 2008 và những tháng đầu năm 2009. Câu hỏi 2: Trong năm 2008 quá trình thực thi các giải pháp điều hành tiền tệ của NHTW có thời điểm còn thiếu đồng bô, mang tính bị động , đặc biệt là việc thực hiện CSTT thắt chặt đầu năm, nới lỏng cuối năm gây khó khăn nhất định cho hoạt động của các TCTD và DN. NHNN giải thích sao về điều này? Trả lời: Đây là phần hạn chế của CSTT 2008 Mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát là hai mục tiêu phải được thực hiện song hành về lâu dài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn bị đe doạ bởi những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, hai mục tiêu này có khả năng xung đột nhau vì kích thích tăng trưởng là phải tăng cung tiền và dễ đưa đến tỉ lệ lạm phát cao. Và ngược lại, để kiềm chế lạm phát, cung tiền phải được kiểm soát chặt chẽ đưa đến sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế. NĂM 2009 a. Tình hình kinh tế: Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta, suy thoái kinh tế, lam phát tăng cao. Giải pháp hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắc TTCK, bất động sản và thị trường tín dụng, nhưng cũng gây sức ép tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng cao và áp lực giảm giá VND. b. Phân tích và bình luận: Nửa đầu năm 2009, NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giảm dần từ 9%/năm xuống 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạn đầu, nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa cao, nguồn vốn của các TCTD vẫn có dư thừa nên nhu cầu tham gia các phiên chào mua nghiệp vụ thị trường mở không cao với doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/phiên. Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xu hướng tăng cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN và đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên, gấp 6 lần so với mức 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã chào mua qua kênh nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chào mua tương ứng là 7%/năm và 7-8%/năm. Đồng thời, để chủ động kiểm soát lạm phát và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD trong hệ thống, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ đồng. Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở Năm Quý 2009 Cung ứng Hấp thụ Cung ứng ròng I 52.553 46.994 5.559 II 76.883 68.618 8.265 III 267.393 238.494 28.899 IV 570.050 489.943 80.107 Tổng 966.879 844.049 122.830 Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 2009 Chỉ tiêu Chào mua Chào bán Số phiên 261 68 Kỳ hạn (ngày) 7;14 91;182 Số lượt thành viên 3.085 11 Doanh số đặt thầu (tỷ đồng) 3.613.860 406 Doanh số trúng thầu (tỷ đồng) 961.773 102 Lãi suất (%/năm): - Phương thức đấu thầu khối lượng 6,5-9,0 - Phương thức đấu thầu lãi suất 7,2-7,8 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tác động tích cực Năm 2009, cùng với việc điều hành linh hoạt và thận trọng các công cụ CSTT khác, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các TCTD; đồng thời, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở Hạn chế: Hiện nay thanh khoản của hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế, có vấn đề trong khi các biện pháp thực hiện trên OMO chưa đạt hiệu quả cao do hệ thống NHTM nước ta chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng thông tin chưa đáp ứng tốt. NĂM 2010 a. Tình hình kinh tế: - Kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, - Kinh tế VN tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá. - Nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. b. Phân tích và bình luận Trong 9 tháng đầu năm, nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành nhằm hỗ trợ vốn thanh toán VND cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ các TCTD giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn : thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn 7, 14,28 ngày ; lãi suất giảm, khối lượng chào mua bình quân khoảng 5.400 tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu khoảng 3.200 tỷ đồng/phiên. Ba tháng cuối năm, áp lực lạm phát tăng cao, tín dụng và tổng phương tiện thanh toán vượt mục tiêu, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành chặt chẽ hơn nhưng đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ thông qua việc giảm dần kì hạn chào mua từ dài nhất là 28 ngày xuống chỉ thực hiện chào mua với kì hạn 7 ngày từ ngày 10/11/2010. Lãi suất chào mua kì hạn tăng. khối lượng chào mua bình quân khoảng 7.160 tỷ đồng/phiên , khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 6.970 tỷ đồng/phiên. Cùng với việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các TCTD; lãi suất thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở Năm Quý 2010 Cung ứng Hấp thụ Cung ứng ròng I 327.868 279.340 48.528 II 413.952 348.306 65.646 III 446.510 365.326 81.184 IV 920.385 821.439 98.946 Tổng 2.108.71 5 1.814.411 294.304 Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 2010 Chào mua 2010 2009 Số phiên 490 261 Kỳ hạn (ngày) 7;14;28 7;14 Số lượt thành viên 6.017 3.085 Doanh số đặt thầu (tỷ đồng) 4.034.104 3.613.860 Doanh số trúng thầu (tỷ đồng) 2.101.421 961.773 Lãi suất (%/năm): - Phương thức đấu thầu khối lượng 7,0-10 6,5-9,0 Nguồn số liệu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hạn chế: Việc điều hành các công cụ của CSTT vẫn chưa đạt được mục tiêu hàng đầu hiện nay là giải quyết lạm phát. Nghiệp vụ thị trường mở: lượng giao dịch trên thị trường còn ít, hiện tại chỉ áp dụng kì hạn 7 ngày cho thị trường mở. Thị trường mở ở VN chưa phát triển nên sử dụng OMO chưa mang lại hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Câu hỏi 3: Theo báo cáo thường niên của NHNN năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn 7, 14,28 ngày nhưng 3 tháng cuối năm chỉ thực hiện chào mua với kì hạn 7 ngày từ ngày 10/11/2010 ? Thống đốc hãy giải thích tại sao ?Vì sao số lượng thành viên tham gia thị trường mỗi phiên thường khiêm tốn ? Trả lời : -Ba tháng cuối năm là 3 tháng giáp tết là thời điểm mà thị trường hoạt động sôi động nhất, lượng hàng hóa mua bán tăng cao, các công ty tích cực bán hoặc xả hàng để chuẩn bị báo cáo lợi nhuận thường niên do vậy áp lực lạm phát tăng cao, tín dụng và tổng phương tiện thanh toán vượt mục tiêu, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành chặt chẽ hơn nhưng đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ thông qua việc giảm dần kì hạn chào mua từ dài nhất là 28 ngày xuống chỉ thực hiện chào mua với kì hạn 7 ngày từ ngày 10/11/2010 -Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở không mang tính bắt buộc nên có thể tham gia hoặc không tham gia.Giấy tờ có giá tham gia thị trường mở chưa đa dạng số lượng giấy tờ có giá được phép mua bán còn hạn chế, kỳ hạn giao dịch còn hạn chế chưa linh hoạt và kịp thời.Điều kiện để tổ chức tham gia nghiệp vụ thị trường mở ngày càng được quy định chặt chẽ hơn, đối với những thành viên đã bị chấm dứt cách, nếu muốn tham gia nghiệp vụ thị trường mở phải chờ sau 3 tháng và thủ tục công nhận lại thành viên được áp dụng như công nhận lần đầu. Đề xuất : -Cho phép đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch, tiến tới đưa ra giao dịch mua, bán kỳ hạn qua đêm để thúc đẩy thị trường mở hoạt động linh hoạt và kịp thời, sau đó bổ sung phương thức giao dịch hoán đổi ngoại tệ nhằm linh hoạt hơn trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng - Đa dạng hóa và tăng tính hấp dẫn của các hàng hóa giao dịch trên thị trường mở . Bổ sung thêm các loại GTCG khác tham gia giao dịch trên thị trường mở như trái phiếu do NHNN phát hành, trái phiếu do công ty có uy tín phát hành. Việc bổ sung này đòi hỏi phải có bước đi phù hợp trong cơ sở xây dựng các quy định chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia - Cần tăng tính hấp dẫn các GTCG đang giao dịch NĂM 2011 Bảng 1: Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Trong 6 tháng đầu năm 2011, tiếp tục thực hiện CSTT với quyết tâm kiềm chế lạm phát, NHNN đã bơm ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở là 2.300.062 tỷ đồng, hút về 2.287.006 tỷ đồng, mức bơm ròng là 13.056 tỷ đồng. Tính từ 4/5 đến hết 1/7 /2011, NHNN đã có 9 tuần hút ròng liên tục trên OMO với số tiền lên đến 482.165,5 tỷ đồng. Lãi suất thị trường mở tăng từ 12% lên 13%. NHNN liên tục bơm tiền qua thị trường này nhưng với khối lượng dè chừng. Nhu cầu vay trên thị trường mở vẫn lớn khi tỷ lệ đăng kí/ chào thầu ở mức gần 230%. Tháng 5/2011, NHNN đã hút ròng khoảng 71.757,6 tỷ đồng.Việc hút ròng trên thị trường mở ngoài thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát như bình thường, còn để trung hòa một khối lượng lớn tiền mà NHNN đã bỏ ra mua khoảng trên 2 tỷ USD bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bảng 2: Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng cuối năm 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Thâng Cung ứng Hút về Cung ứng ròng 7 35000 44323 - 9323 8 23000 23000 0 9 82000 54981 27000 10 79000 73000 6000 11 115099 105321 9778 12 143882 124959 18932 Trong các tháng cuối năm, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng tăng cao nên NHNN đã thực hiện bơm ròng qua OMO nhằm đảm bảo tính an toàn trong khả năng thanh khoản của các ngân hàng Đặc biệt, tháng 12/2011, NHNN thực hiện bơm ròng đạt 18.932 tỷ đồng, sở dĩ NHNN phải bơm ròng với số lượng lớn đến vậy là do 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank, Ficombank đang thực hiện các hoạt động để hợp nhất NĂM 2012 a) Quý I & II năm 2012 • Thị trường OMO sôi động trong quý I, trầm lắng trong quý II. NHNN thực hiện hút ròng trên thị trường OMO thông qua tín phiếu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2012 với tổng giá trị đạt 60.542 tỷ đồng; giảm 23.691 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 và tăng 44.106 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2010: -NHNN đã quay trở lại hút ròng gần 120.000 tỷ đồng từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012 sau khi thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu tốt dần lên (do huy động vốn trong quý I/2012 tăng 1,4% trong khi tín dụng giảm 1,96% so với cuối năm 2011). -Ngoài ra, khoảng 130.000 tỷ đồng đã được NHNN bơm ra thị trường sau hoạt động mua vào khoảng 6 tỷ USD. Thêm vào đó, cũng đã có khoảng 30.000 tỷ đồng được NHNN bơm vào hệ thống ngân hàng thông qua việc thực hiện cho vay tái cấp vốn đối với 1 số tổ chức tín dụng trong quý I. • Lãi suất OMO giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 11/2010 đến nay. Lãi suất OMO giảm ở mức thấp nhất là 8%. Bên cạnh động thái giảm lãi suất đấu thầu qua thị trường mở, NHNN cũng đã chuyển sang phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất thay cho phương thức đấu thầu khối lượng. Đây là tín hiệu rõ nét cho thấy NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ và sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM trong thời gian tới nhằm giúp các NHTM có thể tiếp cận vốn trên thị trường mở khi cần thiết. . Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013 NĂM 2008 a. Tình hình kinh tế: Năm 2008 là năm khủng hoảng. đó, NHNN đã thực hiện nới lỏng CSTT 1 cách thận trọng: các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để bơm tiền ra lưu thông nhằm điều chỉnh

Ngày đăng: 02/10/2013, 09:41

Hình ảnh liên quan

Do Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên việc áp dụng CSTT của NHNN được thực hiện trong bị động và tình hình căng thẳng, Việc thắt chăt CSTT đột ngột  trong giai đoạn đầu sẽ tạo ra sú sốc lớn và gây ra các phản ứng tiêu cực tức th - Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013

o.

Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên việc áp dụng CSTT của NHNN được thực hiện trong bị động và tình hình căng thẳng, Việc thắt chăt CSTT đột ngột trong giai đoạn đầu sẽ tạo ra sú sốc lớn và gây ra các phản ứng tiêu cực tức th Xem tại trang 2 của tài liệu.
a. Tình hình kinh tế: - Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013

a..

Tình hình kinh tế: Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng cuối năm 2011                                                             Đơn vị tính: Tỷ đồng - Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT từ 2008 đến Qúy I- 2013

Bảng 2.

Tình hình hoạt động NV thị trường mở 6 tháng cuối năm 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan