1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ giai đoạn 2000 -2010

71 812 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ giai đoạn 2000 -2010

Trang 1

Đề tài:

Thực trạng sử dụng các CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

giai đoạn 2000-2010

Nhóm 1:

Chương 1: Tổng quan về công cụ của chính sách tiền tệ

1 Các công cụ gián tiếp

1.1 Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations)

1.2 Chính sách tái chiết khấu (Discount policy)

1.3 Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)

1.4 Chính sách tỷ giá hối đoái (Exchange rate policy)

2 Các công cụ trực tiếp

2.1 Hạn mức tín dụng

2.2 Khung lãi suất

Trang 2

2.3 Biên độ dao động của tỷ giá mua bán ngoại tệ

2.4 Chính sách quản lý ngoại hối

Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn 2000-2010

1 Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn 2000-2004

1.1 Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới giai đoạn 2000-2004

1.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng giai đoạn 2000-2004

2 Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn 2005-2007

2.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2007

2.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng giai đoạn 2005-2007

2.2.6 Công cụ lãi suất

3 Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn khủng hoảng, 2008-2009

3.1 Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2008-2009

3.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng giai đoạn 2008-2009

Trang 3

4 Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn hậu khủng hoảng, năm 2010.

4.1 Bối cảnh kinh tế giai đoạn hậu khủng hoảng

4.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng giai đoạn hậu khủng hoảng

4.2.7 Kiểm soát thị trường vàng

5 Đánh giá khái quát quá trình thực hiện các công cụ CSTT giai đoạn 2000-2010

Chương 3: Định hướng sử dụng các công cụ CSTT tại Việt Nam trong giai đoạn tới

Chương 1: Tổng quan về công cụ của chính sách tiền tệ

1 Các công cụ của chính sách tiền tệ

Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện bởi NHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất thị trường, để từ đó đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ

1 Các công cụ gián tiếp

Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào các mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ, thôngqua cơ chế thị trường mà tác động này được truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất Nhóm công cụ này gồm có:

1.1 Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations)

Trang 4

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ trong đó NHTW sử dụng các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ mở (là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân hàng còn có chính phủ, các chủ thể kinh tế phi ngân hàng tham gia mua bán) để thay đổi cơ số tiền (MB), từ đó tác động tới lượng tiền cung ứng và mức lãi suất trên thị trường.

Cơ chế tác động: Các hoạt động của NHTW trên thị trường mở sẽ gây ra những tác động gián

tiếp tới lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường theo các cơ chế sau:

􀀹 Thứ nhất, khi NHTW mua (hoặc bán) các chứng khoán, nó sẽ làm tăng (hoặc giảm) ngay lập

tức dự trữ của các ngân hàng trung gian (dù người bán là các ngân hàng trung gian hay khách hàng của các ngân hàng này) Khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng vì thế bị ảnh hưởng, dẫn đến làm tăng (hoặc giảm) lượng tiền cung ứng

􀀹 Thứ hai, khi vốn khả dụng của từng ngân hàng tăng (hoặc giảm) do tác động của nghiệp vụ thị

trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên (hoặc giảm xuống) Trong điều kiện các yếu tố liên quan không thay đổi, lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ giảm xuống (hoặc tăng lên)

Ví dụ: tổng dự trữ của các ngân hàng trung gian, lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng,

hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc

Nếu các khách hàng của ngân hàng (tức là các chủ thể kinh tế phi ngân hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng) mua hoặc bán chứng khoán với chính phủ, các khoản tiền gửi của họ tại ngânhàng sẽ giảm xuống hoặc tăng lên và do vậy cũng gây ra tác động giảm hoặc tăng dự trữ của ngân hàng

􀀹 Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở còn ảnh hưởng đến cung cầu và do đó đến giá cả các chứng

khoán mà NHTW sử dụng trong nghiệp vụ này Những thay đổi về giá cả này sẽ tạo ra những thay đổi về mức sinh lời của các chứng khoán (lãi suất của chúng sẽ bị tăng lên hoặc giảm xuống), từ đó ảnh hưởng tới lãi suất thị trường

Chẳng hạn, khi NHTW bán chứng khoán làm cung chứng khoán tăng, giá cả của các chứng khoán giảm xuống làm mức sinh lời (hay lãi suất) của chúng tăng lên

Điều này buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi để hạn chế tình trạng “phi trung gian hoá” Đồng thời, lãi suất của các chứng khoán mới phát hành cũng bị kích thích tăng tương ứng

Đặc điểm của việc áp dụng công cụ:

Trang 5

􀀹 Các chủ thể có liên quan đến công cụ này bao gồm: các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các công ty và cả những người chuyên buôn bán chứng khoán - những người này sau đó sẽ bán lại chúng cho các chủ thể trên.

􀀹 Các chứng khoán mà NHTW sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở thường là các chứng khoán chính phủ, mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc Lý do là vì các chứng khoán này có tính lỏng cao, cho nên NHTW có thể thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng Hơn nữa, thị trường chứng khoán chính phủ có khối lượng giao dịch lớn nên có khả năng tiếp nhận một lượnglớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm giá trên thị trường biến động quá mạnh, dẫn đến sụp đổthị trường

Ở Việt nam do thị trường chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên NHNN phát hành tín phiếuNHNN để điều tiết việc cung ứng tiền tệ Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là NHNN và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các NHTM

􀀹 Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở:

􀀹 Nghiệp vụ thị trường mở năng động: là nghiệp vụ thị trường mở trong đó

NHTW chủ động tiến hành nghiệp vụ nhằm tác động tới khối lượng tiền trong lưu thông theo hướng mà ngân hàng thấy cần thiết Chẳng hạn, NHTW thấy116 Hoạt động arbitrage lãi suất xuất hiện khi tồn tại sự chênh lệch lãi suất giữa các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính, điều này dẫn đến việc các công cụ đầu tư có mức lãi suất cao được mua nhiều hơn, còn các công cụ đầu tư có mức lãi suất thấp được mua ít hơn, kết quả là mức lãi suất của các công cụ đầu tư sinh lời hơn giảm xuống còn mức lãi suất của các công cụ đầu tư ít sinh lời hơn tăng lên Kết quả của hoạt động arbitrage lãi suất là các mức lãi suất trên thị trường có xu hướng biến động theo nhau.Tình trạng “phi trung gian hoá” là tình trạng trong đó người gửi tiền sẽ rút tiền gửi ở ngân hàng

để mua chứng khoán, kết quả là các khoản tiền tiết kiệm sẽ chạy thẳng đến những người cần vốn thông qua thị trường tài chính mà không thông qua các ngân hàng nữa

Tổng lượng tiền cung ứng vào lưu thông không đủ để kích thích nền kinh tế phát triển nên quyết định thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để tăng lượng tiền đưa vào lưu thông

􀀹 Nghiệp vụ thị trường mở thụ động: là nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố ảnh hưởng một cách không có lợi đối với tổng lượng tiền trong lưu thông Chẳng hạn, khi tiền gửi của kho bạc và của các ngân hàng trung gian tại NHTW

Trang 6

được dự đoán là giảm xuống, điều này đồng nghĩa với một sự tăng lên của tổng lượng tiền trong lưu thông, NHTW sẽ phải tiến hành bán chứng khoán trên thị trường mở.

Ưu nhược điểm của công cụ:

􀀹 Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo sáng kiến của NHTW NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ thị trường mở mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào khác

􀀹 Nghiệp vụ thị trường mở rất linh hoạt và chính xác Điều này thể hiện ở chỗ dù NHTW muốn thay đổi một mức rất nhỏ hay rất lớn của lượng cung tiền, nghiệp vụ thị trường mở đều có thể đáp ứng được Hơn nữa, nghiệp vụ thị trường mở có thể dễ dàng đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ

Chẳng hạn NHTW nhận thấy rằng mình đã mua quá nhiều chứng khoán trên thị trường mở khiếncho cung tiền tăng quá nhanh, nó có thể ngay lập tức sửa chữa sai lầm bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở

􀀹 Nghiệp vụ thị trường mở được hoàn thành nhanh chóng mà không vướng phải những chậm trễ

về hành chính và do đó có thể gây tác động tức thì đến lượng cung tiền tệ

􀀹 Nghiệp vụ thị trường mở tác động thông qua cơ chế thị trường nên các đối tượng chịu sự tác động thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược chiều hướng điều chỉnh của NHTW Mặc dù nghiệp

vụ thị trường mở được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, những nhà kinh doanh chứng khoánkhông bị bắt buộc mua hoặc bán theo mức giá do NHTW ấn định nhưng NHTW có thể thực hiệnđược yêu cầu của mình bằng việc điều chỉnh giá sao cho nó trở nên hấp dẫn đối tác

Nhờ những ưu điểm nêu trên mà nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của CSTT Tuy nhiên, việc thực hiện công cụ này đòi hỏi sự phát triển của thị trường tài chính thứ cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng Ngoài ra, NHTW phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.Tại Việt nam, nghiệp vụ thị trường mở chính thức được NHNN đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 2000

1.2 Chính sách tái chiết khấu (Discount policy)

Chính sách tái chiết khấu bao gồm các qui định về việc cho vay của NHTW đối với các NHTM NHTW thường cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn

Trang 7

(chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu) do các NHTM đưa đến, bởi vậy chính sách cho vay của NHTW đối với các NHTM được gọi là chính sách tái chiết khấu Các NHTM vay từ NHTW chủ yếu là nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt tiền mặt tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc để bù đắp thiếu hụt trong quỹ dự trữ bắt buộc Những thay đổi trong chính sách tái chiết khấu của NHTW sẽ tác động đến khối lượng vay chiết khấu (DL) của các NHTM, từ đó ảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng.

Cơ chế tác động:

NHTW thông qua việc thay đổi các qui định về hạn mức tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động đi vay chiết khấu từ NHTW của các NHTM trên hai phương diện: khối lượng và giá

Khối lượng vốn khả dụng được bổ sung từ NHTW có thể bị giới hạn hoặc nới rộng căn cứ vào hạn mức tái chiết khấu và các điều kiện tái chiết khấu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của

hệ thống NHTM, làm cho lượng tiền cung ứng bị thay đổi Mặt khác, khi lượng vốn khả dụng thay đổi, nó làm cho quan hệ cung cầu vốn và do đó lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thay đổi

Sự thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu tác động trước hết vào chi phí đầu vào của các NHTM, vì thế các ngân hàng này dần dần tăng (hoặc giảm) lãi suất cho vay, từ đó làm giảm (hoặc tăng) nhucầu tín dụng Bên cạnh đó, khi lãi suất chiết khấu tăng lên (hoặc giảm), các NHTM không thể vay NHTW một cách dễ dàng (hoặc là có thể mở rộng khả năng vay) Điều này buộc các NHTM phải giảm bớt khả năng cung ứng tín dụng để hồi phục dự trữ (hoặc mở rộng cho vay trong trường hợp ngược lại)

Hai chức năng khác: Ngoài việc sử dụng làm công cụ để ảnh hưởng đến cơ số tiền, qua đó đến

lượng tiền cung ứng, chính sách chiết khấu còn được các NHTW sử dụng với hai chức năng sau:

􀀹 Chức năng người cho vay cuối cùng: Trong chức năng này, chính sách chiết khấu được

NHTW sử dụng để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng của mình

Thông qua công cụ này, NHTW cung cấp thêm dự trữ cho các ngân hàng đang có nguy cơ phá sản do không có khả năng chi trả, từ đó tránh được một cuộc sụp đổ dây chuyền trong toàn hệ thống ngân hàng Ngoài ra, nó còn được các NHTW sử dụng để chống lại sự sụp đổ của thị trường tài chính Sử dụng chính sách chiết khấu để tránh các vụ sụp đổ hệ thống ngân hàng hoặc thị trường tài chính là yêu cầu rất quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ thành công Bởi vì

Trang 8

nếu để các vụ sụp đổ ngân hàng xảy ra sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế do nó làm giảm sút nghiêm trọng cung ứng tiền, đồng thời cản trở khả năng các thị trường tài chính chuyển vốn tới những nơi có cơ hội đầu tư sinh lời Tuy nhiên điểm bất lợi của chức năng này là các ngân hàng lớn có thể vì thế mà chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh với suy nghĩ đã có NHTW đứng đằng sau Điều này khiến cho các NHTW phải rất thận trọng không sử dụng quá thường xuyên chức năng này.

􀀹 Chức năng thông báo: Chính sách chiết khấu còn có một chức năng khác nữa đối với NHTW,

đó là nó có thể được sử dụng để thông báo cho thị trường về ý định của NHTW về CSTT trong tương lai Ví dụ: khi NHTW muốn ngăn ngừa nguy cơ lạm phát bằng một chính sách lãi suất cao, nó sẽ nâng mức lãi suất tái chiết khấulên Điều này cung cấp dấu hiệu về một CSTT thắt chặt trong tương lai Điểm bất lợi của chức năng này là nó có thể bị thị trường giải thích sai lệch

đi

Chẳng hạn, nếu NHTW nhận thấy rằng lãi suất tái chiết khấu đang được áp dụng quá thấp so với mức lãi suất thị trường, có thể dẫn đến việc các NHTM lạm dụng các khoản vay từ NHTW để tăng cung tín dụng làm lượng tiền cung ứng tăng mạnh không có lợi cho nền kinh tế, nên đã quyết định nâng lãi suất tái chiết khấu lên Như vậy, mục đích của việc tăng lãi suất tái chiết khấu ở đây là giảm bớt các khoản vay từ NHTW nhằm tránh nguy cơ tăng trưởng quá nhanh của lượng tiền cung ứng Thế nhưng, việc tăng lãi suất tái chiết khấu của NHTW có thể bị thị trường hiểu lầm là dấu hiệu của sự thay đổi trong CSTT của NHTW, và do vậy gây ra những phản ứng sai lệch, trái với ý định của NHTW Để khắc phục nhược điểm này, cách tốt nhất là NHTW đồngthời với việc tăng hoặc giảm lãi suất tái chiết khấu, công bố công khai mục đích của mình

Ưu nhược điểm của công cụ:

􀀹 Ưu điểm của công cụ này là các khoản cho vay của NHTW đều được đảm bảo bằng các giấy

tờ có giá Do đó các khoản cho vay sẽ chắc chắn được thu hồi khi đến hạn

􀀹 Tuy nhiên tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các NHTM có nhu cầu vay từ NHTW Với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM có thể tìm kiếm được các nguồn vay khác ngoài NHTW làm cho sự phụ thuộc của chúng vào NHTW giảm đi, do đó làm giảm mức độ phát huy hiệu quả của công cụ này

Trang 9

􀀹 Thêm vào đó, NHTW khó kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công cụ này bởi NHTW chỉ có thể thay đổi mức lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện chiết khấu mà không thể bắt các NHTM vay từ mình.

􀀹 Cuối cùng, công cụ này cũng không dễ đảo ngược như nghiệp vụ thị trường mở

1.3 Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nào đó Mức dự trữ bắt buộc được qui định khác nhau căn cứ vàothời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM

Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc và do đó mức dự trữ bắt buộc ảnh hưởng

đến lượng tiền cung ứng theo ba cách:

􀀹 Thứ nhất, khi NHTW quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bộ phận dự trữ dư thừa trước đây của các ngân hàng chuyển thành dự trữ bắt buộc, làm giảm khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng

􀀹 Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một thành phần trong mẫu số của hệ số mở rộng tiền gửi Vì thế sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hệ số mở rộng tiền gửi và do đó là khả năng

mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng

􀀹 Thứ ba, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên làm giảm mức cung vốn của các NHTM trên thị trường liên ngân hàng Trong điều kiện nhu cầu vốn khả dụng không thay đổi, sự giảm sút này làm tăng lãi suất liên ngân hàng, từ đó dẫn đến tăng các mức lãi suất dài hạn và giảm khối lượng tiền cungứng

Quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây nên những ảnh hưởng ngược lại

Ưu nhược điểm của công cụ:

􀀹 Lợi thế chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng là sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng

􀀹 Ngoài ra đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng Chỉ cần một thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể khối lượng tiền cung ứng

Trang 10

􀀹 Tuy nhiên, đây cũng chính là điều làm cho công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt NHTW rất khó có thể thực hiện được những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc.

􀀹 Một bất lợi khác là việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề mất “khả năng thanh toán ngay” đối với những ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp

Hiện nay dự trữ bắt buộc được quản lý theo nguyên tắc bình quân Có nghĩa là mức dự trữ yêu cầu cho một thời kỳ nào đó (thời kỳ duy trì) được xác định căn cứ vào tỷ lệ phần trăm qui định trên số dư tiền gửi bình quân ngày trong thời kỳ trước (gọi là thời kỳ xác định) Thời kỳ xác định

và thời kỳ duy trì có thể nối tiếp nhau (Việt nam áp dụng cách quản lý này với độ dài thời gian làmột tháng), có thể trùng nhau một giai đoạn nào đó hoặc có thể gần như trùng khớp nhau Cách quản lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc trong một chừng mực nào đó

􀀹 Cuối cùng, việc thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc sẽ gây ra tình trạng không ổn định cho hoạt động của các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng khó khăn và tốn kém hơn

Chính do những nhược điểm này mà ngày nay công cụ này ít được NHTW các nước sử dụng Nếu sử dụng thì thường kết hợp với một vài công cụ khác để làm giảm bớt mức độ ảnh hưởng của nó Chẳng hạn, cùng với việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW tiến hành các nghiệp vụ mua vào chứng khoán trên thị trường mở hoặc nới rộng các điều kiện vay chiết khấu nhằm giúp cho các ngân hàng có thể nhanh chóng nâng mức dự trữ bắt buộc với chi phí thấp, tránh khỏi bị sốc

1.4 Chính sách tỷ giá hối đoái (Exchange rate policy)

Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại với những luồng hàng hoá và vốn vào ra một quốc gia có ảnh hưởng to lớn tới các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia đó Sự di chuyển của các luồng hàng hoá và vốn này luôn gắn liền với sự di chuyển của các luồng tiền tệ của các nước khác nhau

Với ý nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với đồng tiền quốc gia khác, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng quan trọng, có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự di chuyển của các luồng tiền nóitrên Chính vì vậy, việc xác lập một tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm khuyến khích các hoạt động

Trang 11

kinh tế đối ngoại phát triển phục vụ cho nền kinh tế quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng của CSTT.

Sự can thiệp nhằm tác động tới tỷ giá hối đoái được thực hiện thông qua các hoạt động mua vào hoặc bán ra ngoại tệ của NHTW trên thị trường ngoại hối Mức độ can thiệp của NHTW vào sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái (Exchange rate regime) mà quốc gia đó áp dụng Có ba chế độ tỷ giá hối đoái mà các nước đã và đang áp dụng:

􀀹 Chế độ tỷ giá cố định - A fixed (hay pegged) exchange rate regime: là chế độ tỷ giá hối đoái,

trong đó NHTW buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước.Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ đã định

Chế độ tỷ giá này giảm bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác do tỷgiá được cố định Tuy nhiên ngày nay nó ít được các nước sử dụng do gây ra vấn đề phụ thuộc của CSTT vào các biến động của bên ngoài và cán cân thanh toán không thể tự động cân bằng Hơn nữa, để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào

􀀹 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn - A freely flexible (hay freely floating) exchange rate regime:

là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW Chế độ tỷ giá này được đánh giá là giúp cho CSTT quốc gia được độc lập, ít chịu ảnh hưởng của những biến động

từ bên ngoài và cán cân thanh toán quốc tế được tự động điều chỉnh để cân bằng Tuy vậy, chế

độ tỷ giá này lại gây ra sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái, khiến cho các hoạt động chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác luôn hàm chứa rủi ro

Những hạn chế của cả hai chế độ tỷ giá nêu trên đã dẫn các quốc gia tới một chế độ tỷ giá dung hoà cả hai:

􀀹 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - A managed (hay contronlled) floating exchange rate

regime: là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm Nói cách khác, NHTW thực hiện các nghiệp vụ mua

Trang 12

bán ngoại tệ để điều tiết thị trường ngoại hối, song can thiệp của NHTW không nhằm mục đích

để cố định tỷ giá như đối với chế độ tỷ giá cố định

Công cụ này được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kỳ hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ Ví dụ trong trường hợp lạm phát cao, hạn mức tín dụng được sử dụng nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng

Trong điều kiện chưa áp dụng được các công cụ gián tiếp, NHNN Việt nam bắt đầu sử dụng hạn mức tín dụng như công cụ của chính sách tiền tệ từ tháng 6/1994 Đối tượng áp dụng ban đầu là

4 ngân hàng thương mại quốc doanh, chiếm đến 90% tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống các tổ chức tín dụng Bước đầu hạn mức này đã khống chế được mức tăng dư nợ ngắn hạn là 24% so với năm 1993 Tuy nhiên, đến năm 1995 hạn chế của công cụ này thể hiện rõ nét khi mức tăng

dư nợ tín dụng thực tế vượt hạn mức tín dụng cho phép tới 1,66 lần, năm 1996 vượt tới 2 lần Sang đến năm 1997 và 1998, tình hình lại biến chuyển ngược lại, hạn mức tín dụng thừa ra so với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Công cụ hạn mức tín dụng trở nên không có hiệu quả một phần vì bản thân công cụ này đã mang tính chất hành chính và thiếu linh hoạt, nhưng hạn chế chủ yếu của nó là xuất phát từ sự thiếu căn cứ trong xác định hạn mức tín dụng và sự lỏng lẻo của các chế tài trong việc quản lý hạn mức này

2.2 Khung lãi suất

Với những nước mà tín dụng ngân hàng là nguồn tín dụng chủ yếu của đất nước, việc qui định giới hạn dao động của các mức lãi suất của ngân hàng bằng cách định ra một khung lãi suất sẽ có

Trang 13

ảnh hưởng trực tiếp tới mức lãi suất thị trường Khung lãi suất bao gồm mức lãi suất trần (là mứclãi suất tối đa mà các ngân hàng được phép ấn định khi đi vay hoặc cho vay) và lãi suất sàn (là mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng được phép ấn định khi cho vay hoặc đi vay) Thông thường NHTW sẽ qui định mức lãi suất trần đối với lãi suất cho vay và mức lãi suất sàn với lãi suất đi vay của các ngân hàng.

Thực tế áp dụng ở hầu hết các nước đều cho thấy đây là một công cụ cứng nhắc, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư Vì vậy, nó thường chỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, hay các yếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh

2.3 Biên độ dao động của tỷ giá mua bán ngoại tệ

Đây cũng là một công cụ mang tính chất hành chính, qui định mức tỷ giá tối đa và tối thiểu mà các ngân hàng được phép áp dụng khi kinh doanh ngoại hối Do tính chất cứng nhắc của công cụ nên bên cạnh khả năng tác động trực tiếp tới mức tỷ giá trên thị trường nó cũng gây ra nhiều phản ứng tiêu cực của thị trường, có thể dẫn tới những biến động không mong muốn về tỷ giá hối đoái

Công cụ này chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp và trong thời gian ngắn, khi mà NHTW không thể sử dụng các biện pháp mang tính thị trường như mua bán ngoại tệ do dự trữ quốc gia về ngoại hối không đủ để can thiệp

2.4 Chính sách quản lý ngoại hối

Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được dùng để cất trữ hoặc thanh toán giữa các quốc gia như: ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu, lệnh phiếu, séc v.v ), các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ (cổ phiếu, trái phiếu do nước ngoài phát hành), vàng, bạc, kim cương, đá quí

Mục đích của chính sách quản lý ngoại hối là nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chuyển ngoại hối ra bên ngoài nước, thu hút nhiều ngoại hối vào trong nước, quản lý nghiêm ngặt các loại ngoại hối

dự trữ như vàng, các ngoại tệ mạnh

Tuỳ từng quốc gia mà cơ chế quản lý ngoại hối thay đổi khác nhau Những nước có nguồn ngoại hối dồi dào như Mỹ, Nhật, Anh, Đức thực hiện chính sách tự do ngoại hối, cho phép các luồng ngoại hối được tự do vào ra quốc gia với số lượng không hạn chế

Trang 14

Trong khi hầu hết các nước đang phát triển do dự trữ ngoại hối có hạn nên phải áp dụng chính sách quản chế ngoại hối nghiêm ngặt để đảm bảo nguồn cung ngoại hối cho nhu cầu của đất nước.

Chương 2: Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn 2000-2010

1 Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn 2000-2004

1.1 Bối cảnh kinh tế giai đoạn 2000-2004

1.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2000-2004

Trong giai đoạn 2000- 2004, tình hình chính trị khá ổn định, các nước tiếp tục áp dụng các chính sách khuyến khích kinh tế và thúc đẩy sản xuất, cải cách hệ thống ngân hàng, do vậy dòng đầu tư tăng và nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước tăng lên Ở các nền kinh tế được coi là động lực của kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Ðộ đã có những dấu hiệu khởi sắc

rõ rệt.Nền kinh tế Mỹ đang trong quá trình phục hồi nhờ các chính sách cắt giảm thuế và lãi suất ngân hàng

Trang 15

1.1.2 Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2004

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999 Nhưng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%) Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000

Bảng 1 - Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

5 năm 2001-2005 (%)

2001 2002 2003 2004 Ước tính

2005

BQ mỗi năm2001-2005

- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 2,98 4,17 3,62 4,36 4,04 3,83

- Công nghiệp và xây dựng 10,39 9,48 10,48 10,22 10,65 10,24

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Trang 16

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã trongthời kỳ 1986 - 1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời

kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trongthời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm;thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%) Tuy nhiên, trong hai năm 2004 - 2005 khi tốc độtăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79% (năm 2004) và 8,5% (năm 2005) thì lạm phát của ViệtNam cũng tăng lên ở mức 9,5% (năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởngkinh tế

1.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng giai đoạn 2000-2004

1.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở.

Nghiệp vụ thị trường mở (khai trương tháng 7/2000), đã góp phần điều chỉnh vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng Từ năm 2004, Nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu điều tiết tiền tệ, không chỉ khắc phục hiện tượng mất cân đối cung cầu ngoại tệ,

mà còn tạo điều kiện cho NHNN tăng dự trữ ngoại hối Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công

bố lãi suất Tổng doanh số giao dịch trên thị trường này tăng nhanh và liên tục qua các năm, năm

2004 đạt 61.936 tỷ đồng, bằng khoảng 3 lần năm 2003, năm 2005 tăng 65,5% so với năm 2004 Hoạt động từ năm 2000, đến nay nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành một công cụ gián tiếp quan trọng của chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần đảm bảo an toàn vốn thanh toán, ổn định lãi suất nhằm thực hiện mục tiêu CSTT Bằng chứng cho thấy 10 “điểm nhấn” quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở năm 2004 như sau:

Một là, khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD cũng như đến các điều kiện của thị trường tiền

tệ Tổng doanh số giao dịch năm 2004 là 61,936 tỷ đồng, bằng 292% so với năm trước, tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây (năm 2003 là 136%, năm 2002 là 127%) Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên tăng mạnh: năm 2004 là 500 tỷ đồng/phiên, trong khi năm 2003 là

197 tỷ đồng/phiên, 2002 là 105 tỷ đồng/ phiên, năm 2001 là 82 tỷ đồng/ phiên

Hai là, tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trên tổng doanh số cho vay của NHNN (bao gồm cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) năm 2004 tiếp tục tăng lên khoảng 81% so với các năm trước (năm 2003 là 75%,

Trang 17

năm 2002 là 39% và năm 2001 là 37%) Điều này cho thấy nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu và ngày càng quan trọng của NHNN.

Ba là, định kỳ giao dịch được tăng cường để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng, đảm bảo ổn định thịtrường tiền tệ Từ tháng 11/2004, NHNN đã tăng định kỳ giao dịch lên 3 phiên/ tuần (năm 2002

là 2 phiên/tuần, 2001 là 1 phiên/ tuần và năm 2000 là 1 phiên/10 ngày) Bên cạnh đó, NHNN còn

mở các phiên giao dịch đột xuất hoặc các phiên giao dịch hàng ngày vào những dịp giáp Tết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như chậm trả đối với khách hàng Nhờ đó, hoạt động ngân hàng được diễn ra bình ổn, củng cố uytín của hệ thống ngân hàng

Bốn là, kỳ hạn giao dịch được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD theo mục tiêu CSTT Ngoài kỳ hạn chủ yếu từ 15-30 ngày, trong một sốphiên NHNN còn chào mua với thời hạn ngắn 7 ngày để đáp ứng khả năng thanh toán

Năm là, các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện Năm 2004, NHNN đã ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện thống nhất việc lưu ký các giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ Ngoài ra, NHNN đã mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho việc lưu ký các giấy tờ có giá phát hành trên thi trường chứng khoán được thuận lợi, đơn giản hơn

Sáu là, chủng loại giấy tờ có giá được giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở được mở rộng Trong năm 2004, NHNN đã cho phép cả trái phiếu công trình trung ương được sử dụng trong cácgiao dịch nghiệp vụ thị trường mở, qua đó tạo thuận lợi thu hút thêm các thành viên tham gia thị trường, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN

Ngoài ra, trong năm 2004, toàn bộ công cụ được NHNN bán trên nghiệp vụ thị trường mở là tín phiếu Kho bạc do NHNN mua trong các phiên đầu thầu Việc sử dụng tín phiếu Kho bạc làm công cụ nghiệp vụ thị trường mở thay cho việc sử dụng tín phiếu NHNN trước đây đã góp phần thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển

Bảy là, thành viên tham gia thị trường mở đa dạng làm cho hoạt động thị trường mở sôi động hơn.Trong năm 2004, không chỉ 4 NHTM nhà nước thường xuyên tham gia nghiệp vụ thị trường

mở như những năm trước, mà các NHTMCP, NH liên doanh và chi nhánh NH nước ngoài tham

Trang 18

gia Tuy lượng thành viên tham gia chưa nhiều (8 thành viên), nhưng cũng làm cho thị trường

mở bớt đơn điệu hơn trước, mang tính cạnh tranh hơn Điều này được thể hiện ở độ chênh lệch giữa mức lãi suất đặt thầu cao nhất và thấp nhất, trước đây chỉ khoảng 0,3%/năm thì những phiêntrong năm 2004 tăng lên 1,85%/năm Các thành viên ngoài các NHTM Nhà nước mặc dù bị hạn chế về vốn hoặc khả năng cạnh tranh huy động vốn VND, nhưng vẫn trúng thầu trên thị trường Bên cạnh đó, số phiên đấu thầu không có thành viên tham gia năm 2004 là 16% trên tổng số phiên, giảm mạnh so với những năm trước (2003 là 22%, năm 2002 là 49,4%)

Tám là, nghiệp vụ thị trường mở góp phần phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ: Thông qua hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, là hoạt động mua bán thứ cấp giấy tờ có giá, đã làm tăngmức độ thanh khoản của các giấy tờ có giá do các TCTD hiện đang nắm giữ Điều này đã góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường sơ cấp Cụ thể, riêng đối với thị trường đấu thầu tín phiếukho bạc năm 2004, khối lượng bán ra là trên 19.465 tỷ đồng, tăng hơn 3.563 tỷ đồng so với năm

2002 Thành viên tham gia thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc cũng tăng lên 14 thành viên, so với 10 thành viên năm 2003

Chín là, việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở được kết hợp chặt chẽ với các công cụ chính sách tiền tệ khác để đạt hiệu quả cao.Trong năm 2004, mục tiêu điều hành CSTT vừa phải góp phần phục vụ tăng trưởng kinh tế 7,7%, vừa phải kiểm soát lạm phát ở mức một con số Việc thực hiện đồng thời cả 2 mục tiêu trên đặt ra cho NHNN không ít thách thức, đòi hỏi NHNN phảiđiều hành thận trọng linh hoạt.Vì vậy, công cụ nghiệp vụ thị trường mở được kết hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác nhằm điều tiết linh hoạt vốn khả dụng

1.2.2 Chính sách lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và quản lý lãi suất.

Tháng 8/2000, cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng VND được chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang lãi suất cơ bản; Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chỉnh tăng, giảm phù hợp mục tiêu điều tiết lượng vốn huy động và cho vay tín dụng hàng năm Năm 2001, lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT Từ năm

2003, việc điều hành CSTT chuyển biến theo hướng nới lỏng một cách thận trọng Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần là lãi suất trần; lãi suất chiết khấu được điều chỉnh là lãi suất sàn của thị trường; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được điều chỉnh linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn với lãi suất chiết khấu.Theo quyết định được công bố, kể từ 1/7/2004, NHNN vẫn giữ nguyên mức lãi suất cơ bản (7,5%/năm), lãi suất tái cấp vốn (5%/năm), lãi suất tái chiết

Trang 19

khấu (3%/năm) của tháng 7.Từ tháng 1/2005- 8/ 2008, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản, lãi suất táicấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhằm thắt chặt hơn tiền tệ, qua đó kiểm soát lạm phát đang có

xu hướng gia tăng

1.2.3 Dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc được điều chỉnh hàng năm tăng hoặc giảm cả về khối lượng, diện phải DTBB vàlãi suất tiền gửi nhằm khống chế mức vốn khả dụng của các NHTM Tháng 5/2001 tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ lên 15%, giảm tỷ lệ DTBB bằng VND xuống 3%; tháng 11/2001 giảm tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ xuống còn 10% Từ năm 2003, các TCTD được tính cả tiền gửi DTBB tại các chi nhánh NHNN, đây là bước khởi đầu cho việc thực hiện mục tiêu tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của công cụ này Theo quyết định được công bố, kể từ 1/7/2004, dự trữ bắt buộc VND của các tổ chức tín dụng đối với tiền gửi VND dưới 12 tháng tăng từ 2% lên 5%; đối với Ngân hàng Nông nghiệp tỷ lệ này tăng từ 1,5% lên 4,5% Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND kỳ hạn từ 12 đến dưới 24 tháng là 2% (trước là 1%) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ dưới 12 tháng được nâng lên mức 8% (mức cũ là 4%), đối với tiền gửi ngoại tệ từ 12đến dưới 24 tháng là 2% (trước là 1%)

1.2.4 Chính sách tỷ giá hối đoái.

Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ Theo đó, tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước được thiết lập trên

cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn +/- 0,25% so với tỷ giá chính thức Với cách tínhnày, Ngân hàng Nhà nước khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá.Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá không phản ảnh đúng cung - cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng gượng ép, giả tạo.Tỷ giá phải được thả nổi và hoàn toàn được xác định dựa trên cung cầu tiền tệ, SBV không nên áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ được quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Trong 6 tháng đầu năm 2004, tỷ giá bình quân thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng 0,45% so với cuối năm 2003, thấp hơn mức tăng 6 tháng đầu năm 2003 (0,62%) Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 0,2% Đồng thời, lượng vốn ngân hàng huy động và cho vay đều tăng so với thời điểm cuối năm 2003 Lượng vốn huy động nội tệ tăng gần 8,3%, ngoại tệ tăng trên 12%, lượng cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng cao hơn so với mức tăng cho vay nội tệ.Ngân hàng Nhà

Trang 20

nước hiện đang hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như chỉnh sửa các quy định về tỷgiá kỳ hạn theo hướng ngày càng tự do hoá, để chu chuyển ngoại tệ đạt đến trạng thái cân bằng; đồng thời tiếp tục điều kiện thông thoáng về giao dịch hoán đổi để cơ chế tự do hoá lãi suất phát huy tác dụng, tạo cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

1.2.5 Chính sách hạn mức tín dụng.

Năm 2004, tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng là 25,1% so với năm 2003 Trong đó, dư nợ nội tệ tăng 24,1% và dư nợ ngoại tệ tăng 28,3%.Đặc biệt, tốc độ tăng số dư tiền gửi của các ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng có kiểm soát Do vậy, tốc

độ tăng dư nợ cho vay nền kinh tế trong năm 2004 đã được duy trì ở mức dưới 25% Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một số biện pháp trong điều hành chính sách tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tiền gửi VNĐ và ngoại tệ; can thiệp vào thị trường tiền tệ liên ngân hàng theohướng thu hút ngoại tệ vào và kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng qua các kênh tái cấp vốn, tái chiết khấu; đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại siết chặt kỷ cương cho vay, thu nợ,

xử lý nợ xấu và thẩm định dự án đầu tư đảm bảo có hiệu quả Tổng phương tiện thanh toán và tốc độ trăng trưởng tín dụng hàng năm tăng liên tục với tốc độ khá cao (so năm trước thì năm

2001 tổng phương tiện thanh toán và tốc độ trăng trưởng tín dụng tăng 25,53% và 21,44% Năm

2002, tổng phương tiện thanh toán tăng 17,7%; tốc độ huy động vốn tăng 19,4% Năm 2004 tổngphương tiện thanh toán tăng 30,39%

1.2.6 Khung lãi suất.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) thông báo, từ ngày 1/4/2003, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam sẽ tăng 0,005%, từ 0,62%/tháng lên 0,625%/tháng Đây là lần điều chỉnh lãi suất cơ bản đầu tiên sau 8 tháng thực hiện tự do hoá lãi suất.Trước sức ép tăng lãi suất huy động vốn có thể ảnh hưởng đến lợi ích của chính các ngân hàng, đầu tháng 7/2004 vừa qua, các ngân hàng thương mại Nhà nước, dưới sự chủ trì của Hiệp hội ngân hàng, đã ngồi lại với nhau bàn biện pháp cạnh tranh lành mạnh về huy động vốn.Theo đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước, hiện

đang chiếm khoảng 75% thị phần huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng, đã thống nhất giới hạn tối đa mức trần lãi suất các kỳ hạn tiền gửi Cụ thể, lãi suất tiền gửi nội tệ không kỳ hạn là 0,20%/tháng, kỳ hạn 6 tháng 0,58% và 12 tháng là 0,63%/tháng Mức lãi suất này đang thấp hơn

từ 0,02% - 0,04% so với lãi suất phát hành kỳ phiếu của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và lãi suất phát hành chứng chỉ tiền gửi của hệ thống Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt

Trang 21

Nam Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng thấp hơn nhiều, vào khoảng 0,04% - 0,06%/tháng, so với mức lãi suất huy động vốn VND cùng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần.

1.2.7 Biên độ dao động tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên qua các năm theo chiều hướng đồng Việt Nam có giátrị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài Qua theo dõi cho thấy: Trong suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng một chiều với một biên độ hẹp, thêm vào đó thị trường ngoại hối Việt Nam luôn rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn tìm mọi cách kí hợp đồng kì hạn mua ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2000-2004 được thể hiện

như sau: mức dao động năm 2000 biến động + 490 đồng (3,5%), năm 2001 biến động + 550 đồng (3,8%), năm 2002 biến động +321 đồng (2,13%), năm 2003 biến động +265 đồng (1,72%),năm 2004 là năm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá biến động liên tục nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NH nhưng mức độ biến động cũng không vượt quá 140 đồng (+ 0,89%) Như vậy, tỷ giá VND/USD có biến động nhưng không nhiều trong giai đoạn 2000-2004

và mức biến động cao nhất đạt ở mức 3,8% Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do USD mất giá so với EURO và một số đồng tiền khác, lãi suất USD vẫn duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng.Những biến động này đã gây rủi ro cho các NHTMVN.Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà NH đang duy trì.Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng đối với các NHTMVN Rủi ro này thể hiện qua:

- Trong hai năm 2003, 2004, 4 NHTM Nhà nước hàng đầu đều có trạng thái ngoại hối mở tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN (không vượt quá 30% vốn tự có) Tuy nhiên, vị thế của các NH không hề giống nhau, một số NH có vị thế trường về ngoại tệ và một số NH có vị thế đoản về ngoại tệ Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá có biến động theo chiều hướng nào đều gây bất lợi cho các ngân hàng Nếu tỷ giá tăng thì những NH có vị thế đoản ngoại

tệ bị thiệt hại và ngược lại nếu tỷ giá giảm thì những NH có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại

- Hầu như doanh số mua vào thấp hơn doanh số bán ra cũng do các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ tạm thời là đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tỷ giá tăng Điều này cũng cho

Trang 22

thấy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều, luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung Thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD.Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá so với VND, điều này thúc đẩy tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ, các NHTM sẽ có nhận định là duy trì trạng thái ngoại hối trường ròng sẽ có lợi Tuy nhiên do chênh lệch lãi suất VND và USD quá lớn dẫn đến người nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn người nắm giữ VND Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động USD với lãi suất thấp và bán ngoại tệ trên thị trường để cho vay với lãi suất cao, duy trì vị thế đoản ngoại tệ không những bị thiệt hại mà còn có lợi mặc dù USD có tăng giá.

1.2.8 Chính sách quản lý ngoại hối và vàng.

Thị trường ngoại hối quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước diễn biến phức tạp, đồng Đôla Mỹ mất giá kỷ lục so với các loại ngoại tệ chủ đạo khác, nhưng tỷ giá VND/USD khá ổn định.Tính từ thời điểm đầu tháng l/2004 đến giữa tháng 12/2004, Đồng Việt Nam đã mất

giá 0,4% so với USD; 5,51% so với JPY; 10,69% so với GBP và 8,98% so với Euro Hay nóicách khác, trong năm 2004, tỷ giá VND/USD khá ổn định, một mặt do USD mất giá trên thịtrường thế giới, mặt khác do nguồn cung USD trong nước dồi dào; đồng thời chính sách quản lýngoại hối và điều hành tỷ giá được đổi mới, linh hoạt, tôn trọng tính thị trường Sự ổn định đó cólợi cho cả xuất khẩu và nhập khẩu nhất là vay nợ nước ngoài của Việt Nam.Không những thế, dựtrữ ngoại hối của Nhà nước, dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá của NHTW được tăng cường

Giá vàng trên thị trường thế giới tăng kỷ lục, làm cho giá vàng trong nước cũng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử nền kinh tế nước ta.Giá vàng trên thị trường thế giới đầu tháng

12/2004 tăng lên tới 456 USD/ounce, cao nhất trong 16 năm qua Sau đó diễn biến phức tạp, cho

đến cuối tháng 12/2004 dao động quanh mức 444 USD/ounce Việt Nam phải nhập khẩu 95%

nhu cầu vàng tiêu thụ trong nước, nên giá vàng ở nước ta theo sát giá vàng thị trường thế giới

Do đó, giá vàng trong nước cũng tăng cao kỷ lục, đến đầu tháng 12/2004, giá bán lẻ vàng thịtrường trong nước lên tới mức đỉnh điểm Giá vàng SJC bán ra ở Hà Nội và Tp.HCM đã lên tới873.000 đồng – 876.000 đồng/chỉ, tính ra đã tăng trên 12% so với đầu năm 2004 Tính chungtrong năm 2004, giá vàng trong nước tăng khoảng 11,7%, mức cao nhất trong nhiều năm qua

2 Thực trạng sử dụng các công cụ CSTT của NHNN VN giai đoạn 2005-2007

1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2007

Trang 23

Đà tăng trưởng của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại trong nửađầu của giai đoạn (2005-2007) với những bất ổn vĩ mô bắt đầu tích tụ và bộc lộ

- Điển hình làchính sách kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng bắt nguồn từ nhữngnăm đầu thậpniên 2000 để chống lại đà suy giảm tăng trưởng xuất hiện vào năm 1999-

2000 đã tích tụ nguyênnhân gây ra lạm phát cao bắt đầu bộc phát từ giữa năm 2007

- Thêm vào đó, việc gia nhập Tổchức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11-2006 mở

ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng chưatừng có, khiến mức giao lưu thương mại và đầu tư quốc tế tăng vọt, dẫn đến những bất ổn dodòng vốn vào (cả đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp) tăng mạnh, khiến việc kiểm soát vĩ mô trở nênlúng túng

Bảng : Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam, 2005-2007

Nguồn:tham khảo tính toán từ số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê

1.2 Các công cụ CSTT đã được sử dụng giai đoạn 2005-2007

1.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở:

a Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Năm 2005

Trong năm 2005, tính đến ngày 22/7/2005, Ngân hàng nhà nước đã tổ chức được 75 phiên giao dịch thị trường mở Trên thị trường này, trong các phiên giao dịch từ đầu năm 2005 đến nay thường xuyên có kết quả trúng thầu, với khối lượng trúng thầu bình quân cao hơn nhiều năm 2004 và các năm trước đó từ 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, có nhiều phiên trúng thầu từ 1.200 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng Điều đó có nghĩa là thông qua nghiệp vụ mua lại giấy tờ có giá

Trang 24

còn kỳ hạn ngắn, Ngân hàng nhà nước trong mỗi tháng đã cung ứng hàng chục nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng của mình, có điều kiện mở rộngcho vay.

Điều đặc biệt là, nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì trong gần 7 tháng đầu năm 2005 đã có một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần tham gia Đây là thị trường giao dịch mua bán các giấy tờ có giá còn thời hạn ngắn giữa Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại Thông qua đó, Ngân hàngnhà nước can thiệp gián tiếp vào thị trường tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại với khách hàng, hay tạm thời thu hút bớt tiền từ lưu thông về

b Hoạt động nghiệp cụ thị trường mở từ 2005 đến 2007

Doanh số trúng thầu nghiệp vụ thị trường mở

Ngay từ khi triển khai, NHNN đã xác định OMO sẽ là một công cụ chủ yếu trong điềuhành CSTT của NHNN Để đạt được mục đích đó, NHNN đã tập trung thực hiện việc điều hoàlưu thông tiền tệ thông qua công cụ này

Bảng 1 Tổng doanh số trúng thầu OMO qua các năm

hẳn

Bán kỳhạn Bán hẳn Tổng cộng

Trang 25

Thông qua hoạt động OMO, NHNN không chỉ mua GTCG để bơm thêm vốn khả dụng khithị trường thiếu hụt vốn khả dụng và mà còn bán GTCG để hút tiền nhàn rỗi khi thị trường dưthừa vốn nhằm thực hiện mục tiêu CSTT

Tần suất giao dịch trên thị trường mở

Tần suất giao dịch

Trong năm 2005, NHNN đã tổ chức được 158 phiên thị trường mở, tăng 28,5% so với năm

2004 Mặc dù hiện nay đã giao dịch với tần suất 3 phiên/tuần nhưng nhìn chung vẫn chưa đápứng được nhu cầu giao dịch vốn của các ngân hàng Vì thế năm 2006 và 2007 được nâng lên là 5phiên / tuần

Bảng 2 Số lượng các phiên giao dịch OMO

Năm

Sốphiên

Sốphiênmua

Số phiênbán

Tần suất giaodịch

Muahẳn

Mua có kỳhạn

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Phương thức đấu thầu, xét thầu

Bảng 3 Phương thức đấu thầu, xét thầu trên thị trường mở

số

Phương thứcđấu thầu

Phươngthức xétthầuLãi suất khối lượng Riêng lẻ Thống nhất

Trang 26

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về phương thức giao dịch trên thị trường mở, NHNN chủ yếu sử dụng phương thức đấuthầu lãi suất và phương thức xét thầu riêng lẻ Phương thức đấu thầu lãi suất đã được NHNN sửdụng trong 86,2% số phiên giao dịch trong 5 năm qua và tới 100% số phiên trong 2 năm 2006-

2007 Điều này xuất phát từ lý do NHNN đang điều hành CSTT theo khối lượng tiền tăng thêmnên nhu cầu giao dịch GCTG của NHNN thường được xác định trước Ngoài ra, NHNN cũng sửdụng phương thức xét thầu riêng lẻ trong 65,3% số phiên giao dịch Trong nửa cuối năm 2005,NHNN hầu như chỉ áp dụng phương thức xét thầu thống nhất trong các phiên OMO Hoạt độngthị trường mở trong năm 2006 và 2007 được tiến hành duy trì một cách đều đặn

1.2.2 Chính sách tái chiết khấu

Công cụ tái cấp vốn và công cụ tái chiết khấu được NHNNVN sử dụng thường xuyên nhằm tác động vào các điều kiện của thị trường tiền tệ để thực hiện mục tiêu điều hành CSTT của NHNNVN

Năm 2005, NHNNVN 3 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0% - 5,5% -6,0% - 6,5%/năm; 3 lầntăng lãi suất chiết khấu từ 3,0% - 3,5% - 4,0% -4,5%/năm Để mở rộng khả năng điều tiết tiền tệ của NHTƯ, trong năm 2005,NHNNVN đã ban hành Quyết định 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 về việc các TCTD sử dụng một số loại trái phiếu trong các giao dịch tái cấpvốn của NHNNVN Theo đó, danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch cầm

cố, thấu chi và cho vay qua đêm, giao dịch kỳ hạn trong chiết khấu và NVTTM đã được mở rộng, bao gồm các trái phiếu do Quỹ Hỗ trợ phát triển, trái phiếu UBND Thành phố Hà Nội

và Thành phố Hồ Chí Minh phát hành

Trong năm 2006, vốn khả dụng của các TCTD xét trên toàn hệ thống có xu hướng dư thừa, nhưng tập trung chủ yếu ở một số NHTM Nhà nước.Trong khi đó, hoạt động thị trường liên ngân hàng chưa thực sự thông suốt nên một số NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn có thiếu hụt tạm thời về vốn khả dụng Do đó, NH NNVN đã tiếp tục sử dụng công

cụ tái cấp vốn dưới các hình thức chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá nhằm hỗ trợ cho các NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đảm bảo khả năng thanh toán

Trang 27

Đối với hình thức chiết khấu giấy tờ có giá: chiết khấu giấy tờ có giá được thực hiện trong phạm vi hạn mức được phân bổ, một số NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như NHTM cổ phần Kỹ thương, NHTM cổ phần Nhà Hà Nội, ngân hàng Indovina, Standart Chartered, v.v đã thực hiện cho vay theo hình thức này

Riêng đối với hình thức cầm cố giấy tờ có giá được hạn chế nhằm kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khuyến khích các TCTD sử dụng và quản lý vốn khả dụng hiệu quả Năm 2007, nhìn chung, vốn của các TCTD xét trên toàn hệ thống tiếp tục dư thừa Trong khi

đó, hoạt động thị trường liên ngân hàng chưa thực sự thông suốt nên một số NHTM có thiếu hụt tạm thời về vốn khả dụng, đã tiếp cận các kênh tái cấp vốn của NHNNVN (dưới hình thức chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá) để đảm bảo khả năng thanh toán Đối với hình thức cầm cố giấy tờ có giá, từ đầu năm 2007 NHNNVN đã hạn chế việc tái cấp vốn thông qua cầm cố giấy tờ có giá Bên cạnh đó, do các TCTD tiếp tục dư thừa vốn nên rất ít TCTD tiếp cận nguồn vốn này

Nhìn chung qua các năm lãi suất chiết khấu cũng được điều chỉnh theo xu hướng tăng dần Trong điều kiện nền kinh tế đang có những dấu hiệu lạm phát gia tăng thì việc áp dụng tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm khả năng cho vay của các NHTM, giảm dư lượng vốn cho vay, từ đó làm giảm dư nợ cho vay tín dụng của các NHTM

1.2.3 Dự trữ bắt buộc

Trước bối cảnh CPI những tháng đầu năm tăng cao, để thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ gópphần tăng trưởng kinh tế, tháng 7 năm 2004, NHNNVN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB đối với các loại tiền gửi dưới 24 tháng bằng VND và ngoại tệ (Quyết định số 796/QĐ –

NHNNVN ngày 25/6/2004) Cụ thể, đối với tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 2% đến 5%, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tăng từ 1,5% lên 4%, NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 1% lên 2% Đồng thời, để khuyến khích cácTCTD sử dụng vốn có hiệu quả, tránh tăng lãi suất dẫn đến dư thừa vốnVND, NHNNVN đã thay đổi phương thức trả lãi đối với tiền gửi DTBB bằng VND (Quyết định số 923/QĐ – NHNNVN ngày 20/7/2004).Theo đó, đối với DTBB

Trang 28

bằng VND, NHNNVN chỉ trả lãi cho tiền gửi DTBB (1,2%/năm) mà không trả lãi cho phần tiền gửi DTBB vượt Trong năm 2006, công cụ DTBB được điều hành theo hướng linh hoạt, thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế Trước diễn biến tổng phương tiện thanh toán tăng cao hơn sovới năm trước, trong khi tín dụng có xu hướng tăng trưởng chậm, NHNNVN đã giữ nguyên tỷ lệ DTBB để duy trì ổn định tiền tệ và góp phần tăng trưởng kinh tế Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8%; bằng VND áp dụng cho các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần đô thị, NHTM liên doanh, Chi nhánh NHTM nước ngoài là 5%, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 4%, áp dụng cho NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 2% Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi có kỳ hạn

từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 2%, áp dụng chung cho cả VND và ngoại tệ Ngoài ra, công

cụ DTBB tiếp tục được điều hành theo hướng bình quân theo tháng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng linh hoạt nguồn vốn Trước diễn biến phức tạp của CPI trong năm

2007 và đầu tháng 1/2008, NHNNVN đã ban hành các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc

độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của các TCTD Bước đi đầu tiên trong gói các giải pháp thắt chặt tiền tệ là ngày 16/1/2008, NHNNVN ban hành quyết định số187/2008/QĐ-NHNN điều chỉnh DTBB đối với ngân hàng tăng thêm 1% ở các loại tiền gửi được ban hành (trước đó, tháng 6/2007, NHNNVN đã ban hành Quyết định 1141 để tăng tỷ

lệ DTBBlên gấp đôi) Nếu so sánh với tỷ lệ DTBB tại Quyết định 1141/2007 thì mức tăng 1% là không lớn Tuy nhiên, nếu xem xét số tiền mà các TCTD phải hút tiền từ lưu thông về thì không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền tệ và chứng khoán đang trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm

1.2.4 Chính sách tỷ giá hối đoái (Exchange rate policy)

Đồ thị diễn biến tỷ giá hối đoái năm 2005

Trang 29

Tiếp tục ổn định tỷ giá, giảm giá trị VND dưới 1% Trong năm 2005 NHNNVN đã thực hiện điều hành tỷ giá (USD/VND) ổn định tương đối (tăng 0,86 %), phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, không tạo nên những bất lợi cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu T

Trang 30

Đồ thị Diễn biến tỷ giá năm 2006

Nguồn: NHNNVN

Trong năm 2006, NHNNVN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện canthiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểmsoát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước

Năm 2007, chính sách tỷ giá của NHNNVN được điều hành một cách linh hoạt, phù hợp vớidiễn biến thị trường trước sức ép VND lên giá do cung ngoại tệ lớn hơn cầu, bên cạnh việc

Trang 31

NHNNVN mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, dự phòng đối phó với nguy cơ dòng vốn đảo chiều, giảm áp lực tăng giá VND, NHNNVN đã nới lỏng biên độ tỷ giá từ

Ngân hàng ngoạithương Việt Nam

Trang 32

Bằng công cụ hạn mức tín dụng, NHNNVN quy định cho các NHTM một hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong một thời gian nhất định Đây là một biện pháp mạnh, mang tính hành chính,

có hiệu lực đáng kể Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng luôn biến động không ngừng Cho nên công cụ này ít được NHNNVN áp dụng Năm 2005, NHNNVN đã chỉnh sửa các cơ chế tín dụng như sửa đổi cơ chế cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay, phân loại nợ ,v.v

và ban hành Chỉ thị 02/2005/CTNHNN ngày 20/05/2005 và 05/2005/CTNHNN ngày 25/04/2005chỉ đạo các TCTD kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng phải phù hợp với tăng trưởng huy động vốn thực tế và kiểm soát rủi ro, chú trọng thực hiện các giải pháp nâng caochất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống Vì vậy, trong năm 2005, các TCTD đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã giảm từ 41,65% của năm 2004 xuống còn 31,04% trong năm 2005 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng là biện pháp quan trọng, cần thiết để kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống, chính vì vậy, bên cạnh việc tăng DTBB, trong năm 2007, NHNNVN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát tín dụng như ban hành cơ chế sửa đổi quy định về trích lập và dự phòng rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế, ban hành chỉ thị số 03/2007/CTNHNN yêu cầu các TCTD thực hiên giải pháp kiểmsoát tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3%, tăng cường thanh tra giám sát hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống TCTD Khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ

có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của TCTD Dư nợvốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán baogồm: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với các công ty chứng khoán; cho vay cầm cố bằng chứng khoán hoặc bảo đảm bằng tài sản khác để đầu tư, kinh doanh chứng khoán đối với các tổ chức khác và

cá nhân; chiết khấu giấy tờ có giá đối với tổ chức và cá nhân để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.Kết quả đạt được là năm 2007 tăng trưởng tín dụng đạt 53,89%

Đồ thị 3.1 : Tăng trưởng tín dụng từ năm 2004 đến 2009

Đơn vị: %/tháng

Trang 33

Tóm lại, nhìn chung từ năm 2005 đến 2007 NHTƯ thường áp dụng các chính sách điều chỉnh hạn mức tín dụng theo hướng thắt chặt, tức là hạ thấp mức cung tín dụng, khống chế dư nợ cho vay đầu tư, từ đó giúp tăng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng, góp phần giảm mức cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế.

2.2.6 Công cụ lãi suất

Bảng 2.1: Các lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố năm 2005

Trang 34

Trong năm 2005, trước sức ép lãi suất tăng trên thị trường thế giới mà lãi suất VND và tiền tệ có

xu hướng tăng Cụ thể, lãi suất huy động VND tăng khoảng 0,36-1,2%/năm, lãi suất cho vay VND tăng khảng 0,36-0,96%/năm, lãi suất huy động USD tăng khảng 0,7 – 2,5%/năm và lãi suấtcho vay USD tăng 0,75 – 2%/năm so với cuối năm 2004.Thông qua các quyết định như QĐ

số 316/2005/QĐ-NHNN, 210/2005/QĐ-NHNN,1247/2005/QĐ-NHNN, v.v NHNNVN đã 2 lần tăng lãi suất cơ bản từ 7,5% - 7,8% -8,25%/năm, 3 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0% – 5,5% – 6,0% – 6,5%/năm, 3 lần tăng lãi suất chiết khấu từ 3,0% - 3,5% - 4,0% - 4,5%/năm Bên cạnh đó trần lãi suất tiền gửi bằng USD của các pháp nhân tại các TCTD đã được điều chỉnh tăng

2 lần Việc điều chỉnh như trên là tương đối hợp lý, phù hợp với điều kiện thị trường, khuyến khích các NHTM tích cực huy động vốn từ dân cư, để cho vay nền kinh tế, giảm cung ứng tiền trong lưu thông

Trong năm 2006, mặt bằng lãi suất VND và ngoại tệ tiếp tục được điều chỉnh tăng so với cuối năm 2005

Bảng 2.2: Các lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trong năm 2006

( Đơn vị: %/ tháng)

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất chiết khấu

Trang 35

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNNVN

Năm 2007 tuy phần nào bị ảnh hưởng bởi những diễn biến bất thường của thị trường tài chính thế giới cũng như thị trường trong nước, NHNNVN không điều chỉnh nhiều lãi suất huy động VND và ngoại tệ (đồ thị 2.3)

Đồ thị 2.3: Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng năm 2007

Đơn vị : %/tháng

Ngày đăng: 02/06/2016, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w