Tên chuyên đề: CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Nước ta thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường đất cũng gia tăng nhanh chóng. Nguồn tài nguyên đất ngày càng trở nên quý hiếm do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đất đai bị suy thoái hoặc hủy hoại ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân tự nhiên hoặc dưới tác động của con người. Những nguyên nhân chính là tình trạng sử dụng không hợp lý, khai thác quá mức, thiếu các biện pháp bảo vệ, bồi bổ, gây ô nhiễm; tình trạng thiên tai ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt dưới tác động của quá trình sa mạc hóa, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Suy giảm tài nguyên đất càng làm tăng áp lực lên tình trạng đói nghèo, đe dọa an ninh lương thực, gây bất ổn xã hội trên phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là mục tiêu cực kỳ quan trọng của các quốc gia. Nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra đối với ngành quản lý đất đai là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Có như vậy, ngành quản lý đất đai mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài. Mặc dù hiện nay các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm đất là vấn đề rất đáng lo ngại.Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, chính sách quản lý tài nguyên môi trường thường sử dụng hai công cụ chủ yếu là mệnh lệnh và kiểm soát (hay pháp lý) và kinh tế. Các công cụ khác như công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ giáo dục truyền thông cũng được sử dụng nhằm bổ sung hỗ trợ và góp phần hoàn chỉnh hai công cụ pháp lý và kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra đối với ngành quản lý đất đai là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ, đặc biệt là công cụ kinh tế. Có như vậy, ngành quản lý đất đai mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài. Chính vì vậy, nhóm đã chọn đề tài: “Phân tích một số công cụ, chính sách trong quản lý đất đai ở Việt Nam” để nghiên cứu. PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI I CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1. Phương pháp hành chính: Là phương pháp tác động mang tính trực tiếp. Phương pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng. Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của Nhà nước là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước đến các chủ thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước và các chủ thể là người sử dụng đất (các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân) bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Nó đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Trong quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội. Nó khâu nối được các hoạt động giữa các bộ phận có liên quan, giữ được bí mật hoạt động và giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng kịp thời. Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định. Đồng thời phải làm rõ, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và từng cá nhân. Mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thế nào khi sử dụng quyền hạn đó. Để quyết định có căn cứ khoa học người ra quyết định phải nắm vững tình hình, thu thập đấy đủ các không tin cần thiết có liên quan, cân nhắc tính toán đầy đủ các lợi ích, các khía cạnh khác chịu ảnh hưởng đảm bảo quyết định hành chính có căn cứ khoa học vững chắc. 2. Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp lên đối tượng bị quản lý không trực tiếp như phương pháp hành chính. Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước về quản lý đất đai là cách thức tác động của Nhà nước một cách giản tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế để đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất. Tro
Trang 1Nhóm 2:
CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Trang 2LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
3
4
Do nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đất đai bị suy thoái hoặc
hủy hoại ngày càng nghiêm trọng => Nguồn tài nguyên đất ngày
càng trở nên quý hiếm
Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là mục tiêu cực kỳ quan trọng của các quốc gia
Nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra đối với ngành quản lý đất đai nước ta
là cần phải phối hợp sử dụng có hiệu quả các công cụ, chính sách thì mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trước mặt và lâu dài
1
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cũng quý giá Đất vừa là tư liệu sản
xuất, vừa là đối tượng sản xuất của con người
Trang 3NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Chương 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Chương 4: PHÂN TÍCH SWOT CHO VIỆC SỬ DỤNG
CÁC CÔNG CỤ TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
I-CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
II-CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Trang 5tự lựa chọn phương
án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất
3.Phương pháp tuyên
truyền, giáo dục: Tác
động vào nhận thức
và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ
Trang 7chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Các công cụ tài chính trong quản lý đất đai
3 Ngân hàng
Là công cụ quan trọng của quan hệ tài chính Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ nói chung nó còn được hình thành để cung cấp vốn cho các công lệnh về khai hoang, cải tạo đất
- Bao gồm: Thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (có thể có), các loại lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Trang 8Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai
Tài chính là công cụ để các đối tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.
Tài chính là công cụ mà Nhà nước thông qua nó để tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa
vụ và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng đất đai Các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
Tài chính là công cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách.
1
2
3
4
Trang 9Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Sự lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV và sử dụng những loại thuốc cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất đai sút giảm nhanh chóng Nhiều vùng đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và
thành đất hoang hóa.
Vấn đề du canh du cư, lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất không đúng mục đích đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vì các sản phẩm từ rừng và độ màu mỡ của
đất giảm sút một cách nghiêm trọng
1
2
3
4 đáng kể đến MT và TNTN, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng
đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, các khu công nghiệp,
cơ sở hạ tầng…
Mật độ dân số cao như hiện nay đã gây ra áp lực lớn về đất đai
và là nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên đất đai.
Trang 10Chương 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1 Ban hành các văn bản pháp luật liên quan
đến sử dụng và quản lý hạn chế ô nhiễm tài nguyên đất đai.
2 Đưa ra nghị quyết về giao đất cho người dân
Trang 111 Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng
và quản lý hạn chế ô nhiễm tài nguyên đất đai
- Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng”
- Liên tục trong các năm tiếp theo, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Bảo vệ môi trường 2005 lần lượt được ra đời Các luật đều nêu ra những quy định liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ môi trường đất, đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường còn quy
định nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với đất phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau; quy định gián tiếp về các nguồn thải vào đất như nước thải, khí thải, chất thải rắn; đưa ra các chế định khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, các căn cứ pháp lý cho việc
thực hiện dự án liên quan…
- Đến 2008, Thủ tướng tiếp tục ban hành quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại
Quyết định 71/2008/QĐ-TTg nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản
Trang 121 Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng
và quản lý hạn chế ô nhiễm tài nguyên đất đai (tt)
- Trong hai năm 2009 và 2010, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và kế hoạch
xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo
vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước cũng được
Thủ tướng phê duyệt tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP và Quyết định 1946/QĐ-TTg.
- Ngoài những quy định trực tiếp nêu trên, chính sách bảo
vệ đất ở Việt Nam còn được lồng ghép trong nhiều
chính sách liên quan khác như Công ước Ramsar được Việt Nam gia nhập từ năm 1989; Công ước chống sa
mạc hóa (UNCCD) Việt Nam gia nhập từ 1998; Nghị định của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững đất
ngập nước 2003…
Trang 132 Đưa ra nghị quyết về giao đất cho người dân quản lý.
- Nhờ nghị quyết này đã hạn chế diện tích đất du canh và buộc người
dân phải chuyển sang hướng sử dụng đất có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững
- Tuy nhiên nhà nước khuyến khích nông dân phát triển canh tác
nông lâm kết hợp, tăng cường định canh định cư nhưng các phương thức canh tác tiên tiến vẫn chưa chuyển giao tới người dân địa phương, dân số ngày càng tăng, độ màu của đất sẽ bị giảm cùng với diện tích.
=> Như vậy khó có thể đảm bảo cùng một lúc bảo tồn tài nguyên và
giảm nghèo đói mặc dù nhiều chính sách quản lý của nhà nước thật sự được tiến hành nhưng hiệu quả còn chưa cao.
Trang 143 Các hình thức đổi mới phương thức sử dụng đất
Các chương trình dự án trồng và bảo vệ rừng
Mặc dù không đủ mạnh để tạo ra những thay đổi căn bản
về kế sinh nhai cho người dân
Nhưng ít nhất cũng tạo ra được hành lang pháp luật cho chính quyền địa phương và người dân có được quyền lâu dài đối với việc sử dụng đất đai cũng như công tác bảo vệ
=> Nếu không có sự giúp đỡ của chính phủ thì khó có thể
sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý
Trang 154 Chính sách thuế sử dụng đất: Thuế này
có liên quan đến việc quản lý tài nguyên đất, là một loại thuế hỗn hợp, vừa có tính chất thuế tài sản, vừa có tính chất thuế thu nhập lại vừa có tính chất của VAT
5 Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Chính sách thuế này tập trung vào cải thiện tình hình quản lý đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất để tăng sản lượng nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực Hơn nữa, nó cũng hạn chế quá trình
đô thị hóa ồ ạt, khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Trang 16Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng
đến nông nghiệp và môi
trường
Là thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu dùng trong quá trình sản xuất nông nghiệp như xăng dầu, phân bón và máy móc
Hạn chế việc lạm dụng quá mức các hóa chất gây ô nhiễm TN đất cũng như ảnh hưởng tới các nguồn TN
Nhằm duy trì được các thành phần dinh dưỡng trong đất, bảo vệ các loài sinh vật cũng như sức khỏe con người
6 Thuế nhập khẩu
Trang 17Chương 4: PHÂN TÍCH SWOT CHO VIỆC SỬ DỤNG
CÁC CÔNG CỤ TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1 Thuận lợi (Strengths)
2 Khó khăn (Weaknesses)
3 Cơ hội (Opportunities)
4 Thách thức (Threats)
Trang 18Hệ thống PL đất đai đã được xây dựng, được chỉnh sửa,
bổ sung nhiều lần, từng bước hoàn thiện, nội dung tương đối đầy đủ và cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
Nhà nước và toàn xã hội đều quan tâm tới chính sách,
pháp luật đất đai, tới công tác quản lý đất đai
1
Ngành Quản lý đất đai Việt Nam có quá trình hình thành
và phát triển lâu dài, hệ thống cơ quan quản lý đất đai đã phát triển ở cả bốn cấp hành chính
Trang 19Đội ngũ cán bộ không đồng đều, đặc biệt còn hạn chế
trong việc ứng dụng công nghệ mới
công cụ trong quản lý không đạt hiệu quả.
Trang 203 Cơ hội
- Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế đã mang lại nhiều bài học và kinh nghiệm quản lý và áp dụng các công cụ quản lý từ các quốc gia có hệ thống quản lý đất đai tiên tiến để áp dụng trong điều kiện Việt Nam.
- Nhu cầu về phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là động lực
để Nhà nước và toàn xã hội tạo điều kiện, cung cấp các nguồn lực cho ngành Quản lý đất đai phát triển.
Trang 21Sự thoái hóa, suy giảm nguồn tài nguyên đất do các nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người đang trở nên ngày càng nghiêm
trọng
Trang 22Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI Ở VIỆT NAM
1 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai phù hợp với nền kinh tế thị trường
2 Hoàn thiện hệ thống quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
3 Hoàn thiện hệ thống cơ chế tài chính về đất đai thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai
4 Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cho ngành Quản lý đất đai
5 Công khai, minh bạch các loại thông tin liên quan tới quản lý, hoạt động của các dự án đầu tư, trách nhiệm thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đất của các nhà đầu tư.
Trang 23Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI Ở VIỆT NAM (tt)
6 Động viên sự tham gia của cộng đồng, người dân vào giám sát mọi quá trình có liên quan tới đầu tư phát triển và ô nhiễm môi trường đất.
7 Buộc thực hiện trách nhiệm bồi thường kinh tế đối với người gây ra thiệt hại về môi trường và thực hiện trách nhiệm khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường đất.
8 Kết hợp hiệu quả các công cụ về kinh tế, pháp luật, tuyên truyền giáo dục nhằm bổ sung cho nhau trong công tác bảo vệ và chống suy thoái nguồn tài nguyên đất đai.
Trang 24
KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ
Hiện nay tài nguyên
đất đai vẫn chưa
được quản lý,khai
thác hợp lý; sử dụng
còn lãng phí và
kém hiệu quả;ở nhiều
nơi đất đai bị suy
thoái, ô nhiễm
Tuy không ít chính sách, quy định liên quan đến bảo vệ môi trường đất đã được ban hành
song công tác này chưa đạt hiệu quả.
Còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và phân
bổ tài chính, đặc biệt là vấn đề huy động kinh phí trong
việc xử lý ô nhiễm tồn lưu trong đất
Các bộ, ngành xem xét hỗ trợ, đầu tư thêm ngân sách cho việc quản lý đất đai, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động của con người nhằm mang lại hiệu quả thiết thực hơn.