Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô quantrọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớnđến các biến
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .3
1.1 Khái niệm và cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ 3
1.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ 3
1.1.2 Cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ 3
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 4
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế cao 4
1.2.2 Ổn định giá cả 4
1.2.3 Công ăn việc làm cao 5
1.2.4 Ổn định thị trường tài chính 5
1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ 6
1.3.1 Công cụ gián tiếp 6
1.3.2 Công cụ trực tiếp 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 10
2.1 Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ 10
2.1.1 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 10
2.1.2 Công cụ lãi suất tái triết khấu 13
2.1.3 Công cụ dự trữ bắt buộc 15
2.1.4 Công cụ hạn mức tín dụng 17
2.1.5 Công cụ lãi suất 19
2.2 Hiệu quả từ việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ 21
Trang 2CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 25
3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Ngân hàng 25
3.2 Hoàn thiện các công cụ của CSTT 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 3NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phầnNHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nướcNHTƯ Ngân hàng trung ương
NVTTM Nghiệp vụ thị trường mở
VND Việt Nam đồng
TCTD Tổ chức tín dụng
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình hoạt động NVTTM 6 tháng đầu năm 2011 11
Bảng 2: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở 11
Bảng 3: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm 12
Bảng 4 Lãi xuất chiết khấu qua các năm 14
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND tại các TCTD 16
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát 2000-2012 18
Biểu đồ 2.3 Lãi xuất chính sách trong năm 2011 20
Biểu đồ 2.4 Lãi suất tiết kiệm và lãi xuất thực tiết kiệm năm 2012 21
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô quantrọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớnđến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạmphát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụngcác công cụ của nó đóng một vai trò quan trọng
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt làcác công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huytác dụng đối với nền kinh tế Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thìviệc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thểcủa nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi
và giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệquốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế
Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế nhưhiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụcủa chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Với mục đích trau dồi kiến thức đã học và tìm hiểu thêm về chính
sách tiền tệ ,em chọn đề tài :“ Thực trạng sử dụng các công cụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay’’ để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đưa ra những vấn đề cơ bản về các công cụ của chính sáchtiền tệ cũng như hệ thống hóa quá trình hoạt động của các công cụ này
- Đánh giá, phân tích thực trạng sử dụng các công cụ của Ngânhàng trung ương hiện nay
Trang 7- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
sử dụng các công cụ Chính sách tiền tệ trong bối cảnh kinh tế hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà chuyên đề nghiên cứu là các công cụ Chính sách tiền
tệ của Ngân hàng trung ương giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay.Chuyên đề tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả việc sử dụng các công cụ Chính sách tiền tệ
Các số liệu mà chuyên đề sử dụng để phân tích, đánh giá là các sốliệu thực tế được thống kê và cập nhập đến năm 2012
4 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm 3chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ
- Chương 2 : Thực trạng sử dụng các công cụ của chính sáchtiền tệ Việt Nam hiện nay
- Chương 3 : Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ởViệt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 Khái niệm và cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ
1.1.1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong tổng thể hệ thốngchính sách kinh tế của nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối vớinền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong từnggiai đoạn nhất định
Theo nghĩa rộng thì CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khốilượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đền bốn mục tiêulớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền
tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa
Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượngtiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợpvới mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiêncũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa
1.1.2 Cơ chế thực hiện chính sách tiền tệ
Quá trình thực hiện CSTT bao giờ cũng được diễn ra theo một cơchế nhất định Trong cơ chế này, NHTW sẽ là người thiết kế và điềuhành CSTT Một CSTT của một quốc gia có thể được thực hiện theo haihướng:
+ CSTT “nới lỏng” là chính sách nhằm tăng thêm khối lượng tiền
tệ cung
ứng cho nền kinh tế làm cho tiền trở nên dồi dào, lãi suất hạ xuống từ đókích
Trang 9thích tiêu dùng và đầu tư Kết quả của CSTT “nới lỏng” là sản lượngtăng, nền
kinh tế tăng trưởng cao với tỉ lệ thất nghiệp thấp
+ CSTT “thắt chặt” là chính sách nhằm giảm khối lượng tiền tệcung ứng cho nền kinh tế làm cho tiền tệ trở nên khan hiếm về số lượng,lãi suất bị đẩy lên cao, tổng cầu giảm và do đó giá cả trên thị trườnggiảm sút, lạm phát bị đẩy lùi
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Trong hệ thống các chính sách kinh tế, CSTT không chỉ giữ vị trí đặcbiệt quan trọng mà còn được coi là công cụ hữu hiệu để điều tiết kinh tế
vĩ mô của Nhà nước Vì vậy, CSTT phục vụ cho việc thực hiện nhữngmục tiêu kinh tế vĩ mô sau:
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế cao.
Bất kỳ CSTT của một quốc gia nào thì mục tiêu cao nhất của nó là
sự tăng lên của GDP thực tế Đó là phần tăng trưởng có được sau khi lấyphần tăng trưởng danh nghĩa trừ đi phần tăng giá trong tăng trưởng cùngthời kỳ Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng ổn định làmục tiêu của bất kỳ một chính sách kinh tế vĩ mô nào Bởi lẽ, nền kinh tế
có tăng trưởng cao là đồng nghĩa với việc giải quyết các mục tiêu kinh tếkhác của CSTT như giảm thất nghiệp, tăng thu nhập quốc dân…
1.2.2 Ổn định giá cả
Giá cả có tỷ lệ thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế Khi giá cả lạmphát thấp mức tăng thu nhập thực tế của nhân dân sẽ dương, do vậy đờisống người lao động tốt hơn Nhân dân tin tưởng vào chính quyền vàchính sách của Nhà nước Giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp sẽ đồng thời làmcho lãi suất thực tế dương và lãi suất danh nghĩa sẽ thấp hơn, do đó sảnxuất sẽ có vốn với chi phí hạ về mặt dài hạn và nền kinh tế sẽ có sức bật
Trang 10đầu tư về lâu dài Khi giá cả có tỷ lệ lạm phát thấp, hiện tượng đầu cơ sẽbiến mất, giá trị tiền nội địa sẽ được ổn định.
Ngược lại, khi giá cả lạm phát cao, thu nhập người lao động sẽkhông tăng kịp với phần tăng của giá sẽ làm cho đời sống họ thêm khókhăn, nạn đầu cơ sẽ phát sinh làm cho một số bộ phận giàu lên rất nhanhtrong khi đại đa số nhân dân trở nên nghèo hơn Khoảng cách giàu vànghèo lớn dần và nhân dân mất niềm tin vào chính quyền
Ổn định giá cả vì thế là một mục tiêu quan trọng nhất của CSTT
1.2.3 Công ăn việc làm cao.
Việc làm cao cho người lao động là một mục tiêu kinh tế -xã hội củamọi quốc gia hiện nay Nếu xã hội có ít công ăn việc làm, tỷ lệ thấtnghiệp cao sẽ dẫn đến hậu quả: lãng phí các nguồn lực, làm giảm sảnlượng quốc gia, làm giảm thu nhập trong dân chúng gây khó khăn chođời sống của họ thậm chí có thể làm tăng các tệ nạn xã hội Vì vậy việclàm cao là một yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia có nền kinh tế pháttriển cũng như đang phát triển
Một chính sách tiền tệ đúng thúc đẩy sản xuât, khuyến khích đầu tư
sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội Kết quả là tỷ lệ thất nghiệpgiảm xuống
1.2.4 Ổn định thị trường tài chính.
Nền tảng tài chính ổn định là mục tiêu chủ đạo của CSTT ngoàinhững mục tiêu nói trên NHTW phải ổn định hoạt động tài chính của hệthống tài chính trong nước một cách gián tiếp Tăng cường hiệu quả cho
nó, kể cả thu thập thông tin, hướng dẫn, ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chứctài chính trong chiều hướng quản lý hoạt động của nó phù hợp với cácmục tiêu của nền kinh tế
Bản thân hệ thống tài chính có những mục tiêu riêng của nó vànhiều khi những mục tiêu này đối chọi với những mục tiêu chung của
Trang 11nền kinh tế Vậy vai trò của CSTT là phải hài hoà một cách tối ưu giữacác mục tiêu nói trên để phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung mà khônglàm tổn hại hay hạn chế khả năng phát triển của hệ thống tài chính.
1.3 Công cụ của chính sách tiền tệ
Công cụ của CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởiNHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiềntrong lưu thông và lãi suất, từ đó mà đạt được các mục tiêu của CSTT
1.3.1 Công cụ gián tiếp
Khi sử dụng những công cụ gián tiếp, NHTW đã làm thay đổi cơ sốtiền và khả năng tạo tiền của NHTM và do đó làm thay đổi lượng cungứng tiền Có các loại công cụ gián tiếp chủ yếu sau:
a Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là các hoạt động của NHTW trên
thị trường mở thông qua việc mua bán chứng khoán Các hoạt động này ảnhhưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến mứclãi suất
Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường mở để bán, sau đó thutiền về đã làm giảm lượng cung ứng tiền mặt trong lưu thông từ đó làmgiảm khả năng cho vay của NHTM
Khi NHTW đem tiền mặt hoặc séc ra thị trường mở mua chứngkhoán đã làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, tăng dự trữ,tăng lượng tín dụng được cấp phát bởi hệ thống NHTM Lượng chứngkhoán được NHTW mua làm khan hiếm chứng khoán và đẩy giá nó lên Như vậy, NHTW thực hiện nghiệp vụ mua mở rộng cung ứng tiền,giảm lãi suất, tăng dự trữ, tăng tỷ giá và chỉ số lạm phát gia tăng
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng để thực thi việc
“nới lỏng” hay “thắt chặt” cung tiền Nó có nhiều ưu điểm như : linh
Trang 12hoạt, có thể tiến hành thường xuyên và đặc biệt có thể dễ dàng đảongược lại.
b Lãi suất tái triết khấu
Lãi suất tái triết khấu có hai tác dụng, một gián tiếp, một trực tiếp Tác dụng gián tiếp là nó làm tăng hay giảm lãi suất cho vay của NHTM
và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng Tác động trực tiếp là
nó làm tăng hay giảm dự trữ của NHTM và do vậy tác động đến lượngcho vay tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế
Khi NHTW quyết định tăng lãi suất triết khấu, đó là một biến cốquan trọng giống như thay đổi CSTT Lãi suất triết khấu tăng sẽ làm choNHTM không thể vay của NHTW nhiều và dễ dàng như trước Do vậy
nó phải giảm bớt cho vay để đảm bảo dự trữ trở lại Như vậy, tác độngthứ nhất là nó trực tiếp làm tăng dự trữ, giảm cho vay và hiệu quả là tổngcầu và sản lượng giảm theo
Tác động thứ hai là nó làm cho NHTM trong trường hợp khẩn cấpcần vay nóng của NHTW, NHTM phải trả lãi suất cao, do vậy cácNHTM sẽ từ từ nâng lãi suất lên theo để khỏi thiệt hại nặng khi phải vaycủa NHTW Lãi suất tăng tiếp tục thắt chặt cung ứng tiền và tác độngđến nền kinh tế
Khi NHTW tuyên bố giảm lãi suất triết khấu, nó khuyến khích cácNHTM đến vay nhiều hơn, điều này trước hết làm tăng cung ứng tiền,tăng dự trữ Dự trữ tăng kích thích các NHTM cho vay nhiều hơn, dễdàng hơn và điều này làm tăng nhanh hơn nữa cung ứng tiền Bên cạnh
đó, khi NHTM có thể vay tiền của NHTW với lãi suất hạ, nó sẽ sẵn sàng
hạ lãi suất khi cho sản xuất và tiêu dùng vay Toàn bộ lãi suất, do vậy sẽgiảm theo, kích thích đầu tư và mở rộng sản lượng
Trang 13
c Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc của NHTM bị tác động trực tiếp bởi tỷ lệ dự trữ bắtbuộc quy định bởi NHTW Bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc,NHTW đã làm thay đổi những khoản tiền gửi không kỳ hạn của NHTM,làm thay đổi số nhân tiền và do đó làm thay đổi lượng cung tiền Cụ thể,khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, sẽ làm tăng sốnhân tiền và từ đó làm tăng cung ứng tiền
Ngược lại, khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM
sẽ làm giảm số nhân tiền và từ đó làm giảm cung ứng tiền
Khi NHTW mở rộng hạn mức tín dụng đối với các NHTM thì khốilượng, phạm vi cho vay trong nền kinh tế tăng lên, nhờ vậy khối tiềncung ứng cũng tăng Ngược lại, để “thắt chặt” cung tiền, NHTW có thểhạn chế tín dụng đối với các NHTM nhằm giảm khối lượng tiền cho vaytrong nền kinh tế
Trang 14b Lãi suất
Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền hay là giá cả củaquyền sử dụng tiền tệ trong một thời gian nhất định Lãi suất có tác dụngmạnh mẽ đến nhu cầu tiền tệ dùng cho tiêu dùng và đầu tư, từ đó tácđộng đến các biến số kinh tế vĩ mô khác Thông qua việc thay đổi mứclãi suất quy định (mức trần lãi suất cho vay tối đa và mức sàn lãi suấthuy động tối thiểu), NHTW buộc các NHTM phải thay đổi mức lãi suấtcho vay và lãi suất huy động của mình Điều này ảnh hưởng trực tiếpđến thái độ của các nhà doanh nghiệp cũng như của dân chúng, tức là cóảnh hưởng tới đầu tư và tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các biến số kinh
tế vĩ mô khác
Như vậy là có nhiều công cụ để điều hành CSTT Mỗi công cụ tácđộng đến cung tiền ở mức độ, phạm vi khác nhau Trong quá trình sửdụng các công cụ này, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ các công cụ đóvới nhau, tạo thành hệ thống công cụ đồng bộ thì mới điều tiết kinh tế vĩ
mô một cách có hiệu quả
Trang 15CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ
2.1.1 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Từ ngày 12/7/2000, NHNN tiến hành đưa công cụ NVTTM vàohoạt động Hoạt động này đã có tác động tới vốn khả dụng của các tổchức tín dụng (TCTD) tham gia thị trường, đa dạng hoá kênh huy động
và luân chuyển vốn, tạo ra khả năng phối kết hợp giữa thị trường liênngân hàng - thị trường mở - thị trường chứng khoán
Ngay từ khi triển khai, NHNN đã xác định NVTTM sẽ là một công
cụ chủ yếu trong điều hành CSTT Để đạt được mục đích đó, NHNN đãtập trung thực hiện việc điều hoà lưu thông tiền tệ thông qua công cụnày Điều này thể hiện ở doanh số mua bán giấy tờ có giá (GTCG) trênthị trường mở tăng nhanh qua các năm
Thống kê từ đầu năm nay đến hết tháng 6/2011, NHNN đã bơm rathị trường qua nghiệp vụ thị trường mở là 2.300.062 tỷ đồng, hút về2.287.006 tỷ đồng, mức bơm ròng là 13.056 tỷ đồng Số liệu cụ thể đượcthể hiện tổng hợp qua bảng dưới đây:
Trang 16Bảng 1: Tình hình hoạt động NVTTM 6 tháng đầu năm 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Với quy mô, doanh số và tính linh hoạt trong hoạt động của thịtrường mở như nói trên, nên tính đến cuối tháng 6/2011, nhìn chung,thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn trong trạng thái ổn định và khádồi dào Thanh khoản ngân hàng tốt là một cơ sở để giảm lãi suất, tuyvậy, muốn lãi suất có thể thực sự giảm thì cần tín hiệu rõ ràng của giảmlạm phát
Bảng 2: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trang 17Qua bảng 2 cho thấy từ năm 2008, NHNN đã bơm ròng 100.685 tỷđồng; năm 2009, cũng bơm ròng tới 122.830 tỷ đồng; năm 2010, bơmròng 294.304 tỷ đồng, trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2011, chỉ bơm ròng13.056 tỷ đồng Điều này thể hiện NHNN quyết tâm thực hiện chínhsách tiền tệ thắt chặt, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát.
Qua bảng số liệu 3 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN
đã thực hiện 241 phiên giao dịch mua có kỳ hạn Để đảm bảo khả năngthanh khoản cho các TCTD nên NHNN chỉ chào các phiên giao dịchmua có kỳ hạn và chủ yếu là kỳ hạn ngắn
Các chủ thể tham gia thị trường trong 6 tháng đầu năm 2011cũngtăng mạnh, gần như các chủ thể đăng ký tham gia thị trường, nếu có đủđiều kiện đều được giao dịch và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Các chủthể tham gia gồm: 05 NHTM Nhà nước, 32 NHTMCP, 01 ngân hàngliên doanh, 07 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 công ty tài chính
Bảng 3: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Doanh số giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở liên tục tăng,năm sau cao hơn năm trước theo cả hai chiều mua và bán Năm 2008,