MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng sử dụng các công cụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay’ (Trang 29)

TỆ Ở VIỆT NAM

3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Ngân hàng.

Việc hoàn thiện CSTT ở Việt Nam trong thời gian tới không thể tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống Ngân hàng nói chung và bộ máy tổ chức,điều hành của NHNN nói riêng. Hệ thống Ngân hàng – trước hết là bộ máy tổ chức NHTW tương đối độc lập, lành mạnh và vững chắc – là yếu tố đầu tiên đảm bảo tính hiệu lực của CSTT.

Việc cải cách và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cần phải tiến hành hết sức

cấp bách và không thể trì hoãn được:

+ Thực thi CSTT thận trọng, điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá, sử dụng tích cực hơn các công cụ gián tiếp, theo cơ chế thị trường thay thế dần các biện pháp hành chính trực tiếp, để vừa giữ vững ổn định vĩ mô, vừa tạo lập môi trường thuận lợi và thông thoáng cho sản xuất kinh doanh, cho hoạt động tín dụng - ngân hàng.

+ Xử lý nợ tồn đọng, tăng năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản trị điều hành. Tách bạch chức năng cho vay chính sách với vay thương mại, tôn trọng và đề cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của TCTD.

+ Giám sát các TCTD yếu kém. Có phương án và bước đi cụ thể để củng cố, phục hồi, sáp nhập, hoặc giải thể những tổ chức này, xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân hoạt động bất minh, trái pháp luật, làm cho hệ thống Ngân hàng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

+ Tạo lập các thiết chế cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống như hoàn thiện đồng bộ hơn khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, trích lập và dự phòng rủi ro, đưa vào hoạt động tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như giám sát từ xa đảm bảo an toàn hệ thống không thể xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát.

+ Nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tiếp tục cải cách hệ thống thanh toán, phát triển tin học, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến trên thế giới.

3.2. Hoàn thiện các công cụ của CSTT

Từ khi cơ chế lãi suất cơ bản được ban hành, các công cụ của CSTT như DTBB, lãi suất cho vay triết khấu và lãi suất còn chưa bộc lộ những khuyết điểm và hạn chế của mình. Chính vì vậy mà giờ đây việc khắc phục và hoàn thiện NVTTM là giải pháp quan trọng trong các giải pháp hoàn thiện các công cụ của CSTT.

• NVTTM thực chất là hoạt động của NHTW:

Trên thị trường mở để tác động tới lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ. Để cho các TCTD ngoài quốc doanh tham gia NVTTM mộtcách thực sự thì NHNN phải tạo cho họ một sân chơi bình đẳng, tức là giảm cho vay theo chỉ định, phân biệt rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Ngoài ra cần phải tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng cho các TCTD về nghiệp vụ này

• Tạo hàng hoá cho NVTTM:

Tuy không phải là nhiều, nhưng các loại trái phiếu hiện có có thể giao dịch ở thị trường mở không phải là ít. Riêng tín phiếu kho bạc( thời hạn dưới một năm) và trái phiếu kho bạc ( thời hạn một năm) từ tháng 6/1995 đến tháng 9/2000 được đấu thầu qua NHNN với 39 đợt đấu thầu

4.156.1 tỷ đồng là tín phiếu. Nếu được phép giao dịch thì loại trái phiếu kho bạc này sẽ là một hàng hoá tốt cho thị trường mở. Ngoài ra các loại trái phiếu Ngân hàng, trái phiếu công ty … đã phát hành cũng nên được chấp nhận ở thị trường mở. Rõ ràng sự khan hiếm về hàng hoá của thị trường mở đã làm cho thị trường này không thể hiện đúng bản chất vốn có của nó. Tuy nhiên nếu như NVTTM được phép sử dụng các trái phiếu kho bạc đã phát hành khi chúng còn thời gian đáo ngắn hạn thì luân chuyển vốn sẽ đa dạng hơn.

• Về phương thức giao dịch:

Phương thức giao dịch phù hợp nhất với NVTTM là mua bán có kỳ hạn mà NHTW là người chủ động quyết định mua bán với số lượng bao nhiêu, thời gian, nào theo phương thức nào tuỳ theo yêu cầu của CSTT trong tường thời kỳ.

Theo quy chế NVTTM, NHTW có thể thực hiện đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Việc đấu thấu khối lượng xảy ra khi lãi suất cố định được tính toán và chỉ đạo, còn đấu thầu lãi suất sẽ xác định lãi suất sẽ trúng thầu tại thời điểm mà khối lượng cần bơm vào hay rút ra khỏi lưu thông đạt được. Chính các mức lãi suất này sẽ quyết định giá của giấy tờ có giá trị trên thị trường mở. Để khuyến khích các TCTD tham gia NVTTM, NHNN cần kết hợp cả hai hình thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.

• Hoàn thiện thị trường liên Ngân hàng:

Thị trường mở và NVTTM chỉ thực sự hữu hiệu trên cơ sở thị trường liên Ngân hàng phát triển. Trong lịch sử, thị trường liên Ngân hàng hoạt động trước khi thị trường mở hoạt động. Thị trường liên Ngân hàng chính là nơi xác định nhu cầu và khả năng vốn khả dụng của các NHTM, nơi mà NHTW nắm bắt được một cách nhanh nhạy nhu cầu vốn của nền kinh tế qua hoạt động của NHTM để quyết định sử dụng công

cụ CSTT thích hợp. Ở Việt Nam, thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng có vai trò khá lớn trong luân chuyển vốn ngoại tệ, xác định và điều chỉnh tỉ giá hối đoái. Song hiện nay,thị trường nội tệ liên Ngân hàng gần như đóng băng, điều này đã làm giảm đáng kể khả năng quản lí của NHNN, cũng như sự phối hợp giữa các thị trường chứng khoán - thị trường mở, thị trường tiền tệ. Vì vậy, việc hoàn thiện thị trường liên Ngân hàng cần phải được xem là cơ sở cho các hoạt động khác của NHNN trong bối cảnh các thị trường tài chính đã thiết lập và đi vào hoạt động, hệ thống Ngân hàng sẽ có sự cải cách mạnh mẽ, xu thế hội nhập Quốc tế sẽ trở thành hiện thực ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Chính sách tiền tệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế của Việt Nam nói riêng. Chính sách này được chính phủ ( trước hết là NHTW) sử dụng làm công cụ tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô, để nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Trong những năm qua, Việt Nam đã học được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và bổ ích rút ra từ các nước trên thế giới về điều hành CSTT. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là chúng ta phải phân tích, đánh giá và rút ra những kinh nghiệm về điều hành CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua, để từ đó có những chính sách phù hợp và đúng đắn hơn đối với nền tài chính tiền tệ của đất nước.

Có thể nói CSTT của nước ta hiện nay chưa đạt đến độ hoàn thiện như mong muốn và đáp ứng những đòi hỏi mà nền kinh tế đặt ra cho nó. Nhưng nói một cách công bằng, chúng ta không thể không thừa nhận sự đóng góp tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định của CSTT vào thành tựu to lớn của sự nghiệp hơn 10 năm đổi mới của đất nước. Do điều kiện hạn hẹp về thời gian cũng như trình độ còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến chân tình, quý báu của thầy cô để em có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ và hoàn thiện bài chuyên đề của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. www.gso.gov.vn 1. www.gso.gov.vn 2. www.sbv.gov.vn 3. http://www.baomoi.com/Lai-suat-khi-nao- giam/126/7854445.epi 4. http://www.baomoi.com/TS-Vo-Tri-Thanh-Du-bao-lai-suat- giam-vao-nua-cuoi-Q22012-la-khong-xa/45/7560867.epi 5. http://cafef.vn/20120109101823690CA34/du-bao-2012-lai- suat-cho-vay-tu-1517-ti-gia-con-phuc-tap.chn 6. http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai- chinh/2012/02/nam-2012-khong-con-tinh-trang-chay-dua-lai-suat-5749/ 7. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120223/giam-lai-suat- cho-vay.aspx

8. Chính sách tiền tệ. NXB Chính Trị Quốc Gia.

9. Duy Bảo, Cơ chế lãi suất cơ bản –một bước tiến mới trong tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Thị trường tài chính 9/2010.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Thực trạng sử dụng các công cụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay’ (Trang 29)