1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại thái bình

81 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 903 KB

Nội dung

thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại thái bình

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC……… 1

DANH MỤC VIẾT TẮT……… 5

LỜI MỞ ĐẦU……… 6

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ……… 9

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ……… 9

1.1.Lịch sử phát triển thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và tại Việt Nam

9

1.1.1 Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học trên thế giới………… 9

1.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới ……… 10

1.1.3 Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt nam ……… 11

1.2 Thuốc bảo vệ thực vật và một số vấn đề liên quan ………… …… 12

1.2.1 Thuốc bảo vệ thực vật……… ……… 12

1.2.2 Một số khái niệm liên quan……… …… 14

1.3 Phân loại thuốc BVTV……… …… 15

1.3.1 Phân loại theo tính độc……… 15

1.3.2 Phân loại theo công dụng……… 16

1.3.3 Phân loại theo gốc hóa học……… … 19

1.3.4 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập……… 19

1.3.5 Phân loại dựa vào nguồn gốc……… 19

1.4 Các tác động của thuốc bảo vệ thực vật ……… ……… 20

1.4.1 Tác động cục bộ, toàn bộ……….……… 20

1.4.2 Tác động tích luỹ……… ………… 20

1.4.3 Tác động liên hợp ……… 21

1.4.4 Tác động đối kháng ……… 21

1.4.5 Hiện tượng quá mẫn ……… 21

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật… 22

1.5.1 Tác động của yếu tố thời tiết, đất đai……… …… 22

1.5.2 Tác động của yếu tố điều kiện canh tác……… 25

Trang 2

II CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ

DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ……… ……… 27

2.1 Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước ……… …… 27

2.2 Các quy định của Bộ NN&PTNT ……….………… 29

III CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT…… … 31

3.1 Nguyên tắc 4 đúng ……….……… 31

3.2 Dùng thuốc luân phiên……….………… 32

3.3 Dùng thuốc hỗn hợp……… ………… 32

3.4 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp……….………… … 32

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI BÌNH……… 34

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÁI BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP……… 34

1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên……… … 34

1.1.1 Vị trí địa lý……….…… … 34

1.1.2 Thời tiết khí hậu……… 35

1.1.3 Thủy văn, sông ngòi……… ……… 36

1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội……… ………

1.2.1 Quỹ đất đai………

36 36 1.2.2 Nguồn nhân lực……….……… 37

1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế……… ……… 38

a Tình hình sản xuất nông nghiệp……… ……… 39

b Tình hình sản xuất công nghiệp……… ……… 41

c Tình hình phát triển thương mại - dịch vụ……… ………… 43

1.2.4 Các chính sách phát triển nông nghiệp tại Thái Bình……… 45

1.3 Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp……… 48

II TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BVTV VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TÌNH THÁI BÌNH NHỮNG NĂM QUA……….……….…… 50

2.1 Số lượng thuốc Bảo vệ thực vật sử dụng tại Thái Bình trong thời gian qua……… ……… 50

2.2 Hệ thống cung ứng thuốc BVTV……….……… 52

Trang 3

2.3 Biến động giá cả thuốc BVTV……… ……… 55

III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG THUỐC BVTV VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH……… 58

3.1 Tác động tích cực……….… 58

3.2 Tác động tiêu cực……… 60

3.2.1 Gây độc hại đối với người sử dụng thuốc, gia súc và làm ô nhiễm môi trường……….……… … 60

3.2.2 Để lại dư lượng trong nông sản,gây ngộ độc cho người tiêudùng 62

3.2.3 Giết hại nhiều thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái.Có thể làm phát sinh những đối tượng dịch hại quan trọng mới ……….… 64

3.2.4 Dễ làm nảy sinh tính chống độc của sâu hại và gây hiện tượng tái phát dịch sâu hại……… ……… 65

CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ HẠN CHẾ MẶT TRÁI CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI BÌNH……… ……… ….… 66

I VỀ PHÍA CƠ QUAN QUẢN LÝ……….…… 66

1.1 Giải pháp về về đổi mới và hoàn thiện chính sách……… ……… 66

1.2 Giải pháp về thông tin tuyên truyền……….……… 67

1.3 Giải pháp về Thanh tra, kiểm tra……….……… 67

1.4 Giải pháp về tổ chức sắp xếp lại hệ thống kinh doanh thuốc BVTV 68 1.4.1 Hệ thống cung ứng ở Tỉnh, Huyện……… 68

1.4.2 Hệ thống bán lẻ ở xã thôn……….……… 69

1.5 Giải pháp về đào tạo, huấn luyện……… ……… 70

II VỀ PHÍA NGƯỜI SỬ DỤNG……… ………… 71

2.1 Biện pháp ngăn ngừa……… 71

2.2 Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả……… 72

III VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, KINH DOANH,PHÂN PHỐI 73 3.1 Giải pháp về công nghệ……… 73

3.2 Giải pháp trong lĩnh vực kinh doanh……… 74

KẾT LUẬN……….……….…

PHỤ LỤC……….

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………

76 77 82

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

CIRAD The Center for International Cooperation in Agronomic

Research for Development

(Trung tâm hợp tác phát triển nông nghiệp của Pháp)

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

(Thực hành sản xuất nông nghiệp tôt)

Trang 5

đề được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, và tích cực chỉ đạo từ công táctuyên truyền đến bám sát đồng ruộng khi dịch bệnh xảy ra

Trang 6

Phương pháp phổ biến của người dân khi cây trồng xuất hiện sâu bệnh là sửdụng thuốc BVTV Với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng có thểngăn chặn các đợt dịch trong thời gian ngắn, có hiệu quả mọi lúc mọi nơi, dễmua bán trao đổi, đôi khi thuốc BVTV còn là giải pháp duy nhất Nếu sử dụngđúng mục đích, đúng kỹ thuật và có sự chỉ đạo đồng bộ, thuốc BVTV sẽ đemlại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản Với các ưuđiểm trên, thuốc BVTV được coi là thuốc cứu sinh của người nông dân mỗi khi

có dịch bệnh xảy ra và được người dân sử dụng tự phát với số lượng lớn Điềunày không những không mang lại hiệu quả trong việc phòng chống sâu bệnh,

mà ngược lại sẽ đem đến những hậu quả rất khó lường đối với cây trồng, cũngnhư với sức khỏe của người sử dụng; và có thể dẫn đến nhờn thuốc gõy bựngphỏt dịch bệnh trên diện rộng với mức độ nguy hại lớn hơn

Việc gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học và sựlạm dụng thuốc trong sản xuất đã và đang gây nên những hậu quả đáng lo ngại.Qua mỗi chiến dịch phòng trừ sâu bệnh, việc lạm dụng thuốc BVTV ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khoẻ người dân và nguy cơ huỷ diệt môi trường là vấn đề báođộng hiện nay Bên cạnh đú, xột về khía cạnh kinh tế, hàng năm có rất nhiềuhàng hóa, nông sản phẩm của Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng xuấtkhẩu sang các nước đã bị trả lại hoặc bị cấm nhập do dư lượng thuốc BVTVtrên sản phẩm quá cao hoặc không đảm bảo chất lượng

Trong quá trình thực tập tại Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh Thái Bình – cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn Tỉnh, tôi có

cơ hội được tiếp xúc với các cán bộ có chuyên môn và tìm hiểu thực tế sử dụngthuốc BVTV của nông dân tại địa phương Nhận thấy việc đánh giá thực trạng

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Thái Bình là một việc làm cấp thiết để giỳpcỏc cơ quan chức năng có cái nhìn tổng thể nhằm đưa ra giải pháp kịp thời,đảm bảo phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững Do đó, tôi đã chọn

đề tài chuyên đề tốt nghiệp:

“Thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

tại Thỏi Bỡnh”

II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

1 Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn về sử dụng thuốc BVTVtrong sản xuất nông nghiệp

Trang 7

2 Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV và tác động của nó trên hai mặttích cực và tiêu cực đến nông nghiệp Thái Bình.

3 Đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệthực vật phù hợp với điều kiện thực tế tại Thái Bình

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật và thực tiễn sử dụng trongsản xuất nông nghiệp

- Các yêu cầu đặt ra để hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn

2 Phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian: 7 Huyện và 1 Thành phố của tỉnh Thái Bình

- Về thời gian: giai đoạn từ 2005 đến 2010

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập thông tin tư liệu từ các nguồn khác nhau

- Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê và so sánh với sự giúp đỡ của cácchương trình xử lí số liệu trên máy tính

- Phương pháp khảo sát, phỏng vấn trực tiếp người sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật

V KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ

Bao gồm 3 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật Chương II: Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông

nghiệp tại Thái Bình Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế mặt

trái của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại Thái Bình Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình về

Trang 8

nhiều mặt của các tập thể, cá nhân Đầu tiên, xin tỏ lòng viết ơn sâu sắc đếnPGS.TS Phạm Văn Khụi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn, giúp

đỡ tôi thực hiện chuyên đề này Tôi cũng xin được cảm toàn thể cán bộ, nhânviên Chi cục Bảo vệ thực vật Thái Bình đã tạo điều kiện để tôi thực tập, nghiêncứu và hoàn thành chuyên đề này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu vàphân tích các tài liệu, song do thời gian, trình độ và kinh nghiệm thực tế cònhạn chế nên chuyên đề không tránh được những sai sót và hạn chế, rất mongnhận được sự đóng góp để có thể thực hiện những đề tài lần sau hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1 Lịch sử phát triển thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Lịch sử phát triển của biện phỏp hoỏ học trên thế giới

Quá trình phát triển của thuốc BVTV trên thế giới có thể chia thành một sốgiai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20): Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống cây

trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn Để bảo vệ cây,người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có Sự phát triển nôngnghiệp trông chờ vào sự may rủi Tuy con người đã phát hiện ra cách sử dụngmột số chất hóa học để diệt trừ sâu bệnh như lưu huỳnh trừ bệnh phấn trắng(1848); lưu huỳnh vụi dựng trừ rệp sáp hại cam (1881); dùng HCN trừ rệp vảy(1887); aseto asenat đồng dùng trừ sâu hại khoai tây (1889); asenat chì trừ sâurừng, sâu ăn quả; hay nửa cuối thế kỷ 19, dùng cacbon disulfua (CS2) để chống

chuột đồng và các ổ rệp hại nho…(Giáo trình sử dụng thuốc BVTV) Nhưng

những biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có một vai trò đáng kể trong sảnxuất nông nghiệp

Giai đoạn 2 ( Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại hữu

cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông

Trang 9

nghiệp Lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyếtbằng thuốc hoá học Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chíngười ta còn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trongmột vùng rộng lớn Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốcBVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện Kháiniệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời.

Giai đoạn 3 (những năm 1960- 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV đã để

lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình trạng, nhiềuchương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tếdựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốcBVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ không dùng thuốcBVTV trong sản xuất nông nghiệp

Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối vớimôi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu bệnh có nguồngốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng vàcây trồng vẫn liên tục ra đời Lượng thuốc BVTV được dựng trờn thế giớikhông những không giảm mà còn tăng lên không ngừng

Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi trường được

quan tâm hơn bao giờ hết Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiềuthuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn vớimôi trường ra đời Vai trò của biện pháp hoá học đã được thừa nhận Tư tưởng

sợ thuốc BVTV cũng bớt dần Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biếnrộng rãi

1.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới

Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm, songtổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên khôngngừng, số chủng loại ngày càng phong phú Nhiều thuốc mới và dạng thuốcmới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các quyđịnh quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinhphí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn

Trong 10 năm gần đõy tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng giảm,nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng Nguyên nhõn là cơ cấu thuốc thayđổi: Nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi sinh môitrường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùng với

Trang 10

lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao.

Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ cỏc nhúm thuốctuỳ thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước Ngày nay,biện pháp hoá học BVTV được phát triển theo cỏc cỏc hướng chính sau:

- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính chọnlọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn lưu ngắn, ít độc

và dễ dùng hơn Thuốc trừ sâu tác dụng chậm (điều khiển sinh trưởng côntrùng, pheromon, các chất phản di truyền, chất triệt sản) là những ví dụ điểnhình Thuốc sinh học được chú ý dùng nhiều hơn

- Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công thành các dạng thuốcmới ớt ụ nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễm môitrường

- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ hiện có đểtăng khả năng trang trải, tăng độ bỏm dớnh, giảm đến mức tối thiểu sự rửa trôicủa thuốc Chú ý dựng cỏc phương pháp sử dụng thuốc khác bên cạnh phunthuốc còn đang phổ biến Thay phun thuốc sớm, đại trà và định kỳ bằng phunthuốc khi dịch hại đạt đến ngưỡng

1.1.3 Lịch sử phát triển của biện phỏp hoỏ học, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt nam

Có thể chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn trước năm 1957: Biện pháp hoá học hầu như không có vị trí

trong sản xuất nông nghiệp Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng ở một sốđồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và bệnh thối gốc chảy mủcao su và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau

Việc thành lập Tổ Hoá Bảo vệ thực vật (1/1956) của Viện Khảo cứu trồngtrọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá Bảo vệ thực vật ở Việt nam ThuốcBVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâu gai,sâu cuốn lá lớn bựng phỏt ở Hưng yên (vụ đông xuân 1956-1957) Ở miềnNam, thuốc BVTV được sử dụng từ 1962

Giai đoạn từ 1957 - 1990: Thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý và

phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện Nhà nước nhập rồi trực tiếpphân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp, rồi qua HTX nông nghiệp đếntay xã viên để phòng trị dịch hại Lượng thuốc BVTV dùng không nhiều,khoảng 15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủyếu) và thuốc trừ bệnh Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi

Trang 11

trường hay có độ độc cao

Tuy lượng thuốc dựng ớt, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn nảysinh Để phòng trừ sâu bệnh, người ta chỉ biết dựa vào thuốc BVTV Thuốcdùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kỳ

ra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời điểm không cần thiết; tình trạngdùng thuốc sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi; thậm chí người ta còn hy vọng dùngthuốc BVTV để loại trừ hẳn một loài dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn Thuốc

đã để lại những hậu quả rất xấu đối với môi trường và con người

Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quámức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc Từ cuối những năm 80của thế kỷ 20, có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốcBVTV; dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp hoá học trong phòng trừdịch hại nông nghiệp

Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản:

nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường Năm thànhphần kinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV Nguồn hàng phong phú,nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọnthuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân Lượng thuốc BVTV tiêu thụ quacác năm đều tăng Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn,

an toàn hơn với môi trường được nhập Một mạng lưới phân phối thuốc BVTVrộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuậnlợi Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quảkhích lệ

Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gõy khú chocông tác quản lý; quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa chọn đượcthuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp không ít khó khăn.Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hoá học đã để lại nhữnghậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con người Ngược lại, có nhiều người

“bài xớch” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏ thuốc BVTVtrong sản xuất nông nghiệp và tìm cách thay thế bằng các biện pháp phòng trừkhác

Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp vẫnđược thừa nhận Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV và sử dụng chúng antoàn, phòng trừ tổng hợp là con đường tất yếu phải đến Phải phối hợp hài hoàcác biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp; sử dụng thuốc BVTV là biện

Trang 12

pháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác sử dụng không hiệu quả.

1.2 Thuốc bảo vệ thực vật và một số vấn đề liên quan

1.2 1 Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), nhữngchế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyếntrùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệcây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côntrùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏdại…)

Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng

và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp kháckhông thể thực hiện được Là biện phỏp hoỏ học đem lại hiệu quả phòng trừ rõrệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lạihiệu quả kinh tế; lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lạihiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất

Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi làmột trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật Đến nay, thuốc BVTV

đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nôngnghiệp hiện đại Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn

về nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều biện phápphòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chống chịusâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mụ, cỏc biện phápsinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp… nhưng thuốc bảo vệthực vật vẫn có vai trò to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp.Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng thuốc BVTV được coi là phươngpháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên

Khi sử dụng thuốc BVTV, cần biết một số một số khái niệm liên quan đểmua đúng thuốc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng:

Tên thuốc: Do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng này với

hóng khỏc Một loại thuốc có thể mang 3 tên khác nhau: tên hóa học, tênchung, tên riêng

Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và công dụng

của thuốc Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại khác nhau

Trang 13

Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bỏm dớnh tốt và

loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun Cùng một hoạt chất nhưnghiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia của mỗinhà sản xuất khác nhau

Tính độc: Biểu thị bằng LD 50 là liều lượng cần thiết gây chết 50% cá thể

thí nghiệm (chuột bạch, thỏ, chó, chim hoặc cỏ…) tớnh bằng đơn vị mg/kgthể trọng LD 50 càng nhỏ thì độ độc càng cao

Thuốc BVTV là những chất độc; nhưng muốn là thuốc BVTV phải đạt một

số yêu cầu sau:

- Có tính độc với sinh vật gây hại

- Có khả năng tiêu diệt nhiều loài dịch hại (tính độc vạn năng), nhưng chỉ tiêudiệt các loài sinh vật gây hại mà không gây hại cho đối tượng khụng phũng trừ(tính chọn lọc)

- An toàn đối với người, môi sinh và môi trường

- Dễ bảo quản, chuyên chở và sử dụng

- Giá thành hợp lý

Không có một loại chất độc nào có thể thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu nóitrên Các yêu cầu này, thậm chí ngay trong một yêu cầu cũng có mâu thuẫnkhông thể giải quyết được Tuỳ theo giai đoạn phát triển của biện pháp hoá học,

mà các yêu cầu được đánh giá cao thấp khác nhau Hiện nay, yêu cầu “an toànvới người, môi sinh và môi trường” được toàn thế giới quan tâm nhiều nhất

1.2.2 Một số khái niệm liên quan

Dịch hại (pest): dùng chỉ mọi loài sinh vật gây hại cho người, cho mùa

màng, nông lâm sản; công trình kiến trúc; cho cây rừng, cho môi trường sống.Bao gồm các loài côn trùng, tuyến trùng, vi sinh vật gây bệnh cây, cỏ dại, cácloài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng Danh từ này không baogồm các vi sinh vật gây bệnh cho người, cho gia súc

Thuốc trừ dịch hại (pesticide ): Là những chất hay hỗn hợp các chất dùng

để ngăn ngừa, tiêu diệt hay phòng trừ các loài dịch hại gây hại cho cây trồng,nông lâm sản, thức ăn gia súc, hoặc những loài dịch hại gây hại cản trở quátrình chế biến, bảo quản, vận chuyển nông lâm sản; những loại côn trùng, vebét gây hại cho người và gia súc Thuật ngữ này còn bao gồm cả các chất điềuhoà sinh trưởng cây trồng, chất làm rụng hay khụ lỏ hoặc các chất làm cho quảsáng đẹp hay ngăn ngừa rụng quả sớm và các chất dùng trước hay sau thu

Trang 14

hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hư thối trong bảo quản và chuyên chở Thếgiới cũng quy định thuốc trừ dịch hại còn bao gồm thuốc trừ ruồi muỗi trong y

tế và thú y

Tài nguyên thực vật gồm cây, sản phẩm của cây, nông sản, thức ăn gia súc,

lâm sản khi bảo quản

Sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm: côn trùng, nấm, vi khuẩn, cỏ

dại, chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác

Dư lượng là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hoá và các

thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước saumột thời gian dưới tác động của các hệ sống (living systems) và điều kiện ngoạicảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ) Dư lượng của thuốc được tính bằng mg(miligam) thuốc có trong 1kg nông sản, đất hay nước (mg/kg)

Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốc

cũng như các sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môitrường Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất hay trên

bề mặt vật phun; phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm (biết hay không biết)

có trong không khí, đất và nước

1.3 Phân loại thuốc BVTV

Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng loại,phong phú về sản phẩm Tính đến năm 2010, riờng cỏc loại thuốc sử dụngtrong nông nghiệp, theo thống kê: thuốc trừ sâu: 437 hoạt chất với 1.196 tênthương phẩm; thuốc trừ bệnh: 304 hoạt chất với 828 tên thương phẩm; thuốctrừ cỏ: 160 hoạt chất với 474 tên thương phẩm; thuốc trừ chuột: 11 hoạt chấtvới 17 tên thương phẩm; thuốc điều hòa sinh trưởng: 49 hoạt chất với 118 tênthương phẩm; chất dẫn dụ côn trùng: 6 hoạt chất với 8 tên thương phẩm; thuốctrừ ốc: 19 hoạt chất với 91 tên thương phẩm; chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chấtvới 6 tên thương phẩm

Tùy theo mục đích nghiên cứu có nhiều cách để phân loại thuốc BVTV:

1.3.1 Phân loại theo tính độc

Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại Đơn vị đolường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơthể Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:

- Vạch màu đỏ trờn nhón là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm

- Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại

Trang 15

- Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.

- Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc

Nhà sản xuất dựng kớ hiệu đầu lâu gạch chéo là vô cùng nguy hiểm, rất độc,

Nguồn: Cách phân nhóm độc của tổ chức WHO

Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thỡ cú độ độc cao và ngược lại Chonên, trong khi sử dụng nhiều loại cú cựng tác dụng như nhau, nên chọn loạithuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn

1.3.2 Phân loại theo công dụng

Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng vàthường được chia làm 2 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; ngoài ra cũn

có thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và chất điều hoà sinh trưởng cây trồng

Thuốc trừ sâu là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua

đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường Chúngđược dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, câyrừng, nông lâm sản, gia súc và con người Bao gồm các thuốc diệt trứng vàthuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng Các loại thuốc trừsâu thường gặp:

Trang 16

Các loại thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể: được kết hợp vào trong các loại

cây được xử lý Các loại côn trùng ăn vào thuốc trừ sâu khi ăn cây

Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc độc hại với côn trùng: có tiếp xúc trực tiếp

với chỳng Tớnh hiệu quả thường liên quan tới số lượng sử dụng, với các giọtnhỏ (như sương) thường cải thiện tính năng[2]

Các loại thuốc trừ sâu tự nhiên: như các chiết xuất nicotine, pyrethrum và

neem do các loại cây tạo ra để bảo vệ chống lại côn trùng Các loại thuốc trừsâu dựa trên nicotine đã bị cấm tại Hoa Kỳ từ năm 2001 để ngăn chặn dư lượnglàm nhiễm độc thực phẩm

Các loại thuốc trừ sâu vô cơ: được sản xuất bằng các kim loại bao gồm các

hợp chất arsenate đồng- và fluorine, hiện ít được sử dụng, và sulfur, thườngđược sử dụng

Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ: là cỏc hoỏ chất tổng hợp chiếm phần lớn

lượng thuốc trừ sâu sử dụng ngày nay

Thuốc diệt cỏ là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế sự

phát triển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại (cỏ dại, câydại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với câytrồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năngsuất cây trồng và phẩm chất nông sản Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho câytrồng nhất Vì vậy khi dựng cỏc thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng

Bảng 2 – Phân loại thuốc diệt cỏ.

Có tác dụng diệt hoặc làm ngừng sinh trưởngđối với một số loài cỏ dại mà không hoặc ítảnh hưởng đến cây trồng và các loài cỏ dạikhác

Thuốc trừ cỏkhông chọn lọc

Những thuốc trừ cỏ khi dùng gây độc cho mọi loại cỏ và cây trồng

Theo phương

thức tác động

Thuốc trừ cỏ tiếp xúc

Chỉ gây hại cho thực vật ở những nơi thuốc có tiếp xúc với cỏ và thường chỉ diệt những phần trên mặt đất của cỏ dại

Thuốc trừ cỏ nội hấp

Xâm nhập qua lá hoặc qua rễ và thuốc dịch chuyển khắp trong cây và gây độc cho cỏ dại.Thuốc trừ cỏ

dùng khi chưa

Dùng trên ruộng chưa gieo trồng có nhiều cỏdại, sau một thời gian thuốc bị phân huỷ,

Trang 17

Theo thời gian

sử dụng

làm đất không hại cây trồng

Thuốc trừ cỏdùng sau khi gieo

hạt

Những thuốc trừ cỏ xử lý đất, chỉ diệt cỏ dại mới nảy mầm (còn gọi là thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm)

Thuốc trừ cỏ trênruộng có câytrồng đang sinhtrưởng

Những thuốc trừ cỏ chọn lọc và phải dùng vào thời kỳ mà cây có sức chống chịu cao, còn cỏ dại có sức chống chịu yếu đối với thuốc

Nguồn: Giáo trình sử dụng thuốc BVTV – Trường ĐH Nông nghiệp HN

Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ và

hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật),

có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng vànông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử

lý giống và xử lý đất Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bịcác loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tácdụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đấtúng, hạn ) Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vikhuẩn (Bactericides) Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được cả nấm;còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn

Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phõn cỏc thuốc trừ bệnhthành 2 nhóm:

- Thuốc có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây):

Thuốc được phun xịt lờn cõy hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngănngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để pháttriển rồi gây hại cho cây Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báobệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật Nếu dùng chậm thuốckhông thể ngăn chặn được bệnh phát triển Ví dụ: Boúc đụ, Đồng oxyclorua,Monceren, Mancozeb…

- Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lờn cõy, thuốc có khả năng xâm nhập

dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang pháttriển ở bên trong mô thực vật Nhiều loại thuốc trừ bệnh thông dụng ở nước ta

là những thuốc có tác dụng trị bệnh như Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, …Muốn đạt hiệu quả phòng trừ bệnh cao những thuốc có tác dụng trừ bệnhcũng cần được phun sớm, khi bệnh chớm phát hiện Phun muộn thì cho dù có

Trang 18

diệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục vàđiều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.

Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc

sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, đượcdùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng Chỳng tỏc độngđến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo)

Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: còn được gọi là chất (thuốc) kích

thích sinh trưởng cây trồng Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kích thíchcây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của mầm, giỳpcõy nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng tăng năng suất

và chất lượng nông sản Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật Thuốc ítđộc với động vật có vú, môi sinh và môi trường

Cỏc nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định, chỉphát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai,cây trồng, canh tỏc…

1.3.3 Phân loại theo gốc hóa học:

Thuốc trừ sâu gồm các gốc hóa học chính như Clo hữu cơ, Lân hữu cơ,

Carbamate, Cúc tổng hợp (Pyrethroid), thuốc thảo mộc, thuốc vi sinh, thuốcđiều hòa sinh trưởng côn trùng và nhúm khỏc

Thuốc trừ bệnh gồm nhóm thuốc vô cơ (đồng, lưu huỳnh, thủy ngân) và

nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Lân hữu cơ, Carbamate,Dithiocarbamate, Triazole, thuốc sinh học)

Thuốc diệt cỏ gồm nhóm thuốc vô cơ (Sulfat đồng, Natri Clorat) và nhóm

thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Acetamic, Lân hữu cơ, Phenoxy,Phenylure, Triazin)

Thuốc diệt chuột gồm nhóm vô cơ (Thạch tín, Phốt phua kẽm), nhóm hữu

cơ (chủ yếu các chất chống đụng mỏu như Wafarin, Brodifacoum) và nhóm visinh (chủ yếu vi khuẩn Sanmonella)

Thuốc điều hòa sinh trưởng thực vật gồm cỏc nhúm chủ yếu là Auxin,

Gibberellin, Cytokinin, Ethrel và các chất ức chế sinh trưởng

1.3.4 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập (hay cỏch tác động của thuốc) đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.

1.3.5 Phân loại dựa vào nguồn gốc:

Trang 19

Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay

các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại

Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiờn

ủịch), cỏc sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh ) có khảnăng tiêu diệt dịch hại

Thuốc có nguồn gốc vô cơ : bao gồm các hợp chất vô cơ ( như dung dịch

boocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi ) có khả năng tiêu diệt dịch hại

Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả

năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat ).Gần đõy, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc có

cùng một cơ chế, nên người ta còn phân loại theo cơ chế tác động của các loại

thuốc ( như thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô hấp ) haytheo phương thức tác động (thuốc điều khiển sinh trưởng côn trùng, thuốc triệt

sản, chất dẫn dụ, chất xua ủuổi hay chất gõy ngỏn) Phân chia theo các dạng thuốc ( thuốc bột, thuốc nước ) hay phương pháp sử dụng (thuốc dùng để

phun lờn cõy, thuốc xử lý giống )

Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng,người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa Không có sựphân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại thuốc có thể trừđược nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch hạitheo nhiều con đường khác nhau, cú cựng lỳc nhiều cơ chế tác động khác nhau;trong thành phần của thuốc cú cỏc nhúm hay nguyên tố gây độc khác nhau nờn cỏc thuốc có thể cựng lỳc xếp vào nhiều nhóm khác nhau

1.4 Các tác động của thuốc bảo vệ thực vật

Sau khi chất độc xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm sống,tuỳ từng đối tượng và tuỳ điều kiện khác nhau mà gây ra tác động sau trên cơthể sinh vật:

1.4.1 Tác động cục bộ, toàn bộ

Chất độc chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà chất độc trực tiếp tiếpxúc với chất độc nên gọi là tác động cục bộ (như những thuốc có tác động tiếpxúc) Nhưng có nhiều chất độc sau khi xâm nhập vào sinh vật, lại loang khắp

cơ thể, tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi thuốc tác động hay tác độngđến toàn bộ cơ thể gọi là các chất có tác động toàn bộ (những thuốc có tác dụngnội hấp thường thể hiện đặc tính này)

Trang 20

1.4.2 Tác động tích luỹ

Khi sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu nhanhhơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ hoá học Nhưng cũng cótrường hợp cơ thể chỉ tích luỹ những hiệu ứng do các lần sử dụng thuốc lặp lạimặc dù liều lượng thuốc ở các lần dùng trước đó bị bài tiết ra hết được gọi là sựtích luỹ động thái hay tích lũy chức năng

1.4.3 Tác động liên hợp

Khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng có thể tănglên và hiện tượng này được gọi là tác động liên hợp Nhờ tác động liên hợp, khihỗn hợp hai hay nhiều thuốc khác nhau, giảm được số lần phun thuốc, giảm chiphí phun và diệt đồng thời nhiều loài dịch hại cựng lỳc Cú hai loại tác độngliên hợp :

- Tác động liên hợp gia cộng: khi hiệu ứng của hỗn hợp bằng tổng đơn giảncỏc tỏc động

- Tác động liên hợp nâng cao tiềm thế : khi hiệu ứng của hỗn hợp vượt quátổng hiệu ứng riêng của từng chất cộng lại Tác động liên hợp nâng cao tiềmthế cho phép giảm lượng thuốc khi sử dụng Nguyên nhân: có thể do lý tính củathuốc được cải thiện tốt hơn, hoặc các loại thuốc phản ứng và chuyển hoá thànhnhững chất mới có độ độc hơn và cuối cùng do khả năng nâng cao hiệu lực sinhhọc của từng loại thuốc

1.4.4 Tác động đối kháng

Ngược với hiện tượng liên hợp là tác động đối kháng, có nghĩa khi hỗn hợp,chất độc này làm suy giảm độ độc của chất độc kia Hiện tượng đối kháng cóthể được gây ra dưới tác động hoá học, lý học và sinh học của các thuốc vớinhau

Nghiên cứu tác động liên hợp và đối kháng có ý nghĩa rất lớn trong côngnghệ gia công thuốc và là cơ sở cho hai hay nhiều loại thuốc được hỗn hợp vớinhau

1.4.5 Hiện tượng quá mẫn

Các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác động của chất được lặp lại.Dưới tác động của chất độc, các sinh vật có độ nhạy cảm cao với chất độc Chấtgây ra hiện tượng này được gọi là chất cảm ứng Khi chất cảm ứng đã tác độngđược vào cơ thể với liều nhỏ cũng có thể gây hại cho sinh vật Nếu chất độcxâm nhập trước giai đoạn tột cùng của sự cảm ứng, hiện tượng quá mẫn sẽkhông xảy ra và cơ thể sinh vật lại có thể hồi phục

Trang 21

Một số chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, không làm chết sinh vật

đó, nhưng phá hoại các chức năng sinh lý của từng cơ quan riêng biệt, làm sinhvật không phát triển được bình thường, như côn trùng không lột xác được đểphát triển, côn trùng không đẻ được hay đẻ ít và có tỷ lệ trứng nở thấp, khảnăng sống sót kém

Ngoài ra, chất độc có thể làm cho sinh vật phát triển kém, còi cọc, gâynhững vết thương cơ giới ảnh hưởng hoạt động hệ men và các hệ sống khác

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

1.5.1 Tác động của yếu tố thời tiết, đất đai

Tính thấm của màng nguyên sinh chất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều

kiện ngoại cảnh như độ pH của môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ v.v Dotính thấm thay đổi, khả năng xâm nhập của chất độc vào tế bào sinh vật cũngthay đổi, nói cách khác, lượng thuốc BVTV xâm nhập vào tế bào sinh vật nhiều

ít khác nhau, nên độ độc của thuốc thể hiện không giống nhau

Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10-40oC),

độ độc của thuốc với sinh vật sẽ tăng khi nhiệt độ tăng Nguyên nhân của hiệntượng này là: trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng, hoạt độngsống của sinh vật (như hô hấp dinh dưỡng ) tăng lên, kéo theo sự trao đổi chấtcủa sinh vật tăng lên, tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cơ thể mạnh hơn,nguy cơ ngộ độc lớn hơn Hiệu lực của các thuốc xông hơi để khử trùng khotàng tăng lên rõ rệt khi nhiệt độ tăng

Có loại thuốc, khi nhiệt độ tăng lên, đã làm tăng sự chống chịu của dịch hạivới thuốc Khi nhiệt độ tăng, hiệu lực của thuốc sẽ giảm Nguyên nhân của hiệntượng này là: sự tăng nhiệt độ trong một phạm vi nhất định, đã làm tăng hoạttính của các men phân huỷ thuốc có trong cơ thể, nên làm giảm sự ngộ độc củathuốc đến dịch hại Vì thế, việc sử dụng thuốc DDT ở những nơi có nhiệt độthấp lợi hơn ở những nơi có nhiệt độ cao Một số loại thuốc trừ cỏ, nhiệt độ caolàm tăng khả năng phân huỷ của thuốc, hiệu lực và thời gian hữu hiệu của thuốc

do thế cũng bị giảm

Nhiệt độ thấp, nhiều khi ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây vớithuốc Khi phun 2.4D và các sản phẩm chứa 2.4D hay Butachlor cho lúa gieothẳng, gặp rét dài ngày, đã bị chết hàng loạt Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp,cây lúa không ra rễ kịp, mầm thóc không phát triển thành cây, lại tiếp xúc vớithuốc liên tục, nên bị chết

Trang 22

Nhưng cũng có trường hợp, tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc cũng khôngảnh hưởng nhiều đến độ độc của thuốc (như CuSO4.5H2O).

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm Nhiệt

độ cao làm tăng độ phân huỷ của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt hayhạt chất độc trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở các thuốc dạng sữa, dạnghuyền phù đậm đặc

Độ ẩm không khí và độ ẩm đất cũng tác động đến quá trình sinh lý của sinh

vật cũng như độ độc cuả chất độc Độ ẩm của không khí và đất đã làm cho chấtđộc bị thuỷ phân và hoà tan rồi mới tác động đến dịch hại Độ ẩm cũng tạo điềukiện cho thuốc xâm nhập vào cây dễ dàng hơn

Có trường hợp độ ẩm không khí tăng, lại làm giảm tính độc của thuốc Độđộc của pyrethrin với Dendrolimus spp giảm đi khi độ ẩm không khí tăng lên.Khi độ ẩm tăng, khả năng sự khuyếch tán của thuốc xông hơi bị giảm, dẫn đếngiảm hiệu lực của thuốc xông hơi

Nhưng ngược lại, độ ẩm cũng ảnh hưởng rất mạnh đến lý tính của thuốc,đặc biệt các thuốc ở thể rắn Dưới tác dụng của độ ẩm, thuốc dễ bị đúng vón,khú phân tán và khó hoà tan

Nhiệt và ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc, nên khi bảoquản nhà sản xuất thường khuyên, thuốc BVTV phải được cất nơi râm mát đểchất lượng thuốc ít bị thay đổi

Lượng mưa vừa phải sẽ làm tăng khả năng hoà tan thuốc trong đất Nhưng

mưa to, đặc biệt sau khi phun thuốc gặp mưa ngay, thuốc rất dễ bị rửa trôi, nhất

là đối với các thuốc dạng bột, các thuốc chỉ có tác dụng tiếp xúc Vì vậy khôngnên phun thuốc khi trời sắp mưa to

Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến tính thấm của chất nguyên sinh Cường độ

ánh sáng càng mạnh, làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng xâmnhập thuốc vào cõy, hiờụ lực của thuốc do vậy càng cao Nhưng một số loạithuốc lại dễ bị ánh sáng phân huỷ, nhất là ánh sáng tím, do đó thuốc mau bịgiảm hiệu lực Mặt khác dưới tác động của ánh sáng mạnh, thuốc dễ xâm nhậpvào cây nhanh, dễ gõy chỏy lá cây

Nhưng có loại thuốc, như 2,4-D, phải nhờ ánh sáng, thông qua quá trìnhquang hợp của cây, thuốc mới có khả năng di chuyển ở trong cây và gây độccho cây Paraquat chỉ được hoạt hoỏ, gõy chết cho cỏ dưới tác động của ánhsáng

Trang 23

Đặc tính lý hoá của đất ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu lực của các loại thuốc

bón vào đất Khi bón thuốc vào đất, thuốc thường bị keo đất hấp phụ do trongđất có keo và mùn Hàm lượng keo và mùn càng cao, thuốc càng bị hấp phụ vàođất, lượng thuốc được sử dụng càng nhiều; nếu không tăng lượng dùng, hiệulực của thuốc bị giảm Nhưng nếu thuốc được giữ lại nhiều quá, bên cạnh tácđộng giảm hiệu lực của thuốc, còn có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau, nhất

là với các loài cây mẫn cảm với thuốc đó Ngược lại, cũng có một số loại thuốcnhư Dalapon, vào đất, thuốc bị phân huỷ thành những ion mang điện âm, cùngdấu với keo đất, đã bị keo đất đẩy ra, thuốc dễ bị mất mát do bị rửa trôi

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất, có thể làm giảm hay tăng độ độc

của thuốc BVTV Theo Caridas (1952) thông báo, trên đất trồng đậu tương cóhàm lượng lân cao, sẽ làm tăng hiệu lực của thuốc Schradan Hackstylo (1955)lại cho biết, trên đất trồng bụng cú hàm lượng đạm cao, hàm lượng lân thấp đãlàm giảm khả năng hấp thu Dimethoate của cây

Độ pH của đất có thể phân huỷ trực tiếp thuốc BVTV trong đất và sự phát

triển của vi sinh vật đất Thông thường, trong môi trường axit thì nấm pháttriển mạnh; còn trong môi trường kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn

Thành phần và số lượng các sinh vật sống trong đất, đặc biệt là các vi sinh

vật có ích cho độ phì nhiêu của đất, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn lưu của thuốc

trong đất Thuốc trừ sâu, tác động nhiều đến các loài động vật sống trong đất.Ngược lại, các loại thuốc trừ bệnh lại tác động mạnh đến các vi sinh vật sốngtrong đất Các thuốc trừ cỏ, tác động không theo một quy luật rõ rệt

Nhiều loài vi sinh vật có trong đất, có khả năng sử dụng thuốc BVTV làmnguồn dinh dưỡng Những thuốc BVTV có thể bị các vi sinh vật này phân huỷ

và sự phân huỷ càng tăng khi lượng vi sinh vật có trong đất càng nhiều Người

ta dễ dàng nhận thấy một quy luật đối với thuốc trừ cỏ

Lần đầu dùng thuốc trừ cỏ, thời gian tồn lưu của thuốc trong đất rất lâu.Nhưng nếu cũng dùng loại thuốc trừ cỏ ấy nhiều lần, thì càng về sau, thời giantồn lưu của thuốc trong đất ngày càng ngắn lại, thuốc càng bị phân huỷ mạnhhơn Hiện tượng này là do, các loài vi sinh vật đã thích ứng được với thuốc, sẵnnguồn dinh dưỡng đã phát triển mạnh với số lượng lớn nờn phõn huỷ thuốcmạnh hơn Người ta cũng nhận thấy, những loại thuốc ít bị keo đất hấp thụ, dễ

bị vi khuẩn phân huỷ, ngược lại bị keo đất hấp phụ nhiều lại bị nấm phân huỷ.Dựa vào các ảnh hưởng trên của các yếu tố thời tiết, đõt đai, bà con nông

Trang 24

dân phải chú ý thời điểm và tùy vào đặc điểm đất để có phương thức sử dụngthuốc cho phù hợp VD: Đối với việc bón phân, nờn bún vào đầu giai đoạn hayđầu mỗi thời kỳ Cần quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu là những yếu tố

có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của lá, rễ Nếu lá, rễ hoạt động kộmthỡ khả năng sử dụng phân bón cũng kém Do đó, bón phân trong điều kiện nàycũng không phải là đúng lúc Việc phun thuốc lúc nào để phòng ngừa, trị đượcsâu bệnh, người nông dân phải dự báo, chọn đúng thời điểm thích hợp để xử lý

1.5.2 Tác động của yếu tố điều kiện canh tác

Trong điều kiện, sâu bệnh phát triển với diễn biến khá phức tạp theo từngnăm Tuy các cơ quan quản lý đó cú khuyến cáo để người dân lưu ý và cú cỏch

xử lý kịp thời Nhưng do thói quen sản xuất và sử bảo thủ trong tư tưởng, nênnhiều người sử dụng vẫn lặp lại phương thức của những năm cũ Khi khôngthấy hiệu quả lại tự thay đổi bằng cách tăng liều lượng bừa bãi, lạm dụng thuốcgây nên hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc ở sâu bệnh, dẫn đến hậu quả khólường Hay một bộ phận người dân, do tiết kiệm chi phí sản xuất, đó tỡm mua

và sử dụng những chế phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng chưa đượckiểm định, có thể dẫn đến mất an toàn cho người sử dụng mà khả năng diệt trừsâu bệnh lại không hiệu quả… Do đó để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, cầnthực hiện đúng các chỉ đạo của cơ quan khuyến nông về chủng loại thuốc, thờiđiểm, phương thức sử dụng…

Mặt khác, cần chuẩn bị điều kiện canh tác tốt, vệ sinh đồng ruộng tốt sẽ hạnchế được nguồn dịch hại nên giảm được sự gây hại của dịch hại

Trong phòng trừ cỏ dại, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

và cỏ dại mang một ý nghĩa quan trọng Khi mật độ cây trồng cao, cây pháttriển mạnh, cây càng già, càng cạnh tranh với cỏ dại mạnh, nhiều khi không cầntrừ cỏ Nhưng trong tình huống nhất định phải phòng trừ, phải tiến hành hết sứcthận trọng, đảm bảo kỹ thuật để thuốc không dớnh lờn cây trồng, gây hại chocây Nhưng khi cỏ dại phát triển mạnh, việc phòng trừ cỏ dại càng khó khăn,lượng thuốc dùng càng nhiều, càng dễ gây hại cho cây Nói chung, thực vậtcàng non càng dễ bị thuốc trừ cỏ tác động Đó chưa kể một số thuốc trừ cỏ chỉ

có thể diệt được cỏ dại khi còn non

Ví dụ: Butachlor, Pretilachlor, Mefenacet, Bensulfuron methyl chỉ diệt cỏtrên ruộng lúa khi cây cỏ chưa cú quá 1.5 lá thật Thuốc Dual 720EC không cóhiệu lực trừ cỏ khi cỏ đã lớn

Dưới tác động của thuốc BVTV, cây trồng được bảo vệ khỏi sự phá hại của

Trang 25

dịch hại, sẽ sinh trưởng và phát triển tốt Khi cây sinh trưởng tốt, sẽ tạo nguồnthức ăn dồi dào, dịch hại có đủ thức ăn, chất lượng thức ăn lại tốt nên dịch hạiphát triển mạnh, có sức chịu đựng với thuốc tốt hơn Mặt khác, khi cây sinhtrưởng tốt, cây phát triển rậm rạp, có lợi cho dịch hại ẩn náu, thuốc khó trangtrải đồng đều, khó tiếp xúc được với dịch hại, lượng nước thuốc cần nhiều hơn,việc phòng trừ dịch hại trở nên khó khăn hơn, hiệu quả của thuốc bị giảmnhiều.

Trong điều kiện cây trồng sinh trưởng tốt, số lượng dịch hại sống sót dokhông hay ít được tiếp xúc với thuốc, sẽ sống trong điều kiện mới thuận lợi, ít

bị cạnh tranh bởi các cá thể cùng loài, của các ký sinh thiên địch, nguồn thức

ăn dồi dào, chất lượng tốt, dễ hình thành tính chống thuốc, gõy bựng phỏt số

lượng Dưới tác động của thuốc, tính đa dạng của sinh quần bị giảm, cả về

chủng loại lẫn số lượng Khi các loài ký sinh thiên địch bị hại, dễ làm cho dịchhại tỏi phát, có thể phát thành dịch, gây hại nhiều cho cây trồng Khi dùng liêntục một hay một số loại thuốc để phòng trừ các loài dịch hại chính, sẽ làm chocác loài dịch hại thứ yếu trước kia nay nổi lên trở thành dịch hại chủ yếu, đượccoi là xuất hiện một loài dịch hại mới Tất cả những hiện tượng này đều đã xuấthiện ở Việt nam như: tính chống thuốc của sâu tơ hại rau họ thập tự; sự bựngphỏt số lượng của rầy nâu hại lúa; sự xuất hiện loài dịch hại mới là nhện trờnchố Những hậu quả này đều do quá lạm dụng thuốc BVTV, không chú ý đến

kỹ thuật dùng thuốc gây nên

Mối quan hệ giữa 3 nhân tố thuốc BVTV, sinh vật và ngoại cảnh ( sơ đồ 1)

là rất mật thiết, tương tác lẫn nhau, nhân tố này là tiền đề cho nhân tố kia hayngăn cản nhân tố kia phát huy tác dụng

Sơ đồ 1 – Nội dung mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu tố : Thuốc, Dịch hại

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

-Bản chất hoá học

- Đặc tính vật lý-Cường độ tác động

DỊCH HẠI

- Đặc tính sinh vật học

- Đặc tính sinh thái học

ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

- Điều kiện thời tiết, đất đai

- Điều kiện canh tác, cây trồng

Trang 26

và điều kiện ngoại cảnh tác động đến hiệu lực của thuốc BVTV.

II CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ

Một trong những nguyên nhân gây ra tác hại này là do thiếu sự quản lý chặtchẽ, dùng thuốc không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường, gây tổn thất kinh tế tolớn cho từng vùng rộng lớn, gây tổn thất cho mùa màng trong nhiều năm liền

Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và nôngsản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăngcường nghiêm cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV, mà còn cần có những quy địnhchặt chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý cỏc khâu: sản xuất, kinhdoanh, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV trong phạm vi cả nước

2.1 Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước

Thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta từ năm 1956 Cho đến nay, hàng nămchúng ta phải nhập hàng trăm triệu USD thuốc BVTV các loại để phòng chốngdịch hại gây hại cho cây trồng cây rừng, nông lâm sản

Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập khẩu, phânphối, lưu thông và sử dụng Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụtrên như Bộ Nông nghiệp, Công an, Y tế, Giao thông, Lao động đã ra thông

tư liên bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải thực hiện nhằm đảm bảo

an toàn trong mọi khõu trờn

Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nướckhông còn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV Để đảm bảo cho việccung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV, nước ta đã ban hành Pháp lệnh

về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố lầnđầu tháng 2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng 08/2001 để phù hợp với tìnhhình thực tế mới Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho các Pháp lệnh này.Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ Quốc

Trang 27

hội là văn bản có tính pháp lý cao nhất của Nhà nước ta về công tác bảo vệ vàkiểm dịch thực vật, trong đó có một chương riêng (chương IV) chuyên về quản

lý thuốc BVTV Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt vào loại hàng hoáhạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; nhà nước thống nhất quản lýmọi khâu từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, dự trù, vận chuyển buôn bán

và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đói với việc sử dụng thuốc BVTV

có nguồn gốc sinh học, ít độc

Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo đảm antoàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh và sửdụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc BVTV vànhững điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia công, sang chai, đúng gói,nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV

Nghị định 92 CP của chính phủ ban hành năm 1993 được thay bằng Nghị

định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đú có “Điều lệ Bảo vệ thực vật” (có điều quy định

điều kiện người trực tiếp làm dịch vụ BVTV, có liên quan đến vấn đề kinh

doanh thuốc BVTV) và “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”.

Trong “Điều lệ quản lý thuốc BVTV “ (06/2002) quy định lại phạm vi thi

hành của điều lệ và đưa ra nhiều định nghĩa về những khái niệm dùng trongđiều lệ Điều lệ cũng quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinhdoanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt nam phải tuân theo pháp luật về quản lýthuốc BVTV ở Việt nam và những Điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia Hàng năm Bộ NN&PTNT sẽ ra danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng,thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cấm sử dụng Những điều nghiêm cấm trong việcsản xuất, gia công, sang chai, đúng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán, vậnchuyển và sử dụng thuốc cấm, thuốc giả thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõnguồn gốc, thuốc không có nhãn, hoặc cú nhón nhưng vi phạm quy định vềnhãn hàng hoá, vi phạm nhãn được bảo hộ; cấm nhập khẩu buôn bán và sửdụng thuốc đã hết hạn sử dụng Cấm quảng cáo những thuốc không có trongdanh mục thuốc được phép sử dụng, những thuốc hạn chế và thuốc cấm sửdụng trên lãnh thổ Việt nam

Điều lệ còn quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn trách nhiệm của những tổchức, cá nhân và trách nhiệm của Nhà nước trong các lĩnh vực: sản xuất, giacông, sang chai, đúng gói thuốc BVTV; xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệulàm thuốc BVTV; vận chuyển, bảo quản, buôn bán thuốc BVTV trong nước; sử

Trang 28

dụng thuốc BVTV; đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc BVTV; chế độquản lý sử dụng dự trữ thuốc BVTV.

Nghị định 78/CP ngày 27/11/1996 và được điều chỉnh, bổ sung làm rõ hơn

trong Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật” Trong Nghị định số 26/2003/NĐ-

CP có quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc xử phạt,những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng, các hình thức xử phạt và biện pháp khắcphục hậu quả Riêng mục C trong chương II, qui định cụ thể hình thức xử phạt

và mức phạt về quản lý thuốc BVTV

2.2 Các quy định của Bộ NN&PTNT

Kèm theo Pháp lệnh, điều lệ và các quy định trên của Nhà nước, Bộ Nôngnghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ NN&PTNT) đã ban hành nhữngquy định của Bộ về công tác quản lý thuốc BVTV như :

Quyết định số 100/NN-BVTV/QĐ ban hành ngày 23/02/1995 rồi Quyếtđịnh 165/1999/QĐ-BNN-BVTV và nay là Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu,nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đúng gói, hội thảo,quảng cáo thuốc BVTV Đặc biệt trong quyết định145/2003/QĐ-BNN-BVTVcũn cú mục IV quy định về việc sử dụng thuốc BVTV, trong đó quy định rõtrách nhiệm của người trực tiếp sử dụng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý

và đơn vị kinh doanh thuốc BVTV

Quyết định 91/2002/QĐ-BNN qui định về việc cấp chứng chỉ hành nghềsản xuất, gia công, sang chai, đúng gói buôn bán thuốc BVTV

Quyết định 150/NN-BVTV/QĐ rồi 193/1998/QĐ-BNN-BVTV, tiếp đếnquyết định 34/2001/QĐ-BNN-VP bị thay thế bằng Quyết định 50/2003/QĐ-BNN quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệmthuốc BVTV

Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng, dư lượng thuốc BVTV, BộNN&PTNT ngày 08/08/2003 ra Quyết định 79/2003/QĐ sửa đổi khoản 2&3điều 11 trong 50/2003/QĐ-BNN quy định “Kiểm định chất lượng, dư lượngthuốc BVTV” nhằm mục đích đăng ký ở Việt Nam

Để quản lý chặt chẽ hơn các loại thuốc hạn chế sử dụng, Cục Bảo vệ thựcvật đã gửi công văn số 286/HD-BVTV ngày 19/04/2004 hướng dẫn sử dụng cácloại thuốc BVTV bị hạn chế dùng ở Việt nam

Trang 29

Trong giai đoạn gần đây, Bộ NN&PTNT cũng ban hành một số văn bản để

bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định về lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vậtnhư:

Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quyđịnh về quản lý thuốc bảo vệ thực vật Quyết định này thay thế Quyết định số145/2002/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

và mục I, Phần II của Thông tư số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theoQuyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT

về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNTTrong những văn bản nói trên đã chứng tỏ Nhà nước ta rất coi trọng việcquản lý thuốc BVTV Đồng thời Nhà nước ta cũng đòi hỏi các nhà sản xuất,kinh doanh lưu thông và người sử dụng (nông dân) thuốc BVTV phải quán triệt

1538/BVTV-để nghiêm chỉnh thực hiện

Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý nói trên, ngày 18/12/1993,

Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm đã ra Quyết định số BVTV/QĐ về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành vềcông tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật Trong văn bản này đã ghi rõ: Hệ thốngthanh tra được thành lập ở 2 cấp Trung ương (Cục Bảo vệ thực vật) và các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (Chi cục Bảo vệ thực vật); nhận sự chỉ đạotrực tiếp của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Chánh thanh tra Bộ (ở Trungương); của Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật và Chánh thanh tra SởNông nghiệp về công tác nghiệp vụ thanh tra Trong Quy định này cũng quyđịnh rõ nội dung quyền hạn của thanh tra các cấp, tiêu chuẩn thanh tra viên.Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh tra chuyên ngành BVTV làthanh tra thuốc BVTV

703/NN-Quyết định số 412/NN-BVTV/QĐ của Bộ Nông nghiệp & Công nghiệpthực phẩm quy định rõ sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra và chế độ cấpphát, sử dụng đối với viên chức thanh tra chuyên ngành Bảo vệ và kiểm dịchthực vật

Đứng về phía quản lý thuốc, công tác thanh tra chuyên ngành đã đóng mộtvai trò tích cực trong việc hạn chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc ngoài

Trang 30

danh mục lưu hành trên thị trường Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra cònmỏng, trình độ chuyên môn có hạn, nên chưa hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụtrước tình hình lưu thông, quản lý thuốc rất phức tạp hiện nay.

III CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp vỡ nó giỳp cho nông dân bảo vệ cây trồng tránh được sự phá hoạicủa các loài dịch hại Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúngnguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốcBVTV khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu quả cao Nếu sử dụng thuốcBVTV không đúng kỹ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽkhông mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng, chocon người và môi trường sống của cộng đồng

3.1 Nguyên tắc 4 đúng

Đúng thuốc: Khi phải sử dụng thuốc BVTV cho đối tượng cần quản lý phải

ưu tiên hàng đầu là chọn sản phẩm có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật.Ngoài ra, thuốc phải an toàn cho cây trồng, nông sản và ít ảnh hưởng đến thiênđịch, môi trường, con người và vật nuôi

Đúng lúc: Sự phát sinh phát triển của các đối tượng gây hại khá phức tạp;

cây trồng có những thời kỳ rất mẫn cảm đối với thuốc BVTV… Nờn dùngthuốc đúng lúc là yêu cầu phải đặt ra Đối với sâu, rầy dùng thuốc đúng lúc làlúc tuổi nhỏ; các loại bệnh hại là lúc bệnh mới chớm phát; cỏ dại phụ thuộcđiều kiện sinh thái từng vùng mà đưa ra quyết định kịp thời, đỳng lỳc…nhưvậy, thuốc mới phát huy hết tác dụng, hiệu quả và chi phí lại giảm Tránh phunthuốc lúc cây trồng trổ hoa, trời nắng gắt, chiều tối (những vườn cây, vựng cúnuôi ong) Thời kỳ cây trồng trổ hoa, nếu phải phun thuốc BVTV thì phun vàochiều mát

Đúng liều lượng và đúng nồng độ: Cùng một lượng thuốc, pha nhiều nước

để phun quản lý dịch hại hiệu quả cao hơn pha ít nước, ít ảnh hưởng ngườiphun và cây trồng

Cây trồng còn nhỏ: hợp chất phun có thể 240 lít/ ha Tùy đối tượng cầnquản lý lượng hỗn hợp để phun khoảng 320- 480 lớt/ha Về chất lượng nước đểpha thuốc: Nước trong hiệu lực thuốc cao hơn nước đục

Trang 31

Nếu phải hỗn hợp nhiều dạng thuốc, dạng sản phẩm lại với nhau thỡ nênthực hiện theo trình tự: nước - thuốc dạng cốm - khuấy tan - thuốc dạng bột -khuấy tan-…-thuốc nước- khuấy đều- thêm cho đủ nước, phun

Đúng cách: Mỗi đối tượng cần quản lý có vòng đời, phát sinh phát triển,

trú ẩn và gây hại thường không giống nhau nên muốn phun hoặc rải thuốc phảichú ý đến nơi đối tượng gây hại thường trú ẩn hay vị trí tấn công của chúng.Một số trường hợp phun thuốc BVTV, ruộng cần phải có nước (quản lý rầynâu, bệnh đạo ôn); trước khi phun thuốc các bộ phận của cây trồng phải ướt(quản lý bọ trĩ trên họ bầu bí dưa, trừ rệp sáp, nhện hại trờn cõy trồng)… cầntuân thủ theo hướng dẫn của các nhà kỹ thuật trồng trọt

3.2 Dùng thuốc luân phiên

Trong một vụ sản xuất không nên dùng liên tiếp nhiều lần một loại thuốc

mà nên thay đổi cho từng đối tượng dịch hại để ngăn ngừa sự xuất hiện sớmhoặc hạn chế tớnh khỏng thuốc

3.3 Dùng thuốc hỗn hợp

Chỉ nên pha các loại thuốc trừ sâu thuộc cỏc nhúm thuốc khác nhau (nhómthuốc Carbamate thường hỗn hợp được với thuốc nhúm lõn hữu cơ, Pyrethroid,thảo mộc); các thuốc cú cỏch tác động khác nhau (tiếp xúc, nội hấp, lưu dẫn);các thuốc có cơ chế tác động khác nhau (ức chế thần kinh tê liệt, chống lộtxác), pha các loại thuốc có đối tượng phòng trừ khác nhau như thuốc trừ sâupha chung với thuốc trừ bệnh Thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh hóa học phađược với thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng (như Dekamon), phân bón lá.Thuốc trừ sâu vi sinh có thể hỗn hợp với kali, đạm (trừ urờ) nhưng không hỗnhợp được với thuốc có nguồn gốc kháng sinh

3.4 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

Theo nhóm chuyên gia của Tổ chức nông lương thế giới (FAO), quản lýdịch hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thểcủa môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất

cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ củacác loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế Hệ thống quản lýdịch hại tổng hợp (IPM) bắt nguồn từ Indonesia và lan dần ra nhiều nước trồnglỳa trờn thế giới Năm 1992 VN đã chính thức tham gia mạng lưới IPMnetwork

Trang 32

Một số biện pháp trong hệ thống IPM như gieo trồng các giống cây khángsâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện phápthủ công (bắt tay, bẫy bả…) Chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI BÌNH

Trang 33

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÁI BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC BVTV TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

S đ 2 – B n đ ơ đồ 2 – Bản đồ ồ 2 – Bản đồ ản đồ ồ 2 – Bản đồ hành chính T nh Thái Bình(Ngu n: S NN&PTNT Thái Bình) ỉnh Thái Bình(Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Bình) ồ 2 – Bản đồ ở NN&PTNT Thái Bình)

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam

Vị trí địa lý: 20,17 - 20,44 độ vĩ bắc; 106,06 - 106,39 độ kinh đông Trung tâmtỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông Nam,cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam Thái Bình tiếp giáp với 5tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hải Phòng

ở phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tõy, Nam Định ở phía Tây và Tây Nam PhíaĐông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ) Theo quy hoạch phát triển kinh tế, TháiBình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm gần khu vực tam giác phát triển kinh

tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Với địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 2m trên mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam, Thái Bình phù hợptrồng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa quả nhiệtđới và là tỉnh trọng điểm lúa của đồng bằng sông Hồng, có truyền thống thâmcanh Mặt khác, địa hình đồng bằng lại tạo điều kiện cho sâu bệnh lây lan

Trang 34

1-nhanh trên diện rộng, do đó cần phải có những giải pháp phòng chống đồng bộ,triệt để và kịp thời.

1.1.2 Thời tiết khí hậu

Thái Bình là tỉnh nằm trong miền khí hậu phía Bắc với 4 mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-24oC (thấp nhất là 4oC,cao nhất là 38oC) Lượng mưa trung bình 1.400mm - 1.800mm Số giờ nắngtrong năm khoảng 1.600 - 1.800 giờ Độ ẩm trung bình vào khoảng 85-90% Làtỉnh nằm giáp với biển Đụng nờn chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu giómùa: mựa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11năm trước đến tháng 4 năm sau

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 70% lượng mưa cảnăm, cỏc thỏng mưa nhiều là tháng 7,8 và 9 Do lượng mưa không đều nên vàomùa mưa thường cú ỳng, lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp Cùng vớigió Tây Nam kết hợp với nhiệt độ cao ảnh hưởng đến gieo trồng cây vụ thu,làm giảm năng suất vì đây là thời kỳ nuôi quả Ngoài ra, trong điều kiện nắngnóng, nhiệt độ ban ngày tăng cao, lúa vào mùa này phát sinh nhiều đối tượngsâu bệnh như rầy lưng trắng, rầy nõu, sõu cuối lỏ, sõu đục thân cuối vụ bệnhlùn sọc đen, vàng lựn, lựn xoắn lỏ…

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Cỏc thỏng cuối mùa khô là cỏcthỏng khó khăn nhất cho cây trồng vì lượng dự trữ ẩm trong đất đã bị cạn kiệt

Về mùa khô thường xuất hiện sương muối, rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng đếnquá trình phát triển và sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, năng suất cây trồnggiảm do nước bốc hơi, ở nơi đất xốp giữ nước kém những loại cây trồng có bộ

rễ ăn nông hầu như không sống nổi trong mùa khô Thích hợp trồng các loạicây xứ lạnh có giá trị cao, nên tăng cường thâm canh, tăng vụ, xen canh Đốivới vật nuôi, nhất là trâu bò vừa thiếu thức ăn, vừa dễ sinh bệnh tật Đây cũng

là thời điểm sâu bệnh phát triển với diễn biễn phức tạp, một số loại sâu bệnhcần lưu ý như: rầy nâu, bọ xít hôi (bọ xít dài), bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, bệnhđạo ôn Ngoài các đối tượng sâu bệnh chủ yếu nêu trên, trong vụ Đụng Xuõncần chú ý sâu phao, sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục lá, sâu đục thân, bệnh nghẹt rễlúa, bệnh khô vằn, bệnh vàng lựn, lựn xoắn lá

Cần tích cực, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, phun thuốcphòng trừ sâu bệnh đúng thời điểm, liều lượng theo quy định nhằm tránh lâylan trên diện rộng Cần nhổ bỏ những cây lúa bị bệnh lựn cõy, lỏ xoắn có màu

Trang 35

xanh đậm, rỏch mộp lỏ và chôn huỷ sâu trong đất nhằm tránh bệnh lùn sọcđen lây lan.

1.1.3 Thủy văn, sông ngòi

Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín Bờ biển dài trên

52 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: phía bắc và đông bắc có sụngHóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài

53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý(phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km.Cỏc sụng này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý,Lân Do đặc điểm sát biển nờn chỳng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều,mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùađông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnhhưởng sâu vào đất liền từ 15-20 km

Với ưu thế về hệ thống sông, biển, tiềm năng và nguồn lợi thủy sản là mộttrong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình Thái Bình có 3 thủy vực khác nhau:nước ngọt, nước lợ, nước mặn

Thái Bình có triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh mương ao hồ rộngkhắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi trõu, bũ, bò sữa, lợn, gà, vịt, cá Nguồn nước ngọt cho nhu cầu dân sinh và công nghiệp tương đối dồi dào,chủ yếu là nguồn nước mặt của cỏc sụng lớn

1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Quỹ đất đai

Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng 'bờ xôi ruộng mật' do đượcbồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Hệ thống công trình thủy lợitưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 - 15 tấn/ha và đang thựchiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/hatrở lên Tổng diện tích tự nhiờn 154.594 ha, chiếm 0,5% diện tích đất đai của cảnước.Trong đó: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hàng năm khoảng gần100.000 ha; ao hồ đã đưa vào sử dụng: 6.018 ha Hầu hết đất đai đã được cảitạo hàng năm có thể cấy trồng được 3-4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đôngkhoảng 40.000 ha

Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình rất thích hợp cho các loại cõy:Cõy thực phẩm (khoai tây, dưa chuột, sa lát, hành, tỏi, lạc, đậu tương, ớt xuất

Trang 36

khẩu), cây công nghiệp ngắn ngày (cây đay, cõy dõu, cõy cói), cây ăn quả nhiệtđới (cam, táo, ổi Bo, vải thiều, nhãn, chuối), trồng hoa, cây cảnh…

Bảng 3 - Diện tích, cơ cấu các loại đất sản xuất nông nghiệp

giai đoạn 2006-2010 (Đơn vị tính: ha)

Chỉ tiêu

Chia ra các năm Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên 154.594 154.594 154.594 154.594 154.594Đất sản xuất nông nghiệp 94.381 92.454 90.515 89.147 88.072Đất trồng cây hàng năm 90.050 87.812 85.480 83.936 82.755

Đất trồng cây hàng năm

còn lại

Nguồn: Sở NN&PTNT Thái Bình

Tuy nhiên hiện nay, đất nông nghiệp ở Thái Bình còn manh mún, bình quân

số thửa ruộng/hụ ̣ cũn cao (3,58 thửa/hộ) Với diện tích đất nông nghiệp trên

94.000 ha, Thái Bình là một trong những tỉnh có bình quân đất nông nghiệp/ hộ

vào diện thấp nhất cả nước, chỉ có gần 2000 m2 Điều này ảnh hưởng rất lớnđến việc các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh, vì việcphun thuốc BVTV phải di chuyển nhiều, diễn ra trong nhiều ngày, dẫn đến hiệuquả phòng trừ dịch bị giảm do sâu bệnh có thời gian lây lan

Theo ụng Lờ Văn Lương, thôn Hoà Bỡnh, xó Bình Định, huyện Kiến

Xương: “Nhà cấy 1,7 mẫu ruộng, nhưng lại có tới 9 thửa ruộng khác nhau ở các xứ đồng Trong làng, ngoài làng có, đồng xa đồng gần cũng có, vào chiến dịch phòng trừ sâu bệnh phải mất 2 ngày mới phun hết”

Từ thực tế này, tỉnh cần phải tiến hành dồn điền đổi thửa Và đây cũng làmột nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới để tiến tới quyhoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung

1.2.2 Nguồn nhân lực

Trang 37

Thái Bình có 7 huyện, 1 thành phố với 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9thị trấn và 268 xã Tính đến ngày 31/12/2010, dân số toàn tỉnh Thái Bình là1.944.546 người, số phụ nữ từ 15-49 tuổi là 503.489, số trẻ sinh ra trong 12tháng 25.486 cháu, giảm so với cùng kỳ năm 2009 là 374 cháu, tỷ số giới tínhkhi sinh 113 nam/100 nữ, tỷ lệ sinh đạt 13,1‰, giảm 0,25‰ so với năm 2009,

tỷ lệ sinh con thứ 3 đạt 11,35% giảm 1,4% so với cùng kỳ Trong đó dân sốnông thôn chiếm 94,2%, dân số thành thị chiếm 5,8%; mật độ dân số 1.183người/km2; bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ; tỷ lệ phát triển dân số tựnhiên hiện nay là 1,02%

Nguồn lao động trong độ tuổi: 1 triệu 73 ngàn người Trong đó lao độngtrong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm17%, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 8,7% Lao động qua đào tạo chiếm23,5% (Công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 13,5%; Trung cấp 5,5%; Cao đẳng,đại học và trên đại học 4,5%)

Hàng năm Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp THPT, là laođộng trẻ, có trình độ văn hoá, chưa có điều kiện học tiếp lên đại học Lực lượngnày có thể học tiếp ở các trường trung cấp, công nhân kỹ thuật trong tỉnh hoặcđược đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh sẽ là nguồnnhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có lao động trình độ cao trongsản xuất nông nghiệp hiện đại

1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế Thái Bình luôn đạt những thành tựu hàngđầu trong cả nước Đặc biệt, từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặtnông thôn của tỉnh ngày một thay đổi, đời sống người nông dân ngày càng đượcnâng cao Nền kinh tế tăng trưởng khá, cơ bản thoát khỏi tình trạng chậm pháttriển Nụng, lõm, ngư nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hànghóa Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phát triển mạnh, tạo bước chuyển dịchtích cực cơ cấu nền kinh tế Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chất lượng hoạtđộng trên nhiều lĩnh vực được nâng lên Đời sống vật chất, tinh thần của nhândân được cải thiện

Tuy nhiên, một số mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

đề ra chưa đạt Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sứccạnh tranh thấp; nông nghiệp chưa tạo được cỏc vựng sản xuất hàng hoá lớn,tập trung; công nghiệp phát triển chủ yếu theo chiều rộng, thiếu chiều sâu, phầnlớn cơ sở quy mô nhỏ, chưa có nhiều cơ sở quy mô lớn, kỹ thuật cao, tạo nguồn

Trang 38

thu lớn cho ngân sách; sản xuất của nhiều làng nghề thiếu ổn định; kết cấu hạtầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm.

a Tình hình sản xuất nông nghiệp

Về trồng trọt, nụng dân Thái Bình có truyền thống thâm canh lúa nước;năng suất lỳa đó đạt trên 12 tấn/ha/năm; sản lượng lương thực liên tục đạt trên

1 triệu tấn, có 35 - 40 vạn tấn làm hàng hoá mỗi năm Diện tích các loại câythực phẩm có chất lượng cao được mở rộng như khoai tây, dưa chuột, cà chua,

sa lát, hành, tỏi cây ăn quả nhiệt đới cú nhón, vải, cam, táo, ổi Bo và nhiềuloại cây đặc sản khác Tiềm năng phát triển cây ăn quả lớn, có thể cung cấp đủnguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoa quả đóng hộp và nước giải khát Cõycông nghiệp có đay, cói, dõu ; cõy dược liệu có bạc hà, hoè , nhiều khả năngphát triển mạnh

Tỉnh Thái Bình cũng đã hoàn thành quy hoạch vựng lỳa chất lượng cao,vựng cõy màu và cây vụ đụng Cỏc xó điểm nông thôn mới đang thực hiện dồnđiền đổi thửa để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoátập trung và làm cơ sở để nhân rộng

Về chăn nuôi, ngành đạt tốc độ tăng trưởng khá Cho đến thời điểm này,

toàn tỉnh cú trờn 1.000 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí; hình thành được 7 khuchăn nuôi tập trung với tổng diện tích 91 ha Tổng đàn lợn có gần 800 nghìncon, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt trên 50.000 tấn/năm, đang từngbước “nạc hoỏ” đàn lợn; đàn bũ cú trờn 4 vạn con, đang được “Sind hoỏ” theohướng bò lấy thịt và bò lấy sữa Ðàn gia cầm cú trờn 7 triệu con, đang đượcphát triển đa dạng Sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 60 nghìn tấn/năm Một

số lĩnh vực ưu tiên đầu tư là chế biến thức ăn gia súc, sản xuất giống vật nuôi,phát triển các gia trại, trang trại

Về lâm nghiệp, Thái Bình có diện tích bãi bồi ven biển là 28.594 ha, trong

đó đất bãi triều là 16.000 ha, diện tích rừng phòng hộ ven biển đã trồng 7.000

ha, chủ yếu là rừng trồng hỗ giao, độ che phủ thấp (chiếm 23,5%), trong đórừng nhập mặn (bần, sú, vẹt) là 5.800 ha, rừng dừa, phi lao là 1.200 ha Mỗinăm bãi bồi lấn ra biển 100 mét

Khu vực nội đồng phát triển các cây trồng lâu năm như bạch đàn, hoè,nhón, vải, xoài Trong những năm tới hướng phát triển mạnh vào các cây ănquả có thị trường tiêu thụ tốt và trồng rừng phòng hộ ven biển

Trang 39

Về thuỷ sản: Thái Bình có 52 km bờ biển Vùng biển Thái Bình thuộc ngư

trường đánh bắt Vịnh Bắc Bộ với 156 loài cá, nhiều loài có giá trị kinh tế caonhư cá trích, cá vược, cá dưa, cá thủ Có nguồn lợi thuỷ, hải sản nước ngọt,mặn, lợ phong phú, khả năng khai thác tổng hợp và nuôi trồng đem lại nguồnlợi khá lớn cho nền kinh tế của tỉnh 16000 ha bãi triều (trong đó 7000 ha rừngngập mặn), vựng bói triều đã khoanh đầm nuôi trồng thuỷ hải sản trên 4000 ha.Trong tổng diện tích 13.341 ha nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi thuỷ sảnnước lợ là 3.658 ha Đối tượng nuôi thả chính vẫn là tôm sú với diện tích toàntỉnh 3.148 ha

Thuỷ sản phát triển mạnh cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến Năm

2010, giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 769,8 tỷ đồng (tăng 49,5% so với năm2006) Hàng năm sản lượng thuỷ, hải sản khai thác đã đạt gần 24 nghìn tấn vàsản lượng nuôi trồng đạt trên 30 nghìn tấn với giá trị sản xuất ước đạt hơn 200

tỷ đồng, trong đó có 4000 tấn - 5000 tấn tụm, cỏ, cua xuất khẩu Số hộ nuôitrồng thuỷ sản của tỉnh là 61.905 hộ

Trong những năm tới Thái Bình tập trung phát triển mạnh thuỷ sản, đưathủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khuyến khích các thành phần kinh

tế đầu tư phát triển thủy sản bao gồm: khai thác, nuôi trồng và chế biến TháiBình tiếp tục mục tiêu xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, tránh phá

vỡ cơ cấu mặt bằng đất nông nghiệp

Một số lĩnh vực ưu tiên đầu tư là: nuôi trồng thuỷ, hải sản ở vùng nướcmặn, lợ ven biển Cải tạo ao, hồ, đầm đưa vào nuôi thâm canh và phát triểnnhanh các chương trình nuôi cá ở vùng trũng theo phương thức lúa - cỏ đưanhanh những giống thuỷ sản mới vào sản xuất như: tôm sú, tôm he chân trắng,tôm càng xanh, tôm rảo, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cỏ riờu hồng và cua

để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu

Trong những năm tới, nông nghiệp Thái Bình trên con đường công nghiệphoá, hiện đại hoá sẽ khai thác mạnh các tiềm năng theo hướng chuyển đổi cơcấu sản xuất, giảm 10 - 15% diện tích cấy lúa, làm muối kém hiệu quả sangnuôi trồng cỏc cõy, con khác có giá trị kinh tế cao hơn, chuyển mạnh sản xuấtnông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, gắn phát triển nông nghiệp với côngnghiệp chế biến, sản xuất với thị trường

Năm 2010, sản xuất nông nghiệp của Thái Bình đạt kết qủa khá toàn diện,với tổng giá trị trên 6100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 6,27%, vượt xa con số4,5% như trong kế hoạch đề ra Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch

Trang 40

theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nôngnghiệp và lâm nghiệp Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi,đảm bảo vừa đạt mục tiêu về sản lượng, vừa có chất lượng cao làm hàng hoá.Mặc dù diện tích trồng lúa hàng năm giảm nhưng sản lượng lương thực luônđạt ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và gópphần vào ổn định an ninh lương thực quốc gia Diện tích cây màu và cây vụđông được mở rộng (đạt bình quân 56.470 ha/năm).

b Tình hình sản xuất công nghiệp

Phát huy vai trò là ngành kinh tế động lực trong quá trình đẩy mạnh CNH –HĐH của Thái Bình hiện nay, thời gian qua ngành công nghiệp đã vượt quanhiều khó khăn, thách thức, duy trì đà tăng trưởng ở mức cao và ổn định

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (giai đoạn 2006- 2010) đạt khoảng34.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,2%/ năm Trong đó năm 2010,giá trị sản xuất CN- TTCN toàn tỉnh ước đạt trên 10.000 tỷ đồng, tăng 26,94%

so với năm 2009 Sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp là nhân tốquan trọng góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động

Nếu chỉ nhìn vào những con số thuần tuý nói trên chúng ta không thể thấyhết sự nỗ lực vượt bậc của ngành công nghiệp, mà phải đặt trong bối cảnh mấynăm qua tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạptheo hướng trái chiều gây không ít khó khăn, bất thuận cho các ngành, trong đóngành công nghiệp cũng không phải là ngoại lệ

Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất công nghiệp còn phải chịu tác động mạnh củacuộc suy thoái kinh tế, lạm phát leo thang, thiếu điện và nguồn khí mỏ, sự phảnứng của người dân tại một số công trường xây dựng và khu công nghiệp Mặc

dù vậy, năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn không ngừng được mởrộng Các khu vực kinh tế đều tăng trưởng, đặc biệt là khu vực ngoài quốcdoanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trung bình 5 năm(2006- 2010) lần lượt là 23,8% và 94%/ năm

Bước đầu Thái Bình đã hình thành được một số ngành và sản phẩm côngnghiệp chủ lực, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Điển hình như ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và đồ uống, giátrị sản xuất năm 2010 ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,68% tổng

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. UBND Tỉnh Thái Bình - Đề án 1645: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở Thỏi Bỡnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tácquản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở Thỏi Bỡnh
1. PGS.TS Vũ Đình Thắng - Giáo trình Kinh tế nông nghiệp - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - Năm 2006 Khác
2. PGS.TS Phạm Văn Khôi - Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - Năm 2007 Khác
3. PGS.TS. Nguyễn Trần Oỏnh - Giáo trình sử dụng thuốc BVTV – NXB Nông nghiệp – Năm 2007 Khác
4. Lê Trường, Nguyễn Trần Oỏnh, Đào Trọng Ánh - Từ điển sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt nam - NXB Nông nghiệp – Năm 2005 Khác
5. Chi cục BVTV Thái Bình - Tổng hợp tình hình BVTV các năm Khác
7. Đảng bộ Tỉnh Thái Bình - Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII.8. Một số trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w